Ẩm Thực
Bình
Dương
BÚN TRONG ẨM THỰC BÌNH DƯƠNG
NGUYỄN HIẾU HỌC
Mỗi quốc gia thường có món ăn riêng tiêu biểu
cho
dân tộc mình. Chẳng hạn như món mì spagetti
của
người Ý; món bánh bao của người Trung Hoa;
món
bò Hóc ( Pro – hok ) của người Khơ me (1). Cũng vậy, phở
được
xem là món ăn tiêu biểu cho người Việt, thế nhưng
phở
chỉ mới hình thành ở nước ta mới gần một trăm năm.
Tên
phở cũng được giải thích là âm Tiếng Việt có
bà
con xa gần với tên “ ngầu nhục phấn”, một món ăn của người
Hoa
Nam. Đến như món hủ tiếu quen thuộc xuất hiện sớm hơn món
phở,
cũng mới được Việt hóa trên dưới ba trăm năm nay.
Món
ăn nầy cũng theo người Trung Quốc đến định cư ở phần đất phía
Nam
Việt Nam, nên nó chỉ phát triển và tồn tại
trong
phạm vi vùng đất Nam Bộ. Nên biết tên “ hủ tiếu”
âm
Việt đọc theo giọng Triều Châu “ quê tíu” của từ
Hán
Việt “ quả điều” mà ra (2) ( từ điển chính tả của
Hòang
Phê viết là: “ hủ tiếu” ).
Duy chỉ có “ BÚN”, có thể nói là
món
ăn đặc biệt phổ biến và lâu đời nhất của người Việt kể từ
khi
họ biết làm ra cối xay bột gạo. Theo sự phân
tích
của giáo sư Trần Văn Khê về những nét chính
trong
ẩm thực giữa người Việt với người Hoa, ông đã khái
quát
được một trong các đặc điểm khác biệt cơ bản đó
như
sau: Thức ăn của người Việt chủ yếu làm từ bột gạo, còn
thức
ăn người Hoa làm bằng bột mì. Món bún
của
người Việt Nam là minh chứng khá rõ nét cho
nhận
định nói trên.
So với phở, hủ tiếu… bún đã xuất hiện từ rất lâu
và
đến nay vẫn là một trong các thực phẩm cơ bản nhất của
người
Việt được làm từ gạo tẻ. Với người Việt, ăn bún cũng như
ăn
cơm. Trong một số trường hợp, thức ăn bún được chế biến sẵn
còn
tiện dụng hơn cơm hoặc cơm không thể thay thế được cho
bún.
Bún có thể ăn chung với nhiều món xào,
nướng,
canh, nước lèo hoặc với những thực phẩm lúc
nào
cũng có sẵn như mắm, tương, nước chấm …Bún cũng là
món
không thể thiếu dùng để ăn kèm theo với món
cari
– cari bún và các thứ lẩu – lẩu đặc sản, lẩu thập
cẩm
ăn với bún.
Vì thế bún là thức ăn rất thông dụng
và
đa dụng được xếp vào ngang với họ hàng các
loại
bánh, vốn vô cùng phong phú đa dạng trong
thực
phẩm Việt Nam (3): “ Bún bánh chỗ nào không
có.
Gà chó làng nào chẳng nuôi” (ca dao).
Tùy theo thổ sản, nguyên liệu, cũng như khẩu vị, tập
quán
ẩm thực từng vùng, từ món bún căn bản này
người
ta có thể chế biến ra nhiều món ăn từ bình
dân
đơn giản đến sang trọng cầu kỳ. Chỉ kể riêng một vài thứ
bún
tiêu biểu của ba miền đất nước đã cho thấy sự đa dạng,
phong
phú của món bún. Chẳng hạn miền Bắc có
món
bún riêu; bún thang; miền Trung có
bún
bò, bún thịt nướng; miền Nam có bún chả
giò,
bún mắm …
Từ chén bún ăn với nước mắm nước tương tỏi ớt, hoặc phi
hành
mỡ đến những tô bún ăn với các loại nhân
khô
xào nướng hoặc với nước lèo, canh tiềm từ thịt cá,
gia
cầm hải sản … Có biết bao món ăn đủ mùi vị, phong
cách
được chế biến từ bún. Đó là chưa kể những
món
bún không thể thiếu trong mâm giỗ, đặc biệt
là
mâm giỗ ở phía Nam. Chẳng hạn như ở vùng Thủ Dầu
Một
- Bình Dương, trong mâm giỗ thường có món
bún
ăn với với cari nấu với đủ loại thịt, bún mắm xắc, mắm
Thái,
hoặc bún bì cuốn với bánh tráng xắt
thành
khoanh xếp để trên đĩa. Và từ khi món lẩu đủ thể
lọai
trở nên phổ biến trong tiệc tùng quán nhậu,
bún
càng thêm đắc dụng.
Có lẽ sự hình thành và phát triển
của
món bún luôn gắn liền với sự giao lưu
và
phát triển ẩm thực nói chung của cả nước. Từ hạt gạo được
nấu
thành cơm và từ bột gạo làm ra các loại
bánh,
bún là một bước tiến lớn. Đối với đất kinh kỳ Thăng Long
Hà
Nội, được xem như cái nôi chung của văn hóa
dân
tộc, trong đó có văn hóa ẩm thực, đã chế
biến
ra bao nhiêu thứ bún ngon, nổi tiếng được nhắc đến từ
lâu
như bún riêu, bún bung, bún mộc, bún
ốc,
bún thang, bún chả … Và chẳng biết món
bún
chả ngon đến như thế nào mà đã khiến cho
nhà
văn Thạch Lam, tác giả “ Hà Nội 36 phố phường” phải
hết
lời tán thưởng:
“ Ai là người nghĩ ra món bún chả
? Người đó được ta biết ơn, kính trọng ngang hay
là
hơn với người tạo ra một tác phẩm văn chương”. Roià
ông
thừa nhận “ Quà bún chả có nhiều cái quyến
rũ
đáng gọi là mê hồn, nếu không là
mê
bụng” (4).
Việc so sánh công lao người đầu tiên làm ra
món
bún chả được so sánh “ ngang hay hơn” người sáng
tạo
ra tác phẩm văn chương của Thạch Lam, khiến chúng ta
liên
tưởng đến các cảm nhận độc đáo về sức mạnh “ văn
hóa
phở” của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông từng ví von
món
ăn đặc sản của nước ta, như là tiếng nói, hơn thế
là
tiếng hát của văn hóa “ Tiếng hát yêu đời
của
tất cả tấm lòng người Việt Nam chân chính
bình
dị”.
Trên đây là lời tán dương tiêu biểu,
tôn
vinh giá trị, sức mạnh của văn hóa – văn hóa ẩm
thực,
cụ thể đến từ hai món ăn của dân tộc: bún truyền
thống
và phở tiêu biểu.
Đồng cảm với nhận định về ẩm thực từ gốc độ văn hóa nói
trên,
chúng ta dễ dàng chia sẻ cái cảm xúc mạnh
mẽ
khi hai nhà văn vừa kể đã nồng nhiệt nói về hai
món
ăn ngon ở Hà Nội: bún thang và phở Bắc. Đồng thời,
cũng
từ đấy làm phát sinh một cảm nhận có thể là
chủ
quan nhưng không có thể nói là thiếu cơ sỡ.
Chúng
ta tin rằng, các tô bún độc đáo như tô
bún
bì chả, thịt nướng, nem nướng miền Đông hoặc tô
bún
mắm, “ bún và rau” ở miền Tây Nam Bộ, rồi sẽ
có
một vị trí không thua kém với các món
ăn
nổi tiếng hàng đầu trong gia đình bún phở Việt
Nam.
Chắc rằng danh sách các món ăn ngon từ bún
được
vinh danh trong ẩm thực nước ta sẽ còn được nối dài nếu
cái
đặc sắc, độc đáo của những đặc sản này được tìm
hiểu,
giới thiệu một cách đầy đủ, và rộng rãi hơn.
Chẳng hạn, một thực khách gốc miền Đông nói về
món
bún mắm đặc sản của miền Tây Nam bộ dưới đây sẽ
làm
giàu thêm vốn hiểu biết của chúng ta về sự phong
phú
ẩm thực của đất nước:” Món nầy xuất xứ từ đất chùa
Tháp
( Nam Vang ) được người Miên ở Trà Vinh phổ biến, qua tay
người
Việt thì có cải tiến thêm thắt đôi
chút,
phù hợp với khẩu vị người mình. Nhưng để ngon và
gây
ấn tượng ăn một lần phải nhớ, thì nhất thiết phải có
chút
chất … bò hóc trong đó (…) Cũng như bún
bò
Huế nếu không có chút miếng mắm ruốc thì như
không
phải là bún Huế” (6). Nhắc đến cái phần chủ yếu
làm
nên món bún mắm vị thực khách trên
nói
rõ thêm: “ Mắm để nấu nước lèo ở đây mua
đúng
từ Châu Đốc, mà phải là loại cá trèn
ủ
hơi “ non” một chút thì mắm có hơi mùi
nặng,
dân làm mắm gọi là “mắm trở”, giống như hột vịt
ung,
như thế mới được cái vị ung” (6).
Ngay như các món bún ngon lâu đời của miền
Bắc
đã được nghe nhắc đến nhưng chưa hẵn chúng ta đã
biết
hết. Chẳng hạn, phần đông người miền Nam đã có dịp
thưởng
thức hoặc ít ra cũng nghe đến các món bún
vốn
nổi tiếng như các loại bún riêu, bún ốc,
bún
mộc, bún chả … Nhưng không hẳn ai cũng biết rõ thế
nào
thế nào là món “ bún bung” và tại
sao
gọi là “ bún thang”. Khi có dịp ăn thử hoặc
tìm
hiểu cặn kẽ mới biết bún bung là thứ búng sườn heo
nấu
nhừ ăn với cộng dọc mùng ( mà miền Nam gọi là bạc
hà
) được tước và ngâm kỹ với nước muối. Cộng dọc mùng
trắng
nõn khi ăn nghe giòn. Cũng nên nhớ bún bung
phải
ăn nóng như hầu hết các thứ bún ăn với nước
lèo
khác. Còn từ “ thang” trong bún thang của miền Bắc
nghĩa
đen là canh, tức là bún ăn với nước chan.
Hãy
nghe một tác giả viết về ẩm thực, mô tả tô
bún
thang: “ Trên mặt bún là giò, trứng
tráng,
thịt thăng, ruốc tôm, tất cả đều được thái chỉ, giũ cho
tung
ra, kèm theo nhiều gia vị, nhất là mắm tôm
và
phải ăn nóng. Cà cuống là cái duyên
riêng
không thể thiếu được” (7).
Tác giả trên cũng đồng tình về các đặc điểm
chung
nhất về thức ăn từ bún, khi ông nói về tính
đa
dạng sự tiện lợi và thông dụng của món bún:
“
Aên bún lúc nào chả được. Bún hợp với
nhiều
nguời, nhiều khẩu vị. Nó giống như một sân khấu tạp kỹ,
có
nhiều hấp dẫn với nhiều lứa tuổi và sỡ thích thị yếu
khác
nhau. Nó không giống như đặc sản kiêu sa hoặc
bình
dân khác ( sđđ ).
Làm bún là một nghề chế biến rất cổ xưa của
nhân
dân ta. Cũng như đa số ngành nghề truyền thống
khác,
nghề làm bún thường tập trung thành phường,
thành
xóm và sản phẩm bún thường được bán nhiều ở
các
chợ đầu mối quanh vùng. Vì thế nhiều địa phương thường
có
các địa danh quen thuộc như : xóm bún, chợ
bún,
phố bún, ngã ba, ngả tư lò bún. Ngay như ở
Hà
Nội cũng có phố Hàng Bún. Ở Thủ Dầu Một,
riêng
nghề làm bún ở vùng Dĩ An, Lái Thiêu,
ít
nhất cũng có ba cái tên liên quan tới
món
bún, nghề bún.
Trước hết là khu phố Nhị Đồng – Dĩ An là một trong những
nơi
tập trung nhiều lò làm bún khá xưa
và
nổi tiếng trong vùng, hiện nay vẫn còn giữ được chất
lượng
bún ngon và có sản lượng ổn định. Hằng ngày
có
đến hàng chục tấn bún được sản xuất từ năm sáu
lò
bún tại đây.
Từ lâu tiếng tăm của lò bún địa phương đã
được nhiều người biết đến và đã đi vào một
sáng
tác ca cổ thời danh ở phía Nam. Đó là
bài
ca “ Gánh bún Dĩ An” do tác giả Văn Giai
sáng
tác, nghệ sĩ Văn Hường trình bày và nhạc sĩ
Văn
Vĩ đệm đàn. Chắc hẳn sáng tác nầy lấy cảm hứng từ
sảm
phẩm bún và người bán bún của đất Dĩ An.
Nhất
là hình ảnh của người phụ nữ tảo tần kiên nhẫn
có
tên là ( bà Bảy ) qua nhiều năm thảng ngày
ngày
mang từng gánh bún dong duỗi theo xe lam từ Dĩ An
đến
bán cho thực khách chợ Bà Chiểu, Gia Định.
Có
thể xem bà là một trong những con người vô danh
bình
dị đã thầm lặng góp phần nhỏ bé của mình
mang
cái ngon cái đẹp đến cho đời.
Sau hết, cái tên chợ Bún, hay chợ Búng ở thị
trấn
An Thạnh vùng Lái Thiêu – Bình Dương cũng
đã
gây không ít bối rối, bận tâm cho du
khách
cũng như những người tìm hiểu cái địa danh nôm na “
bún”
hay “ búng” của vùng đất này. Nhiều người cho rằng
vì
ngôi chợ ở gần một cái “ búng” nước xoáy (
tương
tự như cái đầm, cái vũng ) nên mới gọi tên
là
“ chợ Búng”(5). Nhưng vẫn có người cho rằng trước
đây
có nhiều lò bún và ngôi chợ có
bán
nhiều bún nên đúng ra phải gọi là chợ
bún.
Được biết trong sách “ Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ”,
tác
giả Bùi Đức Tịnh, người tán đồng quan điểm thứ hai,
đã
giải thích trường hợp tên chợ được đặt tên “ theo
họat
động hàng mua bán nhiều nhất (…) như chợ gạo ở Tiền
Giang,
chợ Búng ( đáng lý là Bún ) trong
tỉnh
Sông Bé”.
Ta có thể không đồng tình với cách giải
thích
thứ hai vừa kể, nhưng khó mà phủ nhận chợ Búng
trước
đây từng nổi tiếng về loại bún ngon và quanh
vùng
nầy còn khá nhiều lò bún.
Được biết, ở thủ Dầu Một xưa và Bình Dương nay nghề
làm
bún vẫn không ngừng phát triển. Hầu hết các
huyện
thị, thị trấn đều có lò làm bún, nhiều điểm
bán
bún. Nhất là hiện nay có khá nhiều tiệm,
quán
bán các thức ăn chế biến từ bún trên khắp
các
tụ điểm dân cư trong tỉnh.
Như đã nói ở trên, một trong những địa điểm
có
nghề làm bún lâu đời và hiện nay vẫn giữ
được
uy tín thương hiệu của mình, đó là khu phố
Nhị
Đồng ở thị trấn Dĩ An. Hiện ở đây có năm sáu
lò
bún, hầu hết làm nghề của ông cha truyền lại gần
100
năm, chẳng hạn như: lò ông Ba, lò chú Lớn,
lò
Uùt Hồng… Trong số đó tiêu biểu là lò
bún
của cô Ngọc Anh. Cô đã tiếp nhận ghề làm
bún
này từ người cha là ông Nguyễn Văn Ba ( sinh 1925 )
và
ông Ba cũng đã nối nghiệp cha mình là
ông
Nguyễn Văn Tòan. Ông Toàn sinh năm 1900, là
người
đầu tiên lập ra lò bún vào khoảng trước năm
1930.
Nói về cách làm bún, ông Ba cho biết
trước
đây các công đoạn đều làm bằng tay, giờ
đây
hầu như đều sử dụng máy móc. Cho nên số công
nhân
không cần nhiều mà sản lượng vẫn cao, thời gian thao
tác
được rút ngắn, chất lượng bún khá ổn định.
Riêng
lò bún Ngọc Anh có thể sản xuất trung bình
mỗi
ngày vài tấn, vào ngày lễ, ngày cuối
tuần
sản lượng bún có thể tăng lên gần gắp đôi.
Cũng
như phần lớn các lò bún ở đây, lò
bún
Ngọc Anh thường sản xuất ra 3 loại bún theo kích cỡ sợi
bún:
Loại bún lớn cung cấp cho các tiệm bún bò
Huế.
Chẳng hạn tiệm bún bò Huế bà giáo
Toàn
khá nổi tiếng mấy chục năm nay ở ven xa lộ Biên
Hòa,
cũng là khách hàng thường xuyên mua loại
bún
tại lò Ngọc Anh. Lọai thứ hai sợi bún nhỏ hơn dành
cho
bún riêu và loại trung bình vẫn thường được
bày
bán ở chợ như ta vẫn thường thấy.
Hỏi về đặc điểm, bí quyết trong nghề làm bún, hầu
hết
các chủ lò cho biết gần giống nhau. Dù làm
thủ
công hay máy móc bí quyết thành
công
của nghề làm bún tùy thuộc ở các điểm
chính
yếu sau đây:
Đó là kinh nghiệm biết lựa chọn nguyên liệu gạo đặc
sản
thích hợp tùy nơi, tùy mùa kể cả những phụ
gia
làm cho sợi bún trắng, dai, lâu hư và trước
hết
phải thơm ngon. Đặc biệt phải tuân thủ đúng qui
trình,
công đoạn kỹ thuật chế biến từ hạt gạo thành sợi
bún.
Trong qui trình đó phải chú trọng tới công
đoạn
vo, ngâm, xay gạo, bòng bột, đánh trộn và
ép
bột kể cả kỹ thuật xây lò, đun lửa để luộc chín
bún.
Khi hòan tất công việc làm bột, bột ấy được bỏ
vào
khuôn ép có đục nhiều lỗ, ép thành
sợi
chảy vào nước sôi vừa độ làm chín sợi
bún.
Bún được vớt ra thả vào nước lạnh làm nguội. Sau
cùng
lấy bún ra bắt thành từng vắt để lên
líp
cho ráo nước, kể như có được bún thương phẩm.
Một điểm quan trọng khác để đảm bảo chất lượng bún;
các
chủ lò ở đây cho biết không bao giờ dùng lại
phần
bún thừa để tái chế ra bún mới. Nhờ vậy bún
Dĩ
An luôn giữ được tín nhiệm của khách hàng,
sợi
bún làm ra luôn trắng dẽo thơm ngon và
có
thể sử dụng trong thời gian khá lâu đến vài
hôm
mà không bị thiêu, hư …
Riêng các cụm lò khu phố Nhị Đồng, Ngã ba
Cây
Lơn gần trên dưới chục lò đã sản xuất hàng
mấy
chục tấn bún một ngày, cung ứng cho nhu cầu ở địa phương
và
các vùng lân cận như Biên Hòa, Thủ
Đức…
Một trong các yếu tố góp phần làm nên sự ổn
định
của nghề làm bún ở đây là hầu hết các
chủ
lò đã giải quyết tốt những vấn đề vệ sinh trong sản xuất
thực
phẩm này cũng như xử lý nước thải, đảm bảo được
khâu
vệ sinh môi trường.
Trước đây bún là thức ăn no để thay cơm vì
dễ
ăn, lại rẻ tiền, nhất là đối vơiù phần đông
nông
dân lao động. Ngày nay từ bún truyền thống, người
ta
chế biến ra nhiều thứ ăn vừa no vừa ngon, thậm chí có
món
được xếp vào thứ ăn chơi cầu kỳ sang trọng…
Riêng ở Thủ Dầu Một, tuy nghề bún đã phát
triển
khá lâu, sản lượng bún không phải là
nhỏ,
nhưng tại đây không có nhiều món bún
thật
nổi tiếng. Nhất là loại bún ăn với nước chan, nước
lèo
như ở miền Bắc, miền Trung hoặc cả miền Tây Nam Bộ. Tuy có
nhiều
tên bún, loại bún được chế biến từ bún tươi
nhưng
nói chung chỉ gồm hai thứ bún chính. Đó
là
loại bún ăn với nhưn (không có nước ) và
bún
chan nước. Hầu hết các thứ bún ngon của Thủ Dầu Một đều
có
nhưn khô, nhưn đặc như bún thịt nướng, bún
bì,
bún chả, bún nem, bún mắm thái, mắm xắc
thịt
luộc, bún mắm xé … Đặc biệt các loại bún
trên
đều ăn với nước chấm được pha chế công phu từ nước mắm. Ngay như
món
đặc sản bánh bèo bì của Bình Dương cũng ăn
với
loại nước mắm pha chế rất ngon nầy. Có lẽ do đó, nghệ
thuật
làm nước mắm ở đây khá chuẩn mực và rất nổi
tiếng
trong giới ẩm thực như thể để bù vào chổ thiếu vắng nồi
nước
lèo ngon nấu từ thịt cá hải sản của miền Bắc, miền Trung
hay
nồi nước chan “ mắm và rau” khá độc đáo của miền
Tây
Nam Bộ. Người ta dễ dàng tìm thấy những tô
bún
ngon không dùng nước lèo ở nhiều nơi tại
Bình
Dương, chẳng hạn như tô bún thịt nướng ở tiệm Ngọc Hương;
tô
bún bì, bún nem ở tiệm Mỹ Liên ( chợ
Búng
) và nhiều tiệm khác ở chợ Thủ Dầu Một, chợ Lái
Thiêu…
Riêng món thịt nướng là món ăn khá
phổ
biến và được nhiều người ưa thích ở đây. Nếu chịu
khó
có thể tự làm món nầy cho bữa ăn hoặc chiêu
đãi
tại gia đình. Một người sành món thịt nướng
đã
cho biết sơ lược cách làm như sau: thịt nạt lưng 500 gam
xắt
lát mỏng được ướp chung các thứ như hành tỏi, nước
màu
dừa, tiêu ( ½ muỗng cà phê ), đường ( 3 muỗng
),
bột ngọt ( 2 muỗng), nước mắm ngon ( 1 muỗng ), để 30 phút để
thấm
các gia vị vào thịt.
Rau sống, xà lách, giá rửa sạch, dưa chuột xắt
nhỏ.
Cà rốt, củ cải trắng: tỉa hoa, ngâm dấm và đường.
Đậu
phộng rang vàng, ớt bầm nhuyễn bỏ hột. Cách làm
nước
mắm chanh, ớt tỏi như sau: nước vừa nấu sôi, cho nước mắm
vào,
nêm đường, bột ngọt cho vừa ăn để nguội. Chanh gọt vỏ,
tách
thành múi rời. Cho đồ chua và chanh vào
nước
mắm, thêm tỏi ớt vào khi dùng.
Ghim thịt đã ướp vào cây nướng thịt, nướng lửa than
riu
riu cho thịt nướng vàng đều, lấy ra thoa mỡ hành cho thịt
được
ngon. Rau sống xắt nhỏ, dưa chuột, giá cho dưới tô,
kế
cho bún, trên xếp thịt, rãi đậu phộng lên,
rưới
nước mắm chanh tỏi, ớt và đồ chua … Thế là đã
có
một tô bún thịt nướng thật ngon và hấp dẫn.
Ngày nay, Bình Dương đã có khá đầy
đủ
các món ăn được chế biến từ bún của cả ba miền.
Nhưng
đã nói ở trên các loại bún nổi tiếng
chỉ
mới có mặt ở đây cách nay chưa đựơc bao lâu.
Chẳng
hạn như sự xuất hiện có phần muộn màng của món
bún
bò Huế ở Bình Dương, dù nó có mặt
khá
lâu ở Sài Gòn, một nơi không mấy xa
Bình
Dương.
Tô bún bò Huế không quá xa lạ với
nhiều
người Bình Dương nhưng mãi đến sau ngày đất nước
thống
nhất, nó mới chính thức có mặt ở đây. Cũng
như
hầu hết các món ăn khác khi đến Bình Dương,
tô
bún Huế được gia giảm thêm thắt, biến cải cho hợp với khẩu
vị
địa phương, nên nó trở thành tô “ bún
giò
Huế trên đất Bình Dương”.
Có người đã cho biết qua lai lịch hình
thành,
du nhập của món ăn nổi tiếng xuất xứ từ Huế thành một
món
ăn khá hấp dẫn ở Bình Dương: Vào năm 1988, một phụ
nữ
quê Bình Dương ( bà Lê Thị Điểm, tên
thường
gọi là cô tư Điểm ) có chồng về Biên
Hòa.
Lúc về lại khu Phú Lợi ( TX.TDM ) bà mở một
quán
nhỏ ven đường xa lộ cũ, nay là đại lộ Bình Dương,
bán
món BÚN GIÒ HUẾ ( thay vì tên
bún
bò Huế ). Vì đây là thứ bún bò
cải
biên nên tô bún có nhiều giò heo
hơn,
lại thêm mấy lát chả lụa ăn với loại bún sợi nhỏ.
Tuy
tô bún còn giữ tên Huế, nhưng thật ra một
phần
mùi vị đặc trưng của tô bún bò Huế
chính
gốc đã giảm đi rất nhiều. Như vị cay nồng và mùi
mắm
tôm đặc trưng của Huế chỉ còn ở mức độ vừa phải hợp với
khẩu
vị của thực khách ở đây.
Nhờ ở vị trí thuận lợi, món ăn lại lạ miệng, kinh tế địa
phương
ngày càng cải tiến, nhu cầu về chất lượng ẩm thực gia
tăng,
nên cùng các món ăn hàng quán
nổi
tiếng khác trong tỉnh, tiệm bún gìo Huế này
phát
triển khá nhanh, thu hút được nhiều thực khách,
nhất
là giới tài xế xe tải và khách vãng
lai.
Đây là một trong những nơi bán thức ăn điểm
tâm
nhộn nhịp nhất trên tuyến đường giao thông chính của
Thị
xã Thủ Dầu Một.
Hiện nay ở Bình Dương đã có nhiều quán
bán
bún bò ( hay giò Huế ) tất nhiên là
thứ
bún bò Huế ít nhiều đã pha cái
mùi
vị phong cách của Bình Dương. Các quán
khá
đông khách tại Thị xã Thủ Dầu Một như quán
Xa
Lộ ở Đại lộ Bình Dương, quán gần ngã ba Lò
Chén
( Chánh Nghĩa )
Dưới đây là một vài điều hướng dẫn sơ lược
của
một người sành nấu món bún bò Huế có
thể
giúp ta làm 1 bữa ăn riêng cho một gia đình
(
gồm khoảng trên dưới 10 người ăn ).
Xương đuôi bò ( 1 kg ) rửa sạch, chặt khúc xả sạch
với
nước muối nhạt. Giò heo ( 1 Kg 1/2 ) cạo rửa sạch, chặt
thành
miếng nhỏ. Thịt bò ngon ( 3 lạng ) ướp hành tỏi,
tiêu
bột ( ½ muỗng nhỏ ), bột ngọt ( ½ muổng ), đường (
2
muỗng ), dầu mè ( 2 muỗng ), để khoảng 30 phút đem
chiên
cho săn thịt. Hành ta ( 10 củ ) và tỏi ( 1 củ ) bằm nhỏ.
Cho
3 lít nước vào 800ng, bỏ tí muối, bắt lên
bếp
đun sôi, cho xương đuôi bò và các thứ
vào
nấu, luộc kỹ làm nước lèo. Nấu riêng
giò
heo, khi gần mềm cho nước xương bò vào đun sôi, cho
nguyên
miếng thịt bò vào. Nêm các gia vị, đặc biệt
ớt,
bột mắm ruốc cho vừa ăn. Thịt chín mềm vớt ra xắt mỏng, bắt chảo
mỡ
khác phi hành tỏi, bỏ các thứ gia vị khác
xào
lên cho vàng, bỏ tất cả vào nước lèo tạo
nên
màu hấp dẫn, giữ lửa nóng. Cho bún vào
tô,
đổ nước lèo nóng lên, bày thịt bò
và
giò heo lên mặt tô, rắc tiêu hành
ngò
xắt nhỏ, ớt xắt khoanh. Thế là đã có một bữa ăn
bún
bò Huế cho hàng chục người ăn, vừa ngon, vừa no.
Ngày nay, khi nói đến phở ai cũng nghĩ ngay đến phở
bò
như trước đây nhiều người đã tin như vậy. Các
tác
giả tìm hiểu về phở đều quả quyết tô phở chính
thống
đầu tiên là tô phở bò. Đơn giản vì
nó
có lai lịch từ món “ ngưu nhục phấn” có nghĩa
là
thịt bò ăn với bánh làm bằng bột gạo. Còn
hủ
tiếu tuy ít nhiều biến tấu nhỏ để làm nên hủ tiếu
Chợ
Lớn, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang nhưng về cơ bản là đều
giống
nhau là được nấu từ xương và thịt heo. Món phở
có
thể được mượn tên của món ăn tương tự của vùng Hoa
Nam
xưa nhưng có phần chắc là món ăn đã được
người
Việt sáng tạo từ trên một thế kỷ nay. Còn hủ tiếu
là
món ăn của người Tàu, chủ yếu gia nhập vào
vùng
đất phía Nam Việt Nam khỏang 300 năm nay và đã
được
cải biến Việt hóa làm khởi sắc hơn nhiều. Bằng chứng hủ
tiếu
Mỹ Tho của người Việt khá ngon và hủ tiếu Nam vang ( chủ
yếu
do người Hoa nấu) được người Việt nấu tại Sài Gòn lại
ngon
hơn hủ tiếu chính gốc Nam Vang.
Thế nhưng món bún lại khác, trước hết
bún
tươi là món ăn cổ truyền chế biến từ gạo của người Việt
Nam.
Trong khi đó phở chủ yếu chỉ nấu với thịt bò cũng
như
hủ tiếu chỉ nấu với thịt heo, thì bún là
món
ăn dung hợp kết hợp với hầu hết các loại thịt nhưn gia
súc,
gia cầm, và các loại hải sản cá mắm
Riêng tại Bình Dương, đà phát triển kinh tế
khá
nhanh kéo theo nhu cầu ăn uống ngày càng được mở
rộng
và nâng cao. Trong các món ăn nổi tiếng,
tên
các món ngon được chế biến từ bún vốn đã
phong
phú, chắc sẽ còn được nối dài.
Điều ấy cho thấy, đối với người dân ở đây bún
không
chỉ là một thực phẩm thông dụng lâu đời mà
còn
là món ăn đa dụng trong quá trình
phát
triển chất lượng ẩm thực địa phương.
NHỮNG LOẠI BÁNH CHẾ BIẾN TỪ BÚN :
1. BÁNH CANH
Có 2 thức ăn gần gũi với món bún tươi là
bánh
canh và bánh hỏi vì tất cả đều làm bằng bột
gạo
tẻ và được ép thành sợi. Riêng sợi
bánh
canh, ngòai bột gạo còn có được pha thêm
các
chất phụ gia như tinh bột sắn ( khoai mì ), được ép
thành
sợi to hơn sợi bún, trông có phần trong hơn
màu
trắng đục của bún.
Bánh canh cũng là món ăn cổ truyền của dân
tộc,
dễ chế biến. Nhất là chế biến theo cách thủ công,
để
nấu được một bữa bánh canh thơm ngon cho gia đình. Phần
nhưn
thịt cá, hải sản dùng nấu chung với sợi bánh canh
rất
đa dạng tùy thuộc vào thực phẩm nguyên liệu
có
sẵn hoặc tuỳ theo khẩu vị từng vùng, từng người, có thể
làm
ra nhiều loại bánh canh có những đặc điểm chất lượng
khác
nhau.
Việc làm sợi bánh canh cũng giống như việc làm
bún,
nhưng bột làm bánh canh có pha khoảng 1/ 5 tinh
bột
khoai mì, khuôn ép có lỗ to hơn khuôn
ép
bún và cũng được làm chín bằng nước
sôi
như bún. Cũng có cách làm bánh canh
đơn
giản hơn, không phải dùng dụng cụ để ép
thành
sợi. Người ta thường dùng ống tròn ( ống tre ) cán
bột
đã nhồi kỹ thành một miếng bột có độ dầy vừa
phải,
dùng dao cắt thành miếng nhỏ rồi bỏ vào một nồi
nước
sôi để luộc. Sau đó, dùng bánh canh
đã
luộc chín nấu chung với các loại tôm, thịt,
cá
mà người ta đã chọn và tất nhiên không
thể
thiếu các gia vị như hành, ngò, tiêu, ớt để
làm
cho bánh canh thơm ngon hấp dẫn hơn.
Lọai bánh canh được đông người ưa thích hiện nay
tại
các quán tiệm tại Bình Dương là bánh
canh
giò heo, bánh canh gà, hoặc bình dân
hơn
là bánh canh tôm khô, huyết heo. Ơû thị
xã
Thủ Dầu Một có các tiệm bánh canh đông
khách
như bánh canh chợ cây Dừa.
Ở Bình Dương cũng như các tỉnh miền Nam nói chung,
bánh
canh là món ăn bình dân rất quen thuộc đến
mức
có cả một điệu dân ca: hát lý, có
tên
“ Lý bánh canh”
“ Bánh canh có cộng ngắn cộng dài
Bánh tằm se cộng dài, cộng ngắn
Xứ Cần Thơ gạo trắng, nước trong
Ai về xứ bạc thong dong cuộc đời ” (1)
2.BÁNH HỎI.
Bình Dương là một trong những nơi có nghề
làm
bánh hỏi lâu đời và nổi tiếng là ngon.
Bánh hỏi giống như loại bún nhỏ sợi dính bện
vào
nhau thành miếng mỏng rộng chừng ba ngón tay. Tuy
cùng
làm bằng bột gạo tẻ nhưng bánh hỏi tốn nhiều công
sức
hơn làm bún nhiều. Điểm khác biệt rõ nhất
là
bánh hỏi được hấp chín chứ không được luộc
chín
bằng nước sôi như bún và bánh canh.
Dùng gạo tẻ loại thật ngon ngâm một đêm, xay
thành
bột thật mịn, cho vào túi vải rồi nắm chặt gọi
là
bồng bột. Hoà bột với nước ( theo tỉ lệ 1 kg bột vào 0,8
lít
nước) đun nhỏ lửa quậy thành bột một phần sống, một phần
chín.
Đổ bột ra mâm, phủ vải ướt lên ủ một đêm, nặn
thành
tỏi bỏ vào túi vải vắt qua khuôn ép
có
lỗ, bột chảy thành sợi dài trên miếng lá
chuối
nhỏ bằng 3 ngón tay, rồi đem hấp chín thành
bánh
hỏi.
Trong lời hát đồng dao cónhắc đến tên bánh
hỏi
như sau :
Có cưới có cheo.
Đó là bánh hỏi.
Đi không đặng giỏi.
Đó là bánh bò.
Nhưng thực ra tên loại bánh này không
có
liên quan gì đến việc cưới hỏi như co ùngười
đã
nhầm tưởng. Yêu cầu kỹ thuật khi hấp bánh là phải
làm
cho bánh khi chín thật ráo, ráo khô
đến
độ được gọi là ráo rẻ, ráo hỏi. Chính
hình
dung từ “ ráo hỏi “ để chỉ độ khô ráo tối đa theo
yêu
cầu đặc điểm của loại bánh này, đã trở
thành
tên gọi “Bánh Hỏi “
Bánh hỏi được rãi mở hành phi lên trên
mặt
miếng bánh. Bánh hỏi thường được ăn với thịt quay, thịt
nướng,
chả hầm…kẹp với rau thơm, rau sống. Nước chấm là nước mắm hay
mắm
nêm pha chanh đường, tiêu tỏi ớt…
Hiện nay ở Bình Dương có nhiều nơi bán món
bánh
hỏi ăn với nem nướng. Ai cũng biết nem nướng được làm bằng thịt
nạc
ngon, tôm trộn với mỡ và các thứ gia vị như muối,
đường,
bột ngọt, tiêu và một ít sữa bò, tất cả được
quết
nhuyễn, trộn đều rồi vo thành viên tròn nhỏ, găm
vào
que xiêng đem đi nướng, trở nem cho đều, không được để nem
khét.
Nem nướng được rắc đậu phọng rang giã nhỏ ăn với bánh hỏi
(
có thoa mỡ hành rồi cuốn tròn ). Tất nhiên
phải
có rau sống, dưa leo, xà lách, dưa kiệu, cà
rốt
củ cải trắng bào sợi mảnh ngâm với giấm đường cùng
nước
mắm pha với tỏi, ớt xanh. Bánh hỏi nem nướng có thể ăn
với
tương xay mặên ngọt tuỳ sở thích, khẩu viï mỗi người.
(1) Theo sách”Nữ Công Thắng Lãm “ của Hải Thượng
Lãn
Ông_ Lê Hữu Trác ( 1720-1791) số loại bánh cổ
truyền
dân gian củaViệt Nam đã có hơn 69 loại.
(2) Bún tươi và bún khô (bún
tươi phơi cho khô quen gọi bún và bún gạo
BƯỞI BẠCH ĐẰNG - TÂN UYÊN
NGUYỄN HIẾU HỌC
Trong tác phẩm “Món lạ miền Nam”,
nhà văn Vũ Bằng khi
nói về trái cây ngon của Miền Nam đã nhắc
đến
“măng cụt Lái thiêu”,”bưởi Tân Triều”, “cam
Nhà
Bè”. Trong các trái cây nổi tiếng đó,
ai
cũng biết trái măng cụt là đặc sản Bình Dương
và
bưởi Tân Triều thuộc về miền đất Biên Hòa – Đồng Nai.
Nhưng thực ra, tên gọi “bưởi Tân Triều”
là
thương hiệu nói chung về các giống bưởi ngon được trồng
trên
một vùng đất khá rộng, trong đó có hai
cù
lao quan trọng là Thạnh Hội và Bạch Đằng, nay thuộc về
địa
phận tỉnh Bình Dương.
Ngày nay, du khách, thực khách,
trở
nên khá quen thuộc khi nói về một loại trái
cây
ngon và quí khác của Bình Dương được trồng
nhiều
ở huyện Tân Uyên: trái bưởi Bạch Đằng.
Các loại cây ăn quả nổi tiếng ở
Bình
Dương từ lâu như sầu riêng, măng cụt cũng có hoa đẹp
nhưng
người ta chỉ nói đến trái ngon của cây chứ
không
nhắc đến hoa. Trái lại, với cây bưởi, từ lâu hoa
bưởi
đã luôn gắn liền với vẻ đẹp vườn quê, tình
quê:
“Trèo lên cây bưởi hái hoa” (ca dao). Hương
bưởi
như một hương đêm thầm lặng: “Hoa bưởi thơm rồi, đêm
đã
khuya…” (thơ Xuân Diệu). Và hoa bưởi biểu trưng cho thứ
tình
cảm, tình yêu thanh khiết: “Cây bưởi sau nhà
ngan
ngát hương đưa” (thơ Phan Thị Thanh Nhàn).
Nhưng điều chúng ta muốn nói ở
đây
không chỉ là hoa bưởi mà là phần kết
trái
của loài hoa đẹp này. Đó là trái
bưởi
ngon ngọt – trái bưởi Bạch Đằng trong ẩm thực và trong
phát
triển kinh tế của đất Tân Uyên Bình Dương.
Trước đây tại vùng đất này,
cây
bưởi thường được trồng quanh hàng rào hoặc ở góc
sân
vườn để ăn trái. Còn thu nhập chính của cư
dân
là dây trầu. Nhưng sau trận lụt năm Thìn, đất
Tân
Triều tự nhiên không còn dung hợp với dây trầu
được
nữa, năng xuất trầu giảm dần. Nhưng đặt biệt cây bưởi lại
thêm
phần tốt tươi. Vậy là người dân chuyển qua trồng bưởi,
diện
tích bưởi tăng, giống loại càng thêm phong
phú.
Ở đây có giống bưởi Đường Cam cho nhiều trái, mỏng
da
và ít hột; giống bưởi lạ trái nhỏ như trái
ổi
xá lị gọi là bưởi Ổi, tuy nhỏ nhưng ngon không
kém
bưởi Đường Cam. Tại vườn, khách có thể nếm thử đến
trên
dưới mười loại bưởi như bưởi Đường, bưởi Thanh, bưởi Xiêm, bưởi
Bà
Giăng… những giống bưởi ngon ấy đã tạo nên danh tiếng cho
bưởi
Tân Triều. Đặt biệt trong số đó có loại bưởi Thanh
Trà
ở đây về chất lượng hương vị không hề thua kém bưởi
Năm
Roi ở Bình Minh – Vĩnh Long.
Ngày trước khi nói đến bưởi ngon,
Bình
Dương chỉ có loại bưởi Đường Long ở Laí Thiêu
là
danh tiếng, nay đã có thêm một vùng
chuyên
canh về bưởi, trồng gần đủ loại bưởi ngon nói trên. Chỉ
tính
riêng xã Bạch Đằng huyện Tân Uyên đã
có
347,63 hecta (trong đó được trồng mới trong năm 2003 là
20
hecta), chủ yếu trồng các loại bưởi Đường , Da láng, bưởi
Đường
da cam.
Với kế hoạch và nổ lực, đầu tư tuyển chọn
giống,
cải tiến kỹ thuật, mở rộng phát triển diện tích
chuyên
canh bưởi của nhân dân và chính quyền địa
phương
như hiện nay, chúng ta có cơ sở để hy vọng và tin
tưởng
rằng vùng đất Bạch Đằng-Tân Uyên sẽ trở thành
một
“thánh địa” của các giống bưởi ngon, một trong các
loại
trái cây đặt sản giá trị hàng đầu của đất
Tân
Uyên Bình Dương.
Nếu có dịp đến vùng đất hiền
hòa
này, đi qua những vườn bưởi mới trồng còn xanh non,
thoang
thoảng mùi hương đồng nội; bất chợt nhìn ngắm những
chùm
hoa nụ quả đang độ đơm bông kết trái, hẳn là du
khách
không khỏi thấy lòng mình dạt dào một niềm
tin
vui và hy vọng: Mùa của hoa lành trái ngọt,
mùa
của tương lai và phát triển tại vùng đất
quê
hương Bình Dương.
Và, chúng ta có thể mượn mấy
dòng
thơ trẻ trung tươi mới sau đây nói về cây bưởi đầu
mùa,
để cùng hướng về tương lai tươi sáng của trái bưởi
Bạch
Đằng Bình Dương:
“Nụ nép vào màu của lá
Ấp yêu hưởng một mùa đầu
Từng chùm, từng chùm hy vọng …
Thơm đầy cho những mùa sau”
( Thơ của Phan Kim Anh )
Cũng đừng quên rằng từ những múi bưởi ,
tép
bưởi căng đầy hương thơm và thứ nước chua ngọt kỳ diệu
này
người dân ở đây đã làm nên thứ
gỏi
đặc sản của đất Bình Dương : Gỏi bưởi. Chưa hết, cũng từ
trái
bưởi, chúng ta lại có thể thưởng thức món
chè
bưởi mùi vị hiếm có thứ chè nào sánh
được…
CƠM THỐ CHIÊU ANH
NGUYỄN HIẾU HỌC
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà
( Phạm Hữu Quang )
Trong “ Việt Nam Văn Hóa Sử Cương”, học giả Đào Duy Anh
đã
từng đúc kết về hai thức ăn chính hàng đầu của
người
Việt Nam như sau: “ Từ xa xưa nước ta vẫn sinh họat bằng nghề
cày
cấy và chài lưới, cho hai thứ đồ ăn chủ yếu của ta
là
gạo và cá. Gạo tẻ dùng để nấu cơm là
món
ăn chính hàng ngày và xay ra bột để
làm
cám và các thứ bánh tẻ “ (sđd TB 1951,
trang
167).
Ca dao dân gian cũng nói về sự gắn bó giữa hai thứ
thức
ăn hàng đầu : cơm và cá nói trên : “
Không
gì bằng cơm với cá, không gì bằng mạ với
con”.
Phan Kế Bính, trong “Việt Nam phong tục” cũng cho rằng, “
Cách
ẩm thực của ta về thứ thóc gạo thì cần nhất là gạo
tẻ,
gạo nếp. Gạo tẻ thổi cơm, gạo nếp thổi xôi, làm
bánh”.
Người Việt nam trải qua mấy nghìn năm sinh sống trên khắp
đất
nước đều có chung một đặc điểm không thay đổi là
luôn
xem cơm là thức ăn chính của mình. Nếu không
làm
ra đủ lúa hoặc gặp năm bão lụt, mất mùa thì
đành
phải ăn độn các thứ ngũ cốc khác như khoai lang, khoai
mì,
bắp đậu. Nỗi mong ước thiết thực và đơn giản của người
nông
dân lao động trước đây đã được nhà văn
quá
cố Vũ Trọng Phụng đúc kết trong câu nói : “ Người
ta
sống ở đời mà được ăn cơm no thì sướng thật”. Ngày
trước
được ăn cơm no dù chỉ với muối dưa, cá mắm cũng đã
là
quí rồi. Đến khi nghề chăn nuôi trở nên phổ biến
và
phát triển, người dân có thêm các thức
ăn
từ thịt gia súc, gia cầm nhất là trong những dịp
cúng
giỗ, lễ hội …
Khi biết làm cái cối xay gạo nhân dân
đã
chế biến thành rất nhiều loại bánh từ bột gạo và
đặc
biệt là chế ra bún gạo tươi khô (1), một thức ăn
rất
phổ biến và tiện dụng, cho đến nay bún vẫn là thức
ăn
rất đắc dụng ( đã và sẽ còn bao nhiêu thức
ăn
được kết hợp chế biến từ bún).
Về ăn uống nói chung, cũng như các thứ lương thực
chính
ở Bình Dương, về cơ bản không mấy khác biệt với
các
vùng khác của đất nước_ nhất là các tỉnh
miền
Đông Nam Bộ. Có chăng so với Trung Bắc Bộ, đây
là
vùng đất mới còn mang nhiều dấu ấn của tập tục,
thói
quen của lớp tiền nhân đi khai hoang đến từ miền Trung, đồng thời
cũng
hình thành phong cách, sở thích riêng
của
dân miền Đông Nam Bộ.
Riêng cơm gạo tẻ là món ăn cơ bản chung nhất của
người
Việt. Tuy gần các vùng đất được đô thị hóa
sớm
và mạnh mẽ như Sài Gòn, Biên Hòa
nhưng
đa số cư dân Thủ Dầu Một- Bình Dương sống ở vùng
nông
thôn gò rẫy vườn trại nông nghiệp. Với hầu hết người
lao
động, nông dân thợ thủ công, học sinh nhất là
các
vùng quê họ không xa lạ gì món cơm vắt
bọc
trong lá chuối hoặc cơm gói mo cau, đựng trong các
vật
dụng thô sơ ( như lon sữa Guy – go) ăn với dưa muối, muối đậu,
muối
mè, hay chút cá kho, khô mặn để thay
cho
bữa cơm trưa không ăn ở nhà. Ở vùng cao, đôi
khi
người ta còn được thưởng thức thứ cơm nấu trong ống tre nứa, gọi
là
cơm lam thường có mùi vị ngon riêng biệt.
Ai cũng biết khi giải quyết được vấn đề cơm đủ no sẽ phát sinh
ra
nhu cầu ăn ngon. Không chỉ ngon về thức ăn mà còn
cả
các phần cơ bản là cơm cũng phải ngon. Cơm ngon
tùy
thuộc vào hai yếu tố : có gạo ngon, và phải biết
cách
nấu cho cơm ngon. Ngày trước, người ta nấu bằng nồi đất, nồi
đồng,
hiện nay bằng nồi hợp kim, nồi điện. Cơm nấu nồi to khó ngon,
có
người còn cho là cơm nấu bằng nồi đất thì ngon hơn
nồi
bằng kim loại. Cơm thố là dạng nấu (đúng ra là hấp
chín
bằng hơi nóng) trong cái thố sành (nhỏ như
cái
nêu đất) chỉ to bằng tô cơm. Gạo nấu cơm thố là loại
gạo
ngon như Nàng Hương, Nanh Chồn…được vo, ngâm kỹ làm
cho
khi chín cơm tơi xốp, không cứng mà cũng
không
nhão, chín đều không bị cháy sém, cơm
lại
có mùi vị thơm ngon đặc biệt.
Vì thế riêng món cơm nhiều người vẫn thích
ăn
cơm thố, xem đây là loại cơm ngon và sang. Nhất
là
cơm thố ăn với các món ăn đặc sản truyền thống của
dân
tộc như cá kho tộ, canh chua cá, khổ qua hầm, thịt kho
tàu,
rau luộc chấm nước mắm ngon hay mắm nêm, mắm phệt, mắm tôm,
kèm
theo một đĩa dưa cải chua, dưa mắm, hoặc cà pháo đậu
tương
:
Tất cả các thức ăn đó đều có đủ ở Chiêu Anh
Quán
tại Bình Dương, dù trước đây món cơm thố vẫn
thường
được bán ở các tiệm ăn người Hoa.
Món cơm thố ở phía Nam là món cơm đặc biệt
có
thể ví như món cơm niêu vừa “hồi sinh” của
Hà
Nội hiện nay. Tuy “ Niêu” là từ cổ chỉ cái nồi đất
nhỏ,
nhưng cơm niêu mới xuất hiện mấy năm gần đây. Nó như
một
hoài niệm về niêu cơm bọc theo áo vải chàng
thư
sinh lên Tràng An ứng thí của thời lều
chõng.
Cơm niêu cơm thố chỉ hơi giống nhau là đều chứa đủ một
tô
cơm nhỏ, có chất lượng, tơi xốp thơm ngon. Còn
cách
nấu thì khác nhau xa. Cơm niêu được đốt chín
bằng
lửa rơm rạ, cành lá khô như cách nấu
niêu
cơm ngày xưa. Cơm thố được hấp chín trong một cái
thố
sành có nắp đậy bằng một kỹ thuật riêng.
Ngày nay ở Bình Dương, một số nhà hàng ăn
uống
có bán món cơm thố này như quán
Tây
Hồ ở đường Hùng Vương thị xã Thủ Dầu Một.
Nhưng Chiêu Anh Quán mới chính là nơi giới
thiệu
món cơm này trước nhất ở tỉnh nhà. Nhiều người
muốn
biết về lai lịch quán ăn, về món cơm thố đầu tiên
nấu
theo cách người Việt tại Bình Dương và cũng
có
thể là sớm nhất tại Sài Gòn nữa.
Từ năm 1936 quán ăn Chiêu Anh đã nổi tiếng đặc biệt
về
món cơm thố này, tại Sài Gòn ở số 44 – 46
đường
Paul Blanchy, (nay là đường Hai Bà Trưng). Chủ nhân
đầu
tiên của Chiêu Anh Quán là bà Cao Thị
Để
(năm 1895 – 1992) có tài nấu nướng. Sau thời gian theo
chồng
đi làm ăn khắp miền lục tỉnh, hai vợ chồng bà về định cư
mở
quán ăn tại địa điểm nói trên. Quán
bà
bán thức ăn cho công nhân viên chức quanh
xưởng
tàu Ba-Son. Nhiều khách hàng kể cả những thủy thủ
người
Pháp cũng thường đến đây thưởng thức món cơm thố
đặc
biệt là ăn với món cá kèo kho tộ nước dừa …
Bà có hai cô con gái nhỏ xinh xắn được
bà
chỉ dạy nghề nấu ăn và phụ giúp cho tiệm của
bà
nên rất đắc khách. Về sau, một trong hai cô con
gái
đó là bà Nguyễn Thị Nhanh kết hôn với
nhà
điêu khắc nổi tiếng Nguyễn Văn Yến. Vào năm 1963 hai vợ
chồng
ông Yến về mở tiệm ăn gần miễu Tử Trận, đường Bạch Đằng, tại thị
xã
Thủ Dầu Một (lúc bây giờ là quận Châu
Thành)
sau dời về quốc lộ13, (nay là đường Cách Mạng
Tháng
8 ), gần Lò Chén, phường Chánh Nghĩa. Quán
Chiêu
Anh ngày càng thu hút được nhiều thực
khách.
Có thể nói đây là nơi bán món
cơm
thố (ăn cùng các thức ăn truyền thống Việt Nam và
Nam
bộ) đầu tiên và ngon nhất trong tỉnh.
Nhiều người, nhất là đồng bào Việt kiều khi về thăm
quê
vẫn thường ghé đến đây ăn món cơm thố với
các
món quen thuộc như cá kèo, cá bống,
cá
rô kho tộ ăn với các loại rau lang, rau muống, bông
bí,
đọt bầu luộc. Cơm thố cũng ăn với khổ qua hầm nhồi thịt, canh chua
cá
lóc, thịt kho tàu, cá trê nướng chấm nước
mắm
gừng ăn với bầu luộc.
Hiện nay tiệm Chiêu Anh đã tạm nghỉ bán dù
cơ
ngơi vẫn còn ở vị trí cũ. Có lẻ do chưa có
người
quản lý thừa kế, vì hai ông bà chủ
quán
đã lớn tuổi. Tuy nhiên lại có hai nhà
hàng
lớn mang thương hiệu Chiêu Anh trên đất Mỹ và cũng
được
thực khách rất ưa chuộng.
Giờ đây tại thị xa,õ bạn có thể ăn món cơm
thố
và các món ăn Việt Nam kể trên tại
quán
Tây Hồ đường Hùng Vương. Nếu thích ăn món
cơm
niêu bạn có thể đến quán Tân LaÏc
Viên
gần khu chợ Đình thị xã Thủ Dầu Một.
MẮM VÀ KHÔ MẮM
Trong Ẩm Thực Bình Dương
NGUYỄN HIẾU HỌC
Vùng đất khai hoang đầu tiên của người Việt ở phía
Nam
có tên chung là Gia Định. Trong “Gia định
thành
thông chí” Trịnh Hoài Đức có nêu
lên
một số đặc điểm phong tục của vùng này : “ Đất Gia Định
nhiều
sông ngòi kinh rạch (…) mười người có chín
người
biết bơi lội, chèo thuyền, lại ưa ăn mắm”.
Phải chăng cái khẩu vị thích ăn nhiều khô mắm đậm
đà
của người Bình Dương ngày nay, là dấu vết từ một
tập
quán lâu đời của những thế hệ khai hoang ngày trước
còn
lưu lại tại đây dường như có phần nào rõ
nét
hơn các nơi khác trong vùng ?
Hiện nay, hầu như các ngôi chợ tại địa phương đều
có
bán đầy đủ các loại khô mắm. Dù đời sống
kinh
tế của dân chúng đã phát triển hơn trước
nhiều,
nhưng khô mắm vẫn là một món ăn được ưa
thích
trong bữa ăn của người Bình Dương. Khác chăng là
chất
lượng khô mắm bây giờ được chọn lựa kỹ hơn, tốt hơn,
và
cách nấu nướng chế biến cũng đa dạng, hấp dẫn ngon miệng hơn
nhiều.
Mắm
Ai cũng biết mắm là món ăn được chế biến từ cá,
tôm
và các loại hải sản khác. Các loại
cá
đặc dụng hoặc cá thương phẩm bán không hết được ướp
muối
hoặc muối thính( bột gạo, nếp rang) để làm mắm, được đậy
kín
trong lu, tĩnh, vò bằng sành hoặc trong các
thùng
gỗ chuyên dùng, trong một thời gian cần thiết tùy
theo
từng loại mắm. Mắm có thể để dành sử dụng trong
dài
ngày và cũng dễ vận chuyển mua bán. Đây
là
món ăn rất phổ biến của người Việt, nhất là đồng
bào
ở Nam Bộ.
Đối với đại bộ phận nông dân lao động nước ta_ nhất
là
trong thời kỳ đầu đi khai hoang các vùng đất mới, thức ăn
cơ
bản nhất ngoài cơm, khoai sắn phải kể tới mắm, rau : “ Cơm với
mắm
thắm về lâu” hoặc “ Đói ăn rau, đau uống thuốc”, mà
ăn
rau cũng cần đến mắm hoặc nước chấm từ mắm. Chỉ nói riêng
về
kỹ thuật của nghề làm mắm, nước mắm cũng đủ nói lên
truyền
thống chế biến thủy hải sản từ lâu đời của dân tộc ta. Từ
ngàn
xưa, nghề đánh cá và làm mắm cũng như con
cá
và con mắm luôn gắn bó với nhau “ Con cá
làm
ra con mắm – vợ chồng già thương lắm em ơi”.
Mắm có ba dạng : đặc (mắm con, mắm cái) sánh ( mắm
nêm,
mắm phệt) và loãng ( nước mắm). Mắm biển và nước
mắm
có sản lượng lớn và được sản xuất ở các
vùng
ven biển hoặc hải đảo. Mắm đồng có nhiều loại nên
mùi
vị, chất lượng khác nhau, nổi tiếng nhất vẫn là cá
đồng
ở miền Tây nam bộ. Các loại mắm ngon thường được nhắc
nhiều
ở vùng này là mắm lóc, mắm trèn, mắm
rô,
mắm sặc.
Bình Dương không có biển và cũng không
có
nhiều cá đồng nên thường mua mắm từ miền Tây đem về
dùng
và chế biến thành một số loại mắm ngon hợp với thổ sản
và
khẩu vị của người địa phương. Ở đây cũng nổi tiếng về các
loại
nước chấm để ăn với nhiều loại bánh bún được pha chế từ
nước
mắm ngon Phú Quốc, Phan Thiết …
Tuy không trực tiếp sản xuất được mắm nhưng từ lâu
Bình
Dương vẫn không thiếu những thứ mắm ngon thông dụng như mắm
nêm
ở Tân Ba, mắm thái ở chợ Lái Thiêu...
Còn
các loại mắm được nhiều người ưa thích như mắm xổi (thơm,
cà,
đu đủ …) mắm xắt, mắm phệt, mắm xé thì chợ nào
trong
tỉnh cũng đều có bán.
Ở đây cũng không ít người thích ăn mắm, ghiền
mắm.
Món cá khô cũng vậy, không chỉ là
“món
ruột” của những người lao động có thu nhập thấp phải ăn uống
tiết
kiệm, mà dường như phần đông người Bình Dương đều
thích
cái khẩu vị đậm đà của thức ăn khô mắm. Người ta
thường
nhắc đến một trường hợp tiêu biểu cho cái gu ( gout )
ghiền
mắm của dân Bình Dương. Đó là trường hợp của
bà
Phạm Thị Dung ( sinh năm 1904) một chủ vườn ở Cầu Ngang, Lái
Thiêu.
Năm nay bà đã 100 tuổi và món mắm vẫn
không
thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của bà. Trước
đây
đã có lúc bà đặt mua nguyên một ghe
mắm
từ miền Tây chở lên cho gia đình và thợ
hái
măng của bà dùng trong dài ngày. Số
còn
lại bà đem biếu tặng hay chia chát cho bà con
thân
thuộc trong vùng.
Có thể nói mắm là thức ăn đã gắn bó
lâu
đời và dường như đã thấm sâu vào sở
thích
khẩu vị của nhiều người Bình Dương.
Đối với lớp người khai hoang trước đây cũng như phần đông
nông
dân lao động hiện nay, thức ăn về cơ bản vẫn là cơm mắm
và
rau mắm. Cơm mắm thì ở nông thôn nào cũng gần
giống
nhau. Riêng rau mắm thì ở đây có đủ
các
đặc điểm tự nhiên để tồn tại và hiện nay nó lại
được
cải biến thành món rau thập cẩm ăn với mắm kho tốp mở
hành
trong các quán tiệm. Vùng đất Bình Dương
có
nhiều loại rau trái tự nhiên phong phú và
cho
đến nay vẫn còn là nơi sản xuất đáng kể đồ
hàng
bông. Ở đây có đủ loại hàng bông để chế
biến
thành loại thức ăn kết hợp các loại mắm (chất đạm)
và
loại dưa trái (chất xơ), chẳng hạn như dưa mắm (dưa chuột
đèo)
cùng các thứ mắm xổi như thơm, cà, đu đủ.
Đó
là các thứ mắm xổi ăn liền thường thấy trong mâm
cơm
của nhiều gia đình và chỉ sử dụng trong một thời gian
ngắn
nhất định.
Có một thứ mắm đậm màu sắc dân dã có
khi
còn như một chút gì hoang dã, nhưng rất
khó
quên đối với người ghiền khô mắm, đó là
món
mắm sống. Sau một một buổi lao động vất vả trên ruộng rẫy,
sông
nước khi bụng đã cồn cào ta vội giở ra nồi cơm nguội hoặc
vắt
cơm nắm, nhai ngồm ngoàm với ít mắm sống xé kẹp
theo
vài lát gừng non, ít cọng rau thơm hoặc lá
tía
tô, lá lốp, đọt cóc, đọt điều thì
không
gì ngon bằng.
Kể cả loại mắm thuộc loại “siêu hạng” (nếu hợp khẩu vị) cũng rất
cần
đến rau, đúng hơn nếu không có rau thì cũng
không
có món mắm ấy. Đơn giản đó là loại mắm kho,
còn
gọi là “mắm và rau”. "Và”ø ở đây
không
chỉ là một liên từ mà còn là một động
từ.
“Và” là kẹp mắm chung với rau dùng đũa đưa
vào
miệng. “Và” với rau đã, ngon nhất là và với
rau
biền lại càng ngon hơn vì có thêm mùi
vị
lạ miệng, hấp dẫn. Mắm cá được nấu tan trong nước dậy mùi
sả
băm, tỏi chiên mỡ. Ngoài các thứ rau vườn như cải
bẹ
xanh, bắp chuối, đậu rồng, đậu bắp, rau thơm còn có
các
thứ rau biền, rau sông rất hợp với món mắm kho như
ngó
bông súng, kèo nèo, rau đắng, bông lục
bình,
bông so đủa, lá mác, lá cù
nèo,
ngọn dừa, ngọn nhút …
Thời kinh tế thị trường, nhu cầu ẩm thực càng phát triển,
mở
rộng. Món mắm kho và rau của bếp ăn gia đình được
các
chủ quán cho “lên đời “nâng thành món
“bún
mắm” bán thành tô như tô bún
riêu,
tô mì … Rồi từ tô bún mắm thành
món
“lẩu mắm” và nghiễm nhiên trở thành món
“đinh”
trong quán ăn, hay thành món đặc sản của tiệm
chuyên
bán lẩu mắm. Quán lẩu mắm đường Huỳnh Văn Lũy đã
đi
tiên phong trong việc giới thiệu món ăn này ở Thủ
Dầu
Một. Người Bình Dương hay đúng hơn người chế biến thực
phẩm
thức ăn ở đây luôn có năng khiếu thích ứng,
pha
trộn cải biên một món ăn đã có sẵn,
đã
cũ thành món ăn mới với ít nhiều thêm bớt
nào
đó. Vì thế món lẩu mắm tại đây thường được
cho
thêm vào nhiều thứ như thịt heo, tôm, mực, cá
…
tạo thành thứ lẩu mắm đa dạng. Cũng giống như món “lẩu
bò
mắm ruốc” ở Ngã Ba Cây Nhang chảng qua là
món
bò nhúng giấm cải biên, thay vì thịt
bò
nhúng vào giấm thì phần nước giấm được thay bằng
nước
mắm ruốt. Đây cũng lại có thêm một minh chứng về
cái
“gu” (gout : sở thích) mắm cũng như cái năng khiếu
thích
cải biên sáng tạo của người Bình Dương.
Chợ Tân Ba ( huyện Tân Uyên) có nghề
làm
mắm nêm lâu đời, cho đến bây giờ loại mắm này
vẫn
còn được bán đi nhiều nơi trong tỉnh. Hồi xưa, các
vùng
lân cận thường phải gánh đến tận chợ Tân Ba mua cả
gánh
mắm nêm đem về để dành ăn dần. Mắm nêm là
loại
mắm rất được ưa chuộng, thường được làm từ hai thứ cá :
cá
cơm thang và cá nục nhỏ. Cá cơm và
cá
nục nhỏ là loại cá không mấy ngon nhưng khi
làm
mắm lại thành mắm ngon vào loại hàng đầu.
Các quán tiệm ở nông thôn thường bán
mắm
nêm để ăn với món bún tươi, rau sống cuốn
bánh
tráng, nhất là khi có món cá nướng,
thịt
nướng bắt đầu thịnh hành. Ăn các món lòng
bò,
lòng trâu nhất thiết không thể thiếu chén mắm
nêm
và rổ rau sống, khế chua, chuối chát. Có người cho
rằng
dân Tân Uyên ăn nhiều mắm và chế biến ra
món
mắm nêm vì ở đây là vùng có
nhiều
gò đồi, dân chúng phần nhiều sống bằng nghề
làm
rẫy và sản xuất được nhiều đồ hàng bông.
Chính
vì có nhiều đồ hàng bông trong đó
có
thứ dưa chuột đèo phải để lại vì chỉ bán được phần
trái
to, trái tốt ra chợ. Những trái dưa đèo thừa ấy
làm
phát sinh ra món dưa mắm khá ngon và
khá
phổ biến trong bữa ăn của người địa phương trong tỉnh. Nơi làm
nhiều
dưa mắm ngon được nhiều người ưa chuộng là vùng Tân
Khánh.
Chợ Lái Thiêu từ xa xưa là một chợ lớn phát
triển
sớm nhất trong tỉnh (có khi còn trước cả chợ Thủ Dầu
Một).
Vì thế ở đây là nơi tập trung buôn bán
sầm
uất nên có đông quán tiệm bán thực
phẩm
và thức ăn của người Hoa, người Việt.
Riêng món khô mắm, cư dân ở đây thường
giao
lưu mua bán trao đổi với miền Tây qua các ghe chở
bằng
đường thủy vì thời đó giao thông đường bộ
còn
rất khó khăn ( Địa danh Lái Thiêu cũng được giải
thích
có liên quan đến một ông lái ghe buôn
tại
vùng này). Ơû đây cũng có nhiều người
thạo
việc buôn bán, kể cả nghề chế biến thực phẩm (nem
Lái
Thiêu, bèo bì Búng- Lái Thiêu,
tiệm
phở cây Bàng đầu tiên của Thủ dầu Một … các
tiệm
nước, hủ tiếu mì hoành thánh, bánh bao của
người
Hoa ngon và lâu đời nhất của tỉnh).
Chợ Lái Thiêu bán đủ loại khô mắm mua từ
các
tỉnh ngoài và cả những thứ mắm được chế biến tại địa
phương.
Chẳng hạn món mắm Thái Lái Thiêu rất nổi
tiếng
và người chế biến món này ngon nhất phải kể đến
là
bà Hai Lạc. Bà mới mất mấy năm gần đây khi ở tuổi
ngoài
90. Trước năm 1975, đây cũng có thể gọi là loại mắm
“tiến
vua”. Nói như thế vì số đông viên chức đầu
tỉnh
và Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn cũ cũng rất
thích
và thường thưởng thức các loại mắm này.
Cùng
với các loại trái cây đặc sản như sầu riêng,
mămg
cụt, các viên chứ đầu tỉnh Bình Dương thời ngụy
quyền
Sài Gòn vẫn thường đặt hàng cho bà Hai Lạc
ở
Lái Thiêu làm món mắm đặc biệt này để
làm
quà biếu cho vợ chồng Nguyễn văn Thiệu và phủ tổng thống
của
Thiệu thường tán thưởng những món đặc sản này.
Nhắc
lại như thế cũng chỉ để chứng tỏ mắm Lái Thiêu là
đặc
sản của đất Bình Dương.
KHÔ
Mắm và khô có nguồn gốc từ thủy hải sản lại được
chế biến bằng muối nên người ta gọi chung là thực phẩm
khô mắm. Nên khi nói về mắm không thể
không nhắc đến khô vì đây cũng là loại
thức ăn được ưa chuộng không kém món mắm tại
Bình Dương.
Khô là một tính từ không biết từ bao giờ
đã trở thành danh từ, thành một tên gọi để
chỉ chung cho các loại thịt được làm khô bằng
cách phơi nắng hoặc sấy nhiệt.
Khô có nhiều loại : khô thịt như khô
bò, khô nai…; khô hải sản quí đắc như
khô mực, tôm khô… Nhưng loại khô đa dạng phong
phú nhất là khô cá còn gọi là
cá khô.
Người Bình Dương thích và ăn nhiều loại mắm, lại
tiêu thụ không ít cá khô nhất là
các loại khô đồng của miền Tây Nam Bộ. Nhiều người
cho rằng người miền biển lại ít ăn khô mắm và
khô mắm ăn tại ngay biển dường như không ngon bằng ăn ở
vùng cao, vùng gò rẫy hay ở miệt vườn, nơi
có nhiều rau trái hàng bông. Phải chăng
đó cũng là một cách lý giải về sở
thích ăn nhiều khô mắm của người Bình Dương
vì ở đây cũng là đất gò rẫy, không
có biển.
Các món ăn chế biến từ cá khô thì rất
nhiều, trong đó có món gỏi trộn cá
khô. Chẳng hạn như món gỏi cá sặc trộn với dưa
chuột hoặc món xoài cắt lát kẹp với cá
khô. Đó là những món ăn đơn giản thường thấy
tại đây trong các cuộc nhậu nhẹt lai rai với bạn bè
dưới gốc cây nhà vườn. Trong khu cảnh đó
chúng ta mới thưởng thức hết được cái vị đậm đà,
mặn nồng cay ngọt của ly rượu đế và miếng khô con mắm.
Cho nên chúng ta có thể hiểu và hoàn
toàn chia xẻ cái cảm nhận bất ngờ của nhà văn Vũ
Bằng một người miền Bắc, lần đầu tiên thưởng thức “một món
lạ miền Nam” : món cá khô. Thật thú vị khi
nhà văn tình cờ nhấm nháp món “cá
khô cơm nguội” tại một vườn trái cây ở Bình
Dương. Hãy nghe ông tự tình : “ Tôi vốn
không phải là người ưa ăn cá … nhất là
cá mặn, cá mắm thì tôi sợ quá. Vậy
mà một hôm kia, tôi đã liều ăn cá
khô. Ơû Lái Thiêu, một cô bạn và
tôi nằm trong một vườn măng, nằm ngữa mặt lên trời xem
mây bay rồi chợt ngủ lúc nào không biết. Đến
lúc tỉnh dậy, bụng đã đói mà chung quanh
không có hàng quán. Nhân nói
chơi, ông chủ vườn đến cho chúng tôi hai bát
cơm nguội, mỗi bát có để một miếng cá khô
lép. Chúng tôi bưng bát lên ăn thấy
ngon không biết chừng nào ! Từ lúc bấy gời
tôi mới biết rằng cơm nóng ăn với cá khô
đã ngon quá đi rồi, nhưng ăn khô với cơm nguội lại
càng vượt mức, ngon không thể nào nói xuể”
(Món lạ miền Nam, TB 1989, trang 52,53). Từ thể nghiệm đó
của riêng mình ông mới “ngộ” ra cái khả năng
chinh phục của món khô miền Nam là rất lớn “
và cũng từ đó tôi mới hiểu những cô con
gái Bắc “ ở ngoải” thì không ăn được cá mắm,
cá mặn mà vào đây lại nghiện khô …”
(sđd, trang 53).
Qua mấy dòng tự tình về khô mắm của nhà văn
Vũ Bằng nói trên, chúng ta nghĩ rằng giá như
trước đây nếu có dịp thưởng thức thêm các
món gỏi cá khô, các thứ bún mắm độc
đáo ăn cùng các loại rau trái hết sức phong
phú tại Bình Dương, chắc hẳn ông đã
có thêm những trang viết tuyệt vời về món khô
mắm miền Nam, đặc biệt là khô mắm trên đất
Bình Dương, nơi ông từng có một hồi ức khó
quên về một món ăn đậm đà hương vị quê hương.
Đọc tiếp phần hai