Free Web Hosting by Netfirms
Web Hosting by Netfirms | Free Domain Names by Netfirms

Trường Xưa Trong Trí Nhớ

Hoàng Anh

Phần 4

THẦY CÔ
(tiếp theo)

8.Võ Tấn Phước



Thầy sinh ngày 30-10-1941 ở Dương Đông, Phú Quốc, nhưng từ nhỏ đến lớn sống và đi học ở Bình Dương. Thời trung học, học ở trường trung học tư thục Nguyễn Trãi, bạn thân với hoạ sĩ, điêu khắc gia Lê Thành Nhơn. Hai người từng là học trò của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền những năm học tại đây. Nhà thầy ở đường Nguyễn Thái Học, Phú Cường, Bình Dương. Ba là Đông y sĩ Võ Văn Chẩm, anh thầy là Võ Tấn Vinh, nguyên Phó Tỉnh Trưởng Bình Dương trước 75. Thầy tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Sài Gòn, khoa Việt Hán. Dạy Việt Văn ở trường trung học Hòang Diệu, Ba Xuyên trước khi về THD. Nhờ biết chữ Hán, ngoài công việc dạy học, thầy còn nghiên cứu nhiều về triết học Đông phương, khá am tường môn Bốc Dịch, Tướng Số. Dáng người đầy đặn, mặt tròn, phúc hậu và ăn nói khá duyên dáng nên được trò yêu thích. Nhiều học sinh không được học với thầy, canh đến buổi thầy dạy đi học sớm đứng ngoài cửa nghe lén, lâu lâu lại cười ồ một mình.  
 

Đến năm 1973, khi thầy Phúc rời trường THD, thầy là người được nghĩ đến để kế nhiệm nhưng thầy từ chối. Dường như đời thầy không thích làm người nỗi bật. Có đồng nghiệp khen thầy tính tình hiền hoà, dễ hoà đồng, dù thuộc con nhà “trâm anh thế phiệt” nhưng không khi nào tiết lộ hay khoe khoang thân phận của mình.

Thầy lấy vợ muộn, cưới cô Duyên, một cô giùao dạy chung trường. Năm 1979 Thầy vượt biên sang Pulau Pidong, Mã Lai, rồi đi tiếp qua Montréal, Toronto, Canada. Có thể những cuộc tan vỡ, chia lìa lớn lao trong những năm tháng ấy đã giúp cho văn đàn có thêm một khuôn mặt mới: nhà văn Võ Kỳ Điền (bắt đầu viết từ năm 1980).

Sáng tác của thầy liên quan đến những kỷ niệm nơi mái trường cũ có bài ký về Lê Vĩnh Thọ, một đồng nghiệp của thầy nơi đây.

Tác phẩm:

Pulau Bidong miền đất lạ
Kẻ đưa đường

9. Lâm Lý Hùng

Nhà ở chợ Lái Thiêu, dạy Lý Hoá. Học hành rất giỏi nhưng dáng có vẻ lờ đờ, chậm chạp. Thầy đi chiếc xe mo-bi-lêùt vàng, đôi khi cho xe nổ máy để phát điện làm thí nghiệm cho học sinh học tập. Sau thầy về dạy đại học Khoa Học ở Sài Gòn, Đà Lạt …Đến ngày 2-3-1975, thầy tự cầm lái chở cả gia đình 7 người vượt biển trên chiếc ghe máy nhỏ. Đến Mã Lai, thầy ghé vào để tiếp nhiên liệu. Người Mã kinh ngạc và thán phục ký tích này, ngõ ý định giúp đở nhưng thầy từ chối, chỉ xin nhiên liệu rồi tiếp tục cuộc hành trình đến Uùc. Báo chí thời ấy có nhiều bài tường thuật chuyến vượt biển Papillion của Việt Nam độc đáo này.

10. Trần Khắc Cung
 
 
Thầy Trần khắc Cung


Cô Muôn và học sinh bên lều trại Tết.

Thầy là thầy tu xuất. Ai cũng khen là rất giỏi nhưng học sinh khiếp sợ vì thầy quá khó. Thầy đem theo một con roi mây vào lớp, ai không thuộc bài hay làm bài sai thầy quất roi vào mông không thuơng tiếc, không kể trai hay gái.Trong lớp thầy lại sắp các học sinh học kém hoặc hay quậy phá vào một nhóm ở cuối lớp, gọi là xóm nhà lá và thầy ít khi gọi khảo bài, tuy cuối năm vẫn cho thi.

Hiện Thầy và Cô sống ở Sài Gòn, Cô Muôn bị nệnh nặng, các cựu học sinh tìm cách trợ giúp Thầy Cô phần nào để báo đáp công ơn dạy dỗ ngày xưa.

11. Huỳnh Phan Anh



Tên thật Huỳnh Thanh Tâm, người gốc Dầu Tiếng, Thủ Dầu Một, sinh ngày 03-03-1940. Học Triết từ 1960 đến 1964 khóa 4  Đại Hocỉ Sư Phạm Đà Lạt, chung khoá 4 với Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Nhật Duật…,trước  thầy Nguyễn Văn Phúc một khoá. Dạy THD khoảng một hai năm rồi về Sài Gòn. Lúc còn là sinh viên đã thực hiện đặc san của trường với tiêu đề : “Chiều Hướng Mới”. Bài tiểu luận đầu tay trên tạp chí này: “Văn chương và kinh nghiệm hư vô”, sau in thành sách. Ngoài công việc của một giáo sư, còn tham gia viết lách nhiều từ 1960, đa dạng về thể loại: sáng tác, phê bình, khảo luận, dịch thuật. Thường được coi là nhóm tiểu thuyết mới ở Việt Nam với Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Xuân Hoàng…

 
Ông tự nhận với bạn bè rằng mình là một nhà giáo đi lạc vào văn học. Sau 75, vẫn tiếp tục sống ở Sài Gòn cho đến năm 1999, nhận được học bổng của Toà Đại Sứ Pháp qua Pháp tu nghiệp về nghiên cứu, dịch thuật trong 3 tháng. Từ 2002 định cư bên Mỹ. Gần đây bị bệnh ung thư khá nặng, vẫn tiếp tục dịch thuật và ra mắt những công trình mới, nghiêng về triết học. Trong các truyện đã viết (tập Những ngày mưa), ông có nhắc nhiều đến bối cảnh trường THD; chúng tôi đang cố công sưu tập để giới thiệu một vài trang viết ấy.

Tác phẩm đã xuất bản:

Sáng tác:

_Người đồng hành (tập truyện, Nxb Đêm Trắng)
_Văn chương và kinh nghiệm hư vô (tiểu luận, 1968)
_Phía ngòai (tập truyện viết chung với Nguyễn đình Tòan, Nxb Hồng Đức)
_Những ngày mưa (truyện vừa, Nxb Đêm Trắng,1970)
_Đi tìm tác phẩm văn chương (tiểu luận)
_ Ngọn lửa đìu hiu (truyện)
_Ca ngợi triết học (tiểu luận)
_Không gian và khoảnh khắc văn chương (tiểu luận)…

Dịch thuật:

_Một mùa địa ngục (thơ Arthur Rimbaud, Nxb văn Học)
_Truyện thơ tình yêu (Paul Eluard, Nxb Hội Nhà Văn)
_Thơ Yves Bonnefoy (Nxb Hội Nhà Văn)
_Chuông gọi hồn ai (tiểu thuyết, Ernest Hemingway, NXB Văn Học)
_ Tình yêu bên vực thẳm (tiểu thuyết, Erich Maria Remarque)
_Sa mạc (tiểu htuyết, J.M.G Le Clézio, Nxb Hội Nhà Văn)
_Lạc lối về (tiểu thuyết, Heinrich Boll, Nxb Văn Nghệ)
Tình yêu và tuổi trẻ (tiểu thuyết, valery Larbaud, Nxb Trẻ)
_Những cuộc đời tỏa sáng (nghiên cứu, André Maurois, Nxb Trẻ)   

12.Nguyễn Nhật Duật

Sinh năm 1940, quê quán ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Học Đại Học Sư Phạm Đà Lạt, khoa triết, chung khoá với một số cây bút có tiếng tăm khác như Huỳnh Phan Anh và Nguyễn Xuân Hoàng…Ra trường, gỉang dạy tại THD một số năm trước khi về Sài Gòn. Truyện ngắn đầu tay có tựa đề “Huyền”, đăng trên đặc san văn nghệ “Chiều Hướng Mới” của trường. Ông có cả thảy 8 người con, nhưng chỉ có một con trai. Oâng mất tại Sài Gòn sau mấy năm bệnh ung thư phổi, lúc 6 giờ sáng ngày 16-02-2000. Xin hãy đọc ít dòng ông viết cho một người bạn, Nguyễn Quốc Trụ, để hiểu đựơc phần nào tâm tư của ông

 “Thân gửi các bạn...

Ngày 1-9 năm nay, cách đây 14 ngày, mình lên bàn mổ và đã mất đi toàn bộ lá phổi bên phải vài cái bướu ung thư không dung thứ cho lá phổi bên phải một chút nào hết. Thôi thì với 35 năm dạy học, kết quả như thế này cũng đủ rồi. Với lá phổi trái còn lại, vào cuối tháng chín này, mình sẽ trở lại Trung Tâm Ung Bướu để người ta rà xét lại và giúp mình truy quét tàn quân địch tức là các tế bào ung thư còn sót lại nếu có, để bảo vệ lá phổi bên trái đến mãn đời mình.

... Khao khát chính của cuộc đời mình là viết được những điều tâm đắc, những điều hồi trẻ mình cùng các bạn.... từng ấp ủ, và đã từng viết được chút này chút nọ, rải rác trên báo này báo kia và chưa đâu vào đâu cả. Điều nhức nhối là mình phải làm sao thực hiện được những tác phẩm có tầm vóc xứng đáng với mấy chục năm sống, cảm, nghĩ, đọc và tiếp xúc với những người và những tác phẩm đã qua. Điều mình tha thiết nhất là viết về những hình thái đặc sắc nhất của văn chương và nghệ thuật, viết về những biểu hiện sâu sắc nhất của nghệ thuật nói chung tức là viết về mỹ học, nhất là mỹ học về văn chương đồng thời những vấn đề lớn của triết học, những vấn đề không ngừng làm thao thức những tâm hồn sâu sắc nhất của mọi thế kỷ, những vấn đề mà mình quan tâm nhất như ý nghĩa của con người, của cuộc đời, của tình yêu, của cái chết trong cõi nhân sinh này và trong vũ trụ bao la. Tất cả những điều đó rốt cuộc còn tồn đọng lại trong ta ý nghĩa gì, giá trị gì? Quãng đời còn lại của mình sẽ dành cho việc viết về những vấn đề cơ bản nhất của văn học nghệ thuật và của triết học như ngày xưa mình cùng các bạn đều đam mê đeo đuổi suy tư và rung cảm với chúng. Mình hứa sẽ không lãng phí quãng đời còn lại của mình trong im lặng đâu...”

13.Nguyễn Đông Ngạc


 
Sinh năm 1939 tại Phúc Yên, Bắc Việt, vào nam năm 1954. Gỉang dạy tại THD trong thập niên 60 rồi về Sài Gòn. Chủ trương nhà xuất bản Sóng ( Sài Gòn). Đến Canada năm 1981. Mất tại Montreal ngày 21 tháng 2 năm 1996.

Tác phẩm đã xuất bản:

Những truyện ngắn hay nhất quê hương chúng ta.(Tuyển chọn, giới thiệu)

14. Nguyễn Long Vân

Anh là học sinh khóa 2 THD, sinh năm 1943, quê Thuận Giao, Lái Thiêu.  Ra trường, vào ngành Sư Phạm. Có thời gian bị động viên, sau lại về trường, dạy Việt Văn. Năm 1973, khi thầy Phúc làm Hiệu Trưởng, Thầy là Tổng Giám Thị. Thầy có vóc dáng của một sĩ quan hơn là thầy giáo dạy văn, đi đứng oai vệ, giọng nói hơi khàn, to tiếng, có nụ cười hiền lành, chơn tình nên học sinh thương mến, gần gũi hơn là sợ hải.

 
Thầy Nguyễn Long Vân, người đứng đầu, bên trái.

Dịp tất niên đón mừng tết Nhâm Tí, 1972, Thầy yêu cầu trong lớp mỗi người phải làm một bài thơ mừng xuân mới, xong thì chép ra 50 bản đủ để phát cho tất cả bạn bè trong lớp. Không biết làm thơ nhưng ai cũng phải rán, rồi lại chép đổ mồ hôi mới xong. Mấy mươi năm sau, khi họp mặt bạn bè, có người còn giữ được những bài thơ thời ấy, ai xem cũng cảm động.

Sau 75 Thầy đi học cải tạo rồi về, từ giã nghề dạy học, bắt đầâu sống đời của một nông dân tại Phú Hữu, đất bên vợ. Thầy làm rẩy, chăn nuôi bò, da sạm nắng, tay chân gân guốc, dầm mưa dãi nắng không thua một nông dân chánh hiệu. Một người học trò cũ, làm ngành chăn nuôi, thương thầy, nhân có dịp quảng cáo giới thiệu sản phẩm thức ăn cô đặc cho bò, đã mời thầy xuất hiện ít phút trong khúc phim đó. Khi phim chiếu trên truyền hình, nhiều người ngạc nhiên nhìn thấy lại Thầy Vân, thì ra Thầy vẫn còn sống.

Hai đứa con trai Thầy nay đã trưởng thành và có việc làm khá tốt. Thầy chăm sóc khu vườn của mình khá đẹp. Khu vườn cách xa mặt đường, xanh mát, yên tĩnh, trong lành, như tâm hồn Thầy. Một khỏang thiên nhiên hiếm có ở thời nay, khi mà các khu công nghiệp mọc lên như nấm, môi trường ô nhiễm. Tuy nhiên, dường như:

“Những phường bất nghiõa xin đừng đến
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu”

15. Lưu Đức Trung

Thầy Trung từ Sài Gòn về dạy khỏang năm 1973. Thầy có nước da trắng, dáng người thấp, khi nói chuyện hai hàm răng khít lại. Học trò sợ thầy vì nói rằng những người nói năng như thế thì khó tính lắm. Thế nhưng thầy ít khi hù dọa hay bắt nạt học sinh, không hay pha trò nhưng tính khá sôi nổi. Thầy ham thích thể thao, môn chơi khá nhất là bóng bàn, và có nhiều đóng góp cho sinh họat thể thao của trừơng.

Vào những ngày cuối của miền nam, có lần thầy đang giảng bài thì lúc đó trận đáng trong những vườn cây miệt An Sơn, Thạnh Quý đang diễn ra. Tiếng bom dội rung chuyển cả trường, nên dù thầy cố gắng nói thật to nhưng không thể át nỗi tiếng bom, đành tạm nghĩ, thầy và trò nhìn nhau, đầy vẻ lo lắng, chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Mọi người đâu biết rằng đó là buổi học sau cùng của thầy và trò với nhau.

Sau 75 một thời gian có lần Thầy về lại Bình Dương, tư cách là thành viên trong một đòan xiếc. Khi thầy đến sở TTVH tỉnh Sông Bé để xin cấp giấy phép biểu diển, người cán bộ trách nhiệm là một học trò cũ của thầy, anh Quách Đấm. Rất ngạc nhiên khi gặp lại Thầy trong hòan cảnh ấy, anh sốt sắng tìm cách giúp đở Thầy. Đòan xiếc ấy ra đi, đến bây giờ không còn nhận đựơc tin tức gì của Thầy nữa. Bây giờ Thầy ở đâu? Gánh xiếc rong ấy có còn không?

16. Nguyễn Thị Hưng


Cô Hưng và ba học sinh khoá 1 THĐ

Cô Hưng dạy môn Vạn Vật tại trường từ những khóa đầu tiên. Cô gốc người Cai Lậy. Người nhỏ nhắn nhưng thùy mị và duyên dáng.

Sau khi rời trường THD, không ai biết cô đi đâu và cụôc sống ra sao, thời gian thường xóa nhòa mọi vịêc như thế. Một hôm anh Tường báo cho anh Liệu, cùng học khóa 3 với anh biết rằng hiện giờ cô sống ngay chợ Cai Lậy, hòan cảnh rất khó khăn. Anh Liệu liền về đó thăm cô. Cô sống đơn độc trong căn nhà xưa xiêu vẹo do cha mẹ để lại, mái đã dột nát. Quá xúc động trước những gì chứng kiến, Anh Liệu kể lại cho anh Nuôi nghe hết sự tình. Anh Nuôi xuống nhà cô, rước cô về ở nhà anh dăm ngày để anh có dịp chăm sóc cô và thông báo cho bạn bè cũ đến thăm. Sau đó, các anh, trong đó có anh Tám Tàng, đạp xe đi tìm gặp anh em bạn học cũ để quyên góp tiền xây lại cho cô một căn nhà. Có những học sinh nay sống ở nước ngòai biết chuyện cũng gởi tiền về giúp. Kẻ có công , người có của, sau cùng thì căn nhà tường tuy nhỏ bé đơn sơ nhưng khang trang ấm cúng cũng hòan thành. Các anh tổ chức buổi lễ nhỏ về nhà mới, thông báo bạn bè về tham dự. Hôm đó Thầy Phúc, Thầy Nhung cũng có mặt. Bà con lối xóm khá ngạc nhiên khi thấy  những vị khách lạ từ phương xa áo quần sang trọng,có vị râu tóc bạc phơ lại là những học sinh bé nhỏ của bà lão nghèo khổ côi cút sống lặng lẽ bao năm ở gần đó mà họ không hay biết. Câu chuyện thắm thiết tình nghĩa cảm động này sau đó được báo đài điạ phương tường thuật, như câu chuyện cổ tích của thời nay.

17. Trịnh Thị Tuyết Mai

Vào khỏang năm 1973, sân trường THD bỗng nhiên rực rỡ tươi thắm hẵn lên vì sự xuất hiện đồng lọat của nhiều cô giáo trẻ xinh đẹp về dạy ở trừơng, như Cô Mai (dạy Vạn Vật), cô Quì (dạy Văn), cô Hòang (Anh Văn), cô Duyên…Mỗi khi các cô đến trường, ngừoi ta lại được nhìn ngắm những tà áo dài màu sắc khác nhau, bao giờ cũng lộng lẫy, tha thướt. Chiến tranh lúc này ngày càng ác liệt, bom đạn rung chuyển cả phòng lớp. Lòng các thầy xôn xao, không biết vì bom đạn hay vì các cô nhưng lòng bọn học trò thì có, hầu hết dường như đều bị rung lên những nhịp điệu rất mới mẻ.

Trong lớp, không khí dường như rộn rạo khác thường, nghe cô giảng bài thì ít, nhìn ngắm và thưởng thức mùi nuớc hoa thơm phức mỗi khi các cô đi ngang thì nhiều, và bọn trẻ tha hồ mà bàn tán, phẩm bình…

Sau 75, dần dà rồi mỗi người một phương trời cách biệt, cô Hòang, Cô Duyên cùng chồng ra nước ngòai, cô Quì về Sài Gòn, cô Mai tiếp tục ở lại Bình Dương dạy học…

 Bãi cỏ sân trường ngày nào in dấu guốc nhịp nhàng của các cô dừơng như cũng úa đi, không còn xanh mướt như xưa.

18.Trần Văn Giàu

Thầy dạy Pháp văn, từ Bình Long chuyển về. Giờ Thầy lên lớp, bọn học sinh hay quậy phá. Có hôm đang trong học, nhìn thấy một đám cưới ngòai đường, chị bạn rắn mắt nhất lớp lấy cây thước gõ xuống bàn, miệng nói, giọng hơi nhừa nhựa:

    _Đám cưới lớn quá!

Cả lớp không hẹn mà đồng thanh lập theo:

    _Lớn quá!

Chị kia lại tiếp qua câu khác:

    _Cô dâu mặc áo đẹp quá!

    _Đẹp quá!

Cứ thế, bọn học sinh nhanh chóng tạo ra một trò chơi rất vui vẻ và đầy cảm hứng, phải khó khăn lắm thầy mới dẹp được cái trò nghịch phá đó.
Một lần khác, khi thầy còn ngồi trong lớp, bọn học sinh chơi ác khóa hết cửa lớn lại, Thầy đành phải nhảy qua cửa sổ, sơ suất thế nào lại té bò lăn trên bãi cỏ, làm bọn quỷ nhỏ đựơc dịp cười no bụng.

Lâu quá, khó mà kể hết những trò nghịch ngợm chọc phá Thầy hồi đó, nhưng có một chuyện mà bọn họ không bao giờ có thể quên, năm sau, Thầy Giàu chết, vì chứng lao phổi. Hèn chi khi bước đi, vai Thầy có hơi  rúc lại, và Thầy nói nhỏ khó nghe. Hồi đó, nhớ lại mới thấy đôi khi Thầy ngồi im lặng, có vẻ buồn.

Khi người ta biết hối hận, xót xa, thì tất cả đã không còn kịp nữa.

19. Chu Bá Cao

 Thầy dạy môn hóa rất hay, là người miền Bắc, dong dỏng cao, hơi ốm, trán hói. Nói chuyện duyên dáng, giảng bài sinh động và dễ hiểu. Những học sinh thích môn Hóa gặp thầy thì mê lắm, tuy nhiên học sinh kém sợ thầy phát rét vì mỗi khi không thụôc bài, nói ú ớ là thầy cho zero ngay. Do vậy, họ đặt cho thầy biệt danh là “Đại lý bán zero”. Đến buổi học với Thầy, nhiều đứa không thụôc bài đôi khi cúp cua đi lang thang trong vườn cây trái trứơc trường vì sợ dính một cái zero thì tháng đó tuột hạng khó kéo lên được. Thầy giảng bài nhiều, chỗ nào cần lắm thì mới đọc cho học sinh chép, mà ít khi đụng đến sách giáo khoa.

Trong buổi lễ tất niên , thầy hát bài “Se chỉ luồn kim” hay ít, vui nhiều, và rất dễ thương. Sau 75, không biết Thầy đi đâu.

20. Nguyễn Văn Lộc

Thầy Lộc dạy môn Vật Lý, có lẽ là người được học sinh nhớ đến nhiều nhất mỗi khi nói đến môn học này. Thầy có dáng người dong dỏng cao, hơi gầy, nói năng lưu lóat. Ít khi phải cầm đến sách giáo khoa, giảng bài ngắn gọn mà rất dễ hiểu. Thầy dạy ở THD đựơc mấy năm, khi trường giải tán, Thầy chuyển về cấp III Nguyễn Đình Chiểu ở thị xã, tức trường Thánh Giuse cũ. Tại đây Thầy dạy một thời gian nữa rồi tự nghỉ việc, sau khi cưới một người vợ, tên Ảnh, dường như là học sinh cũ của Thầy. Về Tân Khánh làm thợ bạc ít lâu thì Thầy ra nước ngòai. Không biết hiện nay Thầy ở đâu, có về Việt Nam thăm lại trường cũ trò xưa không, nhưng học sinh thời đó khi có dịp gặp lại, thỉnh thỏang vẫn còn nhắc đến Thầy. 

Bấm vào đây để đọc phần tiếp theo