Sơn Núi

Huỳnh Hoàng Anh

Nguyễn Đức Sơn, cùng với thi sĩ Buì Giáng là hai tên tuổi được nhiều người yêu thơ cũng như giới nghiên cứu phê bình văn học nhắc đến khá nhiều mỗi khi đề cập tới những khuôn mặt thi ca tiêu biểu của miền Nam trước năm 1975:

_ “ Trong khoảng 1960-70 ở Sài Gòn có bốn nhà văn-thuộc loại “hiện tượng của thời đaị”: Nguyễn Hữu Ngư, và Buì Giáng( làm thơ khá hay) hơi khùng ( Nguyễn thỉnh thoảng lên cơn, Bùi không), cả hai đều trạc năm mươi tuổi; và Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn( đều trạc 35tuổi)”
Nguyễn Hiến Lê
( Hồi Ký)

_ “ Và riêng về thơ, thì tôi thấy có Nguyễn Đức Sơn là lỗi lạc, Phạm Thiên Thư, đaị đức, là khác thường…”
Tam Ích
( Khởi Hành số 16 ra ngày 14-8-1969)

_ “…Theo tôi thì ở miền Nam Việt Nam hiện nay chỉ có vài thi sỹ : Buì Giáng, Nguyễn Đức Sơn, Trần Tuấn Kiệt, Vũ Hoàng Chương.”
Viên Linh
( Khởi Hành ngày 18-5-1972)

_ “ Về thơ ở trần gian này, riêng tôi khoái có vài người gọi là bậc siêu thần bạt thánh côn đồ lão tổ nhất là Buì Giáng, Nguyễn Đức Sơn và Phạm Công Thiện. Ngoài ra hết.
  Trần Tuấn Kiệt
( Sóng Thần ngày 5-5-1972)


Sau năm 1975, vẫn còn người nhắc đến ông, cũng với sự đánh giá khá trân trọng như thế:

_ “Phê bình thơ trong thời chống Pháp không đi vào bản chất thơ mà chỉ đi vào chính trị, còn sau thời chống Mỹ thì lối phê bình tụng ca quen thuộc không giúp gì cho thơ. Phê bình đã bỏ quên thơ miền Nam sau 1954-đây là mảng rất quan trọng. Thơ hiện nay vẫn nằm trong lãnh điạ mà thơ miền Nam cũ tạo ra. Anh nhắc đến thơ Nguyễn Đức Sơn, Thanh Tâm Tuyền, Buì Giáng…Thơ hiện nay đang cố vượt lên thơ miền Nam trước đây và thơ chống Mỹ.”
Nguyễn Thụy Kha
( tạp chí Văn Học số 1-1994)

-“ Lẫn trong đám đông, có thể nhận ra một người ít khi “xuống nuí”-nhà thơ Nguyễn Đức Sơn ( Sơn Nuí). Ông đến, như một cách tìm về không khí một thời-khi mà sự tự do cộng với sự không hài lòng với bản thân, với thực tại đã làm nảy sinh những sáng tạo thật bay bổng…”
Âu Lan
(Báo Thanh Niên, ngày 24-7-2001)


Sau năm 1975, người ta thấy Buì Giáng, nhà thơ tài hoa, một dịch giã lỗi lạc, một giáo sư đaị học uyên bác thưở nào, đi lên đi xuống rong chơi khắp vùng Sài Gòn Chợ Lớn và giưã nắng cháy Sài Gòn cát buị, giưã những cơn mưa nguồn buồn não nuột đến thiên thu, giưã những bờ cỏ ra hoa, tiếp tục làm thơ không ngừng để ca tụng trần gian diễm tuyệt. Trong văn học Việt Nam, có lẽ ông là nhà thơ ca tụng trần gian và cuộc sống này nhiều hơn ai hết.

Trong lúc đó thì Nguyễn Đức Sơn lặng lẽ đưa cả vợ con từ giã phố phường Bình Dương để lên vùng nuí đồi Phương Bối, nơi mà Thiền Sư Nhất Hạnh trước đây đã ra công gầy dựng và ca ngơị trong tác phẩm Nẻo Về Cuả Ý: “chim chóc hát vang rừng và ánh sáng tràn vào thành từng vũng lớn”. Thế nhưng khi gia dình ông đến đây, vùng đất này đã trở thành nơi hoang dã sau nhiều năm bỏ hoang vì chiến tranh. Chào đón ông là một con cọp già ốm tong teo vì đói và run rẩy, và bao nhiêu là trăn, rắn, heo rừng tranh với ông từng miếng ăn hiếm hoi.

 Buì Giáng dễ gợi ta nhớ đến hình ảnh cuả nhân vật Hồng Thất Công trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Ông đường đường là một bang chủ Cái Bang danh trấn giang hồ, võ công cái thế nhưng chỉ thích cười đuà khoái hoạt giưã chốn buị đời, không cần ai hay biết mà tận hưởng tràn đầy những hoan lạc của trần gian, mà cất vang lên tiếng cười đầy uy dũng nhưng hồn nhiên trong trẻo như trẻ con. Nguyễn Đức Sơn, trái lại phảng phất hình ảnh của Hoàng Dược Sư, đảo chủ đảo Hoàng Hoa, cô độc, kỳ dị mà cũng kỳ tài, lạnh lùng mà sục sôi biết bao nỗi niềm sâu lắng khôn nguôi.

Từ đó, cái tên Sao Trên Rừng, hay Nguyễn Đức Sơn ngày nào chìm dần vào quên lãng. Tên ông người ta còn không nhớ, thì nói chi chuyện bàn đến thơ ông. Nhà học giả Nguyễn Hiến Lê kể lại đôi dòng về Nguyễn Đức Sơn trong hồi ký:

_ “ Sơn thì sau ngày giải phóng, dắt vợ con lên Blao ở, khai thác một trại của nhà Lá Bối, trồng luá, trà, khoai mì, kiếm măng tre, sống y như người dân tộc, thỉnh thoảng về Sài Gòn, ăn bận lôi thôi, cũng đeo cái guì trên lưng, lại thăm cho tôi một gói trà hoặc một nải chuối, một trái bí rợ”
(Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, trang 508, nxb Văn Học, 1997)


Nhà học giả Nguyễn Hiến Lê và cụ Giản Chi là hai người mà Nguyễn Đức Sơn, lúc này đã có một thi hiệu khác là Sơn Nuí, có lòng kính trọng. Hôm cụ Giản Chi mất, trên đường từ Bảo Lộc về dự đám tang của c
Sơn Nuí cảm xúc làm một bài thơ, đọc cho tôi nghe qua điện thoại lúc về đến cầu La Ngà:
        
KÍNH ĐIẾU CỤ GIẢN CHI

Cháu mang trà xuống cụ đây
Tự nhiên trong đó nuí mây ướp rồi
Vưà gần guĩ vưà xa xôi
Nhớ khi đối ẩm bồi hồi tương tri
Đầu xanh, tóc bạc cái gì
Kẻ Nam, người Bắc, ừ thì bắt tay
Lựu đạn lườm nguýt dao phay
Chúng ta thương tiếc cái khay đựng trà.
( ngày 27-10-2005)


Những ngày mang guì sắn măng, hái trà, sống tịch mịch giưã nuí rừng khắc nghiệt đã để lại cho ông một kỹ niệm khá buồn, đó là cái chết của đưá con trai vì ăn nhằm nắm độc của đồng bào người dân tộc. Một buổi chiều, đứng với nhau trên đồi Phương Bối, tôi chỉ bãi cỏ vuông có những đoá hoa vàng rất đẹp hỏi ông:
_ Hoa này là hoa gì mà đẹp vậy?
_ Mộ của con tôi đó.
Tôi ngỡ ngàng không hỏi tiếp vì sợ làm ông buồn. Tôi nhớ ông có bài thơ viết cho con, đượm nhiều vẻ chua xót:

BÀI THƠ LÀM TRÊN ĐƯỜNG ĐƯA ĐÁM ĐƯÁ CON TRAI CHẾT ĐÓI ĐẾN NƠI NGÀN THU AN NGHĨ

Bao năm
Thui thủi
Mần cuỉ
Cuốc đất
Quên mất
Trời xanh
Ném nhanh
Sách vở
Người ở
Cùng đá
Vui quá
Nhà cây
Tới đây
Thiên đường
Hý trường
Đâu phải
Sao cãi
Lời cha
Bò ra
Gò mả.

Tên tuổi Nguyễn Đức Sơn có lẽ bắt đầu xuất hiện trở lại trên các phương tiện thông tin từ  bài viết “Ẩn sĩ cuối cùng và đồi thông Phương Bối” của tác giả Quốc Việt ( báo Tuổi Trẻ, ngày 6-7-2002) . Sau bài báo này, có nhiều bài viết khác nưã trên báo chí trong nước tiếp tục nói về ông. Một vài đài truyền hình cũng vào cuộc. Khi HTV làm phim tư liệu về ông : “Một đời người, một rừng thông” trong chương trình Tạp Chí Văn Nghệ, tôi được ông nhờ chọn cảnh quay để giới thiệu cho đoàn làm phim, đoạn nói về cuộc đời cuả ông trên đất Bình Dương.

Điều đáng nói thêm là bây giờ người ta nhắc đến và ca tụng ông như một người chiến sĩ già có công bảo vệ môi trường hơn là một nhà thơ có thời lừng lẫy. Trong chương trình diễn đàn về Sơn Nuí sau khi bộ phim được trình chiếu và nhận được rất nhiều thơ phản hồi từ phiá người xem đài, người viết kịch bản cho phim, tác giả Anh Linh có phát biểu rằng đây là một thiếu sót lớn đối với ông Sơn Nuí.
Ông Sơn Nuí sinh ngày 18-11-năm 1937 tại biển Nại, làng Du Khánh, tỉnh Ninh Thuận, đến Bình Dương vào khoảng năm 1965, theo lời rủ rê của Phạm Công Thiện, một người cũng rất nổi danh thời đó. Hai người dạy học tại trường Bồ Đề, ngày nay là trường trung học cơ sở Phú Cường. Chính trong thời gian này ông cưới một người đẹp Bình Dương và sáng tác rất nhiều bài thơ gây được sự chú ý của độc giả thời đó. Ông thành lập nhà xuất bản Mặt Đất và cho ra mắt ba tập thơ “Những bài tình đầu”, hầu hết những bài thơ trong thi tập này vẫn được giới yêu thơ nhắc mãi đến tận hôm nay.
Vưà dạy học, vưà trốn lính, vưà sáng tác, ông vưà cộng tác với nhiều tại chí văn học uy tín thời đó như Sáng Tạo, Văn Nghệ, Bách Khoa, Mai…và chỉ trong vài năm đã cho ra đời được khoảng chục thi phẩm, vài tập truyện ngắn. Những năm trên vùng đồi nuí, ông đã viết cả ngàn bài thơ, đến nay mất mát khá nhiều vì có lẽ như tự ngày xưa ông đã viết:

CHƯA AI HAY

Tôi đào lỗ
Dấu thơ
Trong sương mờ
Vạn cổ
( Tịnh Khẩu, nxb An Tiêm,1973)


Để viết đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Sơn Nuí đòi hỏi một công trình rất dài hơi. Trong phạm vi của bài viết này xin được giới thiệu chỉ đôi nét về ông, một nhà văn, một nhà thơ đã chọn Bình Dương làm quê hương thứ hai của mình, đã từng sống và viết trên mãnh đất này nhưng ba mươi năm qua tên ông chưa từng được nhắc đến trên báo chí nơi đây.

( 13-2-2006)