Trường Xưa Trong Trí Nhớ
Hoàng Anh
TRƯỜNG
TRUNG HỌC TRỊNH HOÀI ĐỨC
BÌNH DƯƠNG (1955-1975)
Phần 1
Lời ngõ
Trường trung học Trịnh Hoài Đức là trường trung học đầu
tiên và lớn nhất, danh tiếng nhất của tỉnh Bình
Dương. Tiếc rằng cho đến hôm nay chưa có tác phẩm
nào viết chính xác và đầy đủ về quá
trình hoạt động của ngôi trường này. Thế nên
giờ đây những ai muốn tìm hiểu về ngôi trường THD
của hai mươi năm trước đành thất vọng không biết
tìm đâu.
Tư liệu đã không có, nhân chứng sống, tức
những ngừơi đã từng có thời kỳ dạy hoặc học tại đây
thì đều ở vào cảnh: “Ngày xưa tôi
không chịu ghi, và ngày nay tôi không
nhớ hết”. Vã lại, những lo toan bộn bề của đời sống hiện tại
dường như đang cuốn trôi mọi người về những phương hướng
khác, chuyện cũ, giờ có mấy ai còn thì giờ
nghĩ đến.
Thế nên, thời gian càng trôi đi, thì
hình ảnh của ngôi trường ngày xưa càng
chìm dần vào đại dương của dĩ vãng và sự
lãng quên. Sẽ là điều đáng tiếc nuối nếu một
ngày không lâu nữa, tất cả những gì về
ngôi trường sẽ chỉ là một khoảng hư không. Nhớ đến
trường, người ta chỉ còn nhớ đến mỗi cái tên.
Chúng tôi cố gắng lưu giữ lại chút hình ảnh
ấy, tuy muộn nhưng, như người ta thường nói, vẫn tốt hơn
không.
Để thực hiện điều này, chúng tôi cố gắng sưu tầm,
ghi chép, lượm lặt từ mọi nơi, mọi nguồn có thể, như
người ta đi lượm từng miếng miểng sành, hy vọng có thể
lắp ráp thành một bức tranh. Cặm cụi làm
vịêc suốt hơn một năm qua, có vui, có buồn, cuối
cùng may mắn là chúng tôi cũng đã
có thể hoàn thành được công trình của
mình, tuy còn nhiều thiếu sót, đơn sơ. Đặt
tên tác phẩm là “Trường xưa trong trí nhớ”,
lấy theo tựa đề một bài viết của Thầy Nguyễn Mạnh Cẩm,
chúng tôi cho là phù hợp hơn hết với tập
bút ký này, nhất là với cách thu
thập tư liệu trong quá trình sáng tác, rất
công phu nhưng thiếu tính khoa học, chính
xác; có khuynh hướng thiên về cảm tính, của
người kể và cả người viết.
Đọc tác phẩm này, cảm nhận và đánh
giá của mọi người chắc chắn sẽ khác nhau, chuyện dĩ
nhiên phải là thế. Nhất là do hoàn cảnh đặc
biệt của
đất nước ta, mọi người hầu như không bao giờ có thể
có một cái nhìn chung, cho bất cứ vấn đề
gì.
Điều mà chúng tôi muốn nói, đây chỉ
là bước khởi đầu, có tính cách gợi
ý. Khi chưa ai làm, chúng tôi xung phong
làm trứơc, chấp nhận rủi ro. Tác phẩm này muốn
hoàn hảo, hay gần hoàn hảo, nhất thiết phải là
công trình chung của nhiều người. Bởi không một ai
có thể biết hết mọi điều, quan trọng hơn, càng
không thể nói thay tiếng nói, tâm
tình, kỷ niệm của hai mươi thế hệ đã trải qua nơi
đây.
Tác phẩm chỉ giới hạn trong thời gian hai mươi năm, đơn giản
vì đó là khoảng thời gian có nguy cơ
không phục hồi được, khi những người của thời ấy, nay đã
vào lứa tuổi U 80, 70 và những người trẻ nhất, nay cũng
đã trạc ngũ tuần, chẳng may rũ áo ra đi. Sau 75, THĐ bước
vào một thời kỳ mới, mọi chuyện vẫn còn nóng hổi.
Lịch sử của giai đoạn này, hy vọng sẽ được thế hệ hôm nay
viết tiếp, vẻ vang hơn, huy hoàng hơn.
Trước khi kết lời, chúng tôi xin được phép
chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
sự nhiệt tình cộng tác, giúp đở, và chỉ dẩn
rất quý báo của các Thầy Nguyễn Trung Thu, Thầy
Nguyễn Văn Phúc, Thầy Từ Văn Nhung, Cô Phạm Thị Bé…
và một số thân hữu đã giúp chúng
tôi có thể hoàn thành đựơc tác phẩm
này.
Trong khi chờ đợi có trong tay một tác phẩm như ý
muốn, quý vị có thể lần giở các trang viết
này, biết đâu vẫn có thể tìm gặp lại
chút bóng dáng của kỷ niệm. Xin lưu ý rằng
do đang trong qúa trình soạn thảo, tác phẩm sẽ
thường xuyên được bổ sung, chỉnh sửa. Rất mong nhận được sự
góp sức của tất cả mọi ngừoi để tác phẩm tránh
đựơc nhiều sai sót hơn.
Xin trân trọng!
Hoàng Anh (28-04-09)
0903 328207
email: khoanguyenchuong2006@yahoo.com
TƯỢNG DANH NHÂN TRỊNH HOÀI ĐỨC
Bấm vào đây để đọc
phần tiếp theo