Free Web Hosting by Netfirms
Web Hosting by Netfirms | Free Domain Names by Netfirms

Trường Xưa Trong Trí Nhớ

Hoàng Anh

Phần 4

THẦY CÔ
(tiếp theo)

21. Phan Thanh Đào

Thầy sinh ngày 10-10 năm 1945, quê quán ở Tây Sơn, Bình Định. Ngòai nghề nghiệp dạy học, Thầy còn tham gia viết lách, bút hiệu có khi là tên thật, có khi là Phan Thanh, Thái Hòa…

Đã xuất bản tác phẩm:

_Nhà cổ Bình Dương (2004).
_Danh lam cổ tự (2008)

Thầy là hội viên Hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Dương, và Hội Sử Học BD.

Thời còn nhỏ ở quê gia đình nghèo, lại ở vùng chiến tranh khu V khốc liệt, việc đi học rất là khó khăn, mỗi ngày phải đi bộ rất xa mới đến trường, vậy nhưng thầy vẫn cố gắng đeo đuổi việc học và tốt nghiệp ngành Hán Nôm ở Sư Phạm.

Thầy về dạy ở THĐ từ đầu thập niên 70, cùng với vợ là cô Thái Thị Đo. Thầy và Cô đều dạy môn Văn và ở trong một ngôi nhà nhỏ bên kia quốc lộ 13 trước trường.

Thầy và Cô giống nhau ở điểm là những người hiền lành, dạy học có lương tâm, trách nhiệm, là tấm gương về đạo đức cho học sinh. Mái tóc Thầy sớm bạc, nhưng nụ cười hiền hòa và tươi tắn thường nở trên môi, tinh thần của một Phật tử đã tóat ra trong nụ cười ấy chăng?
 
22. Hùynh Ngọc Anh

Năm lớp 7 chúng tôi học Anh Ngữ với thầy Phùng Quang Tuấn. Hôm đưa thầy vô lớp, Thầy Lộc, Hiệu Trưởng giơi thiệu thầy Tuấn mới vừa du học bên New Zealand về nước, các em may mắn được học với Thầy. Hồi đó chúng tôi ngơ ngác không biết vì sao lại gọi là may mắn. Thầy có nước da trắng hồng, sang và đẹp như Hòang Tử trong chuyện cổ tích, thầy ăn nói lúc nào cũag nhẹ nhàng nhưng giọng có hơi lơ lớ. Vào dịp Noel năm đó thầy dạy lớp hát bài “Single Bell. Mới học tiếng Anh bập bẹ đựoc mấy tháng, khỏi phải nói cũng biết chúng tôi hát hay như thế nào rồi. Thầy kiên nhẫn dạy và còn nói đây là bản nhạc rất nổi tiếng ở nước ngòai vào dịp Giáng Sinh, các em ráng hát. Nghe Thầy, chúng tôi ráng và cuối cùng thì cũng hát đựoc chút chút để trên đường tản bộ về chợ Búng đón xe còn hát líu lo “ Bà già lấy le ông già, chiều chiều dắt ra bờ sông, single bell, singbell..”.

Năm lớp 6 chúng tôi cũng đã được học với một Thầy từng du học bên Mỹ về: thầy Hùynh Ngọc Anh.

Thầy Anh có hình ảnh trái ngược với Thầy Tuấn. Thầy Tuấn trẻ trung, hay cười, hiền lành và dễ chịu. Thầy Anh giống như một ông già thời Pháp, típ người mà trẻ con bao giờ cũng cảm thấy sợ. Thầy hay mang đôi ủng cao tới gối, và đội chiếc nón nồi bằng nỉ, hệt như ông ngọai tôi thường trang phục. Vào lớp Thầy ít giảng bài mà hay bắt chúng tôi làm bài tập trong quyển “English for today” : “ Lấy tập ra làm bài tập 6.1, 6.2, 6.6 nhe, không có nói chuyện nghe” . Trong khi chúng tôi cắm cúi làm bài thì Thầy hay ngồi đọc báo, có bữa tụi nó làm ồn ào quá, Thầy nhéo tai mấy đứa làm tụi nó đứng khóc rống trên bảng.

Lớn lên rồi, chúng tôi có dịp hiểu về Thầy nhiều hơn. Thầy gốc người miền Trung, dường như là Quảng Ngãi. Thưở nhỏ Thầy học Pháp văn, sau mới tự học thêm Anh văn, nhưng thi đậu một kỳ thi tuyển của Mỹ tổ chức và đựơc du học bên ấy. Thầy cũng biết tiếng Y Pha Nho (Spanish), và nói rằng tiếng ấy dễ học lắm. Sau 75, như nhiều người khác, Thầy rời trường ra đời để vất vả cuộc mưu sinh, có lúc lưu lạc lên đến Kampuchia. Sau trở về, làm vịêc cho công ty Becamex, vừa dạy học thêm chút ít. Lớn tuổi nhưng Thầy có sức khỏe rất tốt, nhờ khéo dưởng sinh, thường đi xe đạp. Có lần chúng tôi dự một workshop về Anh Văn do Vụ Tổ Chức Chính Phủ chủ trì ở Sài Gòn, năm ấy đã ngòai 70 nhưng Thầy vẫn tự đi về dự họp bằng xe đạp. Thấy vậy chúng tôi đề nghị chở Thầy đi chung, trên đường chúng tôi
trao đổi nhau nhiều chuyện. Công ty Becamex cấp cho Thầy một căn phòng nhỏ, Thầy tự nấu nướng giặt giũ, và sống như một người độc thân đến ngòai 80 tuổi mới nghỉ hưu về quê ở Chơn Thành, nơi vợ con Thầy đang cư ngụ.
 
23. Từ Văn Nhung

Thầy sinh năm 1948, quê quán xã Phú Cường, quận Châu Thành, tỉnh Thủ Dầu Một. Là học sinh khoá 4 THĐ. Anh em nhiều người học chung trường như Từ Minh Tâm, Từ Minh Thạnh (Chú bác)…vừa học giỏi, vừa có năng khiếu thể thao, văn nghệ. Tâm và Thạnh đều có mặt trong đội tuyển bóng chuyền trường THĐ, đều giảng dạy Đại học.

 
Thầy Nhung (trái) và Thầy Lộc (phải) năm 2003

Thầy Nhung cũng là người ham thích thể thao, chơi đựơc nhiều môn như bóng chuyền, bóng bàn…Khi về THĐ, Thầy đựơc học sinh ca ngợi vì có lối giảng bài rất sinh động, vui vẻ và lại tham gia trong nhiều sinh hạt với học sinh nên dễ tạo cảm giác thân tình, gần gũi. Thầy được phong là giáo viên giỏi môn Sinh từ 1981-1985.

Sau 75, Thầy thuyên chuyển đi dạy một vài nơi như Phú Giáo, Bình Phú trước khi về dạy tại THĐ. Từ 1991, đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng THĐ và làm công tác này mãi đến năm 2008 mới nghỉ hưu, trải qua đến 17 năm. Đây có lẽ là thành tích nỗi bật nhất của Thầy.
Giáo viên dạy tại trường có người nhận xét về Thầy như sau: “Thích làm vui lòng người khác và tạo bất ngờ trong sinh hoạt”, Thầy Nhung là người Thầy có chuyên môn rất vững. Nhanh nhẹn trong mọi việc. Quyết đoán. Không rập khuôn theo nguyên tắc. Biết uyển chuyển để tiết kiệm thời gian cho giáo viên, cởi mở, vui vẻ, có tâm hồn yêu văn nghệ, lạc quan, yêu đời. Rất có hiếu với mẹ. Trưa phải về ăn cơm với mẹ, tối phải tấn mùng cho mẹ. Tình cảm này rất đáng quý.”

Cũng có người nói Thầy Nhung rất tin vào thuật phong thủy và vận dụng môn này vào công việc, đời sống, có lẽ do thừa hửong từ người cha, ông Thầy Sáu, người hành nghề ấy trong nhiều năm.

Hiện Thầy sống tại khu đất của cha mẹ từ xưa. Nhà vẫn xây theo lối cổ, với hàng cột bằng gỗ, phòng khách bày biện theo lối quen thụôc của nhà Việt Nam với tủ và bàn thờ, tuy đơn giản mà trông rất trang nghiêm. Chứng tỏ Thầy là người mộ đạo và biết quý những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, cha ông.

Em Thầy, anh Từ Minh Tâm, đang định cư tại Hoa Kỳ, đã lập trang web về THĐ khá hay, xứng đáng để mọi người vào xem. Anh đã thể hiện tấm lòng rất đáng trân quý đối với mái trường cũ, với Thầy Cô, bạn bè…

Địa chỉ liên lạc với Thầy Nhung:

Email: nhungthuy8@yahoo.com
Phone: 0903650061

Bấm vào đây để đọc phần tiếp theo