Viết cho kỷ niệm

Huỳnh Thị Nhung



Lời tác giả:

Do Chủ Bút Đặc San Xuân Trịnh Hoài Đức năm Ất Mùi  yêu cầu, mình chép lại một sáng tác hồi còn đi học. Bài viết có tựa đề Viết Cho Kỷ Niệm trích trong Đặc San Hè năm 1971 của Lớp Chín A2 chủ đề : “Dưới Mắt Học Trò”. Có vài đoạn không được trao chuốt nhưng mình giữ nguyên bản, không sửa. Năm đó tác giả có tuổi đời đẹp nhất đời người:  Tuổi Trăng Tròn. Bài được hình thành từ sự gợi ý của Thầy Đinh Đức Vượng:  “Bạn nào cũng viết cảm nghĩ thì Đặc San sẽ không phong phú”. Thầy Nguyễn Nhật Duật khuyến khích em cứ viết điều mà em rất nhớ. Đây là hai người Thầy mà học trò mong ước được gặp lại để hiểu được những điều Thầy dạy lúc nhỏ.

Giờ đọc lại thấy mong ước của mình hồi nhỏ cũng đã đạt được. Lúc còn đi làm thì những công việc đã trãi qua điều có chữ trưởng: tổ trưởng, kế toán trưởng. Còn chức “Chủ Tịch Công Đoàn” nữa, cứ theo mãi, hết nhiệm kỳ nầy đến nhiệm kỳ khác. Đây là một cái chức danh mà bà con dòng họ hỏng được nhờ. Nhiều lần gặp các anh chị em đồng học Trịnh Hoài Đức cũng là Chủ Tịch CĐ tôi hỏi: “Hồi nhỏ ở trường làm việc hàng tổng chưa ngán sao?. Giờ lại là  Chủ Tịch Công Đoàn tiếp tục sự nghiệp: phải quan tâm đến người khác còn mình thì….”. Có lần anh Võ Hồng Khanh (Công Đoàn Công Ty 3/2) trả lời : “Em phải vui vì được sống vì mọi người”.  Nghe ảnh nói lòng mình hoan hỷ quá…

 

********

Lúc sáng, Mẹ bảo em lấy cái xách tay cho Mẹ, nhìn cái xách, những kỷ niệm đột nhiên bộc phát mãnh liệt, từng kỳ trại, hội họp … Cái xách tay đó lăn lóc dưới đất cát, trong lều, dưới hiên chùa, ra tận Vũng Tàu, nằm chễm chệ trong phòng “Quán Trọ Thanh Niên”, và từng được em xách, nãi trên chiếc GMC đi đây đi đó.

Em còn nhớ rõ lắm chứ, những kỳ trại ở trường như Tự Lực I, II thì em xin miễn kễ  lể bởi em chỉ thích đi xa thôi. Thôi cứ cho là lần đầu tiên em đi trại đi, lần đầu tiên đi trại “Đoàn Kết” và địa điểm là Chùa Hội Khánh. Lần đầu tiên được tiếp xúc với tất cả các huynh trưởng em không sao tránh khỏi bở ngỡ, mà em thì lại bé tí ti. Em không sao khỏi thán phục các anh “Trưởng”  và thi hành kỷ luật một cách vui vẻ dù bị hít đất và bò liên miên. Còn các chị thì cũng ghê lắm cơ, mà người em nhớ nhiều nhất là chị “Thuý ẩm thực” Chị đã hy sinh cả  những giờ sinh hoạt để nấu cơm cho chúng em. Ai cũng khen chén nước mắm của chị là tuyệt cú mèo hết. Học bên trường Nữ, ít đi đây đi đó, em chỉ biết Ban Đại Diện mà chưa biết mặt lần nào, nhân kỳ “Trại Đoàn Kết” nầy em mới biết rõ anh Lâm “Tổng Nội Ngoại” là một cây ăn nói. Khi anh dứt tiếng cảm tạ Ông Hiệu Trưởng, tụi em xúm nhau khen anh “Gồ ghê” quá; có anh vui hứng quá la lớn “bis, bis” làm nguyên cả trại cười đau bụng. À mà em cũng quên nữa, hầu hết

 

Hình bìa Đặc San Hè năm 1971

của Lớp Chín A2 chủ đề : “Dưới Mắt Học Trò”.


      Ban Đại Diện sau lần trại Đoàn Kết đều có một tên mới, rất kêu và rất ác liệt lắm. Chẳng hạn anh Lâm Tổng Thơ Ký thì có tên “Tổng Nội Ngoại”, nghĩa là anh Lâm coi sóc hết cả nội vụ lẫn ngoại vụ. Anh Tới, Phó Tổng Thơ Ký thì tên rất đẹp, gọi vào thì anh tổn thọ ngay, chị Hoàng Phượng cũng vậy. Anh Tới thì tên “Ông Nội”, chị Phượng thì tên “Bà Ngoại” và cứ những cái tên đó, tụi em quen gọi mãi ra tới tận trại Vũng Tàu, nhưng tiếc là khi em vừa tốt nghiệp trưởng toán thì cả “Ông Tổng Nội Ngoại”, và “Ông Nội” cũng mất tiêu luôn, chả thèm đi du ngoạn để khoẻ gân cốt.

Sau nầy rút kinh nghiệm làm trưởng toán, em bèn đem về Chín A2 rao vặt: “ Ai muốn làm trưởng toán thì đứng trước mặt đội hình, còn muốn làm trại trưởng thì  đứng trước mặt Ông “Hiệu Trưởng ”.

     Nhỏ Mỹ Hạnh bèn làm một bài diễn thuyết :
      - Mi truyền giáo như vậy e không xong đâu .

Vốn sẳn máu khôi hài , em cũng trả lời:

- Vì cớ làm thao ?

Và tụi em cười xòa, ai cũng biết cái đạo làm trưởng toán của em chẳng ai học nên dẹp quách mục rao vặt luôn.

Và em cũng nhớ đêm lửa trại của hai kỳ trại to nhất, đêm thì củi lửa đàng hoàng, đêm thì đèn néon lúc mờ lúc tỏ. À mà các anh chị muốn làm đào hát  không ? Thầy Chu bá Cao làm đạo diễn tài lắm, nhất là vai “ Vua” ấy,  quý  vị mau thọ giáo Thầy Cao đi. À mà các anh chị có biết tại sao tụi em gọi Thầy Tám yêu quý là “Cô Tám “ không ?. Cũng phải có nguyên do chứ, dù thầy cấm:

- Không được gọi là Cô Tám nữa nghen mấy anh.

Tụi em quen miệng rồi Cô Tám ạ. Thầy hoá trang khéo nhất đó, Thầy mặc Mi-ni, đội nón rơm, mang kính Hippy,  xách bóp và mang giày cao gót, bạn thử tưởng tượng xem, đẹp ghê gớm, nhưng Thầy bảo còn thiếu sót. Em ngạc nhiên ghê lắm nhìn Thầy hoài quỷ và sử dụng hết nhởn quan của mình để  tìm xem thiếu sót ở  mô ? Thấy không có, em cứ  tìm hoài. Chập sau có  một chị  nói Thầy thiếu đôi bông tai, em tròn mắt ngạc nhiên khi Thầy xác nhận, em phản đối ngay:

- Dân Hippy không mang bông tai đâu Thầy.

Em cũng không mang nè mà có sao đâu?

Và em cũng phải chịu thiếu đôi bông tai nhưng không quan trọng …

Sống chung với tập thể, em thấy mình nhỏ bé quá nhưng những kỳ trại đó em mới thấy mình lạc hậu quá. Nhiều lần em muốn xin gia nhập vào một tổ chức nào đó  để  sữa đổi cuộc sống hổn độn nầy cơm bỏ  bữa, học bỏ  ngày, nhưng Ba Mẹ em không cho cũng bởi nhà đông anh em và còn phải đi học nữa và em lại thêm một ao ước, được làm trưởng một đoàn nào đó, nhưng nghĩ lại xa xôi quá