Tính văn học và tính triết lý trong thơ ca liễn đối ở các ngôi nhà cổ ở Bình Dương

PHAN THANH ĐÀO
 


Trước hết chữ Hán được người xưa sử dụng như một yếu tố trang trí cho ngôi nhà hoặc đền đài, nó vừa mang tính thẩm mỹ lại vừa nói lên những suy nghĩ, tâm tư, quan niệm của con người làm chủ công trình những chữ Hán được trình bày dưới dạng câu đối, tấm hoành... đó là những hình thức văn học ngắn gọn, ý nghĩa hàm súc mang tính văn học và triết lý nói lên những ước mơ mang đậm tính giáo dục.
Chẳng hạn khi vào sân nhà cụ Trần Công Vàng chúng ta đọc thấy đôi câu đối tả cảnh trước sân nhà:
Đình tiền sinh thụy thảo
Liêm ngoại xuất ky hoa
(Trước sân sinh cỏ lành.
Ngoài rèm trồng hoa quý)
Hai câu đối không chỉ là mô tả, ca ngợi nét đẹp của cảnh trước sân nhà. Mà còn nói lên tấm lòng yêu thiên nhiên của người nghệ sĩ, đây là quan niệm về sự gắn bó con người với thiên nhiên, cây cỏ của người xưa.
Bởi vậy khi bước chân vào nhà người ta thấy được bộ cảnh tứ bình, với những bức tranh vẽ lan, cúc, điểu điệp (lan, cúc, chim,  ướm) với những câu đối ca ngợi nét đặc biệt của cảnh vật:
Tú khai độc ngạo tam thu lộ
Điểu luyến đa nhân thập bộ hương
(Hoa nở một mình ngạo nghễ với sương thu.
Chim bướm mến nhiều vì mùi hương lan xa)
Ở đây ca ngợi hoa, nhưng không chỉ nói về hoa, mà là mượn hoa để nói về người, cụ thể là ca ngợi tính người, đặc biệt là người quân từ, theo quan điểm người xưa.
Đặc biệt nhất là người xưa rất quan tâm đến cách sống ở đời, cách xử kỷ tiếp vật mà nội dung thường đề cao sự khiêm tốn, sự vong kỷ, luôn muốn sống thanh cao, xem thường những quyền lợi ích kỷ, tầm thường.
Châm ngôn của người xưa đưa ra là:
Xử thế vật kiêu nhân
Tu thân nghi thiết kỷ
(Trong giao tiếp chớ ngạo nghễ với người.
Trong việc tu thân nên nghiêm túc với mình).
Người xưa đề cao chữ hiếu và cũng đề cao cái học, cụ thể là học đạo lý, cách sống ở đời, sống sao cho xứng đáng là con người trong gia đình, trong xã hội.
Hiếu để truyền gia viễn
Thi thư kế thế trường
(Hiếu để truyền mãi trong nhà.
Thi thư đời đời nối nghiệp)
Lý tưởng sống của họ phải là giữ được lòng nhân và giữ đúng chữ lễ:
Phò thực cương thường, khắc kỷ đạo nhân kim ngọc trọng
Dưỡng thành phong hóa, lế vi bảo vật vũ mao khinh
(Nâng đỡ, vun trồng nền cương thường, đè nén lòng tà, tuân theo đạo nhân xem như vàng ngọc.
Dưỡng nuôi nền phong hóa, lễ nghĩa là cái quý, ngoài ra xem nhẹ tựa lông)
Thế nhưng trong cách sống, người xưa cũng có những suy nghĩ thực tế phù hợp với xã hội nông nghiệp lúc bấy giờ:
Canh, độc lưỡng đồ, độc khả vinh thân, canh khả phú
Cần kiệm nhị tự, cần năng sáng nghiệp, kiệm năng doanh
(Cày ruộng và đọc sách là hai con đường: Đọc sách có thể hiển vinh, còn cày ruộng chắc là giàu có.
Hai chữ cần và kiệm thì cần ta có thể dựng nên sự nghiệp, còn tiết kiệm cũng có thể đủ đầy).
Người xưa nhìn ngắm hoa lá, chim bướm... thường liên hệ đến con người rồi so sánh đến tính cách để rồi tìm ra một bài học, một kết luận. Bốn câu thơ sau đây có thể như minh họa cho những nhận định ấy:
Hoa khai diệp mãn chi
Hoa tạ diệp hoàn hi
Duy hữu cựu sào yến
Chủ nhân bần diệc quy
(Hoa nớ bướm đầy cành
Hoa tàn bướm lại vắng
Chỉ có tổ én cũ
Chủ nghèo vẫn cứ về)
Bốn câu thơ trên tác giả dùng thiên nhiên để nói về một thái độ sống của con người, đó là cách sống thủy chung, tấm lòng thương mến không phai nhạt. Tấm lòng ấy như được đề cao, được tuyên dương như một tấm gương sáng trong đời.
thương mến không phai nhạt. Tấm lòng ấy như được đề cao, được tuyên dương như một tấm gương sáng trong đời. nhà cổ:
Tòng lai bách hạnh hiếu vi tiên
Trần hỗ trường tồn nhất phíến tâm
Nghĩa trọng sinh hề ân chí đại
Sớ cầu như tại cổ do câm
(Xưa nay trăm hạnh hiếu rất sâu
Phơi bày đắp đổi một tấm lòng
Ơn nghĩa sinh thành to nặng lắm
Xưa nay mong ước: Thác như còn)
Chữ hiếu cũng là một trong bốn nét làm tâm điểm của triết lý Nho giáo: Trung, hiếu, tiết, nghĩa. Bốn nét ấy lại dính líu chặt chẽ đến hai đức quan trọng là nhân và trí. Người có lòng nhân, trí thì nhìn cảnh, vật cũng trong sáng, chính đáng hơn:
Bán giang phong vũ bán giang tình
Vạn vật xuân hòa cảnh sắc minh
Bạch nhạn vần trung phi tháo mỹ
Kim âu thủy thượng hoạt ba khinh
Nhân nhân xúc mục hoài giai thú
Trí giả di tình nhạo cảnh thanh
Sơn thủy hữu tình thiên lý ngoại
Khả nhân khả cảnh trác công thành
(Dòng sông nửa tạnh nửa mưa,
Xuân hòa vạn vật cảnh vừa sáng ra
Lưng trời nhạn trắng bay xa
Tràng giang sóng gợn với và chim âu
Người nhân ngắm cảnh quên sầu
Ưa lòng trí giả với màu sắc thanh
Núi sông ngàn dặm hữu tình
Người đây cảnh đó như hình đã quen)
Người đây cảnh đó như hình đã quen)

Thơ sau đây đã nói lên tinh thần ấy:
Phân minh giá lý nhất càn khôn
Nguyệt chiếu thanh sơn tú thủy bồn
Đông chúc di vô tư thế giới
Giám lâm hà hạn tiểu căn nguyên
Y hi tế thảo thiêm sinh sắc
Ẩn ước du ngám đoạn hồn
Sở nhạc hạt cùng nhân trí nhân
Phân minh giá lý nhất càn khôn
(Một bầu trời đất thực là đây
Núi đẹp, nước trong, trăng sáng đầy
Đuốc rạng hết còn riêng một cõi
Gương soi đâu ngại ngọc buồn soi
Xanh xanh khóm cỏ thêm vẻ sống
Ẩn hiện chập chờn cá tựa vây
Vui thú vô cùng người nhân trí
Một bầu trời đất thực là đây)
Hai bài thơ trên là hai bức tranh có những nét tổng quát giống nhau để cùng nói lên cái thâm ý trong bài thơ mà cũng là lý tưởng sống của quan niệm con người phương Đông ngày xưa, con người luôn hòa với thiên nhiên, xem thiên nhiên như người bạn, nhất là sớm thấy ra cái tính chất làm thư giãn, tạo quân bình nơi tâm hồn con người khi đối diện, ngắm nhìn thiên nhiên.
Ngắm nhìn cái đẹp, cái cổ kính của những ngôi nhà cổ, đồng thời đọc lại những bài thơ để hiểu tâm hồn của người xưa cũng là cái thú vị của người du khách
P.T.Đ