Truyện Nôm cổ in đầu thế
kỷ XX được phát hiện ở Bình Dương
Phan Thanh Đào
Sự xuất hiện của chữ viết để ghi nhận tiếng nói và tâm
hồn của dân tộc, sự xuất hiện ấy là một dấu ấn quan trọng nói
lên bước tiến lớn lao của nền văn hóa dân tộc đó.
Ở Việt Nam ta, sự xuất hiện chữ Nôm là đánh dấu sự trưởng
thành của nền văn hóa dân tộc, chữ viết ấy xuất hiện
trong lịch sử nước ta cách nay trên 10 thế kỷ. Chữ Nôm
dùng để chuyển tải tiếng nói của dân tộc, vừa để ghi
lại nền văn hóa, văn minh riêng tư của giống nòi.
Trong quá khứ, vì nhiều lý do dân tộc ta đã
học chữ Hán phát âm theo giọng Việt để rồi ông
cha ta mượn các bộ chữ Hán mà sáng tác
chữ Nôm, trong lịch sử văn học, ông cha ta đã sáng
tác nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm có giá
trị xuất sắc mang rõ tính bác học, bên cạnh đó
là những tác phẩm đậm nét tính dân gian
phản ánh cách sống và tâm tư của những người bình
dân, là tầng lớp người đông đảo trong xã hội. Trong
những tác phẩm dân gian ấy lần lượt chúng ta phát
hiện được nhiều tác phẩm có giá trị, tuy nhiên
đến ngày nay cũng chưa có thể nói là chúng
ta đã phát hiện hết những tác phẩm Nôm mà
người xưa đã sáng tác, bởi vì chữ Nôm đã
trở thành chữ cổ, một thứ 'từ ngữ', ít người biết. Mặt khác,
do qua thời gian và chiến tranh tàn phá làm mất
mát. Đó là chưa kể: Ngày xưa việc in ấn còn
nhiều hạn chế, nên số lượng tác phẩm được in ra rất hạn hẹp,
nên tác phẩm lưu truyền không nhiều, dễ bị thất lạc, mất
mát.
Điều may mắn là gần đây chúng tôi đã phát
hiện được một tác phẩm chữ Nôm trên đất Bình Dương
mình, cụ thể là tác phẩm đã nằm trong kho sách
cũ ở chùa Hội Khánh, một ngôi chùa cổ có
chứa nhiều di tích di sản văn hóa quý.
Qua sự tìm hiểu về tác phẩm này, chúng tôi
sơ bộ có thể đưa ra một số nhận định bước đầu sau đây:
Đây là tác phẩm Nôm cổ xưa duy nhất còn
lại trên đất Bình Dương chúng tôi đã tìm,
hỏi nhiều nơi như Huế, Quy Nhơn nhưng vẫn chưa ai biết về sự xuất hiện của
tác phẩm này. Thứ hai là tác phẩm trên
là tác phẩm có chủ đề về tư tưởng Phật giáo,
nếu xét về tác phẩm chữ Nôm cổ viết về những tư tưởng
Phật giáo dân gian thì đây là tác
phẩm thứ ba sau hai tác phẩm là Quan Âm Thị Kính
và tác phẩm Phật Bà Quan Âm.
Do vậy mà tác phẩm này cũng mang tính giáo
dục và tính khuyến thiện đậm đà. Tác phẩm có
tên là: Lưu Hương Diễn Nghĩa Bảo Quyển. Sách được
in bằng giấy bản xưa, khổ 13x21 , bìa ngoài màu đỏ với
chữ Hán viết tay: Lưu Hương cổ tích toàn truyện. Lớp
bìa bên trong với chữ, ghi: Lưu Hương Diễn Nghĩa Bảo Quyển,
bên trái ghi: Đại Nam Quốc tín nữ Nguyễn Từ Nguyên,
Hoàng Diệu Trúc đồng kính san. Bên phải ghi Quang
Tự tam thập tứ niên Mậu Thân mạnh thu cốc đán (1908).
Toàn bộ tập sách có 86 trang, gồm có 3.042 câu
thơ lục bát.
Xét về nguồn gốc thì chúng ta thấy loại “Bảo quyến”
xuất hiện ở đời Tống (TQ) và có hai loại: Một loại được gọi
là Kinh vì đã diễn nghĩa tứ các kinh Phật như:
Dược sư bản nguyện công đức bảo quyển... Loại thứ hai là diễn
nghĩa từ những truyện cổ của Phật giáo, loại này rất được dân
gian ưa thích, như: Mục Liên Cứu mẫu xuất li địa Ngục Thăng
Thiên Bảo Quyển, Ngư Lam Quan Âm Bảo Quyển, Diệu Anh (?) Bảo
Quyển... Ngoài ra có những tác phẩm cũng diễn nghĩa
từ những cố sự trong dân gian mang nội dung tư tưởng Phật giáo
dùng để khuyến thiện, răn đời như Hương Sơn Bảo quyển và Lưu
Hương Nữ Bảo Quyển, tác phẩm Lưu Hương... đã được một tác
giả Việt Nam nào đó đã diễn Nôm thành lập
thơ Lưu Hương... như đã thấy.
Nội dung nguyên tác Lưu Hương Nữ Bảo Quyển như thế nào
chúng tôi chưa có điều kiện khảo cứu cụ thể được, ở đây
chúng tôi chỉ tóm tắt cốt truyện ở bản Nôm Lưu
Hương Diễn Nghĩa Bảo Quyển này:
“Lưu Hương là con gái của ông
bà Lưu Quang và Từ thị, lúc mới sinh có ánh
sáng và mùi hương tỏa ra nên cha mẹ lấy điềm lành
mà đặt tên cho con mình. Lớn lên Lưu Hương sớm
có lòng mộ đạo: Khi nghe ni cô Chân Không
giống lý nhân quả, nàng đã ngộ đạo và quyết
chí tu hành, nàng khuyên cha mẹ bỏ nghề buôn
bán rượu thịt...
Trong vùng có Viên ngoại họ Mã, nhà giàu
có mà kém đạo đức, lại muốn cưới Lưu Hương cho con trai
thứ ba là Mã Ngọc. Vì sợ gây thù kết oán
làm khổ cha mẹ nên Lưu Hương chấp nhận cuộc hôn nhân.
Dù có chồng nhưng Lưu Hương vẫn ăn mặc sô gai, lại cảm
phục được chồng cũng ăn chay giữ giới như mình, nhưng rồi bị mẹ chồng
phát hiện đánh đập nàng và buộc con trai phải
đi xa tìm thầy học hành theo con đường khoa danh.
Vì Lưu Hương quyết giữ nếp sống tu hành nên hai người
chị dâu không ưa theo rình rập rồi vu cáo nàng
với mẹ chồng để nàng bị đánh đập tàn nhẫn. Mặc dù
nhiều lần bị oan, nàng vẫn nhẫn nhục và luôn mong mẹ
và hai chị sớm thấy được lẽ đạo. Nhờ sự nhẫn nhục và lòng
luôn vị tha ấy mà nàng đã cảm phục được hai nàng
hầu là Ngọc Mai và A Hoàn.
Muốn nàng bỏ cuộc sống tu hành, mẹ chồng bắt nàng đảm
trách toàn bộ công việc bếp núc, nàng chấp
nhận làm việc vất vả ấy, nhưng van xin mẹ chồng không buộc nàng
sát sinh loài vật, nhưng càng van xin nàng lại
càng bị hành hạ đánh đập nhiều hơn.
Đến tiết Thanh minh, toàn thể gia đình họ Mã đi tảo
mộ, Lưu Hương cũng phải đi theo, đến nơi thấy người ta giết hại súc
vật để cúng tế, nàng bất nhẫn lén trốn đến một nơi vắng
mà thở than, cầu nguyện. Mẹ chồng bắt gặp, nàng bị đánh
đập và buộc phải ở lại nghĩa trang không cho về nhà.
Ngày kia nơi nghĩa trang nàng đã che giấu một con thú
do hai người anh chồng săn đuổi, nên nàng đã bị hai gã
này đánh đến bất tỉnh, sau nhờ con thú có tánh
linh chạy đi báo vợ chồng lão giữ nghĩa trang rồi ngậm lá
thuốc đến cứu tỉnh nàng, sau chính nàng lại cảm hóa
vợ chồng lão giữ nghĩa trang rồi ngậm lá thuốc đến cứu tỉnh
nàng, sau chính nàng lại cảm hóa vợ chồng lão
giữ nghĩa trang sống đúng theo con đường đạo hạnh. Đến đây những
tưởng là nàng có thể yên thân tu hành,
không ngờ tin Mã Ngọc, chồng nàng thi đậu Trạng nguyên
và sắp vinh quy, hai người chị dâu từng xử ác với nàng
nay sợ lộ chuyện nên vu cáo nàng đã ngoại tình,
thất tiết ở nghĩa trang, thế là mẹ chồng cho gọi nàng về, không
cần hỏi han gì mà ra tay đánh đập rồi cạo tóc
nàng mà đuổi đi. Trước sự việc ấy nàng lại cho là
gặp sự may mắn, vì bây giờ nàng có dáng
tu hành, Lưu Hương tìm tới một miếu để ở, ngày đi khất
thực tối về cổ miếu tụng niệm. Một đềm có hai gã vô lại
xông vào miếu định cưỡng hiếp nàng nhưng nhờ có
thần linh che chở, nàng lại dùng lời lẽ cảm hóa được
hai kẻ kia. Dần dần tiếng tăm đạo hạnh của nàng vang xa, nàng
đã giúp nhiều người trở về với đạo pháp, đồng thời nàng
được mời về một ngôi đền trang nghiêm, ở đó tu trì.
Mã Ngọc vinh quy bái tổ, không thấy vợ mình đâu,
tìm hiểu biết sự việc đã đến thăm và khuyên nàng
trở về, nàng nhất quyết không chịu lại khuyên Mã
Ngọc lấy vợ để có con nối dõi tông đường.
Kim Chi, người vợ sau của Mã Ngọc lại là cô gái
hiền đức, một lòng kính trọng và tuân theo lời
dạy của Lưu Hương mà sống đạo hạnh và đi theo Mã Ngọc
đến trấn nhậm triều Châu.
Nhân lễ đáo tuế của Viện Quân, mẹ chồng của Lưu Hương,
cả gia đình họ Mã ăn phải cá độc mà ngã
ra chết, chỉ hai cô hầu nhờ trường trai mà thoát nạn.
Lưu Hương được tin dữ, rất đau xót, vội vàng trở về lo ma chay,
báo tin cho Mã Ngọc để về thọ tang. Sau cùng Mã
Ngọc lai kinh trả lại chức tước để tiếp tục cuộc sống tu hành đạo
hạnh...
Toàn bộ câu chuyện đặt trên cơ sở tinh thần nhẫn nhục,
giữ giới, kiêng sát sanh của Phật giáo, lại đề cao thuyết
nhân quả. Cốt truyện đặt trên quan điểm phổ biến của văn học
cổ điển: “Tích thiện phùng thiện tích ác phùng
ác”. Mâu thuẫn được phản ánh trong tác phẩm là
những mâu thuẫn xảy ra trong gia đình: Mâu thuẫn giữa
mẹ chồng và nàng dâu, mâu thuẫn giữa những chị
em dâu trong gia đình.
Tác phẩm này nặng tinh thần đạo đức và khuyến thiện
nên trong quá trình xây dựng nhân vật chưa
làm đậm nét nhân vật phản diện nếu so với tác
phẩm Quan Âm Thị Kính chẳng hạn. Tuy nhiên, chúng
ta cũng đọc thấy nơi đây hình ảnh hiện thực của cuộc sống nông
nghiệp ngày xưa, ở đó người nghèo khó đã
bị ngược đãi, chẳng hạn đoạn thuật việc gia đình Mã
Viên ngoại ngang nhiên bắt bớ hành hạ những kẻ thiếu nợ
một cách tàn nhẫn:
Bắt người khiếm trái chớ chầy
Cắt sai công việc thuở này khổ thân.
Đêm ngày kẹp khảo vang rân,
Ngày ăn một bữa việc mần hoảng kinh.
Một bổ (người) khiếm trái thất thinh
Cùng nhau tính việc bán mình đợ con
Âm thầm than khóc nỉ non
Bởi năm thiêm tháp (?) vợ con đợ đần.
Người nào trả đặng khỏi mần
Kẻ lo chưa đặng chịu phần khổ lao.
Ngoài ra tính dân gian Nam bộ là nét nổi
bật của tập truyện thơ Nôm này.
P.T.Đ
(Giáo viên về hưu)
Nguồn: http://www.sugia.vn