Trường Xưa Trong Trí Nhớ

Hoàng Anh

Phần 5:

Học sinh

Danh tiếng của một ngôi trường có đựơc hay không, là nhờ vào thành tích học tập và tác phong của học sinh trường đó tạo nên. Trường THĐ nổi danh, được đánh giá cao chính là nhờ điểm này. Đến nay, số người thành đạt từ ngôi trường trong nhiều lãnh vực là rất nhiều, chưa thể thống kê hết. Về phương diện học vấn, như Tiến sĩ Cao Văn Hở,Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cẩn, Tiến sĩ Trần Ngọc Hội…Giảng dạy đại học có Từ Minh Tâm, Từ Minh Thạnh…về doanh nghiệp như Trịnh Phi Anh, Sa Công Danh…Về quân sự như Nguỵ Văn Thà, Nguyễn Văn Tiền(đại tá), Trần Xuân Trung(thượng tá), Lê Anh Tuấn(đại tá)…về chính quyền thì rất nhiều, nếu chỉ tính trong chánh quyền tỉnh hiện nay thì số lãnh đạo cao cấp xuất thân từ THĐ có khoảng vài chục vị như Đỗ Văn Trung, Lê Thành Nhơn, Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Văn Rua…
Thế nhưng điều quý nhất khi viết về học sinh THĐ, vẫn là tình nghĩa đối với Thầy Cô, bạn bè. Sau năm mươi năm, giờ lưu lạc mỗi người một phương, kẻ còn, người mất, có người thành đạt, có người chịu nhiều đắng cay của cụôc đời. Tuy vậy điều đáng nhớ nhất vẫn là kỷ niệm buồn vui những năm học chung, thời mà tất cả còn ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng, vụng dại. Mỗi người một cảnh ngộ, nhưng trên hết, bạn bè vẫn là bạn bè và ước mong sao tình bạn ấy sẽ đựơc duy triụ mãi mãi.
Phần này nhắc lại vài khuôn mặt, do may mắn sưu tập đựơc. Thời gian không đủ để hoàn chỉnh, do vậy những thiếu sót, sai lầm rất cần sự chỉ dẫn và cộng tác, tham gia của tất cả các bạn học sinh trường THĐ.



1. Nguỵ Văn Thà



Sinh ngày 16 tháng 01 năm 1943 tại Sài Gòn, nguyên quán Trảng Bàng, Tây Ninh. Quê nội ở Hốc Môn, quê mẹ ở Lái Thiêu nên anh về ở đây và theo học trong bốn năm tại trường THĐ. Bạn cùng lớp với anh lúc đó là Cao Văn Hở kể về anh như sau:

“Anh giản dị hiền hịa. Nhắc tới anh, tơi nhớ những buổi sáng khi chuyến xe "đị" ngừng lại, anh xuống xe, tay xách chiếc cặp da màu beige vào lớp. Cĩ lúc thì anh chuyện trị vui vẻ, lúc thì anh trầm lặng. Cĩ gì đặc biệt về anh đâu. Anh như trăm ngàn học sinh của lứa tuổi trung học. Tĩc chải thẳng, miệng cười thật hiền lành. Trường Trịnh Hồi Đức nằm giữa cánh đồng xanh, màu xanh non của những ngọn mạ. Dĩ vãng đĩ đơn sơ như những tâm hồn mới lớn.

Đó đây vài kỷ niệm của "những ngày xưa thân ái":

Buổi hơm đĩ một con quạ đen đậu bên bờ tường, rồi nĩ mon men bay đậu sang thành cửa sổ lớp học. Tiếng anh Thà vang lên: "Bay đi, con quạ đen xấu xí". Con quạ hoảng hốt bay trong tiếng cười rộn rã… (Bài Hồng Sa - Trường Sa: chớp bể mưa nguồn).”

Khi lên đệ tam, anh chuyển về học trường Chu Văn An Sài Gòn. Hết Tú tài, anh chọn con đường binh nghiệp. Anh là sĩ quan hải quân trong quân đội miền Nam, cấp bực thiếu tá, là Hạm trưởng Hộ-Tống-Hạm-Nhật-Tảo, hy sinh trong trận hải chiến Hoàng-Sa ngày 19-01-1974, được truy-thăng HQ Trung Tá. Ngày đó, sau khi phát hiện tàu của Trung Quốc xâm phạm khu vực quần đảo Hoàng Sa, ông nhận lệnh cho chiếc hạm của mình tiến về nơi ấy. Tàu phía Việt Nam ra hiệu cho tàu của Trung quốc rời khỏi khu vực này nhưng không được đáp ứng. Phó Đề Đốc hải quân lúc đó là Hồ Văn Kỳ Thoại, con trai của nhà văn Hồ Biểu Chánh ra lệng khai hoả. Trận đánh diễn ra khá khốc liệt, hai bên đều chịu nhiều tổn thất, riêng chiếc hạm Nhật Tảo bị trúng đạn sắp chìm. Anh Thà ra lệnh cho thuộc cấp rời khỏi tàu, chỉ riêng anh ở lại, chết cùng chiến thuyền theo đúng truyền thống của ngành hải quân.

Ngày nay anh Nguỵ Văn Thà đuợc nhiều người xem như vị anh hùng đã tiếp nối một cách xứng đáng truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất của tiền nhân. Kể từ chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu của vua Quang Trung, đến lúc này Trung Quốc mới lại chịu đựng những tổn thất nặng nề về nhân lực khi có nhiều vị sĩ quan thiệt mạng trong trận hải chiến này.

Anh có vợ và ba con gái, đều có gia đình và anh có được 4 cháu ngoại, hiện đều sinh sống tại Sài Gòn.

2. Cao Văn Hở

Thời còn là học sinh, anh học hành rất giỏi, luôn liên tục chiếm các phần thưởng hạng nhất của lớp và trường, trong đó có giải danh dự toàn trường, bao gồm phần thưởng đặc biệt của tổng thống trao tặng cho những học sinh xuất sắc.

Sau khi tốt nghiệp THĐ, anh tiếp tục theo đuổi việc học và lấy bằng tiến sĩ kinh tế, Georgetown University, Washington DC, Hoa Kỳ. Anh là giáo sư giảng dạy tại  Học viện Quốc Gia Hành Chánh, chung với một giáo sư gốc người Bình Dương nữa rất nổi tiếng là ông Nguyễn Ngọc Huy. Anh Hở từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài Chánh miền Nam, thành viên Uỷ Ban Quốc Gia Dầu Hoả. Hiện định cư tại Hoa Kỳ (?). Anh có tật hơi nói lắp, nhưng một khi đã giảng bài thì thao thao bất tuyệt và cuốn hút sinh viên vì kiến văn uyên bác của anh.

Nhắc tới trường THĐ, anh viết:  “ Trường Trịnh Hồi Đức nằm giữa cánh đồng xanh, màu xanh non của những ngọn mạ. Dĩ vãng đĩ đơn sơ như những tâm hồn mới lớn.”


Cao Văn Hở, ngồi giữa, họp mặt cựu học sinh THĐ năm 1974

3. Tôn Thành Cang



Đam mê môn xe đạp từ nhỏ và có biệt tài về môn thể thao này. Anh thường lấy xe đạp vòng vòng trên hành lang trừong cộng đồng Búng. Nên nhớ hành lang này khá cao, gần cả thước, có lần bị thầy giáo rượt, anh cứ thế mà chạy, thầy đuổi mãi không bắt được, đến tam cấp, anh cho xe lao xuống như làm xiếc. Thành tích của anh là vô địch môn xe đạp lứa tuổi học sinh Châu Á tại Bangkok. Lớn lên anh vẫn đeo đuổi môn thể thao này như nghề nghiệp chính, từng là huấn luyện viên cho trường Đạt Đức, Chi Lăng (Gò Vấp), phó phòng thể dục thể thao Gò Vấp. Anh có ngôi nhà nhỏ nằm trong khu vực sân vận động này. Đã mãn phần.
 
4. Trịnh Phi Anh
 
Sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo Thanh Tuyền, huyện Bến Cát. Mẹ làm thư ký cho đồn điền Michilen của Pháp ở Dầu Tiếng.

Thời đi học đã là học sinh xuất sắc, thường lãnh thưởng danh dự của lớp. Sau khi tốt nghiệp Đại học Phú Thọ, ngành điện, đi vô trường sĩ quan võ bị  Thủ Đức. Trong quân trường, một hôm tình cờ gặp một khoá sinh đàn em, theo đúng quy định của trường, người đó đứng nghiêm chào khoá đàn anh. Thế nhưng Trịnh Phi Anh sững sờ khi nhận ra đó chính là thầy Nguyễn Vũ Hải, giáo viên dạy toán nổi tiếng nghiêm khắc tại THĐ cũ. Anh không kịp phản ứng nên thầy hải cứ đứn yên trong tư thế chào vì khôn gthấy đàn anh chào lại nên nghĩ mình có điều chi sai. Anh hỏi: “Thầy không nhớ em sao?”. Đến lúc đó thầy mới nhận ra trò.

Sau hai năm trong quân đội, anh được biệt phái về làm việc tại nhà máy Thủy Điện Đa Nhim. Đến mùa hè 1975, anh tiếp tục ở lại Việt Nam làm việc. Sau lên đến chức Giám đốc công ty Thủy Điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi. Năm 1985, anh được điều về Ban chuẩn bị sản xuất Nhà máy Thủy Điện Trị An. Khi thành lập nhà máy, anh là Phó Gíam Đốc. Đến năm 1996, là  Giám đốc của nhà máy này. Hiện đã nghỉ hưu. Trong ảnh, người thứ hai từ phải qua.

 

5. Huỳnh Văn Chuông

Quê quán Tân Định Bến Cát, nhà nghèo, thưở nhỏ ở vùng quê đời sống rất khó khăn, ít người đi học, anh vẫn đeo bám vịêc học đến khi thành tài, đủ biết rằng đó là một nổ lực lớn. Thời học sinh có quen cô bạn cùng lớp, tên Muối, bạn bè làm thơ chọc ghẹo:

“Nhớ lời nguyện Muối thề Chuông
Muối còn đi mãi Chuông còn đứng trông”

Tốt nghiệp sư phạm khoa sử, về dạy trung học Bình Phú, Bến Cát. Vào dịp cuối năm đó, biết Thầy giữ tiền quỷ của trường, một người kia đột nhập phòng Thầy đang ở định cướp. Nào ngờ Thầy cương quyết chống cự, người đó nổ súng, đạn trúng cánh tay trái,  nhưng tiền thì tên kia vẫn không lấy đựơc. Sau đó phải cưa cánh tay bị thương đi, từ đó Thầy thành một : “Độc thủ đại hiệp” của ngành giáo chức. Làm hiệu trưởng tại trường này trong nhiều năm đến khi về hưu, có nhiều  uy tín, quan hệ tốt với nhiều giới, nhất là quan chức địa phương. Hiện sống với vợ, cô Muối ngày xưa, trong căn nhà nằm giữa khu vườn nhỏ xanh mát và yên tĩnh cách trường không xa lắm.

6. Trương Văn Dì

Nguyên quán Định Hòa, thị xã Thủ Dầu Một. Có người nói đúng ra tên Di, nhưng để tránh trùng tên với vị hiệu trưởng lúc đó nên thêm dấu huyền cho khác đi. Ban ngày đi học, về nhà phải giúp cha mẹ lo việc đồng áng, có khi phải trọ học ở chùa Đức Sơn. Tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn, ban tóan, về dạy tại trung học Bình Phú. Là phó Hiệu trưởng của Thầy Chuông một thời gian rồi là Hiệu Trưởng của trường trung học Bán Công Bình Phú, trước khi về hưu. Có người em là Trương Quang Tịnh, giáo sư môn Hóa, nay là Giám đốc sơn mài Định Hòa.

8. Chu Ngạn Thư

Tên thật Trần
văn Hùng, quê cha Tân Khánh, quê mẹ An Sơn, lớn lên ở xã Hưng Định, sinh năm 1950, do làm khai sinh trễ nên đổi lại là 1951.

Học THĐ khóa 8. Tốt nghiệp, vào Sư Phạm, ra trường nhận nhiệm sở tại Bình Dương, phân dạy tại trường Chánh Hiệp B, xã Chánh Hiệp, được một niên khóa (1971-1972), do tình hình chiến tranh, bị động viên. Sau một thời gian sống đời lính tại Bình Thuận, xin trở về ngành cũ, từ năm 1974, công tác tại Sở Học Chánh Bình Dương .

Sau 75, học cải tạo thời gian ngắn, một lần nữa, trở về lại ngành giáo dục, công tác tại sở Giáo Dục Sông Bé. Đến 1986, rời khỏi ngành, làm vịêc cho các cơ sở kinh tế như công ty 3 tháng 2, Becamex, và hiện nay là Phó Giám Đốc Ban Quản Lý Dự Aùn khu Liên Hiệp 4000 mẫu tại huyện Bến Cát.

Dù lựa chọn nghề thầy giáo từ buổi ban đầu, nhưng nghiệp dĩ luôn xua đuổi anh vào những con đường khác nhau. Tuy thế, anh chưa bao giờ rời khỏi cây bút và giấy mực, là lãnh vực mà số phận và cụôc đời không thể tước mất được, đó là làm thơ.

Anh làm thơ từ rất sớm, bút danh ban đầu là …, sau mới đổi thành Chu Ngạn Thư. Trên đặc san xuân 75 của Sở Giáo Dục anh có bài : “Khi ngậm hoa độc dược” được nhiều người đánh giá cao. Đến nay đã có nhiều thơ đựơc đăng tải trên báo chí trong và ngòai nước, và xuất hiện trong một số tuyển tập. Anh là hội viên  hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Dương. Lãnh được một vài giải thưởng về thơ và có nhiều thi phẩm đựơc xuất bản như Chàm khúc tình…

9. Nguyễn Việt
Cường

Trong ban nhạc của trường, Cường chuyên chơi guitar. Anh đàn khá lả lướt và có phong cách rất nghệ sĩ. Anh có hai người em, Quốc và Vinh đều học chung trường. Vinh là tay trống khi mới học lớp 8, ngồi lọt thỏm giữa những chiếc trống nhưng đánh không kém phần điệu nghệ.
Sau 75, anh vẫn tham gia trong ban chấp hành và ban nhạc của trường. Kỳ cắm trại mừng xuân năm 1976, trong lúc mọi người đang mải miết vui chơi, anh và một vài thành viên cầm quyển sổ tay nhỏ chạy lom khom rình ghi tên xem ai dám hát nhạc vàng. Ít lâu sau thì anh vượt biên. Anh đã mất hồi năm ngóai, nghe tin buồn đó, bạn bè nhờ đến hình ảnh anh đứng rất quyến rũ trên sân khấu với cây đàn ghi ta. Có người cũng còn nhớ cảnh anh chạy lom khom, xem ai dám hát nhạc vàng.

10. Nguyễn Thanh Liêm

Sinh năm 1958, quê quán xã Thanh Tuyền, Bến Cát, vùng đất đựơc mệnh danh là khu Tam Giác Sắt. Cuối thập niên 70 gia đình tản cư về gần chùa Đức Sơn, xã Chánh Hiệp để tránh họa chiến tranh. Nhà nghèo, em đông, sống chen chúc trong một căn nhà nhỏ, xây cất  tạm bợ bên quốc lộ 13 cũ. Liêm chú tâm học tóan, không bộc lộ khiếu văn chương thời đi học nhưng rủ bạn bè thành lập bút nhóm Thu Vàng, gồm có anh và Hùynh Trọng Mỹ Nhân, Hùynh Hòang Anh, Hùynh Anh Tuấn. Nhóm bút này họp đựơc đôi lần, tranh cải nhau về một số vấn đề mà không thống nhất đựoc nên sau đó lặng lẽ giải tán mà chưa viết đựơc bài nào.

Cuộc sống rất khó khăn, ngòai giờ học anh phải thay cha mẹ chăm sóc bầy em nhỏ, thường bồng em đi dạo chơi lang thang trong xóm, qua nhà bạn bè mượn sách để coi. Hết trung học, anh thi vào đại học báo chí Hà Nội, ra trường về công tác tại đài truyền thanh truyền hình Sông Bé một thời gian. Sau chuyển về làm Bí thư (hay Chủ tịch?) xã Thanh Tuyền vài năm rồi là Trưởng Ban Tuyên Giáo của tỉnh, có chân trong Thường Vụ Tỉnh Ủy hiện nay.

Phone: 0918907778

11. Sa Công Danh

Sinh năm 1961 tại Phú Cường, nhà là tiệm bán đồ chạp phô Cẩm Hưng phố Nguyễn Thái Học, chợ Thủ. Lớp A8. Là ngừơi có thành tích học tập xuất sắc nhất khóa của anh, thường đứng trong thứ hạng đầu của lớp, từ nhỏ đến lớn nên bạn bè đều biết tiếng và nể phục. Chẳng những thế Danh lại còn giỏi ở nhiều môn thể thao như đá banh, bóng chuyền, bóng bàn, nhất là bóng bàn. Từ hồi học lớp chín đã nằm trong đội bóng bàn của trường đi thi đấu nhiều nơi.

Sau 75, tòan bộ gia đình Danh ra nước ngòai, anh ở lại Việt Nam một mình tiếp tục vịêc học. Đậu đại học Bách Khoa, ngành điện, năm 1978, ra trường về công tác tại Điện Lực Sông Bé. Được trên chục năm thì ra mở công ty riêng vào năm 1996, kinh doanh ngày càng phát đạt. Hiện nay là Giám đốc công ty tư doanh Sông bé Electric, tọa lạc tại khu đô thị Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một. Nhờ bẩm tính thông minh, giỏi ngọai giao và tính tóan trong kinh doanh nên anh đã xây dựng danh tiếng khá tốt cho thương hiệu của mình.

Phone: 0913860297

12. Hồ Thị Liên Hương

Nếu bên phía nam Danh là người học giỏi nhất thì về bên nữ, người đó là Hồ Thị Liên Hương.

Hương sinh năm 1960 tại chợ Búng. Cả nhà ba bốn anh em đều là học sinh THĐ. Ba là sĩ quan chế độ miền nam, sau 75 đi học cải tạo, vịêc sinh kế học hanụh của anh em trong nhà chỉ do mỗi một bà mẹ gánh vác, nên không nói cũng biết là rất nhọc nhằn. Trong hòan cảnh như thế nhưng anh chị em của Hương vẫn cố chí học hành, ngòai ra còn tham gia tích cực vào các sinh họat học đường vì mỗi người đều có những năng khiếu riêng: Liên Hoa hát hay, Phương chơi bóng chuyền, bóng bàn đều rất khá, Liên Hương thì văn nghệ hay bóng bàn cũng đều có mặt.

Lên đại học, Hương thi vào trường Kinh Tế, sau đó về làm việc tại công ty Thành Lễ cho đến hôm nay. Nhà ở đường Ngô Quyền, Phú Cường.
Hương có duyên và nét mặt thông minh, quan trọng hơn là rất đựơc bạn bè yêu mến, nhất là các bạn nam, những khi gặp mặt, họ thường nhắc hay hỏi thăm Hương.

Phone: 0913140473

13. Dương ngạn Hương

Hương ở vùng chợ Búng, nhà rất nghèo, có nhiều em nhỏ, khi đi học mặc mấy bộ đồ vàng úa, kiểu xưa. Lên lớp 10, chọn ban D, vào lúc đó là văn và sinh ngữ. Hương tỏ ra xuất sắc ở hai môn này. Không biết vì mặc cảm,  hay bản tính, trong lớp chị có vẻ ít nói và sống hơi khép kín. Khi có chuyện phải nói thì rụt rè, nhỏ nhẹ, và ít lời.

Đậu Đại Học Sư Phạm, khoa ngọai ngữ, tốt nghiệp được nhà trường giữ lại làm giáo viên giảng dạy. Thời gian sau có chồng, nghề thủy thủ, rồi có con, có lẽ đây là những năm tháng đẹp nhất của đời chị. Những ngừơi bạn hiểu và thương mến chị nghe tin như thế đều mừng cho bạn.
Nhưng niềm vui là thứ ít kéo dài nhất trong mọi sự. Ít lâu sau chồng chị bị tai nạn mang thương tật, từ ấy chị phải đảm đương hết mọi chuyện gai đình, rồi chẳng biết có phải do sự bức bách quá mức của số phận hay không, chị bị quẩn trí một thời gian.

Hiện giờ chị đã quay lại quê nhà, thỉnh thỏang bạn bè có dịp vẫn ghé thăm, người bạn sống trong hòan cảnh khắc nghiệt nhưng thông minh và nổ lực vượt qua số phận. Đáng phục, mà cũng đáng thương nhiều lắm.

14. Trần Ngọc Hội

Sinh năm 1960, phường Phú Cường, ba là thầy giáo, nhà nghèo, đông anh em. Hội sống có hơi thầm lặng, ít nói, hiền lành. Rất chăm học, tuy không xuất sắc nhất lớp nhưng luôn nằm trong top ten. Nhưng sự bền chí đó mới chính là ưu điểm nổi bật nhất của anh. Lên đại học, rồi du học bên Liên Xô, đỗ Tiến sĩ, ngành tóan. Hiện nay là giảng viên của trường Đại học Bình Dương. Anh có người anh cũng là giáo viên có tiếng tăm ở tỉnh, chuyên dạy hóa, trường Hùng Vương, anh Trần Ngọc Hiệp, học sinh khóa 16 THĐ.


Bấm vào đây để đọc phần tiếp theo