Thơ Đồ Ngông

Lời Tâm Tình cùng các bạn CHS trịnh Hoài Đức:
Trong quá trình đơn độc khi can thiệp vào sự xung đột của các phe nhóm ở địa phương trên báo chí, Đồ Ngông tôi phải luồn lách viết để họ không thể chửi mình, do đó đã có nhiều bài thuộc ở nhiều phưong diện: "Lật mặt trái xã hội" (với dấu (*); hoặc "Những bài thơ, câu chuyện để những người chửi nhau trên báo chí phải suy nghĩ mà giảm bớt lại sự nóng giận" (**) hay "những bài thơ để vui chơi". Hôm nay Đồ Ngông tôi đem chúng ra trình diện với các bạn để coi chơi. Với những bài "thói đời (*)" (mặt trái xã hội) chỉ là những nhận xét riêng của Đồ Ngông tôi các bạn cần kiểm chứng tính chính xác của chúng, còn nhân vật chỉ là hư cấu xin các bạn đừng nên đặt mình vào đó mà lại phiền trách Đồ Ngông. Xin cảm ơn!

 Lời Ca Vô Vọng!

Trong chiến tranh tàn khốc
Có nhạc sĩ da vàng
Ngồi hát trên đổ nát
Lại tiếng gào vang vang:

"Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ
để lại cho con
gia tài của mẹ
Là nước Việt buồn!..."  
       (Nhạc Trịnh Công Sơn)

Chiến tranh nơi nầy qua
Chiến tranh vùng khác đến
Đoàn người đi khập khễnh
Hối hả bỏ cửa nhà!

Bàn tay nào dắt mẹ
Bàn tay nào cho con
Vượt qua đồi qua núi
Cố níu lấy sống còn!

Những lời ca vô vọng
Không ngăn nổi hận thù
Những nỗi hờn thiên thu
Cứ bừng lên đột cháy!...

Đồ Ngông,
07-08-06.

Vì Đâu?

Chẳng Chúa, chẳng Trời khởi chiến tranh
Cùng nhau lấy máu để tranh giành
Gây bao tang tóc cho dân chúng
Phá nát đời êm, giết mộng lành.

Đâu phải Trời, cũng chẳng Chúa tôi,
Ai gây chinh chiến khổ cho đời
Con người vốn khổ, càng thêm khổ
Cũng lại do người hận mãi thôi!

"Nhất tướng công thành, vạn cốt khô!"
Bao nhiêu người lính đến bên mồ
Bao nhiêu mạng sống đời dân giả
Thoáng chốc đi về cõi hư vô!

Chẳng Chúa, chẳng Trời tạo chiến tranh
Loài người che đậy, lẫn nhân danh
Tự do, dân tộc, cùng Tổ quốc
Cũng chỉ là do ở "tranh giành"!

Đồ Ngông,
07-08-06.

Bài Ca Buồn.

Có những chàng nhạc sĩ
Đang hát bài ca buồn
Trên hoang tàn đổ nát
Cho cuộc đời thân thương.

Đàn Guy-ta trầm trầm
Dưới trời mưa lâm râm
Trên trời mây màu xám
Trong nỗi đau âm thầm!

Trời sanh ra chiến tranh
Hay bởi dạ con người?
Đã bao nhiêu tàn phá
Với bao người chơi vơi!

Chiến tranh đi và đến
Đem lại những xe tang
Máu xương và nước mắt
Lớp lớp nối hàng hàng.

Nhân loại đầy đau thương
Trong kiếp sống bình thường
Lại con người thêm sức
Khổ trở thành đại dương!

Đồ Ngông,
 05-08-06.

Đứa bé.

Một trái bom đã nổ
Đứa bé đầy máu me
Bò bên hông xác mẹ
Tìm sửa bú no lòng!

Nầy bé ơi! Bé nhỏ,
Mẹ bé chết đi rồi
Bé nào đâu có biết
Bé là trẻ mồ côi!

Trên đường đi lánh nạn
Cố đào thoát chiến tranh
Lắm cảnh buồn da diết
Nào ai biết phận mình!

Đồ Ngông,
07-08-06.

Kết quả!

Một trái đạn được bắn ra
từ nòng đại bác
Một hỏa tiển được phóng đi
Khi rơi xuống mặt đất:
Một khu vực trở thành tan hoang,
Có những thân người oằn oại
trên vũng máu đau thương.
Có thể có
những người chết chẳng còn đầu,
hoặc
xác tứ tung thành từng mảnh.
Tiền của, dựng xây nhiều năm
đã trở thành vô dụng.
Một số người tàn phế
lê lết đời còn lại trên hè phố.
Thêm một ít vòng tang
và đau thương cho những người thân thuộc.
Đó là chiến tranh
Chiến tranh từ sự hoang dại
Của những bộ óc của con người!...

Đồ Ngông,
05-08-06.

Tưởng Rằng...!     (**)
tặng: Trí thức "dổm"

Tưởng rằng trong cuộc đời nầy
Đã là trí thức ra tài giúp dân
Tưởng rằng thiên hạ qua phân
Làm thân trí thức trổ tài kinh bang
Tưởng rằng dân chúng hoang mang
Có người trí thức ra an dân lành.
Ai ngờ trí thức khôn lanh
Giành ăn như ... thể, làm banh xóm làng.
Ai ngờ học giỏi khôn ngoan,
Bày mưu, vạch kế, móc moi thật tồi.
Ai ngờ trí thức lại hôi,
Còn hơn cái đám suốt đời đi hoang.

Đồ Ngông,
28-01-04.

Chán Ngán.         (**)

"Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu..." (1)
Người xưa chán ngán từ lâu
Người nay chán ngán, lắc đầu chua cay!
Quê cha sanh bậc anh tài
Tìm đường vượt biển, mà hay tranh giành.
Cấp bằng, quan chức, mề đay
Ngôn từ, chữ nghĩa thẳng tay chẳng chùn
Chỉ thương cái đám dân hèn,
Đã "ngu" mà lại "cu đen", thật buồn!

Đồ Ngông,
07-02-04.

(1) Thơ Cao Bá Quát

Thuộc Hàng Nào Đây?      (**)

Dân ta có quá chục ngàn,
Vài người mà khuấy cả làng chơi vơi.
Dân ta cố ráng nín hơi,
Vài người mà đã trống kèn rình rang.
Bước đi giữa xóm, giữa làng,
Người người đứng ngó: "Thuộc hàng nào đây?"

Đồ Ngông,
07-02 -04.

Chõ mỏ.        (**)

Ông ở từ đâu chõ mỏ vào,
Hay ông phường lủ thuộc rêu rao?
Sơn đông mãi võ làm tôi tớ,
Hát thuật cò mồi phận nối dao.
Gia đạo, ông còn chưa sửa được,
Tu thân, mi chẳng biết ra sao?
Thế mà ông lại hay khua mỏ
Không biết từ đâu chõ mỏ vào?

Đồ Ngông,
05-03-04.

Lời Tạ Lỗi!     (**)

Tôi là một tên già
Đứng ra nhận tội cùng lủ trẻ:
"Nếu mai nầy
Trên đất nước xứ xa
Có xảy ra điều chi không hay cho sắc tộc
Lỗi cũng tại lủ già,
Bởi hay tranh giành, chửi bới thối tha
Tôi tạ tội vì không làm tròn nhiệm vụ".
Tôi muốn nói lên lời tự thú
Để mai nầy "gần đất, trời xa"
Tôi không phải ăn năn, hổ thẹn.

Lỗi không phải tại tôi,
Không phải: "Tại tôi mọi đàng!"
Mà vì
Do "Tâm" người ích kỷ,
Nhỏ nhoi, sân hận, oán thù
Trời không ban cho họ!

Con xin cầu ơn trên,
Ban cho họ sự sáng suốt, lìa khỏi u mê
Để họ trở lại con người thực tế:
"Họ biết có cộng đồng,
Còn biết có cả chục ngàn thân quen".
Để cùng nhau sung sướng
Và sát vai nhau hỉ hả!
Con chỉ cầu
Và cầu mong được điều như vậy!
Và chỉ mong
Một điều ấy mà thôi!

Đồ Ngông,
05-03-04.

Ngỡ là...!  (Ngụ ngôn)

Ngỡ là không phải chó hùa,
Đâu ngờ bầy chó lại ùa chạy ra
Con nầy cắn, chó kia la
Om sòm một lủ nhào vô một người.
Thảm thương! Cho đám chó hùa!
Dù sao cũng chó một bầy xưa nay!...

Đồ Ngông,
27-01-04.

Mài Sừng... (ngụ ngôn)

Con trâu kia đứng cạnh bờ,
Lui cui mài bén cái sừng chờ mai
Chém người lủng ruột, đau thay!
Nghinh người áo trắng, ghét ai sáng màu.
Nhưng mà thiên hạ có câu:
"Mài sừng cho lắm, loài trâu vẫn là!"

Đồ Ngông,
10-02-04.

Tay Sai.    (**)

Cái thuở tay sai đã "quá" rồi!
Bây giờ tớ muốn được an ngơi,
Cớ sao cứ muốn "chồm" lên tớ
Bắt tớ thi hành chuyện mãi thôi!

Áo xưa tớ bỏ từ lâu lắm!
Cung cách giờ đây tớ lại người,
Bạn bè thân thiết ta tìm đến
Vui vẻ cùng nhau khoảnh khắc thôi!

Thời ấy đến giờ lại quá xa,
Tóc xanh nay đã bạc trên đầu
Cái mơ, cái mộng còn đâu nữa,
Cái thuở tay sai đã "quá" rồi!

Đồ Ngông,
23-05-03.

Thời Hung Hăng.

Một thuở hung hăng đã đi rồi!
Tớ ngồi uống nước nhớ lại chơi
Hung hăng chẳng được thêm gì nhỉ,
Chỉ khổ người, mình có thế thôi!

Thuở trước bất bình bao ức hiếp
Gian ngoa, lừa đảo, cố chèn người
Tớ quyết xen vào ăn thua đủ,
Chuyện mình cho tới tận nơi đâu.

Cũng có một thời không oanh liệt
Nhưng không hổ thẹn kiếp con người
Nghĩ lại ê chề thân trí thức,
Không xây, mà lại phá cho hôi.

Hung hăng cho lắm chẳng được gì,
Mà thêm cho chúng dễ khinh khi
Đưa mặt mày mo thiên hạ ngắm
Hung hăng cho lắm..! Chẳng được gì!

Đồ Ngông,
14-05-03.

Mài Sừng  (2).     (*)

Thiên hạ, nhân gian đã có câu:
"Mài sừng cho lắm cũng là trâu",
Cũng là tôi tớ người sai khiến
Cũng kẻ gia nô thuở bạc đầu.

Không bạc, không tiền vâng lệnh chủ
Lên đèo, xuống biển, đạp gai chông
Đem thân lót gạch cho người bước
Mà lại nghênh ngang thỏa ước mong.

Cứ ngỡ rằng ta là vũ trụ
Đem tài góp sức chuyển xoay đời
Giấc mơ chưa khỏi, chui vào mộng
"Cho lắm! Mài sừng cũng vẫn trâu"!

Đồ Ngông, 26-05-03.

Khiếu nại của loài chó.   (ngụ ngôn)

Có một lủ chó
Kéo nhau lên mãi tận Thiên Đình,
Đánh trống ầm vang
náo động cả Thiên Triều, Ngọc Đế.
Chúng sủa lên gấu ó,
Đồng lòng kiến nghị,
Khiếu nại một đám người
Giành mất độc quyền
Trời ban cho chúng nó:
"Bẩm Ngọc Hoàng,
Sao để loài người cướp mất đặc tính của chúng con
Mai kia trong loài chó
Có loài người lẫn lộn
Thì làm sao chúng con sống nỗi!
Chúng con vội
Đánh trống phân trần
Van nài Thượng đế
Đừng cho loài người xen vào loài chó
Để thế giới chó được an bình
Thoát khỏi cảnh điêu linh,
Vì loài người
Vốn không là loài chó!"

Đồ Ngông,
31-05-03.

Chửi Nhau!     (**)

Yên lặng mà xem họ chửi nhau,
Văn chương, chữ nghĩa tuôn ào ào
Tiếng thanh, tiếng tục đều lên báo
Quên mất rằng nay đã bạc đầu!

Cứ để người ta lại chửi nhau
Cho ai cũng thấy cái hung tàn
"Xưa kia, ta vốn người ăn học"
Nay thử đem xài, dáng nghênh ngang.

Thấy người chửi lộn, ta thêm tủi
Trí thức ra tài "đẹp" thế ư?
Nghĩ lại thân mình tuy dốt nát
Nhưng chưa có chuyện khiến người cười.

Nhìn tôi, nhìn bạn rồi nhìn anh
Một lủ chúng mình quá tuổi xanh
Nóng nảy, hung hăng quên hết cả
Có đàn con cháu: "Lạ! Cha, Anh...!"

Đồ Ngông,
01-06-03.

Nghiệp Quả.

Ta chửi đời, người lại chửi ta
Ô hô! Như thế mới là quà!
Tặng nhau dăm chữ, mua ơn nghĩa
Dứt bạn ba tiền, bán xót xa
Thế sự muôn đời, đời vẫn thế!
Trần gian vạn lối, lối cùng qua!
Sinh sinh đã vốn là hư ảo
"Không", kiếp tâm linh mới thật nhà!

Đồ Ngông,
30-03-04.

Đám Nào?    (**)

Nực cười hai gã khùng khùng,
Buồn buồn ra giữa chợ đời mà chơi
Bốn tay mực tủa tơi bời,
Mặt mày, quần áo tả tơi đen xì
Thương thay! Dân chẳng can gì
Họa bay đành vướng, phận mình đành cam.
Chợ đời người hỏi: "Lạ thay!
Đám nào lại tới nơi này hung hăng?"

Đồ Ngông,
30-04-04.

Chưa Gọi Rằng Lành!     (**)

Bảy mươi chưa hẳn gọi là lành
Đã thế sao ông lại chẳng rành
Luôn cứ dúi đầu bươi móc mãi
Chắc gì ông đã hẳn hơn ai?

Cười người lại nhớ chớ cười lâu
Có chắc ngày mai thuở bạc đầu
Ông vẫn tốt lành như hiện có,
Hay là, mai đến sẽ ra sao?

Ông ạ! Ngày sau ai biết được!
Thì ông cũng chẳng khá hơn người
Ông suy, ông nghĩ; sao ông nhỉ?
Chẳng khéo tương lai chúng lại cười!

Đồ Ngông,
05-06-04.

"Thức" Hay "Ngủ"!     (**)

Tớ đã nghe ông người có "Trí"
Bằng nầy, chức nọ quả là cao
Sao ông không xứng theo danh phận?
Nẻo xấu, lăm le lại bước vào!

Không biết tỉnh hay còn mớ ngủ
Ông mê mê trận chiến tung hoành,
Ông nào biết lủ dân chê chán
Lại chẳng đem tài giúp lẫn nhau!

Mong ông nghĩ lại xem sao đã,
Công khó học hành của những năm
Mài nát đủng quần, nhầu sách vở
Mà đem vứt bỏ, lại cam đành..!

Đồ Ngông,
18-06-04.

Buồn Cho Ông!   (**)

Tớ đọc bài ông tớ thấy buồn
Chiều nay ngồi ngóng đám mưa tuôn,
Bên trời Tây ấy, người ôm hận
Ở cõi Nam nầy, kẻ thấy thương!
Không biết mũi tên xuyên đúng huyệt
Hay là viên đạn trúng vào tim
Ông luôn lải nhải điều thù hận
Tớ biết rằng ông "thấm" thật rồi!

Đồ Ngông,
29-06-04.

Tớ Nghĩ...    (**)

Tớ nghĩ rằng ông bỏ hết đi...!
Đem tài, đem trí giúp cho đời
Viết điều nhân thế cần lưu ý
Kể chuyện con người phải chú tâm.
Mở rộng tấm lòng ra đại chúng
Vươn cao trí tuệ tới nhân quần.
Đừng đem trói rọ "tâm" mình nữa
Cống hiến cuộc đời những nỗi vui!

Đồ Ngông,
29-06-04.

Phê Phán.     (**)

Lúc vào trường đi học
Khi còn bé tí teo
Thầy cô thường có dạy
Cùng dán lên bảng giấy
Treo ở các vách tường:

"Ngày nay học tập,
Ngày mai giúp đời".
Trong ký ức vẫn còn y như vậy!
Nhưng, tại xứ người
Đám trẻ ấy hung hăng, đầu bạc
Chẳng tạo được ích gì
Chỉ biết dùng cái điều đi học
Để chửi lộn, giành hơn thua
Hầu thỏa mãn những gì căm tức.
Thế cũng khoe cái tài lãnh đạo,
Thế cũng gọi là chính trị tài ba.
Ôi! Cảm thấy buồn cho nhân thế,
Cùng nhục nhã tới ông cha...
Chẳng biết đến bao giờ
Sắc tộc mới vui bên nhau ở xứ người xa lạ!

Đồ Ngông,
09-07-04.

Chính Chị, Chính Em!    (**)

Chính chị, chính em nghĩ tức cười
Dân thường, trí thức giỡn nhau chơi
Thượng hô, hạ ủng ầm vang cả
Nhưng chẳng nào ai biết được gì!

Chính trị đường ngay, ôm lối thẳng
Sách phương ngàn kế giúp nhân dân
Mưu cầu hạnh phúc đời êm ấm
Bỏ lúc đói nghèo lẫn khổ đau.

Chính chị, chính em dùng thủ đoạn
Gán người, chụp mũ chiếm hơn thua
Quậy tan, phá nát bung hầm thối
Chính chị, chính em nghĩ tức cười!

Đồ Ngông,
09-07-04.

Mối Đã Ăn Rồi...!    (**)

Thôi thế là thôi đã kẹt rồi!
Bây giờ mối đục nát tiêu thôi.
Cái nhà thuở trước tanh bành cả
Mối thợ, mối càng ở khắp nơi!

Rui kèo, mè cột lẫn đòn tay
Cũng bởi vì đâu, cũng tại mày!
Nhà lá, nhà tranh, dinh thự đẹp
Mối bò lổn ngổn chẳng kiêng ai.

Rước mối cũng do đám tụi mày
Mối từ chỗ khác cũng qua đây.
Chun qua "ăn có", không chừa chỗ,
Lủ mối tràn lan cũng tại mày!

Đồ Ngông,
09-07-04.

Tháng Bảy Vu Lan:

Tháng Bảy Vu Lan ngày của Mẹ
Mà bao năm tháng bẳng quên đi
Đến nay sực nhớ thì mẹ đã
Đã quá già nua, yếu hẳn rồi!

Một chiều nhạt nắng, nhìn lên tóc
Tóc trắng vương vương bóng áng mây
Dưới đất, trên trời cùng một sắc
Nương che gương mặt đã hao gầy.

Con ngồi bên mẹ, lòng hối lỗi
Muốn nói lên lời: "Hỡi, Mẹ ơi!
Bây giờ mới nhớ tình thương Mẹ
Mẹ đã cho con cả cuộc đời!"

Đồ Ngông,
11-07-04.

Tháng Bảy Siêu Hồn.

"Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân"     (ca dao)
Cũng nhờ Tăng, Chúng lo nhau tụng
Nguyện độ Cô hồn các đẳng siêu
Không làm ma quỷ luôn vất vưởng
Gây rối cho người ở thế gian.
Đức Phật chỉ đường mau cứu giúp
Cùng nhau họp mặt tụng cầu an
Mong cho hồn phách người lỡ bước
Biết nẻo quay về thế giới yên!

Đồ Ngông,11-07-04.

Tháng Bảy Mưa Ngâu:

Tháng Bảy mưa Ngâu khóc sụt sùi
Mắt nàng Chức Nữ lệ tuôn rơi.
Thương chàng cô độc tròn năm chẵn,
Tủi thiếp lẽ mình năm trọn y
Ô Thước bắt cầu đầu chịu sói
Sông Ngân ngăn trở cách đôi bờ
Trời đày bởi thiếp không canh cửi
Chàng để trâu ăn cả lúa trời.

Đồ Ngông,
11-07-04.

Tháng Bảy Nhân Gian:   (**)

Tháng Bảy nhân gian mùa "chó động..."
Đực, cái ngoài đường "nhảy tùm lum"
giữa sá, giữa đường coi chướng mắt
Mấy bà "mắc cỡ" vội đi nhanh!

Một cặp trước nhà đang "vướng mắc"
Xung quanh, một lủ lại ầm vang
Ông bực xách cây xua đuổi mãi
Đánh nhiểu, chúng lại sủa càng hăng.

Bà bực mắng rằng: "Đồ lủ chó!
Xấu hỗ không? Sao lại giữa đường
Lại lủ chó hùa thêm nhốn nháo,
Tạt nước cho mầy, biết tay tao!"

Nói đoạn bà bưng thau nước lớn
Tạt ào vào lủ chó hung hăng
Cả đám hoảng lên lo nhảy thoát
Cái, đực "quên vui" chạy mất hồn!

Đồ Ngông,
11-07-04.

Thuộc về ai?    (**)

Trách nhiệm bây giờ thuộc ở ai:
Tai to mặt lớn hoặc ăn mày?
Bàng dân thiên hạ hay ăn học?
Chiếu trước chiếu trên hoặc lủ cày?
Thuở bé học hành chi cho uổng
Nên già quan chức chẳng giống ai!
Giành nhau gấu ó tuồng chai mặt
Xấu hỗ chưa? Sao mãi thế này!

Đồ Ngông,
13-07-04.

Xin cáo với người dân.

Tớ xin nghiêng nón, cáo người dân
Bọn chúng hung hăng phá xóm làng
Chúng quậy mấy năm không chịu dứt,
Họ còn ra dáng, tỏ nghênh ngang.

Bọn chúng là ai? Quan sát kỹ
Theo từng chi tiết sẽ ra ngay
Bên ngoài chúng tỏ điều nhân đức
Tâm địa hơn "trâu xéo, ngựa cày".

Bọn chúng bây giờ quá lắm thay!
Họp bè họp đảng tận phương này
Xúm nhau mà quậy mà bêu xấu
Để nắm toàn quyền, mặc múa may!

Đồ Ngông,
15-07-04.

Đón Tết Và Xuân.

Xuân nầy thấm thoát đã hai mươi
Hưởng Tết bao năm ở xứ người
Pháo Tết, bánh chưng chừng tẻ nhạt
Nắng chiều bóng ngã: Nhớ Xuân xưa!

Đón Xuân quê mẹ, cõi phương Nam
Lửa Hạ như thiêu, bỏ việc làm
Trốn nắng ở nhà nghe máy lạnh
Ồn ào như cảnh đón xuân sang!

Tết đến, năm qua! Cũng bạn bè
Cùng nhau chúc tụng, lắng nhau nghe
Dư âm ngày Tết quê hương cũ
Cùng lớn thanh âm thế hội hè!

Mừng anh, mừng chị lại mừng tôi
Tuổi nữa gắn lên tóc... bạc rồi!
Cứ chúc cùng nhau nhiều sức khoẻ
Để còn hưởng Tết với nhau thôi!

Đồ Ngông,
12-10-04.

Pháo Nổ Xuân Nầy!

Tớ tính năm nay với bạn bè
Cùng nhau pháo nổ xúm nhau nghe
Tiếng de, tiếng nút kêu canh cách
Âm trống, âm thùng dộng chẻ tre
Cứ nói, cứ la vang trời đất
Lại đùa, lại xạo bể "bô" xe.
Người người ngạo nghễ như ra trận
Chẳng chết thằng Tây, chẳng chém vè!

Đồ Ngông,
11-11-04.

Sân Hận.     (*)

À! "No mất ngon, giận mất khôn"
Thế ông chưa giữ được tâm hồn
Sân hận khiến ông như lửa đốt
Xui người nóng hực, dạ bôn chôn.

Lửa bốc lên cao, lửa tới đầu
Tam tinh tá hỏa, mắt chìm sâu,
Tóc tai dựng đứng, hồn bay mất
Chỉ có oang oang, hực hực đầu.

Sân hận như là đám cháy to
Đốt thiêu công đức biến thành tro
Công lao hạn mã ngàn năm dựng
Chỉ thoáng một lần cháy cả kho.

Đồ Ngông,
30-08-07.

Ngủ, Thức.

Tớ được nghe ông "Trí" đã lâu
Tớ mong gặp mặt để đê đầu
Nhưng không biết "ngủ" hay là "thức"
Tóc có còn xanh hoặc bạc đầu.

Tớ mới nghe danh tớ khiếp rồi
Còn đâu... teo nữa, với than ôi!
Ông ơi! Ông nhớ thương dùm tớ
Vì sợ ông nhiều, nên hỡi ôi!

Đồ Ngông,
30-08-07.

Mừng Ông.

Tớ muốn mừng ông, nhưng tớ buồn
Bởi vì phận tớ dở ương ương
Có đâu đỉa lại đeo chân hạc
Chúng sẽ cười cho kẻ quá đường.

Tớ đứng nhìn ông tớ lại thèm
Muốn ôm mừng đại, lại kỳ thêm
Người ta không hiểu: "Thằng ton hót
Muốn bắt quàng xiên, đúng phận hèn".

Đành xa đứng ngắm, mơn tà áo
Mà tưởng ra như dự đón Ngài
Tay bắt mặt mừng coi hớn hở
Trong mơ mình lại cũng như ai?

Đồ Ngông,
30-08-07.

Hỉ Hả!

Hỉ hả cùng nhau, hỉ hả lòng
Tớ ông, ông tớ quả vui không?
Vài ly, vài cốc mình tâm hợp
Vui thú cùng nhau, ý lại đồng!

Chẳng mắc gì ai, ta cứ vui
Hai ta túy lúy lại say vùi
Mặc trời, mặc đất quay chong chóng
Mây có bay về, lại quá vui!

Đồ Ngông,
30-08-07.

Cái Thứ Năm.

"Trên đời có bốn cái ngu,
Làm mai, lãnh nợ, gát cu, cầm chầu"        (Tục ngữ, Ca dao)
Nhưng mà chưa thấm vào đâu
Làm thân chửi mướn, còn sầu thảm thương
Nhất là thân lại viễn phương
"Xía vô, nhọn mỏ" coi thường người ta.
Nhập giang theo khúc, tùy gia
Đã thân trí thức mà ra "hồ đồ"
Mũi đâu lại dán vô rào
Biết chi mà lại xía vào "ăn hôi"
Rằng xưa đã nói "kẻ tồi!"

Đồ Ngông,
30-08-07.

Giận!

Ông giận, sao mà ngó thấy ghê
Nhăn nhăn nhó nhó, khó tư bề
Mắt lươm, chú chó liền co cẳng,
Tay với, gà con vội xếp mề.
Miệng mở, nhưng mà sao lắp bắp,
Tóc bay, lại nữa vẫn ê chề.
Hung hăng, lạ gớm ông chi lạ!
Nổi giận sao mà thấy thật ghê!

Đồ Ngông,
01-09-07.

Chẳng biết!

Chẳng biết làm sao tỏ nỗi lòng
Hay là giữ mãi chẳng thèm mong
Nói ra thì lại càng thêm chán
Không nói thì sao tỏ được lòng!

Chẳng biết làm sao, chẳng biết sao?
Nghĩ  ra rồi lại nghĩ quay vào
Lui cui, lẩn quẩn "không" hay "nói"
Có nói thì là phải nói sao?

Đồ Ngông, 01-09-07.

Cây Chổi.

Cây chổi đong đưa, cây chổi cùn
Từng cành từng tép lại gom chung
Tung hoành rác rưởi đều gom sạch
Ngang dọc đồ dơ cũng quét cùng.
Tưởng yếu nhưng ra thành chắc nịt,
Thấy mềm mà lại rắn hơn khung.
Ngày ngày thanh tảo bao nhiêu rác
Cho bớt đời dơ, bớt não nùng.

Đồ Ngông, 01-09-07.

Ông!     (**)

Đã hết Tây rồi lại tới Đông
Sao mà lắm kẻ "xía" không công
Chắc quên mình kẻ nhiều ăn học
Thừa biết là ta "đứa lộn sòng".

Tớ nhắc dùm ông, chớ chỉa vào
Ở đâu? Thì biết chuyện ra sao?
"Cù bơ cù bất" mà hay chõ
Mỏ nhọn có nhiều, xứng vậy sao?

Có phải ông là "đứa" dễ sai
Lệnh trên lệnh dưới của quan Ngài
Ông tung rối rắm đều theo lệnh
Cho lắm thì ông: "Phận kẻ sai"!

Đồ Ngông,
01-09-07.

Tớ!

Tớ, đứa bá vơ không chức phận
Ngông ngông thiếu trí buồn thời vận
Vui chơi viết bậy cùng vô loại
Hứng chí tào lao theo nhân vấn.
Xã hội om sòm bao gấu ó,
Nhân quần ủn ỉn điều lo bận.
Ngang ngang bình lặng coi như tớ
Cứ thế mà đi không vướng bận.

Đồ Ngông,
01-09-07.

Cùng Tao Ngộ.

Mình dân ở tứ phương
Xa rời nơi cố hương
Gặp nhau trên đất khách
Đều là phận tha phương!

Tôi, chị lại cùng anh
Đều xếp cả mộng lành
Dấn thân vào công việc
Cho con trẻ học hành.

Đầu bạc trắng tháng năm
Mình thân phận âm thầm
Cho đời sau hạnh phúc
Cũng một lần trăm năm!

Gặp lại cùng nhau vui
Ôn kỷ niệm ngậm ngùi
Những ngày năm tháng cũ
Đầy ấp buồn lẫn vui.

Đồ Ngông,
01-09-07.

Tọc Mạch.    (*)


Tọc mạch, tò mò tánh khó ưa,
Nhưng quen thì cũng khó hay chừa.
"Dòm qua khe cửa" nhìn thiên hạ
"Dán mũi vô rào" khít hoặc thưa.

Câu chuyện của người toan muốn biết,
Chuyện mình lại "kín mít như bưng".
Lăng xăng, lít xít tìm người hỏi
Tọc mạch, tò mò khó dửng dưng...

Thế gian cũng lắm tánh con người
Tạo hóa bày ra, để "ngắm" chơi.
Cứ thử ngồi xem người tọc mạch
Làm sao yên được chuyện nhà người.

Đồ Ngông, 16-4-02.

Kẻ Lù Khù.     (*)

Lù khù, lủ khủ, kẻ lù khù
Đội mũ, mang lu, có cả dù
Ít nói, hiền queo như cục đất
Trong lòng sôi động, nét âm u!

Nhỏ nhẻ, từ từ duyên thục nữ
Như không thèm ngó, cũng không màng...
Vương vương sóng động, lòng sôi sục
Canh cánh chạnh niềm, mắt xốn xang.

Thế gian đã bảo kẻ lù khù
Không khéo chạy đi vác cả lu
Nhủ mĩ, nhu mì là ngoại diện
"Cóc khi mở miệng, chuyển mây mù"..!

Đồ Ngông,
22-4-02.

Lợi Mình Hại Người.    (*)

Ruộng trên có nước
Tìm cách lấy về ta
Khi cần đất khô khan
Ta đưa nước
Xuống ruộng người.
Có lợi cho ta thì ta lấy
Hại cho người, cũng chẳng chết gì ta.
Thế mới có tranh nhau
Đánh lộn,
Rồi đâm chém
Tình huynh đệ, bạn bè
Chấm dứt
Chẳng ai nhìn tới ai...
Thế gian nhiều chuyện đời như thế
Trồng cây cạnh hàng rào,
Lấn ranh đất,
Đường chung nạnh hẹ
Sạch cho mình, vung vãi đến cho người
Giành nước,
Giành mối,
Giành hàng,
Tranh nhau đoạt lợi...
Chỉ biết lợi cho mình
Không đếm xỉa đến người khác,
Muôn rắc rối xảy ra
Cũng bởi mình "chơi gác"...
Đời hơn nhau "Ý thức"
Già đã chẳng nên thân
Sao trẻ hơn đừng khi dễ
Hiểu người,
Hiểu ta
Coi dễ, nhưng mà khó.
Thói thường ưa suy nghĩ
Nếu như mình:
Mình có muốn hay không?
Hiểu ta,
Ta hiểu được người,
Lòng không vướng bận, cuộc đời an vui.

Đồ Ngông,
25-4-02.

Lừa Dối.    (*)

Thói đời lại thích lừa dối nhau,
Đem đến cho nhau những thảm sầu.
Cố ý bày mưu, giăng bẫy sập
Vô tình vướng mắc, dính cần câu
Người thua ấm ức, lòng như hoạn
Kẻ được hân hoan, dạ ước cầu.
Lừa bạc, lừa tiền, lừa ơn nghĩa,
Tình người, đồng loại sẽ về đâu?

Đồ Ngông, 25-4-02.

Tham Lam.    (*)


Kẻ tham vốn sẵn lòng không đáy
Vơ vét thế nào, chẳng đủ đâu
Lúc chủ ngó lơ, lần tay bốc
Thơ thẩn người đi, chộp lấy liền.

Trong đời hàng khối kẻ gian tham,
Tham vật, tham tiền, tham cả danh
Không bỏ, không từ bao thủ đoạn
Mưu thâm, lấy vặt lẫn tranh giành.

Tham lam trang điểm đời thêm xấu
Thế giới an bình vứt bỏ đi
Nước quậy, sóng cồn, sao thấy đáy?
Lòng người như thế, nói năng chi...!

Đồ Ngông,
25-4-02.

Háo Thắng.     (*)

Háo thắng dù trẻ hoặc đã già
Cũng phường háo thắng, cũng do ta
Cũng ham ta thắng, người ra bại
Ta thích cười to: Thắng của ta.

Háo thắng, bao giờ cũng muốn được
Từ trong đời lẫn chuyện vu vơ
"Hơn người" là nết cần hơn cả
"Chẳng chịu thua ai, chẳng bẻ cờ".

Háo thắng nhiều khi thành lố bịch
Vô năng, thiếu trí lẫn không tài
"Nói đùa, nói đại" như ngang bướng,
Chẳng biết rằng mình: "Đúng hoặc sai"?

Đồ Ngông,
25-4-02.

Khích Bác.      (*)

Có kẻ thường hay khích bác người
Muốn người "nổi trận" để coi chơi
Đôi khi đứng thủ ngoài vòng chiến
Đợi lúc người suy "đoạt món lời".

Có người thấy "Tưởng thế cô đơn"
Dùng trí đa mưu khích bác người,
Sẵn tánh anh hùng, người "nổi máu"
"Con cờ lợi dụng" khác gì hơn!

Lại lủ hèn kia chẳng dám làm
Đem lòng xui giục đứa lòng tham
Tham danh, tham vọng, tham tiền bạc
Mắc phải mưu thâm, thay hắn làm!

Ôi đời! sao lắm người gian thế!
Chỉ muốn mượn người để lợi ta
Lời ngọt, ý thâm luôn thúc đẩy
Lợi là y, chết lại là ta!

Đồ Ngông,
25-4-02.

Ông Là Ai?     (**)

Hỏi vậy, nhưng tôi đã biết rồi
Vì ông chưa tới, đã mùi hôi
Hầm cầu ông khuấy, vương hơi khói
Nhà cửa ông châm, lửa bắt mồi.
Cứ tưởng đem tài ra góp sức,
Ai ngờ nhân cách hóa ra tồi.
Ông về xem lại bao kinh Phật,
Kinh Thánh từng trang hối lỗi thôi!

Đồ Ngông, 12-08-02.

Ông Là Gì?    (**)

Ông tưởng dân ta: "Một lủ ngu?"
Tha hồ ông quậy đến chổng khu,
Hội đoàn ông móc ra từng lão,
Một nhóm người khen lại chống dù.
Lãnh đạo tinh thần ông chẳng kể,
Dân đen, viên chức coi như mù.
Tha hồ ông múa gậy vườn hoang,
Chỉ tội dân ta tại xứ người.

Đồ Ngông, 12-08-02.

Vịnh Thơ Ngông.


Ngồi buồn viết bậy mấy thơ ngông,
Lấy chữ danh từ chất khoảng không
Phản kháng, xấu người cùng xấu nết,
Xuôi theo, đẹp bóng lẫn đẹp lòng.
Tài hèn sức kém nên đôi chút,
Sự lớn đời to cũng khó mong.
Thơ vạch thói đời bao cái xấu,
Quét người lại quét cả thằng ngông!

Đồ Ngông, 14-08-02.

Thì Ra Thế!     (**)

À thế!... Thì ra... Đã hiểu rồi!
Vì sao ông mãi muốn "chơi" thôi.
Đám người dơ bẩn trông gay mắt,
Một lủ khoe khoang lại quá tồi.
Bởi vậy, ông đeo cho tới đích,
Dù rằng người bảo bỏ cho rồi.
Nhưng ông có quét thì nương nhẹ,
Đừng quét "đùng đùng" gãy chổi thôi!

Đồ Ngông, 12-08-02.

Ông Quá Tôi!    (**)


Ông muốn thì tôi cũng muốn thôi!
Dẹp đi rác rưởi đẹp cho đời.
Đường ông có khác tôi đôi chút,
Sức khỏe ông còn khỏe quá tôi!

Nai lưng, ông vác chổi hơi to,
Thịt bắp vai u, ráng sức bò
Đừng cố, quá chừng coi đuối sức,
Không thành, chúng sẽ mỉa cười cho.

Thân tôi sức yếu, nhờ thơ thôi!
Thơ chửi đời chơi, gởi mọi người
Chổi hóa thơ, thơ thành bó chổi,
Quét đời, cứ đọc quét đời chơi.

Nhân thế trên gian lại lắm người,
Không từ, chẳng bỏ những tanh hôi,
Ma vương, quỷ sứ, Sa Tăng loại...
Càng khuấy đời dơ, bẩn quá thôi!

Lỡ lúc sanh ra gặp phải thời
Đứng nhìn! Thì khó ngó coi chơi!
Nếu ai cũng vậy thì càng tệ
Tôi hóa thành ngông! Ông quá tôi!

Đồ Ngông, 14-08-02.

Gian Ngoa.      (*)

Thủ đoạn gian ngoa, hắn đã rành
Tiền vô trong túi, lẫn ôm danh
Dựa người, nương thế thừa cơ hội,
Danh lợi về ta: Sự đã thành.

Chuyện xấu, hắn làm ai có biết
Khéo che hơn kín miệng con người.
Thằng nào dại dột thì cam chịu,
Chẳng lỗi do ta ở chỗ nào.

Bạn bè cẩn thận với thằng gian,
Chẳng kể gì ai, chẳng ngó ngàng,
Chẳng nghĩ ơn sâu, cùng nghĩa nặng
"Phụ người, (hơn) người phụ": Một thằng gian!

Đồ Ngông,
17-08-02.

Phách Lối.     (*)

Dương dương tự đắc giống gà nhà
Như thể trong đời chỉ có ta
Danh giá, gia phong vang một cõi
Người đời thế tục cũng phương xa.
Trên trời, dưới đất y là rốn,
Tả hữu không gian giữa lại nhà.
Nhân thế đã rằng: "Thằng phách lối"
Tưởng rằng nó khác, cũng "đồ" ra!

Đồ Ngông, 17-08-02.

Đùa Chút Chơi!   (**)


Xuân nầy nở rộ những văn thơ,
Thiên hạ đua nhau ngắm sững sờ.
Bầu cử, sương rơi nghe chán ngắt!
Nông gia, gió thổi thấy râu phờ!
Tung tăng, chim hót như trêu ghẹo,
Lất phất, cỏ đùa lại ngẩn ngơ.
Cứ mỗi hai năm thì đáo lệ,
Lần sau có cũng: "Mùa văn thơ?".

Đồ Ngông, 29-09-02.

Ăn Thua Đủ.       (**)

Đã quá hai năm mới tới kỳ,
Phen nầy bầu cử lại lâm ly!
Um sùm, võ miệng nghe đinh óc,
Tá lả, văn thơ tối mặt mày...!
Tiếng chửi, tiếng la lo gọt dũa,
Từ thanh, từ tục chẳng nương tay.
Phen nầy lỡ hội, chờ phiên tới,
Tớ quyết ăn thua, tỏ mặt mày!

Đồ Ngông, 29-09-02.

Hội Thi Quán Quân.      (**)


Tớ dã tính rồi đợi tới phiên,
Hai năm qua lẹ! Thoáng sầu miên.
Hàng tôm sách vở, hằng ôn tập,
Bán cá ngón nghề, luyện khá siêng.
Chữ nghĩa tục thanh, đầy mọi túi,
Ý cay, ý đắng đủ ba miền.
Kỳ sau tớ quyết làm ra lẽ,
Thiên hạ biết tay...! Tớ: Gã điên!

Đồ Ngông, 29-09-02.

"Hội" hay "Hụi"?        (**)


Ta kết cùng nhau lập Hội, Đoàn,
Giúp nhau khi khốn, chia liên hoan...!
Đã lâu lâu lắm, tranh giành chức,
Lại mới mới đây, rẽ tập đoàn.
Danh "hảo", cùng nhau la chí chóe,
Tiếng "tồi", bè phái cứ oang oang.
Mai kia dân chúng đà chê chán,
Đừng trách vì sao họ chẳng "màng"!...

Đồ Ngông,
29-09-02.

Chấm Mút.      (**)

Tớ chỉ xin ông chút đỡ ghiền,
Nhưng mà ông đã tánh hay quên.
Bây giờ đâu hẵn còn hay hết,
Tiu nghỉu tớ buồn..., tớ ngủ quên!

Lại nữa xin ông tí bạc còm
Đem về giúp đỡ lủ bầy con,
Mua thêm quần áo coi lành lặn
Nhưng đã thôi rồi...! Tớ héo hon!

Tớ chỉ van nài... "chấm mút thôi"!
Nhưng ông xơi hết, những... bao lần,
Của kho trời đãi riêng ông chắc?
Của, bạc lại từ đám lủ dân...!

Đồ Ngông,
07-11-02.

Hống Hách.    (*)

"Hách xì xằng"quả là thằng lối,
To cỡ bao nhiêu, lộng quá rồi..!
Dọa nạt, ra oai người khiếp sợ
Quyền uy, hâm dọa... bấy nhiêu thôi!

Nó mới kiếp nầy, nó tưởng oai
Cổ nhân đời trước thấy lâu rồi
Cho nên mới nói "lớn" thêm "lối"
Đối nghịch thân hèn "nhỏ" với "nhoi"

Cha sanh, mẹ đẻ không hề lối
Nhưng tới phiên y trở mặt mày
"Van chức, xin quyền" đi liếm gót,
Nỉ nài được thế lại ra oai!

Ai về nói với thằng đang lối
Cùng lắm là xong một kiếp người
Hết hát, thân ra là kép hát
Ngàn năm để tiếng: "Một mùi hôi"!

Đồ Ngông,
24-4-02.

Giữa Chợ Làng.       (**)


Tớ đã đi qua giữa chợ làng,
Có người đứng đó kể oang oang
Thời oanh... oanh liệt còn vang bóng
Thuở bạc ôm kè bước nghênh ngang!

Tớ đã chui vào hóc hẻm sâu,
Những người lăn lóc, bạc thêm đầu
Xem ra chí thú (1), cùng vui vẻ
Hỉ hả vui cười quên hết đau!

Đời bao nhiêu nữa, còn mơ mộng!
Mai mốt rồi ra: Nghĩa địa chờ!
Cuối bước đường cùng như thế cả!
Sao còn nuối tiếc: "Mộng" cùng "Mơ"?

Đồ Ngông,
07-11-02.

(1) chí thú làm ăn.

Nhân Danh        (*)

Trong cuộc đời
không thiếu những sự nhân danh
Từ con người
Cho đến nhân loại và thế giới
Nhân danh khai hóa
Đã sản sinh đế quốc.
Nhân danh nhân loại
Cộng sản đã thành hình.
Nhân danh tự do
Những cuộc chiến điêu linh.
Nhân danh bảo vệ
Nhiều nơi dân đồ thán.
Vì tự do,
hạnh phúc
Biết bao người bỏ mạng trên rừng sâu nước độc
Hàng khối người chẳng ngại ra khơi
Vượt trùng dương và làm mồi cho cá
Nhân danh nữa,
Và nhân danh nhiều nữa
Cho đoàn kết: Đã "tạo nên chia rẽ",
Cho tự do: Đã "thủ đoạn ép người",
Cho dân tộc: Đã "tạo điều muối mặt".
Chắc rồi đây
Ngàn năm nữa
Cũng vẫn có người nhân danh
Nhưng "Cho ai?", mới là điều đáng nói...!

Đồ Ngông,
14-05-03.

Đời Nô Bộc.      (*)


Đã lỡ sanh ra tự kiếp nghèo
Nên đành đeo nếp sống hẩm hiu
Làm thân tôi mọi người sai khiến
Cũng bởi vì sanh ở kiếp nghèo.

Chủ chỉ gà rằng là con vịt
Tớ cúi đầu: "Vâng phải bẩm Thầy!"
Chủ bảo đến kia "Làm việc đó"
"Thưa thầy, tớ sẽ vội làm ngay".

Chủ trả đồng lương tớ phải làm,
Đồng lương sai tớ mất khôn ngoan.
Tớ phải cúi đầu vâng lệnh chủ
Ngàn sau cười mỉa, tớ vẫn làm!

Đồ Ngông,
15-05-03.

Đời Đi Không Trở Lại.      (**)


Đã lỡ sanh ra ở kiếp người
Đường đi tới trước mãi không ngơi
Đã qua, không thể nào quay lại
Sẽ đến, thế rồi phải đến thôi!
Từng việc, từng người vào quá khứ
Bao lần, bao lối nối tương lai
Bận lòng chi mãi tâm vương khổ
Bình thản mà đi giữa cuộc đời!

Đồ Ngông,
09-08-03.

Bài Ca Tâm Địa.       (*)


Đám mây tâm địa u hoài
Vương vương bao phủ trần ai khổ sầu.
Những người tâm địa thâm sâu,
Hại thầy, lừa bạn bắt cầu lên cao.
Những ai tâm địa xôn xao,
Khuấy trời đục nước, ồn ào sóng vang...
Những người tâm địa mang mang
Đời sao khó tránh, hàng hàng chơi vơi!
Những phường tâm địa nhỏ nhoi
Cứ luôn bươi móc, phá hôi ngày ngày.
Những tuồng tâm địa chẳng ngay,
Uốn cong, bẻ vặn, đắng cay cho người.
Ở đời tâm địa bời bời,
Bài ca không hết những lời thế nhân...!

Đồ Ngông,
14-08-03.

Tỉnh Giấc Đi Anh.      (**)

Tỉnh giấc đi anh, mộng đã rồi
Đời vào xế bóng, mãi mơ thôi!
Vầng dương chênh chếch trời tây xuống
Mây thẩm lên cao, bóng ngã rồi!

Còn bao lâu nữa, mơ cùng mộng!
Khổ luống ưu sầu, lại cứ theo
Chẳng được thêm gì? Ôi! Chán nhỉ!
Bạc đầu, tuổi chất cũng còn gieo.

Ô hay! Sao lại hung hăng mãi,
Tuổi trẻ ngày nao chẳng đạt thành!
Sức yếu giờ đây thêm mắt kém
Làm gì? Chi nữa! Mộng cùng mơ!

Đồ Ngông,
07-08-03.

Bôi Mặt.       (**)


Có một thuở, ta là bạn hữu!
Dù không thân, chắc cũng không xa,
Gặp nhau vui vẻ, lòng khoan khoái
Chuyện kể vui cười, "tếu" hả hê!

"Tự phương xa" ấy (!), ta bôi mặt
Giương cựa cùng nhau đá "thả giàn"
Rướm máu, rụng lông chơi "chết bỏ"
Từng ngày, sang tháng lại qua năm!

"Vì ai?", ta là người "bôi mặt"!
Sừng sỏ, nghênh ngang, chẳng kể gì
Cứ đá! Rồi ra cùng bạn hữu,
Tàn rồi! Rách nát chẳng ra chi!

Đồ Ngông,
22-05-03.

20 chữ tặng bạn.        (**)

Tôi có mấy ông bạn,
Ông nào cũng chẳng vừa
"Vì người!" mà đấm đá,
Tới giờ chẳng chịu thôi!

Đồ Ngông.

Bài Học Ngụ Ngôn.     (**)

Nhớ thuở ngày xưa lúc tới trường
Lủ trẻ đã học
Những lời ngụ ngôn cho tuổi nhỏ:
"Gà nhà bôi mặt đá nhau".
"Bớ lủ gà bây tệ lắm thôi!
"Nỡ nào đưa mặt để người bôi
"Mới vừa khắng khít thương nhau đó
"Nay đã hung hăng cắn mổ rồi..."
Thế mà,
Những lời ngụ ngôn ấy
Đến nay đã mấy mươi năm
Lủ trẻ hoá ra già,
Nhưng chắc già
thành ra lú lẩn,
Hung hăng vì đã bị người bôi
Đá nhau la chí choé
Chửi nhau chẳng tiếc lời
Nơi quê người
Xứ xa
Mà giống như bọn hàng tôm, hàng cá
Không nghĩ tới đồng bào,
Chẳng nghĩ đến đời sau
Làm điều "vô liêm sĩ"
Không đáng sống ở đời
Mà chỉ,
Tạo thêm
Cho dân tộc nhiều nhơ nhuốt.
Thế mà họ vẫn huênh hoang
Như bầy sói
Giỏi tru giữa rừng
Trong đêm vắng...!

Đồ Ngông,
14-10-03.

Đùa với Quan Ngài.      (**)


Quan Ngài thân trí thức,
Đồ tôi lủ dân đen
Quan Ngài cao chót vót
Đồ tôi mắt đầy ghèn!

Hôm qua Ngài "địt"  (đánh rắm) thúi
Đồ tôi chẳng dám than,
Không lẽ khen thơm quá!
Sợ Ngài nói: "Chơi khăm!"

Đọc thơ văn Ngài chửi
Đồ tôi bỗng giật mình
"Lúc nhỏ ai đi học
Cũng phải vậy thế sao?"

Học không phải giúp đời
Học không để nên thân
Học mai sau mà chửi
Chửi có văn, có vần...!

Học để làm người giỏi
Được vinh thân phì da
Ai giành, thì mình chửi
Cho họ tởn tới già!

Học để gây thế lực,
Giữ vững ngôi vị mình
"Bành ra" thêm uy thế
Cho người sợ khiếp kinh!

Đồ tôi thân ngu dốt
Như vịt tắm trong mưa,
Sấm vang cùng biển động
Sá chi thân điếc mù.

Quan Ngài thân trí thức
Đồ tôi lủ dân đen
Quan Ngài thơm như cứt,
Đồ tôi thúi như phân.

Quan Ngài thơm như cứt,
Đồ tôi thúi như phân
Đôi ta chẳng cùng vần
Nhưng đều là một thứ!...

Đồ Ngông,
29-12-03.

Nếu Có Kiếp Sau.    (**)

Nếu có kiếp sau, tớ xin đi học
Trở thành trí thức, chuyên ngồi tán dóc,
Xui người đấm đá, tớ thọc bánh xe
Người chẳng thèm nghe, tớ làm đòn xóc.

Nếu có kiếp sau, tớ thề moi móc
Loạn xóm rối làng, bình an trốc gốc,
Tớ cười hỉ hả, thiên hạ chao dao
Thây kệ đứa nào, thế còn chưa độc!

Nếu có kiếp sau, tớ làm thủ lãnh
Lập hết nhóm nầy, tớ gầy nhóm khác,
Bày ra lớp lớp, chửi lộn coi chơi
Khoái tỉ cuộc đời, gia nô hàng khối.

Nếu có kiếp sau, tớ làm ác quỷ
Gây rối cuộc đời, đóng vai nặng ký,
Quậy sóng đất bằng, đổi trắng thay đen
Giết chết mặt trời, thành nhân chi mỹ.

Đồ Ngông,
27-01-04.

Ai Đã Hơn Ai.     (**)


Chắc hẳn rằng ai đã hơn ai
Khoe chi tài giỏi, vội tưởng tài
Chê người, moi móc, luôn khuấy đục
Ai dè, chưa chắc đã hơn ai!

Nhân cách con người mới hơn ai
Học cao chưa hẳn đã là tài
Đức độ hơn người, đời mới quý
Giúp nhân, cứu thế mới là hay!

Học đã bao nhiêu, cứ tưởng tài
Tâm người chưa quá lòng bàn tay
Cứ ngỡ ta là tâm vũ trụ
Ai dè, chưa chắc đã hơn ai!

Đồ Ngông,
27-01-04.


Trên Đường Xuyên Việt.



Cờ Bạc.     (*)
(Viết theo chuyện kể của một người)

Khen ai khéo đặt ra cờ bạc,
Cứ ngỡ lại là một thú vui
Bao nhiêu gia đình tiêu tan tác,
Con cái nhóc nheo, chết nụ cười.

Ta đã là người của nạn nhân
Lâu lắm, thời gian cũng chẳng gần
Cha đi đánh bạc, con không gạo
Sách vở mặc thầy, học tay không.

Thấy bạn khoe khoang đôi giày mới
Quần nầy áo nọ, tức căm gan
Chỉ tại cha mình mê cờ bạc
Nghĩ tủi thân con, lệ đôi hàng.

Từ đó ra đời, ta căm hận...
Sau nầy quyết chẳng để con thơ
Ứớc mơ không toại, lòng mong muốn
Dứt khoát vì con... chẳng đợi chờ!

Thế, bây giờ có "Casino"
"Máy kéo" tràn lan, với "keno",
Rủ nhau đưa bạc vào góp vốn,
Biết đến bao giờ lại lấy ra... !

Thua quá đi rồi, ta giựt hụi
Nợ như chúa chỗm trở nên lì
Lâu lâu ghiền quá, sanh chôm chĩa
Buôn bán "xì ke" hại nhóc tì.

Lảng vảng bên bàn khi sạch túi,
Xem ai hồng phúc xin vài đồng
Chơi chút đỡ ghiền quên tư cách...
"Này anh! anh có muốn "chơi" không?"

Ôi! Đời sao lắm cảnh phong ba,
Cờ bạc bày chi bán sạch nhà
Đem thân dí xuống bùn nhơ nhuốt,
Con cái hận đời, cũng bởi ta...!

Đồ Ngông, 8-4-02.

Bắt Chước!       (**)
          
Bắt chước người, ta chửi....chửi cuộc đời   (không phải chửi người)
Ta nay hứng chí viết văn chơi,
Làm thơ moi móc đời nhiều xấu
Rồi chửi, rồi la đở hận đời!

Ta tiếc xưa kia học lỡ làng
Ngày nay ngu dốt làm dân gian,
Câu thơ, chữ nghĩa không sâu sắc
Chửi chẳng bằng ai, tức bẽ bàng!.

Phải trước ra đời đi "bán cá"
Học đòi sách vở của "hàng tôm",
Ngày nay võ miệng tha hồ chửi
Cho đám người gian "tịt" cái mồm.

Đồ Ngông, 9-4-02.

Ta Cũng Là Ta   (**)

"Chuyện nhỏ thành to" đến nữa rồi,
Lôi nhau đấm đá mãi chưa thôi
Văn chương, chữ nghĩa buông câu móc
Ý tưởng, ngôn từ lại khuấy hôi,
"Tiên mẹ" năm mươi lên chót núi
"Rồng cha" năm chục xuống chân đồi.
Cũng vì Tiên Tổ chia phe ấy,
Con cháu đời sau "nghịch" mãi thôi!

"Tức khí" làm gì chuyện đã qua
Bỏ đi ta lấy "nghĩa" làm hòa
Anh vào gặp mặt, ta chào hỏi
Bạn đến vui cười, bạn với ta.
Sung sướng bên nhau ôn kỹ niệm,
Hân hoan ngồi lại một đôi quà.
Rồng cha, Tiên mẹ lầm chia nhóm
Gạt bỏ cho rồi,... "Ta cũng Ta"...!

Đồ Ngông.

Kẻ Gây Rối    (**)

Thiếu chi những kẻ chuyên gây rối
Cứ quậy, cứ la, cứ khuấy thối
Hôm nọ phanh ra chuyện nhỏ nầy,
Mai kia khui nút hầm cầu thối.
Bà con ê mặt đã từ lâu
Sắc tộc đau buồn sáng đến tối.
Ăn nói làm sao với bạn Tây?
Dứt đi..! Xin bỏ đừng gây rối.

Đồ Ngông, 1-4-02.

Người Tâng Bốc    (*)

Lại có những người không biết mình
Thường hay tâng bốc chẳng sợ khinh,
Đến đâu cũng vậy, luôn o bế
Cấp lớn, bề trên, lẫn hạ mình.

Mọi người khó chịu đâm ra chán
Nhìn thấy tức cười: "Vậy thế a!"
Thôi đi nơi khác: Trông gay mắt
Tâng bốc thân hèn "nhất thế gia"!

Tâng bốc cũng thành một thói quen
Đôi khi nó lại trở nên ghiền
Không tâng, không bốc: Như còn thiếu
Tâng bốc bà con lại thấy phiền.

Tâng bốc, vô tình phá đám đông
Nhiều người mãi riết lại thành không.
Còn ta với chủ, ta tâng bốc
Chủ khoái cười to,... cảnh trống không...!

Đồ Ngông, 2-4-02.

Bài Thơ Say    (*)

Ta say túy lúy... quả ta say,
Say quá... cho nên đỏ mặt mày
Ta nói... nhưng mà,... ta chẳng nói
Nói gì...? Ta có nhớ hay... hay.

Ta say, ta chửi mày hay ta?
Ta chửi ai kìa...? Chắc chửi ta
Ta chửi thằng say, say hết biết
Ta là người thật,..  hay là ma?

Chân mặt sao mày xiên cẳng trái?
Mày yên... sao chẳng để ta yên?
Lải nhải nói hoài... Ôi,... chán quá!
Im đi...! Ta cảm thấy là phiền.

Rượu ơi! Còn hết, sao không nói?
Ta đợi mày lâu,.. chẳng tiếng nào?
Khinh quá... Ta buồn ghê lắm đó!
Thôi mày,.. mày chẳng mến ta sao?

Ta chẳng có say, ai nói say?
Lang thang, lết thết cũng do mày
Cả ngày ta nhớ,... Ta không biết?
Lẩn thẩn, lơ thơ "Tỉnh với say"...!

Đồ Ngông, 7-4-02.

Gã Lì    (*)

Thế gian sợ nhất gã ù lì
Như câm, như điếc, chẳng làm chi
Chỉ biết có mình: Ông tự ý
Xeo cạy thế nào cũng giữ y.

Trời sinh ra đứa lì như thế!
Chỉ vô tích sự, hại thêm đời
Không biết mọi người, không tập thể
Chỉ mình, có một, một mình thôi.

Thì ra, cũng lại gã ù lì
Đưa mặt mày mo chẳng sợ chi
Quậy nát, quậy tan theo ý muốn
Mọi người như bỏ... Đúng ơi! Lì.

Nói với thằng lì: Nói với cây
Thà về đầu gối lại càng hay
Tiếp xúc nó chi cho thêm mệt
Bỏ đi! Mặc nó, đứa ù lì.

Cô lập nó ra, đừng nói tới
Coi rằng nó có cũng như không
Thằng lì đã chết rồi trong đám
Lì có hay không, chẳng bận lòng...

Đồ Ngông, 10-4-02.

Người Chỉ Trích      (*)

Còn có khối người hay chỉ trích
Om sòm, la lối rất hăng say
Sách động, kêu bè chuyên khuấy thối
Bất kể rằng đêm, cả lẫn ngày.

Cũng có những người ưa khích bác
Lấy trò phá rối để làm vui
Khi cần đến họ, đều đi tránh
Nếu có ai làm, lại nhảy ra.

Phê bình, đối lập như hăng máu
Giương cựa, phùng mang sắp độ gà
Tới phiên, họ lủi đi đâu mất
Tìm mãi không ra, mới gọi là...

Thế gian lắm kẻ không làm nổi
Người khác làm cho, đứng chửi dòn
Nghĩ lại thân mình như giẽ rách
Chê người chê tệ chẳng chừa trôn...

Đồ Ngông, 11-4-02.

Gã A Dua      (**)

Trong đời thêm gã thích a dua
Cứ thể làm như đám chó hùa
Tiếng sủa vang lên thì gấu ó
Không hề biết ngọt hoặc hay chua.

Tủi thân "Cây sậy biết suy nghĩ",
Nhưng thế "cái đầu", "óc" để đâu?
Cái sống, chưa ra thành cái sống
Bản năng chẳng khác chó ưa hùa!

Thôi về nhắn lại gã a dua
Cứ bỏ, quăng đi cái tánh hùa
Chịu khó nhìn xem, phân phải trái
Đào sâu, nhận định ngọt hay chua?

Đồ Ngông, 12-4-02.

Kẻ Hiếp Nàng Thơ      (**)

(Người ta ví thơ là một hình thức tươi đẹp để trang trải tâm tình thơ mộng, trong những thể loại có vần có điệu, thanh âm êm dịu, nhẹ nhàng. Thơ có người con gái tha thướt, mỹ miều, duyên dáng làm "Tổ" gọi là "Nàng Thơ". Nhưng đối với những người chửi lộn bằng thơ, thì ngôn từ đầy sân hận, thù hằn, cay cú nên Đồ Ngông tôi mới có bài nầy.)

Nàng Thơ than thở, dáng u sầu,
Mắt ướt hoen mi, nhìn mãi đâu?
Yên lặng, chơi vơi, mà chẳng nói
Te tua, lem luốt,... áo quần đâu?

Nàng bảo rằng nàng bị hiếp dâm
Đám người hung bạo đến âm thầm
Ngôn từ, chữ nghĩa như dao mổ
Hăm dọa, bắt nàng để hiếp dâm...

Cái nhóm hung tàn đi hạ nhục
Hết người, sao lại đến nàng Thơ?
Văn chương, ý tưởng đầy thù hận.
Hoen úa nàng Thơ tự bấy giờ.

Uổng công ăn học bấy lâu nay
Văn thơ, chữ nghĩa khó nghe thay
Đem ra hiếp đáp người như thế
Hiếp cả nàng Thơ đến thế này!

Đồ Ngông, 13-4-02.

Khoe Khoang   (*)

Lại thích khoe khoang chẳng kể người
Ta xưa quyền chức dễ như chơi,
Đi ra đã có người chào đón
Tiền bạc vun lên, tối mịch trời...

Mệnh phụ chỉ ngồi trên ghế kỷ
Sai người giúp việc chạy lăng xăng,
Hô lên vài tiếng hàng, hàng lớp
Gia thế ngày xưa, ai sánh bằng.

Thôi biết đi rồi, quá "xếp" ơi!
Ta xưa: "Thầy bói ở cung Trời"
Những người làm lớn thường "ghê..(sợ)" vợ
Thì dẫu thế nào... cũng vậy thôi!

Đồ Ngông, 14-4-02.

Đâm Thọc   (*)

Thói "Đâm bị thóc, thọc bị gạo"
Đã là câu nói có từ lâu
Để dành cho đứa chuyên gây xấu,
Những đứa "vô liêm" hại bạn hiền...

Thọt qua, thọt lại bằng ngôn ngữ
Khích bác vài câu chẳng tiếc lời,
Ton hót, nâng bi hầu xách động
Để người xung đột hắn coi chơi...!

Hắn ghét người: Vì tâm địa hẹp,
Hoặc ganh người: Do tánh xấu xa
Nói qua, nói lại người xào xáo,
"Đòn xóc hai đầu" chính hắn ta!

Đồ Ngông, 14-4-02.

Giả Nghĩa   (*)

Giả nghĩa cũng phường đạo đức giả
Giả thương người, giúp đỡ người thôi
Nuông chìu, săn đón người "ghê" lắm!
Nhưng rõ, thì ra lợi dụng người.

Kẻ giả nghĩa ra chiều ngọt dịu,
Cách hành vi, đối xử không lường
Lại khôn khéo, khó nhìn ra được
Khi vỡ rồi, ta quá thảm thương!

"Kẻ cố ý ngồi rình trong bụi,
Kẻ vô tình lủi thủi mà đi"
Cổ nhân đã nói từ lâu lắm!
Giả nghĩa, ngày nay chẳng thiếu gì.

"Dạ sói, lòng lang" ôi, chúng nó!
Tay lần cây kéo, giết sau lưng
Ngọt ngon, miệng vẫn lời êm dịu
Nhân thế, người gian khó đoán chừng!

Đồ Ngông, 15-4-02.

Thơ Ngông

Ngồi buồn sắp chữ lại thành thơ
Ta gọi thơ ngông, chửi cuộc đời
Moi móc kiếp người bao cái xấu,
Rao cho thiên hạ xúm coi chơi!

Ta ngông, ta thích làm thơ ngông,
Ở cõi đời nầy: Cảnh trống không
Thấy đó, nhưng rồi đà mất đó,
Đi về hai cõi "có" và "không"!

Lắm kẻ tranh giành "đá" lẫn nhau
Tiền tài, danh vọng, sướng hay sầu..?
Bao nhiêu mánh lới lừa nhau mãi,
Lôi cuốn cùng nhau ở cuộc chơi..!

Đồ Ngông, 19-4-02.

Nhỏ Thành To   (**)

"Chuột nhỏ" bây giờ đã "hóa voi"
Lung nhung, lúc nhúc lại thêm dòi
Hôm qua, vết lở giờ ung thối,
Bữa nọ, đứt tay có mủ rồi.
Chưa nổi, "tu thân" sao tới "quốc",
Cam bề, "gia đạo" nói chi "bình".
Anh về nghĩ lại xem sao nhỉ?
Chuyện nhỏ ra to, "Sự" khó thành.

Đồ Ngông.

Khoác Lác   (*)

Khoác lác, ba hoa, miệng chích chòe
Cố tình lớn tiếng mọi người nghe
Rằng ta có thế, ta quan trọng
Có lủ người sai, có bạc kè.

"Thân thế giàu sang từ tấm bé
Trời sanh khi nhỏ đã ra tài
Đến đâu bạn cũng yêu, người quý..."
Khoác lác, ba hoa, dễ "mấy tay..!"

Ở tận xứ người ai có biết,
Về thân, về thế kẻ khoe tài.
Quyền cao, chức trọng..., cùng thây kệ
Chỉ thấy miệng mồm..., cũng biết ngay!

Đồ Ngông, 20-4-02.

Nổ!  (1)     (*)

Thế gian cứ gọi: Rằng là nổ
Khoác lác, khoe khoang như điếu đổ
Đại bác, bom mìn "theo chẳng kịp"
Đại liên, kho đạn "còn cây số"
Trên trời, dưới đất "ôm trong bụng"
Thiên hạ, nhân gian "đầy một hố"
Phước đức nhà anh, tên "miệng cả"
Để đời nhân thế rằng "Ơi,..nổ!"

Nổ!   (2)      (*)

Tiếng nổ vang vang cỡ hắn ta,
Om sòm, rộn rã tự ngoài xa
Bụi bay, văng miểng đầy hàng xóm
Âm hưởng ngân vang khắp mọi nhà.
Chú chó bên ngoài đang hạo hực,
Chị gà chập chững lại bay xa.
Mong cho tiếng nổ còn vang dội,
Thay pháo đầu xuân tới tận nhà...

Đồ Ngông, 22-4-02.

Tham Nhũng    (*)

Mối đục cây nào cũng sẽ tiêu
Nhà xinh cách mấy cũng hư, xiêu
Dân nghèo, luôn mãi dân nghèo khổ
Đất nước hoang tàn, cảnh quạnh hiu.

Cứ ngỡ đem tài ra giúp nước
Kinh luân ba túi chuyển xoay thời
Dân giàu, nước mạnh nam nhi chí
Thỏa ước bình sanh, xứng cuộc đời.

Cũng lủ ăn mày, thân mối mọt
Cũng phường không đáy, túi thâm sâu
Vét vơ không biết bao giờ đủ
Cũng lủ "hầm cầu", giống "bọ sâu"...

Đồ Ngông, 25-4-02.

Thóc Mách    (*)

Khi tôi còn bé nhỏ
Tôi làm một điều sai
Đứa bạn liền đi "méc"
Bạn thóc mách đi rồi!

Khi ra đời làm việc
Tôi bất mãn "xếp" tôi
Có người đi báo "xếp"
Thóc mách lại tới thôi!

Có người đi lén vợ
Gặp phải bạn không hiền
Bao nhiêu điều nói hết
Thóc mách đến khuôn viên!

Tôi bị cha mẹ đánh
Bị "xếp" chửi một hồi
Vợ đần chồng tới tấp
Cũng tại thóc mách thôi!

Đồ Ngông, 25-4-02.


Cuộc Đời Vui

Vui sao đời không hận
Những việc phải ta làm
Lìa xa các việc ác
Từ bỏ những gian, tham.

Lòng có nhiều hoan hỷ
Thân thấy được khinh an
Lại nhiều cảm thọ lạc
Rồi tâm thường định, an.

Đồ Ngông, 05-09-07.

Xin hỏi

Xin hỏi ông rằng: "Sao thế ông?
Càng, ngoe đâu hết lại mình ông
Thuở xưa lẫm lẫm ngàn tôi tớ
Lúc nọ vang vang vạn tiểu đồng
Thanh thế lẫy lừng ra mấy cõi
Hồng danh xứng đáng vững như đồng
Bởi ai xui khiến đành như thế?
Càng rụng, ngoe rơi, lại hóa ngông".

Đồ Ngông, 07-09-07.

Thảnh Thơi


Dạo chơi trên cỏ thảnh thơi
Mây bay ta cũng gởi lời hỏi thăm.
Đôi chim trong bụi thì thầm
Ta nghe rúc rích hàng trăm gọi mời,
Đường vui trong nắng rong chơi
Lâng lâng đối cảnh nhạc lời vô ưu.

Đồ Ngông, 07-09-07.

Chuyện Quỷ Dạ Xoa


Có con quỷ Dạ Xoa
Vô cùng xấu xí
Chọn trên tòa bỏ trống
Để ngồi cao.
Mọi người nhôn nhao
Trở nên sân hận.
Quỷ được vui mừng
Vì mỗi lúc
Càng thêm xinh xắn.
Người giận lắm,
Quỷ lại đẹp thêm ra.

Người người lấy làm lạ
Tại đâu
Mà như thế?
Trời Đế Thích
Lặng im cung kính
Những ba lần
Đành chấp tay xưng
Quỷ Dạ xoa hoàn hình như cũ.
Cũng vội vàng
Hình biến đi xa!

Nỗi sân hận
Nuôi dần nết xấu
Trong đời này
Nhân thế
Vẫn nhiều người chưa thể nhận ra
Cho nên trần tục mới gọi là!

Đồ Ngông, 08-09-07.

Vịnh Xe Cũ

Cà rịch cà tang cũng tới nơi
Xe đưa tớ tới với bao người
Ngựa già trở gió trời sương lạnh
Chó bệnh qua mưa đất đẫm lầy.
Dáng xấu sơn trầy nhưng vẫn chạy
Máy tồi xe cũ lại cứ hay
Nhẹ tiền, tớ tưởng như vênh váo
Xe đẹp Hoàng gia, nở mặt mày!

Đồ Ngông, 08-09-07.

Nghe Ông
(Tặng nhà thơ Nam Man)

Tớ đã nghe ông thật rất lâu
Nổi danh khi tớ bước ra đời
Không ngờ ông muốn đi moi ghẻ
Có chắc người vui thích phán dời ?   (ghẻ lầy lây lan)
Đâu biết là ông ham mấy cắc
Chẳng rằng cho tớ gởi đôi lời
Nhắn ông sao xứng theo danh phận
"Tải đạo văn thơ" giữ nghiệp đời!

Đồ Ngông, 10-09-07.

Cái Thật Thà

Khổ nỗi ngu ngơ cái thật thà
Ngù ngờ cha dại dốt thêm ra
Ngơ ngơ ngáo ngáo lòng chân thật
Lấp lấp lơ lơ dạ quáng gà.
Cứ tưởng ra đời đều thế cả,
Đâu ngờ vào cuộc khác nhau xa.
Quanh đi quẩn lại riêng mình tớ
Khổ nỗi ngu ngơ cái thật thà!

Đồ Ngông, 10-09-07.

Đôi Kính

Ai bảo già chi mắt lại mờ
Nheo nheo nhướng nhướng mắt như mơ
Ngó gần mà lại sao không thấy
Nhìn tít rồi ra cũng đón mò.
Sách báo giấy tờ bày tách bạch
Văn chương chữ nghĩa trải đôi bờ
Bàn tay quờ quạng tìm đôi kính
Có nó mà nên, thật đáng nhờ!

Đồ Ngông, 10-09-07.

Tớ Biết
(Tặng nhà thơ Nam Man)

Tớ biết là ông thiếu đề tài
Cho nên một chuyện xoáy hơi dai
Một lần nghe được, nhiều đâm chán
Có người ta nghĩ: "Ông là tay sai!".

Tớ biết: Ông muốn tập thơ to
Cho nên ông viết, nhái ra bò
Thổi phồng bụng bự, coi ra phết
Có biết đâu là: Giống mặt mo!

Tớ hiểu rằng ông: (Muốn) Tỏ mình hay
Nơi đâu cũng có mặt của quan ngài
Góp tay góp sức: Nhiều năng nỗ
Nhưng mà: Đời lắm sự chua cay!

Đồ Ngông, 12-09-07.

Phừng Phực

Phừng phực máu sôi, máu lại sôi
Bưng bưng đầu óc, hỏa lên rồi
Ngàn sao lấp lánh dâng trong mắt
Vạn lửa reo vui tới đỉnh đầu.
Tức giận nỗi buồn: Không ngủ được,
Căm gan da diết: Cố hằn sâu
Thù chi giận dữ đưa lên mặt
Người ngó nhìn ra: Lại tới đầu!

Đồ Ngông, 13-09-07.

Ganh Ghét

Ganh ghét làm gì, thế hỡi ông?
Có hơn thì hãy cố ra công
Góp tài góp sức, vui nhân thế
Thêm của thêm công, rạng cộng đồng.
Đứng dậy cùng nhau vươn sức lớn
Vùng lên đồng hợp, tiếp non sông.
Một mai rạng rỡ ta vui thú
Sánh bước năm châu dáng Lạc Hồng.

Đồ Ngông, 14-09-07.

Cái Gương

Phản ảnh cho người có cái gương
Làm duyên trang điểm cuộc đời thường
Rọi soi khắp nẻo cần quan sát
Sáng chiếu muôn chiều phải vấn vương.
Lắm lúc lại cần nhưng thiếu vắng
Đôi khi không thiết vẫn hay chường
Soi soi ngắm ngắm duyên ra hẳn
Khổ nỗi trái chiều hiện ở gương.

Đồ Ngông, 15-09-07.

Phải Khen

Tớ phải khen ông quả rất hay
Kiếm đâu được những kẻ tay sai
Tung tiền lên được bao nhiêu cắc
Vấy bạc văng ra hao tốn tài.
Thuở trước phương Tây hùn chửi ké
Bây giờ Đông hướng chịu tay sai
Chỉ thương những kẻ xưa ăn học
Bán chữ, danh hư, xấu mặt mày.

Đồ Ngông, 16-09-07.

Chửi Nữa Đi Ông!

Tớ muốn nghe ông chửi nữa đây
Chửi thằng, chửi đổng, chửi y bầy
Mấy năm chưa đả, nay còn chửi
Lôi cả Đông, Tây ráp cả bầy.

Tớ tưởng rằng ông chửi thật hay
Ai ngờ "tục tiểu" khác gì ai
Thế mà cũng lại đưa lên báo
Chửi nát tanh banh, loạn cả bầy!

Năm năm chưa lặn, gió không dừng
Bè bạn ngày xưa nay dửng dưng
Chia nhóm, chia phe chơi "thấu cấy"
Cái trò con nít, già lại "bưng".    (hai tay đỡ lấy)

Chửi nữa đi ông, tớ muốn xem
Tài năng, bản lĩnh, đứa ưa "hèm"   (bả nấu rượu)
Lại hay nhốn nháo "bình thiên hạ"
Đón gió, chiếu trên, đợi trống kèn.

Đồ Ngông, 16-09-07.

Tại sao?

Tớ nghĩ vì sao tớ phải buồn
Trong đời này, khổ tới luôn luôn
Bao nhiêu người đói, người đang khổ
Hàng khối kẻ nghèo, kẻ thảm thương.
Những đám tranh giành gieo chết chóc
Nhiều cơn tai ách đến không lường
Lại còn nhân loại không ngưng giết
Tớ vẫn nhiều may, sao phải buồn?

Đồ Ngông, 17-09-07.

Bươi Móc

Quá lắm à ông, quá lắm rồi!
Ở không bươi móc để coi chơi
Bao nhiêu cái xấu sao không móc
Hàng khối sự tồi lại lặng hơi.
Nhưng móc vừa vừa thì mới phải
Đừng moi dữ dội trở nên tồi
Khéo chơi thì chuyện đời nên ích
Thong thả rồi đi giữa cuộc đời!

Đồ Ngông, 17-09-07.

Buồn tình

Buồn tình lấy giấy quạch thơ chơi
Ngẫm nghĩ mà xem mấy sự đời
Quan lớn vênh vang trời chót vót
Kẻ hèn khép nép phận chơi vơi.
Người giàu phe phẩy tiêu như nước
Dân khốn than van chết nửa vời
Xã hội nhân quần luôn nói đẹp
Nhưng mà...riêng nói...để mà chơi!

Đồ Ngông, 18-09-07.

Trách Phận

Thân phận khác gì hơn mõm chó
Đen thui đen thủi: Nhà ra ngõ
Xập xình lên xuống qua thời vận
Lóc cóc leng keng hồi khốn khó.
Ngước mặt nhìn trời chưa ngó lại
Đê đầu trông đất còn hơi gió
Trăm năm thoáng chốc bao lâu nữa
Oán trách sầu đời to với nhỏ.

Đồ Ngông, 18-09-07.

Chúng Mình

Tớ nhớ ra rồi tớ với ông
Ngày nào còn kiếp sống long đong
Lang thang vất vả nơi quê lạ
Thấp thỏm ưu tư rời chợ đông.
Tâm trí nặng nề hàng khối chuyện
Nỗi niềm tha thiết bấy nhiêu lòng
Lui lui tới tới buồn trăm mối
Mình lại nhìn nhau: Tớ với ông!

Đồ Ngông, 18-09-07.

Con Mắt

Con mắt tròn xoe nhìn thế gian
Con ngươi lay láy cái xuênh xang
Linh hồn cửa sổ đang chơm chớp
Cái ngõ tình yêu sẽ sẵn sàng.
Ánh mắt sáng lên bao ước muốn
Sóng lòng xao động nhiều mênh mang
Mắt ưa, nhìn thích, hay ham được
Ái dục mà sanh khổ ngập tràn!

Đồ Ngông, 19-09-07.

Hiếp Đáp

Hiếp đáp thói thường trong cõi người
Mạnh hơn, lớn ép, đời chơi vơi
Giành nhau, tranh lợi càng o ép
Ước muốn, phần to mất tánh người!.

Hiếp đáp không chừa kẻ lớn già
Vì ham, vì lợi, vì phần ta
Không còn nhân nghĩa trong tâm tưởng
Chẳng thiết là ai: Lạ hay nhà!

Hiếp đáp thường trên những kẻ hiền
Không nguy không hại lại được thêm,
Ngu gì đi chọc vào người dữ
Chẳng khéo thì sanh mọi thứ phiền!

Đồ Ngông, 19-09-07.

Ông Chớ Cười

Cái mặt tèm hem, ông chớ cười
Thập thò e thẹn với ông thôi
Đừng trêu đừng ghẹo đau lòng tớ
Lại thấp lại cao xót dạ người
Lủi thủi qua ngày thân khốn khó
Lai rai năm tháng phận tôi đòi
Lỡ dơ cái mặt vì công việc
Chưa rửa tèm hem, ông chớ cười!

Đồ Ngông, 20-09-07.

Ngập ngừng

Tớ muốn làm quen nhưng ngập ngừng
Mấy lần ngoe nguẩy lại thôi ngưng!
Lòng sao chộn rộn luôn suy tính
Dạ cứ bồn chồn mãi "lửng lưng"   (lưng lửng, không dứt khoát, nửa chừng)
Muốn lắm, nhưng mà hay ái ngại
Sợ rằng, lại phải cái lừng khừng
Gặp sang hay bắt quàng làm họ
Nhân thế cười cho, đành dửng dưng.

Đồ Ngông, 20-09-07.

Hẹn hò

Bây giờ ta lại hẹn hò
Gặp nhau ta lại nhỏ ta thì thầm
Đi rong cho hết tháng năm
Thảnh thơi ôn lại hàng trăm vui buồn.
Cuộc đời thấm thoát mưa tuôn
Tuổi già mà lại cứ luôn hẹn hò
Thể như lúc trẻ nhỏ to
Tình nhân lén lút hẹn hò ái ân.
Tuổi già một đám đàn ông
Hẹn hò "điểm hẹn" tính gần tính xa
Trăm năm có mấy khi mà!

Đồ Ngông, 23-09-07.

Ông Cháu

Một trẻ một già, lại một nơi
Vui vui, hai thế hệ đều cười
Nhăn răng hai miệng như nhau hệt
Há mỏ hở môi cũng một lời
Trẻ mới mọc răng đâu mấy cái,
Già còn chỉ lợi những năm rồi!
Mọc răng, răng rụng ông với cháu
Cứ thế mà cười, mãi mãi thôi!

Đồ Ngông, 23-09-07.

Cảnh nhà


Tuổi xế giờ đây tôi với bà,
Bước lui, bước tới vào cùng ra
Vườn sau trong nắng ngồi đôi lát
Sân trước cành hoa tỉa một hồi.
Mắt ngó ra đường xe vẫn chạy,
Lại trông đầu ngõ trẻ có về?
Cùng nhau thơ thẩn nhìn theo với
Rồi lại là tôi....cũng với bà!

Đồ Ngông, 23-09-07.

Tha Hương

Tha hương từ buổi đầy nhiều khó
Xã hội tốt chi?... Đâu chẳng có!
Nheo nhóc đàn con không vải mặc
Lăng xăng cha mẹ đành chịu bó.
Người nay rối rít bao công việc
Kẻ trước lao xao vào trong xó
Đất nước tang thương thù với hận
Nát tan, một cõi đời gian khó.

Đồ Ngông, 24-09-07.

Chú Cuội

Cuội ơi, sao giữ gốc đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời!   (ca dao)
Sao không cưỡi dạo khắp nơi
Nhìn trong dương thế, cuộc đời đông vui
Làm chi mà phải ngậm ngùi
Xuống đây nhập bọn, nếm mùi trần gian.

Đồ Ngông, 24-09-07.

Trung Thu Hỏi Chị Hằng


Em hỏi chị rằng: Chị có buồn không?
Hàng tỉ năm chị đẹp cứ chưa chồng
Tại sao chị lại ưa như thế,
Chị ở một mình, chị có buồn không?

Chị ơi! Mỗi năm em cứ nhìn trông chị
Vào giữa mùa thu, ngắm chị cười
Chị tròn vành vạnh, ánh sáng mềm luôn tỏa
Em cứ tưởng rằng: Nụ cười chị thật tươi!

Chị Hằng ơi! gọi "chị" chị có buồn không?
Hàng tỉ năm nhân thế mong chị có chồng
Cớ sao chị lại đi đơn lẽ
Trong suốt hành trình, chị lại thấy: Có buồn không?

Đồ Ngông, 24-09-07.

Trung Thu

Nghĩ thương chú Cuội vô cùng
Tỉ năm bên cạnh chị Hằng dửng dưng
"Tội" gì nặng quá không chừng
Gốc đa cứ giữ, chị Hằng nhởn nhơ
Hèn chi Cuội đúng Cuội khờ
Tỉ năm riêng cõi, chị Hằng cũng không
Hai người lại chẳng chung lòng
Hèn chi chú Cuội, chị Hằng đơn côi
Mỗi người riêng một góc trời
Tỉ năm lẽ bóng, tiếng cười thế gian.
Cho nên cứ mỗi từng năm
Mùa thu thiên hạ nhìn trăng, lắc đầu!

Đồ Ngông, 24-09-07.

Gởi Chàng Thủy Tinh

Thủy Tinh bỗng nỗi cơn khùng
Bàng dân ta thán, các vùng nước dâng
Sá gì chỉ một Mỵ Nương
Bao nhiêu dân chúng, người thường khổ đau.
Mùa màng của cải, hoa màu
Chìm trong biển nước, xiết bao nhọc nhằn.
Tại mình mà chẳng biết thân
Đã ra bê trễ, mất phần vợ con
Lại còn sân hận dập dồn
Gieo thêm tang tóc, tai ương khó lường
Hai người chỉ một Mỵ Nương!

Đồ Ngông, 10-10-07.

Ông Hà-Bá

Nhân gian cứ gọi tên: Hà-Bá
Coi nước, coi sông nguồn lạch cả
Một cõi giang sơn, ngài quán xuyến
Ngàn nơi lãnh địa, ông bương bả.
Thiếu con thiếu vợ, nhiều buồn bực
Không bạn không bè, lắm vất vả
Lắm lúc nỗi sùng (giận dữ), ông thả (dâng) nước
Thế gian lắm người tiêu tan cả!

Đồ Ngông, 10-10-07.

Vận Nước

Mỗi năm bão lụt cứ dăm lần
To nhỏ không chừng, lại khổ dân
Thời vụ, mùa màng trong biển nước
Nhân gian, tài vật bị sông dâng.
Công lao hạn mã bao ngày cũ
Sức lực tiện tằn những tháng năm
Vận nước, khung trời, dân tộc ấy
Trời rèn, thử lửa, đất xoay vần!

Đồ Ngông, 10-10-07.

Ông Trời


Ông Trời ăn ở bất nhân
Thiên tai bão lụt người dân khốn cùng
Ông Trời bỗng nổi cơn khùng
Sóng to gió lớn cuốn tung cửa nhà
Ông Trời chẳng nết khi già
Gieo bao tang tóc khóc la cho người
Cuộc đời thiếu hẳn vui tươi
Vì Trời hạn hán lại thời lầm than!

Đồ Ngông, 23-11-07

Giả!

Đạo đức đây nầy ta một bụng
Nói năng hiền thục chưa rơi rụng
Oang oang đức độ luôn nhuần nhuyễn
Lấp lửng ngôn từ chưa lúng túng
Ngoại diện có thừa riêng đạo mạo
Nội tâm không thiếu niềm nhân dụng
Bên ngoài được dáng thì ăn chắc
Giả, thiệt cuối hồi: Sai với đúng!

Đồ Ngông, 05-12-07.


1-Đường Ra Phú Quốc

Sài gòn, liên tỉnh Long An
Mỹ Tho, Đồng Tháp, An Giang liên hồi
Kiên Giang đã đến nơi rồi
"Super Đông" (tên tàu cao tốc) đợi, rước về đảo xa!

2-Câu Mực

Ngâm lâu mà chẳng làm sao!
Róc ra, róc rách chảy vào chảy ra
Lâu lâu lúc lắc một lần
Kéo lên chẳng thấy một con mực nào!

3-Người Cá


Tiếng rằng có "Mỹ nhân ngư"
Ngồi trên tảng đá hát lời biển ca
Câu ru vang vọng sóng dồn
Nàng vui với nước, đùa cùng biển khơi
Ta tìm chẳng thấy nàng đâu?
 Nhìn ra chỉ thấy: Biển trời mênh mông!

4-Qua Phà An Hữu (Cao Lãnh)


Chui vào, rồi lại chui ra
Đứng lên ngồi xuống mà qua bến bờ!
Bỏ đi, phà vẫn ơ hờ
Đi qua đi lại, bến bờ khách đưa!

5-Cá Lòng Tong (Nghĩa đen lẫn nghĩa bóng)


Miếng mồi thì chút xíu
Cá lòng tong bé tẻo
Lại lúc nhúc rỉa mồi
Đúng thật là xui xẻo!

6-Câu Cá


Bềnh bồng một chiếc thuyền câu
Câu hoài chẳng thấy cá đâu ăn mồi!
Đột nhiên nghe tiếng bật cười
Thì ra: Con cá bị mù cắn câu!

7-Nhà Thùng Nước Mắm


Bước vào nghe biết đúng mùi ngay!
Mắm nhỉ hăng hăng cả mọi ngày
Chẳng biết hớ hênh hay rõ mặt
Các bà ben bén lẽn đi ngay!

Trên đường xuyên Việt

Nẽo Đường Thiên Lý

Cháu Trọng (tài xế), cháu Đình (hd viên) với ta đi
Hành trang thiên lý, quá mươi người
Một đoàn lữ thứ nam ra bắc
Dong ruổi nẽo đuờng, một chuyến đi!

Từng Cây Số

Từng cây, từng cây, lại từng cây
Sáng sớm, trưa, chiều cứ thẳng ngay
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Cuối thuở cuộc đời, quả thật hay!

Nghe chị...!

Nghe chị nói ra, em lại ngứa...
Nghề chi lắm kiểu, cũng công phu
Hom hem đôi lúc, cười khúc khích
Hồn thả thơ chơi, một khoảng trời!

Bình Thuận

Có "bình" mà "thuận" ở nơi đâu?
Đất cát khô khan, nắng dãi dầu
Lửa cháy trên đầu, da nóng bỏng
"Thanh long" dàn trận, "nho" đi đầu!

Ninh Thuận

Ninh Thuận có đất khô khan
Có vùng núi đá, có đồng ít cây
Bò, dê lết thết đó đây
Lang thang lại cả một bầy trừu đi
Người Chăm trong nắng da chì
Gắn liền nương rẫy, vui cùng với quê!

Vùng Nắng!

Ánh nắng chói chan, núi lại mờ
Trơ trơ đá nổi khắp nơi nơi
Cây thưa, người vắng, chừng trông mãi
Riêng đám bò dê thong thả chơi!

Đồ Ngông.

Khánh Hòa:


Núi Cô Tiên.  (Nha Trang)


Cô Tiên nằm ngữa tóc dài
Để ai ngơ ngẩn đoái hoài ngắm cô
Bên bờ hòn đảo bơ vơ
Anh chàng thơ thẩn, nhìn cô tiếc dài.

Phật Đài Chùa Long Sơn (Nha Trang).


Lên cao đỉnh núi Phật Đài
Phật tuyên chân lý các loài nhân gian
Cuộc đời sinh diệt ngút ngàn
Lóe lên ánh sáng con đường thoát sinh
Chẳng sinh, không tử, không phiền
Không tham, không hận, niềm vui vĩnh hằng!

Hòn Chồng (Nha Trang).


Thiên nhiên tạo đá nên chồng
Dưới to trên nhỏ: Cóc ông, cóc bà
Người đời cứ ngỡ suy ra
Ông trên, bà dưới thành ra hòn Chồng!

Tháp Ponaga (Nha Trang).


Tháp cổ trên đồi, soi dáng sông
Cầu qua xóm bóng nỗi thương lòng
Ngàn xưa đậm nét hương ngày cũ
Điệu trống, tiếng đàn dạ nhớ mong!

Cam Ranh.

Cam Ranh phong cảnh hữu tình
Dừng bên chân núi, đứng nhìn tàu đi
Bên ngoài dãy núi chắn song
Sóng to, gió lớn tàu không ngại gì!

Xóm Bóng! (Nha Trang)

Cầu qua xóm bóng Nha Trang
Nằm trên đồi nhỏ, giang sơn Tháp Bà
Tưởng rằng tên gọi như là
Làng chài dân giả, lại là bóng ông!

Tắm Bùn! (Nha Trang)

Tắm bùn như thể chơi dơ
Bùn xanh nong nóng, một bồn cho hai  
Mặt mày nhơn nhớt, tèm hem
Nhìn nhau không biết, hỏi: "Ai vậy kìa?"

Trên Cáp Treo! (Nha Trang)


Đường qua bên đảo có hai
Có tàu cao tốc, hoặc là cáp treo.
Trên trời lủng lẳng chiếc xe
Một toa cho cả sáu hay tám người.
Trên trời tưởng tượng, chơi vơi
Mặc cho tàu chạy đi về dưới kia
Lăng tăng sóng nhỏ liên hồi
Sợ thì có sợ, thú thì cũng hay!

Vinpearl Land.  (Nha Trang)


Một hòn đảo lớn ngoài kia
Người ta đã tạo nhiều trò vui chơi.
Chơi trong, rồi lại chơi ngoài
Chơi xong chưa đủ, đi vòng mà coi,
Cảnh bày cũng đẹp ai ơi!
Sức người tô điểm, càng thêm sắc màu!
Nhà hàng giá cả hơi cao
Ban đêm nhạc nước: Nước, màu lung linh,
Chơi qua cho thấy hữu tình!

Trời Chiều! (Nha Trang)

Trời chiều, lặng ngắm biển chiều hôm
Sóng nước lung linh, sóng biển dồn
Trời xuống chen mây trên đỉnh núi
Thuyền về khua máy dưới bìa thôn.
Ánh dương vàng lóe lên cao mãi,
Bóng tối thâm u trải xuống dần!
Khách ngắm trong lòng riêng nỗi nhớ
Chiều tan sóng nước, dạ bồn chồn!

Phố Lên Đèn!

Đảo Ngọc, Nha Trang chiều trong nắng,
Đỉnh núi, biển khơi nhiều trầm lắng.
Khách du thơ thẩn lại đứng nhìn
Cái cảnh chiều tà nơi khu vắng!

Phố đó lên đèn lại mờ xa,
Bâng khuâng lữ khách lại nhớ nhà.
Mờ mờ khói sóng về trên biển
Giọt nắng cuối cùng tan vỡ ra!

Dốc Lết! (Nha Trang)

Xuống dốc hơi dài, nhưng vẫn đi
Nghiêng nghiêng thân ngã để kiêng trì
Nhưng lên, có lẽ cần nên "lết"
Cho khỏe thân người: Để sức đi!

Ruộng Muối! (Nha Trang)

Ruộng muối xứ mình, nhỏ tí ti
Có chòi, có ụ, cực nhiều khi
Sức người, sở hữu còn chun chút
Biết đến khi nào cơ giới đây?

Qua Đèo Cả.    (Phú Yên)

Qua đèo, ta lại phải qua đèo
Đường dốc cheo leo, lại cứ leo
Có mấy cao chi mà gọi "cả"
Đèo cao cho mấy, cũng băng đèo!

Hòn Đá.  (Đèo Cả- Phú Yên)

Hòn đá cheo leo trên đỉnh cao
Chơ vơ đánh dấu phía bên nào?
Bên nây, bên đó cùng luôn dãy
Bên xuống, bên lên thuộc phía nào?
           
Bãi Trứng!  (Quy Nhơn)

Nghĩ ra Hoàng hậu kín đáo thay!
Bãi tắm nơi đây chỉ riêng Ngài
Mà sao bãi trứng “nằm” ra đó
Không lẽ là do bởi tại Ngài?

Mộ Nhà Thơ Hàn Mặc Tử.  (Quy Nhơn)

Nằm trên đồi cao cao
Đường lên dốc, dốc đá
Gió đưa lá xì xào
Lại phải bước mau mau.

Nhà thơ nằm một mình
Đã “rest” và “in peace”
Khỏe rồi nhà thơ ơi!
Thoát vòng bệnh, tử, sinh.

Tha hồ “chấp” (thách thức) thế gian
Bao nhiêu bệnh lan tràn
Người đời luôn cầu nguyện
Ông chẳng màng gì đâu!

Mặc nhân thế đi qua
Từ bão lốc, sương sa
Ông nằm trong “in peace”
Vạn cổ thế nhân sầu!

Dzũ Kha (Người giữ lửa thơ Hàn Mặc Tử - Quy Nhơn).

Đã hai năm trước gã Đồ Ngông
Về đến nơi đây có gặp ông
Thuở ấy râu ria, ưa lập dị
Bày trò giữ lửa, lại chơi ngông!

Năm nay tớ về lại gặp ông
Vui vẻ hân hoan lại mở lòng
Phấn khởi thơ Hàn ông tíu tít
Có danh, có bạc, mừng cho ông!

Chiều Quy Nhơn.

Nhìn núi Quy Nhơn tắt bóng chiều
Rì rào sóng biển, gió hiu hiu
Hải Âu (khách sạn) sừng sững đưa lòng khách
Ngàn bóng đèn khuya, kẻ dập dìu.

Trại Quy Hòa.    (Quy Nhơn)

Ghé trại Quy Hòa một thoáng trong
 Mà sao nghe chạnh nỗi trong lòng
Nhà thơ Hàn Mặc (Tử) ngàn đau đớn
Những kẻ vô phần với chứng phong.

Cuộc đời sinh tử như thoáng qua
Già, bệnh lăm le lại như quà
Trăm năm thế sự đời mây khói
Thơ thẩn giữa đời ta với ta!

Tam Quan.     (Quy Nhơn)

Tam Quan ta uống nước dừa
Nhìn lên ta thấy lá dừa lao xao
Quày dừa cũng thể lao nhao
Như là rớt xuống, giúp ta uống dừa.

Sa Huỳnh. (Quảng Ngãi)

Ta ghé Sa Huỳnh một buổi trưa
Trên lầu, trong quán khách lưa thưa
Chói chang trong nắng, xanh xanh nước
Trắng cát, cây cành gió đong đưa!

Đức Phổ. (Quảng Ngãi)

Đã tới nơi rồi, Đức Phổ đây!
Hàng đâu, bỏ xuống ở nơi nầy
Ông bà có xuống, đi hay ở?
Thôi nhé cùng đi, mốt "sum vầy"!
Bãi Tắm Mỹ Khê.

Bên ấy Sơn Trà, đây Mỹ Khê
Khe (Khê) kêu róc rách, núi (Sơn) không về
Hải Châu, Cẩm Lệ chiều e ấp
Bãi biển nắng hè hấp dẫn ghê!

Gặp Nhau.

Tớ ở từ Nam, tớ trở ra
Ông từ Thanh Hóa trở vô à?
Hai ta gặp gỡ nơi "Gióng biển" (nhà hàng Gióng biển)
Trò chuyện cùng nhau ta với ta!

Bỏ Quên.

Bóp ví thì quên ở tại phòng
Còn người đôi cẳng lại đi rong
Đầu, chân rối rít lo nhiều mối
Suy nghĩ ưu tư với nỗi lòng!

Quốc Doanh.

Có của gì ta, có của ai?
Nhân dân chẳng thiết, ngày qua ngày
Cha chung sao khóc chi cho mệt
Ít khách thưa người thế lại hay!

Đèo Hải Vân.

Quá đèo Hải Vân lại đứng trông
Đà Nẵng phương nam trải nữa vòng
Lăng Cô vùng bắc ru với biển
Đèo đứng bơ vơ, ngọn gió lồng!

Trên Đèo Hải Vân.

Ta đứng trên nầy, kệ dưới kia
Non cao gió mát, thoáng không nào?
Hầm kia bao kẻ chui vào đó
Một thoáng trời cao, đứng tự hào!

Thánh Địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Quần thể điêu tàn, dấu vết xưa
Chămpa vương quốc! Đất tôn thờ!
Một thời hưng thịnh, thời hoang phế
Sinh diệt muôn đời, tự thuở xưa!

Điêu Tàn! (Mỹ Sơn - Quảng Nam)

Thế cuộc chuyển dần, việc đã tàn
Ngàn năm sự thể cũng tan hoang!
Triều vương vua chúa, bao hưng phế
Mãi mãi về sau: Lửa đã tàn!

Linga - Yoni!   (Quảng Nam).

Có Linga lại có Yoni
Âm dương đồng điệu, quả thần kỳ!
Một con, một cái: Nguồn muôn vật
Tiếp nối ngàn sau: Quá diệu kỳ!