Free Web Hosting by Netfirms
Web Hosting by Netfirms | Free Domain Names by Netfirms

Trường Xưa Trong Trí Nhớ

Hoàng Anh

Phần 2:

TRƯỜNG THĐ, 20 NĂM …

Cả miền Nam vào các thập niên 1930 và 1940 chỉ có 4 trường trung học, đó là các trường Petrus Ký, trường Gia Long (Sài Gòn), trường Collège Le Myres de Vilers (sau này là trung học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho), và trường Collège de Cần Thơ (sau này là Phan Thanh Giản, Cần Thơ). Trong 4 trường này thì chỉ có trường Petrus Ký là có đủ các lớp trung học Đệ Nhị Cấp để học sinh học đến Tú tài II (tương tự lớp 12 ngày nay).

Đến năm 1954, ngoài một vài trường tư với quy mô nhỏ ở thị xã, trường trung học công lập tại Thủ Dầu Một vẫn chưa có. Việc xây dựng một ngôi trường như thế nhằm giúp đở những học sinh nghèo hiếu học và cơ sở để đào tạo các học sinh ưu tú của tỉnh trở nên nhu cầu cần thiết và như một sự kiện tất yếu phải đến.

Quyển Địa phương chí 1975 tỉnh Bình Dương, trang 75, viết : “Trường được xây cất từ năm 1954 và vào niên khóa 1955-1956 trường có ba lớp với 150 học sinh”

Đến đây, có lẽ chúng ta cũng cần nhớ lại bối cảnh xã hội lúc đo,ù từ những tháng cuối năm 1954, khi bắt đầu quá trình thành lập trường và 1955, khi trường hoàn thành.

Ngày 20 tháng 07 năm 1954, hiệp định ngừng bắn giữa Việt Minh và Pháp đựơc ký kết tại Geneva, Thụy Sĩ, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến, chia nước Việt Nam làm hai miền. Miền Bắc dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, sớm thành lập chính quyền để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam, sau cả trăm năm chịu sự cai trị của thực dân Pháp và chính sách can thiệp của Mỹ đang tiến hành, khiến tình hình chính trị, xã hội diễn biến khá phức tạp.

Cuối năm 1954, Tư lệnh quân đội lúc đó là Ngô Đình Diệm quyết định rút lại giấy phép kinh doanh các sòng bạc và ổ mãi dâm của phe Bình Xuyên. Đến ngày 15-02-1955, lại ra lệnh đóng cửa sòng bạc Kim Chung Đại Thế Giới.

Vào những ngày cuối tháng 04-55, quân đội miền Nam tấn công Bình Xuyên. Ngày 03-05-1955, tướng Trình Minh Thế tử trận, ông là một viên tướng chỉ huy lực lượng vũ trang Cao Đài đã về cộng tác với chính quyền. Ngày 21-09ể1955, quân đội của Diệm lại mở chiến dịch Hòang Diệu để tiểu trừ quân Bình Xuyên trong vùng rừng Sát. Bảy Viễn, thủ lĩnh Bình Xuyên trốn qua Miên rồi sau đó sang tị nạn bên Pháp. Từ lúc được bổ nhiệm làm Thủ tướng kiêm Tư lệnh quân đội, Diệm có nhiều nỗ lực để thâu tóm quyền lực, thống nhất các giáo phái, các lực lựơng đang tranh chấp quy về một mối.

Ngày 23-10-1955, gần sáu triệu cử tri miền Nam tham dự buổi Trưng Cầu Dân Ý lựa chọn lãnh tụ. Kết quả, ông Ngô Đình Diệm (1897-1963), đương kim Thủ tướng tòan quyền, thay thế Quốc trưởng Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn, làm Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa.

Chính trong giai đọan rối ren, hỗn lọan này, trường trung học Trịnh Hòai Đức lại có thể đựơc xây dựng và khai gỉang khóa đầu tiên. Điểm sơ qua một vài sự kiện chính trị nỗi bật lúc đó, tuy không có quan hệ gì đến việc giáo dục, nhưng để thấy bối cảnh ra đời của ngôi trường THĐ là cũng khá đặc biệt. Rất tiếc đến nay không còn tư liệu để có thể biết chính xác việc thành lập trường đã tiến hành ra sao, và ai là người đã có công chính trong việc này.

Ông Nguyễn Dương Đôn là Bộ trưởng Giáo dục(1954-1957), như vậy có thể đã đóng vai trò quan trọng thưở ban đầu trong sự nghiệp phát triển trường lớp ở miền Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh một miền Nam hỗn loạn, đó đây còn vang rền tiếng súng, chính quyền trung ương chưa hoàn chỉnh lại phải lo đối phó với quá nhiều vấn đề cấp bách thì khó mà còn có thể để tâm đến việc mở một ngôi trường ở tỉnh lẻ. Hơn nữa, theo như giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, ngừơi am hiểu về nền giáo dục miền Nam, thì mãi đến thời của ông Trần Hữu Thế làm Bộ Trưởng Giáo Dục, từ 1957-1960, thì chủ trương xây dựng trường lớp của Trung ương mới thực sự đựơc triển khai rầm rộ đến mọi nơi, từ ấp, xã đến huyện, tỉnh. Các trường trung học lúc này mới lần lượt xuất hiện như Châu Văn Tiếp (Phước Tuy), Ngô Quyền (Biên Hòa), Thủ Khoa Nghiã (Châu Đốc), Thọai Ngọc Hầu (An Giang), Nguyễn Trung Trực ( Kiên Giang), Hòang Diệu (Ba Xuyên)… Thời điểm này, trường THĐ đã mở đến khóa ba, khóa bốn. Việc tỉnh Thủ Dầu Một có được một trường trung học khá sớm, chỉ sau thủ đô Sài Gòn và hai thành phố lớn nhất miền Tây là Cần Thơ, Mỹ Tho, có thể suy ra là do nỗ lực của chính người ở địa phương đó.
 
Trong tập tài liệu lưu hành nội bộ do một số giáo viên của trường THĐ biên soạn, viết rằng: “Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân trong tỉnh về sự học tập của con em thầy Trương Văn Di lúc đó là hiệu trưởng trường tiểu học cộng đồng Búng đã vận động và đề nghị Bộ Giáo Dục cấp giấy phép cho thành lập trường trung học công lập đầu tiên trong tỉnh nhà.”
(Quá trình hình thành và phát triển của trường THD 1955-1994, tr.3)

Thầy Di vào lúc đó chỉ là Hiệu trưởng một trường Tiểu học, vậy thì với vị trí của thầy, thầy có trách nhiệm và năng lực để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này hay không? Những giới chức cao cấp khác trong tỉnh đã làm gì, mà lại phó thác trọng trách tiên phong ấy cho mỗi một mình thầy Di?
Thầy Nguyễn Trung Thu, cựu Thanh tra giáo dục, cung cấp những chi tiết đáng chú ý để lý giải cho trường hợp này. Theo thầy thì ông Đốc Di và ông Đốc An là hai người đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình vận động và xây dựng trường lúc ban đầu.

Chúng tôi nghĩ rằng, Thầy An khi đó là viên chức cao cấp ngành giáo dục tỉnh nhà, việc xây dựng một ngôi trường trung học quan trọng chắc không nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của Thầy.

Thầy Di, nguyên là Thanh tra giáo dục ở Nha được điều về đây làm hiệu trưởng trường Cộng Đồng Dẫn Đạo Búng, loại trường này, cả miền Nam chỉ ba tỉnh có, như vậy Thầy cũng là người có khá nhiều uy tín. Thầy có nhiều mối quan hệ với Bộ Giáo Dục. Đặc biệt, một người học trò cũ của thầy thời ở trừơng trung học College Le Myre De Vilers Mỹ Tho (Sau gọi là trường trung học Nguyễn Đình Chiểu) tên là Trần Hữu Thế, giữ chức Bộ trưởng Giáo dục từ 1957 đến 1960. Chính nhờ sự quen biết với các viên chức cao cấp ở Bộ như thế, nên thầy Di đã đóng vai trò chánh yếu trong việc thành lập trường THĐ, theo nhận định của một số người là có cơ sở hợp lý, đáng tin.

Ngoài ra, tại tỉnh nhà, một số người nữa cũng có thể đã tham gia trong sự nghiệp này ở những phương diện và mức độ khác nhau như ông Trần Văn Trai, luật sư, một nhân sĩ hết sức tâm huyết và có nhiều công trạng với nền giáo dục và văn hóa của địa phương; ông Nguyễn Ngọc Lầu (1906-1990), chủ tịch xã An Thạnh; ông Nguyễn Thành Tiết, quận trưởng Lái Thiêu…

Theo lời kể của anh Nguyễn Ngọc Phát, học sinh khóa I trường Trịnh Hòai Đức, con của ông Nguyễn Ngọc Lầu, thì Oâng Trai, ông Di và các vị kể trên đã từng đến nhà bàn tán công việc với thân phụ anh để tìm đất xây dựng trường. (Anh Phát từng là giáo viên, rồi Thanh tra giáo dục khu 3 Học chánh, hiện định cư tại Mỹ. Những lời trên đựơc ghi lại nhân một chuyến anh về thăm quê hương vào tháng 07 năm 2008. Căn nhà ấy nay vẫn còn nguyên như trước, toạ lạc tại số 47/02 xã An Thạnh, huyện Thuận An).

Sau cùng quí vị đó đã quyết định chọn khu đất có diện tích gần 12.000 m2 nằm ven quốc lộ 13 cũ, thuộc xã An Thạnh, cách thị xã Phú Cường khỏang 5km. Nơi đây không khí trong lành, tươi mát, lại yên tĩnh, rất thuận lợi cho việc dạy và học. Khu đất này nằm sát cạnh trường Cộng Đồng Dẫn Đạo, ở khu vực xưa gọi là Sân Cây, là cơ sở kinh doanh của ông Phan Tấn Hòai, một người giàu có vùng chợ Búng. Ông có người con là Phan Văn Hùm, nhà trí thức yêu nước nổi tiếng trong nước, nên có thời, tên ông đã được dùng để đặt cho ngôi trường trung học khác ở quận Lái Thiêu.

Việc khá nhiều ngôi trường quan trọng của tỉnh thời ấy như trường trung học Trịnh Hòai Đức, trường Bá Nghệ, trường Cộng Đồng Dẫn Đạo, trường Nông Lâm Súc đều được xây dựng tại vùng đất này chắc đã được nghiên cứu cẩn thận và có lý do chính đáng của nó. Xét về mặt địa thế, khu vực này nằm giữa hai vùng đất trù phú và đông dân cư nhất tỉnh là Thị xã Phú Cường và quận Lái Thiêu, lại cạnh trục giao thông rất tiện lợi cho việc đi lại cho cả học sinh và giáo viên, khi ấy hầu hết được điều từ Sài Gòn về.

Sau khi thương thảo, đền bồi cho các chủ điền, họ liền lo xây dựng cơ sở vật chất. Tiến độ thi công diễn ra như hoạch định, chẳng bao lâu sau thì đã có thể làm lễ khánh thành và khóa I chính thức khai giảng (niêên khóa 1955-1956). Lúc này chỉ mới xây được sáu phòng học, ba ở tầng lầu và ba nằm ở tầng trệt. Ngôi lầu mặt day về hướng Nam, tức phiá chợ Búng, hướng xây nhà tốt nhất theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền của Á đông (Lấy vợ đàn bà, cất nhà hướng Nam). Tuy nhiên đây cũng là một trở ngại cho các công trình xây dựng tiếp nối về sau vì khó khăn trong thiết kêá tổng thể.

Quí vị tiền bối kể trên chắc cũng chính là những ngừơi đã thảo luận và quyết định việc chọn tên Trịnh Hoài Đức để đặt cho trường. THĐ là người nổi tiếng uyên bác, có nhiều công trạng với văn hoá phương Nam, xứng đáng là tấm gương sáng cho học trò thời nay noi theo. Ông lại là người quê ở huyện Bình Dương cũ, mà một phần đất đã được tách ra (huyện Củ Chi) để thành lập tỉnh Bình Dương. Vào lúc này, tỉnh vẫn còn mang tên cũ từ thời Pháp là Thủ Dầu Một. Đến tháng 8 năm 1957, khi tên tỉnh Bình Dương chính thức được khai sinh, thì việc chọn tên vị danh nhân này để đặt cho trường, có lẽ là xứng đáng và mang nhiều ý nghĩa nhất.

 
Một buổi lễ trước sân trường

Ngày lễ khai giảng đựơc cử hành trọng thể, dĩ nhiên có sự tham dự của rất nhiều quan chức và thân hào nhân sĩ địa phương, nhất là những ngừơi đã bỏ ra rất nhiều công sức để có đựơc ngày vui trọng đại đó. Sự kiện này chắc hẵn thu hút mạnh mẽ sự chú ý của nhân dân cả tỉnh, nhất là các bậc phụ huynh nghèo đang lo lắng cho sự học của con em mình. Cần nhắc lại rằng khoá I, niên học 1955-1956 chính thức vào học từ ngày mùng 5 tết, như vậy là vào đầu năm 1956, thế nên các lớp này chỉ học có một học kỳ, mà cũng chưa có giáo viên. Ty Tiểu học BD phải cử xuống một số Thầy để chăm nom học sinh. Đến năm đệ lục mới bắt đầu có một số Thầy Cô được cử về từ Sài Gòn, hầu hết là sinh viên Đại học sắp ra trường. Thế nên vịêc học trong năm đầu tiên chịu nhiều thiệt thòi hơn những khoá về sau.

Được vài năm, có thêm một ngôi trường trung học nữa ra đời: trường trung học THĐ nữ. Tiền thân của cơ sở này là trường Bá Nghệ ở Búng, cách trường Nam gần 2 cây số, là nơi dành cho học sinh di cư từ miền Bắc sau 54. Được một thời gian, thì có nhiều than phiền của cư dân quanh khu vực về tình hình quậy phá vườn cây ăn trái của học sinh. Thầy Di nhân cơ hội đó liền vận động để tiếp thu luôn cơ sở này để thành lập trường THĐ nữ. Như vậy từ 1958, trường THĐ bao gồm hai cơ sở, trường Nam và trừơng Nữ. Thời điểm này các trường trung học lớn ở vài tỉnh khác cũng bắt đầu tách đôi thành hai trường nam và nữ như Nguyễn Đình Chiểu và Lê Ngọc Hân ở Mỹ Tho, Phan Thanh Giản và Đòan Thị Điểm ở Cần Thơ. Riêng tại Bình Dương, hai trường nam và nữ cùng mang chung một tên, và là một trường duy nhất, nhưng phải chịu cảnh “một kiểng hai quê”. Nói là riêng nhưng lại cũng có lúc chung, tình bạn bè do vậy tuy xa mà gần, tuy gần mà cũng xa. Cảnh xa gần ấy đã lưu lại nhiều việc đáng nhớ, đáng kể về sau.

Ngôi trường Nữ nằm ở vùng khá heo hút (cách đường quốc lộ cả cây số ) nên tình hình an ninh vào những năm về sau không đựơc tốt lắm. Chiến sự thỉnh thỏang lại nổ ra trên mấy cánh đồng xung quanh trường, việc học nhiều khi bị gián đọan, đứng trên lầu có thể nhìn thấy cảnh đánh nhau bên ngòai. Giáo viên e ngại không dám đến trường, nhất là vào những lúc căng thẳng như năm Mậu Thân. Những lý do đó khiến có lúc trường phải tạm ngưng hoạt động, học sinh nữ dời qua trường nam học tạm một thời gian tại phòng thí nghiệm trong khi chờ đợi vãng hồi an ninh.
Nhà văn Bình Nguyên Lộc có viết một truyện ngắn nhan đề là Diễm Phượng, mô tả quang cảnh thôn dã nhưng rất thơ mộng của ngôi trường này vào những năm đó, có lẽ để riêng tặng cô con gái của ông là Tô Mỹ Hạnh khi cô dạy học tại đây. Trong lá thư cho một nữ sinh tên Nga của cô, nay vẫn còn được giữ gìn cẩn thận, cô viết : “Nếu một ngày nào đó, tôi phải du học ở phương xa, xa gia đình, xa quê hương, xa các em học sinh thương mến, thì ngày ấy hình ảnh câu chuyện hôm nay sẽ là một hình ảnh vĩ đại nhất trong vùng dĩ vãng vàng son của tôi lucù tôi còn sống ở lớp đệ Ngũ A2, trường Nữ Trịnh Hoài Đức này…”. Giờ đây đang định cư ở nước ngoài, đọc lại những dòng này, chắc lòng cô cũng khó ngăn nỗi chút xao xuyến, bâng khuâng…

 
Cô Tô Mỹ Hạnh và học sinh Nguyễn Thị Nga

Để được học tại trường, học sinh tốt nghiệp tiểu học phải qua một kỳ thi tuyển tổ chức mỗi năm một lần. Học sinh khoá đầu đến từ Củ Chi, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Lái Thiêu, Thị Xã… phải thi tại trường Tiểu Học Nam Châu Thành, Giám thị coi thi có thầy Trần Đình Sĩ (sinh năm 1934, khi ấy đang dạy tại Dầu Tiếng) và một số vị khác. Về sau do số lượng thí sinh tăng cao, phải mượn cơ sở ở nhiều nơi mới đủ phòng.Việc thi cử tổ chức đơn giản nhưng tuyệt đối nghiêm túc, hoàn toàn chưa có chút tai tiếng nào. Tính trung bình, thời đó cứ 100 học sinh học xong tiểu học thì chỉ có độ gần 50 được vào trung học công lập. Số đó lại chia làm hai, một phần vào trường trung học An Mỹ, số còn lại, thường là ưu tú hơn, mới được vào THĐ.

Năm đầu trung học gọi là đệ thất, rồi đệ lục…lên dần đến đệ nhị, đệ nhất. Trung học chia làm 2 giai đọan, từ đệ thất đến đệ tứ gọi là “Trung học đệ nhất cấp”, từ đệ tam đến đệ nhất gọi là: “Trung học đệ nhị cấp”. Danh xưng này thóat thai từ danh từ của Pháp “premier cycle” và “second cycle”.

Năm học 1959-1960, trường xây thêm bốn phòng học nữa, 2 trệt, 2 lầu nối dài thêm dãy phòng cũ. Niên khoá này trường bắt đầu có lớp Đệ Tam (lớp 10 hiện nay). Từ lớp này học sinh phải lựa chọn ban học. Ban A là ban Vạn Vật, ban B là
Toán. Học sinh lựa chọn ban Toán ít hơn ban Vạn Vật, nhất là nữ thì lại càng hiếm. Do vậy trường có 2 lớp ban A mà chỉ 1 ban B. Học sinh nữ chọn ban B phải qua học tại trường Nam.

“Cô nào muốn học các lớp chuyên Tóan và Lý thì phải qua trường Nam THĐ học chung các lớp ban B với các nam sinh. Nếu tôi nhớ không lầm, thì từ lúc bắt đầu lớp Đệ tam B, tôi đã thấy có Tứ Cô Nương: Hường, Hải, Ngầm, và Muối từ bên trường Nữ qua học. Mấy cô nầy gan thật! Hoa lạc giữa rừng gươm mà sau ba năm dồi mài kinh sử, hoa vẫn tươi rói, còn gươm thì cây sức cán, cây gãy gọng hết trơn rồi, thật là nữ nhi chi chí!” (Quê cũ trường xưa, Nguyễn Văn Diệp)

Khi đã thành lập lớp Đệ Tam rồi thì hàng năm trường cũng tổ chức một kỳ thi dành cho học sinh các trường tư, những ngừơi có năng lực tốt đủ sức vượt qua đợt khảo thí sẽ được chuyển vào thành học sinh của trường. Điều này giúp nhà trường quy tụ được nhiều học sinh giỏi và khá.
Đến niên khóa 1969-1970, tên gọi các lớp có sự thay đổi (căn cứ nghị định ngày 20-12-1969), lớp đầu tiên ở bậc tiểu học là lớp một, lớp đầu của trung học gọi là lớp sáu, cứ thế tuần tự đến lớp 12 là năm cuốâi ở trung học. Đến năm 1972 thì kỳ thi Tú tài I đựơc bãi bỏ, từ đây học sinh lớp 11 và 12 không phải buồn rầu than thở cho cảnh biệt ly kẻ lên lớp người ở lại rất áo não như những khóa đàn anh đàn chị.

Từ 1973-1974, học sinh không còn phải trải qua nhiều kỳ thi chuyển cấp mà có thể học một lèo từ lớp một đến lớp mười hai mới thi tốt nghiệp để lấy văn bằng Tú tài Phổ thông. Kỳ thi năm đó cũng bắt đầu áp dụng lối thi trắc nghiệm, làm hoang mang cho không ít người vì sự mới mẻ của nó. Xin nhắc thêm, thời trước, khi thi học sinh phải đối phó với hai phần vừa viết vừa vấn đáp, nhưng đến niên khóa 1966-1967 thì bãi bỏ hẳn phần vấn đáp. Như vậy việc thi cử ngày càng đựơc cải tiến nhẹ nhàng hơn để tránh bớt áp lực cho học sinh. Bù lại, các nam sinh phải lo học ráo riết hơn để mong thóat tình trạng thi rớt sẽ bị vướng vào đời lính tráng.

Để có thể điều hành quản lý hiệu quả cả hai cơ sở, tổ chức của trường THĐ gồm có một Hiệu trưởng, một Giám học, hai phụ tá Giám học quản lý vịêc dạy và học; một Tổng giám thị, và hai phụ tá chịu trách nhiệm quản lý nề nếp, kỷ luật của học sinh. Trong các vị này thì ông Tổng giám thị đựơc học sinh nhớ đến nhiều nhất, chắc vì khuôn mặt các vị này lúc nào trong cũng “ngầu” rất dễ sợ hay dấu ấn những lần bị phạt ê ẩm khó quên.Ngoài ra có Hội Phụ Huynh Học Sinh gồm các ông hội viên danh dự, hội viên ân nghĩa, hội viên tán trợ, hội viên họat động…Hội cộng tác với nhà trường để vận động xây dựng phòng ốc, cấp học bổng và chăm sóc cho học sinh đựơc chu đáo hơn. Trường còn có Ban Đại Diện Học Sinh chuyên lo các phong trào văn thể mỹ. Thành viên ban này do học sinh tự ứng cử và do toàn thể học sinh bình bầu vào mỗi đầu niên học, những lần vận động tranh cử cũng là những dịp náo nhiệt và rất vui.

Người làm Giám học lâu năm nhất là Thầy Phạm Ngọc Em, từ những năm đầu lúc trường vừa hoạt động đến 1975 mới thôi (đã mãn phần). Hai Phụ tá Giám học, một là Thầy Nguyễn Văn Phúc (năm 1969-1971), trường nam; hai là cô Trần Thị Hương, trường Nữ. Với chức danh là Phụ tá Giám học, nhưng cô Hương trong thực tế là lãnh đạo trực tiếp của trường Nữ và cô đã chứng minh năng lực quản lý đáng khâm phục của Cô trong vai trò này. Từng giữ chức Tổng Giám Thị có các Thầy: Tăng Văn Chương, Ngô Thành Tươi, Nguyễn Văn Đô, Nguyễn Văn Phúc, và người cuối cùng là Nguyễn Long Vân. Giám thị có các Thầy: Phu (đã mãn phần), Bảy, Nguyễn Văn Viện, Hồ Văn Hoàng, Tôn Thất Đường, Lai Văn Chính, Nguyễn Văn Hiệp… Ngoài ra còn có một giáo sư đảm trách Chương trình Phát Triển Sinh Hoạt học đường là thầy Nguyễn Trọng Nhượng (đã mãn phần).

Học sinh phải mặc đồng phục, nam sinh áo trắng “bỏ vô thùng”, quần tây màu xanh dương; nữ sinh áo dài trắng, quần trắng và tất cả đều phải đeo phù hiệu. Những ngày lễ đi diễu hành nam sinh mặc áo trắng, quần tây trắng, dây nịt trắng, giày trắng, đầu đội bê rê xanh có gắn huy hiệu. Nữ sinh dịp này mặc áo dài màu xanh nước biển, nhưng những năm về sau thì mặc áo dài trắng như thường ngày.Những năm đầu hầu hết các cô đều đội nón lá, mang guốc. Sau, nón và dép có đa dạng hơn, tuy nhiên những chiếc nón lá vẫn là hình ảnh tiêu biểu nhất, nên thơ nhất.

Bấm vào đây để đọc phần tiếp theo