Free Web Hosting by Netfirms
Web Hosting by Netfirms | Free Domain Names by Netfirms

Trường Xưa Trong Trí Nhớ

Hoàng Anh

Phần 5

Học Sinh
(tiếp theo)

15.Nguyễn Hữu Lộc

Sinh năm 1959, nhà nằm bên con rạch gần chiếc cầu dẫn vào chợ Búng. Còn có biệt danh là Lộc Lé. Con nhà khá giả, ăn mặc tươm tất, thuộc nhóm công tử trong lớp A9. Học lực trung bình và không có năng khiếu đặc biệt nên thời đi học không “nổi” lắm, ít người biết. Cho đến hết năm lớp 8, Lộc theo dự một lớp hè tại trường Bồ Đề, tại đây anh “chịu đèn” một cô bạn gái học chung tên Bích Liễu. Lộc có lối tỏ tình thẳng thắn và công khai làm cô bạn hơi bị hỏang, nhưng bạn bè lấy làm lạ và truyền tụng câu chuyện trên như một giai thọai về anh.

Thế nhưng giai thọai độc đáo về Lộc là những gì diễn ra sau 75. hết phổ thông, anh thi vào Cao Đẳng Sư Phạm thành phố, khoa Anh văn. Ra trường, về Sông Bé dạy một thời gian rồi đột nhiên bỏ học. Từ đây chàng công tử năm xưa chứng tỏ một nỗ lực giáp mặt cụôc đời làm mọi người kinh ngạc và nể phục. Anh làm nhiều công việc để kiếm sống, trong đó có nghề thồ than. Thồ than là chạy xe đạp lên miền xa để mua than, chất hai ba bao than cao ngất ngưởng trên xe, lại có bà vợ ngồi trên những bao than ấy, giống như những vị nữ tướng của Việt Nam thời xưa cởi voi xung trận. Than rất nặng, thế nên khi lên những con dốc cao, nếu không có người đẩy phụ thì không cách gì vượt dốc nỗi. Từ đó anh phải đạp về đến tận những điểm thu mua ở Sài Gòn, Chợ Lớn, mà phải luồn lách để tránh thuế vụ hay nhân viên lâm sản chặn bắt vì thời đó vịêc này bị cấm.Thỉnh thỏang bị bắt, hôm đó coi như lỗ vốn và dĩ nhiên, rất đau khổ. Bạn bè khi ấy thường thấy Lộc gò lưng trên đường tron gtình cảnh rất xót xa ấy, mặt mũi anh lúc nào cũng lem luốt vì bụi than, Lộc đội chiếc nón rộng vành, vừa che nắng, vừa như có vẻ không muốn ai nhìn thấy mình. Có lần anh chạy đến Vũng Tàu, giao hàng xong anh đưa vợ xuống tắm biển, coi như lâu lâu mới có dịp cho vợ đi nghỉ mát, biết thế nào là một “vacation” như thiên hạ.

Thời gian sau, khi nghề chở than không còn kiếm ăn đựơc nữa, anh chuyển qua trồng hoa lan. Bạn bè gặp lại rất ngạc nhiên khi tiếp xúc với một anh Lộc khác hẳn ngày xưa. Anh nói năng điềm đạm , chững chạc, thể hiện một vốn sống khá phong phú, từng trãi và lịch lãm như thể anh vẫn là một thầy giáo, cưa từng hết thời lỡ vận phải lên rừng đốt than.

Nay anh có ngôi nhà khá khang trang,cụôc sống khá giả hơn xưa nhiều. Vừa cảm phục anh, vưà mừng một kết thúc có hậu cho anh
 
16.Nguyễn Hữu Hùng



Học lớp P5. Sinh năm 1959 ở Phú Cường, Bình Dương, ba là Dân Biểu Nguyễn Văn Hào. Thời đó trong tỉnh chỉ có hai Dân Biểu, người kia là nguyên Trung Tá Nguyễn Văn Phúc. Như vậy Hùng xuất thân thuộc hàng danh giá, có quyền thế. Tuy nhiên Hùng chưa bao giờ có biểu hiện ỷ lại hay khoe khoang gốc tích của mình, ngược lại anh chơi thân với nhiều người, trong đó có nhiều bạn nghèo nhất lớp, nghèo mà học giỏi thì Hùng càng thân.
 
Hùng khá đẹp trai, nói năng lưu lóat nhưng học trung bình, hết lớp một thì chuyển khỏi trường Nam vì quá sợ hải những trận đòn dữ dội của thầy Phương, thầy dạy anh ở lớp năm (tức lớp một ngày nay). Sau một năm thì quay lại, rồi đậu vào THĐ, theo lớp P, tức chọn Pháp văn. Chị và em của Hùng cũng là học sinh cùng trường.

Sau 75, đời sống Hùng vô cùng khó khăn, ngòai gìơ học anh phải làm nhiều chuyện để kiếm sống, có khi phải làm ruộng, bắt cóc nấu cháo ăn để chống đói. Vậy nhưng ở trường Hùng luôn có nét mặt vui tươi, lạc quan nên ít ai biết hết hòan cảnh của anh. Hùng tích cực tham gia mọi phong trào trong trường,anh hát hay, lại biết ảo thuật đôi chút, đủ để trình diễn trong những kỳ văn nghệ, ở tuổi học sinh, như vậy là tài lắm rồi.
Cố gắng theo hết cấp III, Hùng từ bỏ chuyện học hành để sớm bước vào đời. Anh làm công ty nhà máy đường Bà Lụa một htời gian dài cho đến khi công ty này giải thể. Hiện nay là nhân viên công ty Thành Lễ. Hùng có vợ, được hai con đều học đại học. Ngày nay vừa đủ sống và hạnh phúc. Vẫn ở tại ngôi nhà mà cha mẹ đã tạo dựng nửa thế kỷ trứơc, gần Miểu Tử Trận. Hùng có chân trong Ban Chấp Hành Cựu Học Sinh THĐ. Anh luôn sống tốt và hay giúp đở bạn bè, là chiếc cầu nối để anh em cũ gặp gở nhau, thế nên có người đặt cho anh cái tên là : “Nhịp cầu nối những bờ vui” .

Phone: 0903781772

17.Nguyễn Phú Yên

Sinh năm 1960 tại Phú Yên, quê quán ở Bình Dương nhưng khi sinh ra anh ba của anh đang công tác nơi đó nên đặt tên anh để làm kỷ niệm. Năm sau ông chuyển về Phú Cường, có thêm đứa con trai thứ hai, ông lấy tên Phú Cường để đặt cho người này. Phú Yên và Phú Cường đều là học sinh THĐ, đều đánh bóng bàn khá hay nên đựơc nhiều người biết đến. Cùng với Sa Công Danh, khi mới học lớp 9 anh đã nằm trong đội bóng bàn của trường đi thi đấu nhiều nơi.

Yên học lớp P5, sau trung học thi vào cao đẳng Sư Phạm Sông Bé. Ra trường, dạy học tại Bình Chuẩn một thời gian rồi chuyển qua họat động công tác Đòan. Mấy năm sau, anh làm Phó chủ tịch thị xả, rồi Giám Đốc sở TDTT Bình Dương.

Yên sinh trưởng trong một dòng họ có truyền thống làm nghề sư phạm, bản thân anh cũng từng là thầy giáo, thế nên đời sống thiên về đạo đức, trung hậu, hòa đồng với mọi người, quý tình bạn cũ, do vậy anh có đựơc nhiều bạn và họ vẫn chơi với nhau thân mật từ bé đến giờ.
Nhà anh ở đường Ngô Quyền, vợ anh, cô Mai là một cô giáo, họ có đựơc đứa con trai, cụôc sống khá êm ấm. Có người nói anh là vị Giám Đốc Sở nghèo nhất ở tỉnh Bình Dương, một cách nói để ca ngợi sự liêm khiết của anh.

Phone: 0903912936

18.Trần Bồi Huê

Sinh năm 1960 tại Phú Cường, nhà ở đường Nguyễn Thái Học, chợ Bình Dương. Học lớp P6. Đổ đầu trong kỳ thi tuyển vào lớp 6 THĐ. Học lực khá giỏi, nhưng nhiều người biết vì anh có tật bẩm sinh ở chân, đi đứng hơi xiêu vẹo, vậy nhưng lại ham thích thể thao và chơi đựơc nhiều môn: bóng rổ, bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, kỳ thi đấu nào ở trường anh đều cũng có mặt. Tính hiền lành, năng động nên thường giữ vai trò lớp trưởng.

Sau 75 anh ra nước ngòai, ở vài nơi trước khi định cư tại Mỹ. Làm vịêc khá cực nhọc để có cuộc sống trung bình. Về thăm lại quê hương vào tháng 9 năm 2008.

19. Ngô Kim Khôi



Khôi sinh năm 1960 tại Pháp. Gia đình anh qua Pháp từ năm 1954. Mẹ anh, sau khi có đựơc bốn đứa con (Kỳ, Tú, Hà, Khôi) đã đưa con trở về Việt Nam.Trước tiên bà dạy tại trường Bùi THị Xuân, Đà Lạt. Sau đổi về trường trung học bán công Bến Cát, là giáo sư có tiếng tăm nơi đây. Khoảng năm 1967, bà đưa các con về Phú Cường, quận Châu Thành, làm việc cho một phái bộ dân sự của Mỹ tại tỉnh này. Bà là một phụ nữ khá lịch lãm và uyên bác, đựơc nhiều người nễ phục. Ngoài ra bà còn thể hiện đức tính cương nghị, son sắt ít người theo kịp.

Khôi học lớp A9 trường THĐ, khoá 17. Anh có dáng người thanh mảnh, dịu dàng, da trắng, mắt cận thị từ nhỏ. Anh cư ngụ ở cư xá sĩ quan gần bờ sông, chung với các bạn học chung lớp như Kiều Tấn Tuyến, Võ Đắc Lộc…các bạn này ăn mặc lúc nào cũng phẳng phiu, tươm tất và sống rất hoà đồng với bạn bè. Khôi sớm có sáng tác đăng trên các tạp chí Thiếu Nhi, tờ tạp chí dành cho tuổi thơ rất hay thời đó nên bạn bè bết đựơc tất khâm phục anh.
 
Học hết năm lớp 8, Khôi chuyển về trường Nguyễn Trường Toản, Sài Gòn. Sau 75, nhà chỉ còn bốn chị em, cụôc sống lúc này khó khăn và buồn bã. Những ngày nhung lụa đã qua, chàng công tử đẹp như Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng có dịp trui rèn bản lĩnh và phát huy khả năng tự học của anh.Chàng học đàn, học vẻ, và học… võ nữa. Anh đang định cư tại Pháp và là nhà thiết kế thời trang cho nhiều hãng thời trang như Christian Dior, Hermes, Givenchy, Scherrer…Ngoài ra anh còn là võ sư Thái Cực Quyền có nhiều môn sinh, kể cả người ngoại quốc. Anh có nhiều bài khảo cứu công phu về mỹ thuật trên trang web THĐ.
 

Họa sĩ tiền phong Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ qua nét vẻ của Nghô Kim Khôi .

20. Nguyễn Quốc Phú

Học sinh khoá II THĐ. Anh sinh năm 1940 tại xã Tân Hoá Khánh, quận Châu Thành, tỉnh Thủ Dầu Một. Cha anh là Nguyễn Văn Trí, từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Mẹ là Bùi Thị Giỏi, tận tuỵ suốt đời lo cho chồng con.
Anh là con út trong gia đình có bốn người con. Anh thi đậu vào THĐ năm 1956. năm 1960 anh đậu bào trường Quốc Gia Sư Phạm hệ cấp tốc. Vừa học sư phạm, anh vừa tự học để hoàn chỉnh bằng Tú tài. Xong anh lại ghi danh học Đại học Luật khoa và Đại học Văn Khoa trong lúc đi dạy ở Bình Dương.

Tháng 7 năm 1961, anh dạy tại trường Tiểu học Tân Định, huyện Bến Cát. Năm 1964, là Hiệu Trưởng của trường này. Chính trong thời gian này anh bắt đầu hoạt động cho mặt trận Giải Phóng Miền Nam. Cuối năm 1965, anh là Phó chủ tịch hội Nhà Giáo Yêu Nước và năm sau thì đựoc kết nạp vào đảng Cộng Sản. Tháng 06 năm 1967, anh bị bắt và hy sinh sau đó, lúc mới 27 tuổi. Hiện nay một ngôi trường ở Tân Uyên lấy tên anh đặt cho trường.