Hoa cỏ hát ca

Nguyễn Thị Minh Lý

 
Đã bốn mươi năm rồi, từ khi Chi rời xa ngôi trường Trịnh Hoài Đức với cây trái và đồng ruộng xanh ngát bao quanh, xa thầy cô yêu quý, xa bạn bè thân thương. Qua bao tháng ngày dòng đời đưa đẩy, cứ ngỡ rằng sẽ không bao giờ gặp lại. Nhưng thật bất ngờ, nhờ trang nhà http://trinhhoaiduc.netfirms, Chi đã hội ngộ thầy, bạn thân yêu cũ để sống lại những kỷ niệm của một thời áo trắng tung tăng chân chim sáo đến trường.
Mới đó mà đã hơn bốn mươi năm ngày Chi bỡ ngỡ bước chân vào ngôi trường nữ trung học Trịnḥ Hoài Đức Bình Dương. Năm học đầu tiên, bạn bè mới biết nhau, còn e dè, xa lạ nhưng không biết có phải do cái duyên ca hát, Chi đã được các bạn bầu làm trưởng Ban Văn Nghệ của lớp. Sau những buổi miệt mài học tập hay khi Xuân đến, hè về, thầy cô thường khuyến khích hoc sinh thi nhau ca hát để lớp học rộn rã tiếng cười, tiếng vỗ tay hoan hô... Và không lần nào thiếu giọng hát của Chi. Các bạn gọi Chi là "Lệ Thu" của lớp.
Được các bạn ngợi khen, Chi cảm thấy tự tin về giọng hát của mình nên đã "dũng cảm" tham gia buổi "tuyển chọn ca sĩ" do thầy Bé Tám tổ chức. Khá đông học sinh tham gia buổi tuyển chọn ṇày, nhưng số người được chọn rất ít, trong đó có Chi. Dưới sự hướng dẫn của thầy Bé Tám, Chi đã trình bày bản nhạc "Xuân Về Gác Nhỏ" trong buổi văn nghệ mừng Xuân năm 1971, được tổ chức tại rạp Thanh Bình. Sau buổi diễn thành công này, Ban Văn Nghệ được thầy hiệu trưởng Lê Tấn Lộc và thầy Bé Tám chiêu đãi tại nhà hàng Thanh Hải ở bến Bạch  Đằng – (Bình Dương). Từ đó, Chi là giọng hát không thể thiếu trong các buổi sinh h̀oạt văn nghệ của trường.
Thời gian êm đềm trôi, Chi vẫn hồn nhiên hạnh phúc bên gia đì̀nh, trường lớp, bạn bè...
     Nhưng thật không ngờ ba Chi đột ngột ̣qua đời. Cuộc sống gia đình gặp nhiều biến động, Chi phải rời xa ngôi trường Trịnh Hoài Đức, xa vùng đất Bình Dương cây lành trái ngọt, mang theo nỗi nhớ khôn nguôi những buổi tan trường nhổ trộm củ sắn ở ruộng sắn bên đường , những buổi đi chơi vườn măng cùng bè bạn,  những buổi tập hát, những chuyến xe đò, xe lam ngày hai buổi đưa Chi đi, về...


 
Phương Chi và Minh Lý (khoá 15 THĐ)

Về học ở trường Lê Văn Duyệt Sài Gòn, nhờ sự rèn luyện và kinh nghiệm biểu diễn từ trường Trinh Hoài Đức, Chi tiếp tục ṭham gia hoạt động văn nghệ. Chi vẫn là giọng hát không thể thiếu trong những lần trường tổ chức biểu diễn ở trường Lasan Tabert, Tổng Hội Sinh viên Học Sinh, hát ủy lạo Không Quân ở phi trường Tân Sơn Nhất...
Rời ghế nhà trường, Chi làm việc tại Xí Nghiệp Cơ Khí Máy. Giọng̣ ̣hát của Chi tiếp tục được mến mộ, Chi là Trưởng Ban Văn Nghệ của xí nghiệp, thường xuyên biểu diễn  trong các liên hoan ca nhạc tại rạp Thống Nhất, rạp Olympic, Xí nghiệp may Nhà Bè, Việt Tiến, tụ điểm ca nhạc quận Ba...
Với mong muốn trau dồi thêm năng khiếu để giọng hát ngày càng vững vàng hơn, Chi theo học các lớp thanh nhạc và luyện thanh ở Nhà Văn Hóa Thanh Niên. Nhờ vậy  tai cuộc thi hát do Tổng Công ty May thành phố tổ chức năm 1980, Chi đã đoạt giải nhất. Năm 1984, Chi đoạt giải nhì song ca ở Sài Gòn trong cuộc thi hát do Liên Hiệp Công Đoàn tổ chức.
    Kỷ n̉iệm đáng nhớ nhất là lần đi hội diễn văn nghệ ở miền Bắc do Bộ Công Nghiệp Nhẹ tổ chức vào năm 1985. Chi là một trong tám giọng ca được chọn lựa từ các công ty, xí nghiệp ngành may mặc ở Sài Gòn để lưu diễn tại các nhà máy, xí nghiệp ở Hà Nội, Hà Bắc, Sơn Tây, Quảng Ninh. Sau đó là đợt  biểu diễn suốt 5 ngày liền tại rạp Công Nhân, Hà Nội.
     Năm 1987, Chi đến Bulgaria, làm viẹc tại nhà máy dệt  thuộc thành phố Gabrovo. Khi cộng đồng người Việt tại Bulgaria tổ chức hội thi văn nghệ, Chi đã tham gia với bài hát "Người Mẹ" của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện. Nghệ sĩ Bạch Tuyết và nghệ sĩ Kim Cương đang theo học khoá đạo diễn tại Bulgaria được mời làm giám khảo cuộc thi này và lần thi đó Chi đã đoạt giải nhất.  
Bạn Chi nói tên "Phương Chi" có nghĩa là cành hoa thơm, "Phương Chi" cũng có nghĩa là cỏ thơm. Có lẽ ba mẹ đặt tên cho Chi với mong muốn Chi như  là một loài hoa thơm cỏ lạ nhưng riêng Chi, Chi chỉ xin được làm loài hoa cỏ bên đường, đem lời ca tiếng hát chia sẻ buồn, vui cùng mọi người, đặc biệt với thầy cô, bè bạn dưới mái trường Trịnh Hoài Đức yêu thương. Ước mong sao sẽ có được ngày đó!