Bé Làm Cô Giáo
Nhu Tâm Nguyễn Thị Đức
“Ngày sau lớn bé làm gì?”
“Bé làm cô giáo.”
Đó là câu trả lời dứt khoát của cô
bé, con gái duy nhất của một nhà giáo có biệt danh “Ông Đô Gan” (hay
ông đồ gàn cũng vậy), một nhà giáo dạy tiểu học giản dị, buớng bỉnh,
cương trực, và rất có lương tâm nghề nghiệp. Cô có máu của cha, nên cô
yêu nghề dạy học ngay từ khi chưa đủ tuổi tới truờng. Vì đã có huớng đi
từ nhỏ, cô vào ngành giáo dục không có gì khó khăn.
Sau khi tốt nghiệp truờng Sư
Phạm Saigon, cô đuợc nhận sự vụ lệnh về Bình Dương, một tỉnh giáp ranh
với Gia Định. Truớc khi từ giã hẳn một giai đoạn đẹp nhất của đời
nguời, giai đoạn “đời học trò”, để đi “làm cô giáo”, một nghề mà cô vẫn
nghĩ là một nghề thiên định của cô, cô cùng một số bạn đến từ giã các
thầy tại truờng Sư Phạm. Trong dịp này, cô đã lãnh hội đuợc một nhận
xét rất sâu sắc về nghề giáo, từ nhà giáo lão thành, cũng là thầy dạy
môn thực hành trong truờng, thầy Bùi Phuợng Chì. Bằng một giọng hiền
hòa và trong sáng, thầy đã nói với đám học trò, những thầy cô giáo trẻ
của tương lai:
- “Nghề của chúng ta không giầu không sang,
nhưng nghề của chúng ta là một nghề có hậu.”
Câu kết luận về nghề
giáo của thầy đã là một nét rất đậm, in sâu trong tâm não của cô giáo
trẻ, và cũng đã tạo cho cô tâm trạng vừa phấn khởi vừa hồi hộp. Phấn
khởi vì nghề giáo như vậy thì quả thật là tốt đẹp, và khiêm nhuờng, cô
mừng vì mình đã chọn đúng nghề, hợp với bản chất của cô. Nhưng cô cũng
băn khoăn, sợ mình không đủ khả năng chuyên môn và đạo đức như thầy
mình để sau này, đến cuối cuộc đời nghề nghiệp, cô có thể hãnh diện mà
kết luận rằng: “Nhận xét của thầy thật là chí lý”, và có niểm tin
vững chắc, mà nhắc lại câu nói của thầy cho thế hệ nhà giáo trẻ sau
mình, để khuyến khích họ hăng hái vào nghề.
Ngày hôm nay cô đã gần tám
mươi tuổi. Sau gần ba mươi năm trong ngành giáo dục, trong đó có hai
mươi ba năm đứng trên bục giảng. Cô giáo trẻ xưa, nay đã trở thành nhà
giáo nhiều kinh nghiệm như vị thầy của cô khi xưa, và cũng đã hiểu rõ
về cái hậu của nhà giáo: nó thật đẹp, thật quý, thật trong sáng, thật
giá trị, và đa dạng, về tinh thần có, vật chất có…. Hy vọng một ngày
nào đó, nguời viết bài này có dịp đề cập, phân tích về cái hậu đó của
nhà giáo.
Thế rồi cái ngày đầu tiên
“đi làm cô giáo” đã tới. Cùng với cha, cô đến trình diện để nhận việc
tại ngôi truờng lớn nhất của tỉnh Bình Dương, nhưng lại là ngôi trường
rất trẻ vì mới đuợc xây dựng cũng như thành lập khoảng hai, ba năm
truớc. Trường gồm hai trụ sở: truờng nam và truờng nữ cách nhau khoảng
hơn một cây số. Trường đuợc xây trên khoảng đồng trống, bên cạnh quốc
lộ muời ba nối liền Gia Định và Bình Dương.
Sau vài phút ngồi chờ tại
văn phòng, cô cùng cha cô đuợc đưa tới gặp ông hiệu truởng. Mới thoạt
nhìn, dù không phải là nguời biết coi tuớng số, cô cũng nhận thấy ngay
vị hiệu truởng già này khó tính, đúng với danh hiệu: “Ông là một trong
hai vị hiệu truởng khó nhất Miền Nam”. Với vóc dáng nhỏ bé, gương mặt
khắc khổ, bằng một giọng nói khô lạnh và ngắn gọn, ông mời cha con cô
ngồi. Tới lúc đó cô mới thấy cha mình có lý khi nhất định đòi đưa cô đi
trình diện! Mặc dù cô đã nói với
cha:
“Bố ơi! Con đi dạy học chứ con có
đi xin học đâu mà bố phải dẫn con đi!”
Nhưng ông “Đô Gan”, cha cô vì quá thương đứa con duy nhất trong
gia đình nối nghiệp của ông, nên ông vẫn muốn đi cùng với con, để đuợc
diện kiến vị hiệu truởng nổi danh này, với hy vọng mình có thể có kinh
nghiệm gì về cách cư xử để truyền lại cho cô con gái cưng.
Ngày nay cô không còn nhớ rõ những gì ông hiệu truởng đã nói trong
ngày hôm đó, nhưng chắc phải có những nội quy, những kỷ luật mà thầy
trò trong truờng phải theo. Ông cũng không quên cảnh giác cô giáo trẻ
về những khó khăn cô sẽ gặp từ phía học sinh nhất là đối với những học
sinh cá biệt.
Cô nghĩ rằng sự hiện diện của cha cô trong ngày đầu tiên vào nghề
của cô, có ảnh huởng phần nào đến thái độ của ông hiệu truởng đối với
cô. !
Danh sách giáo chức được bổ nhiệm về truờng, phòng giám học đã có
truớc nên ngay trong ngày trình diện, cô đã nhận đuợc thời khóa biểu
đầu tiên trong đời nghề nghiệp của cô. Thật đúng là ngôi truờng trẻ,
ngoài hai nguời lớn tuổi: ông hiệu truởng và một vị nhân viên văn phòng
là nguời địa phương, tập thể giáo sư đều là những nguời trẻ dạy giờ từ
Saigon lên. Chỉ có cô và vài nguời mới bổ nhiệm là những giáo sư chính
quy vì được huấn luyện qua truờng sư phạm. Vì những lý do trên, cô
không có quyền lựa chọn môn và lớp phải dạy, mặc dù không thích hợp với
mình. Năm đó cô phải phụ trách môn Vạn Vật cho hai lớp lớn nhất của
truờng là lớp Đệ Tứ và lớp Đệ Tam.
Có một tuần lễ để sửa soạn cho buổi học đầu tiên. Cô giáo không
vui vì cô phải dạy môn học mà chính cô không mấy ưa ngay từ khi cô còn
là một nữ sinh áo lam (học sinh Trưng Vương), môn Địa Chất lớp Đệ Tam!!!
Trong tình trạng nghèo nàn của ngành giáo dục Việt Nam thời đó,
thiếu hình ảnh, thiếu tài liệu để cụ thể hóa bài học. Thật là khó cho
các thầy cô!. Giảng sao cho học sinh không cảm thấy buồn ngủ trong giờ
Địa Chất Học. Đối với cô đó chính là một thử thách đầu tiên khá lớn. Cô
tự hỏi: “Mình phải làm sao để học sinh thấy yêu giờ mình dạy, thích giờ
mình tới lớp?”. Sớm yêu nghề, nên cô giáo trẻ đã hăng hái sưu tầm tài
liệu, sách báo và vận dụng khối óc của mình để có một phuong pháp giảng
dạy sao cho giờ học đỡ khô khan.
Ngoài những sửa soạn về chuyên môn, cô giáo trẻ cũng cần phải có
một dáng vẻ bề ngoài cho thích hợp trên bục giảng. Cô cũng không quên
phác họa trong trí những lời nói đầu tiên với học sinh, để giúp các em
biết đuợc những nguyên tắc cô sẽ áp dụng ở lớp, cũng như những
hợp tác các em cần phải có mỗi khi cô tới lớp.
Cô thường nghĩ: Nghề dậy học là một nghề thiên định của cô, cô
được sinh ra để làm cô giáo, nên trời ban cho cô một vóc dáng rất nhà
giáo: dáng người thanh, cao, một giọng nói trong và rõ ràng. Và hơn hết
là một tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ bao la.
Với những uu điểm trên, cô vững tin cô sẽ thành công, và sẽ thành
công ngay giờ dạy đầu tiên. Cô tin rằng với tấm lòng yêu nghề, thương
học sinh, vì học sinh, cô sẽ khắc phục đuợc mọi khó khăn nghề nghiệp,
và nhận đuợc sự hợp tác của các em.
Cô đã không hề nao núng khi nghe ông hiệu truởng cảnh giác cô về
những khó khăn do một số học sinh cá biệt của truờng. Ông hiệu truởng
cũng đã rất tử tế, ông nhắc cô một số biện pháp trừng phạt mà cô có thể
áp dụng trong truờng hợp này. Cô rất biết ơn ông về thái độ giúp đỡ
này. Nhưng cô đã không đồng ý với những biện pháp đó. Ai cũng biết dạy
học là một nghệ thuật. Nghệ thuật huớng dẫn học sinh cá biệt của cô
giáo trẻ này đã không giống nghệ thuật của vị hiệu truởng.
Cô quan niệm, hầu hết các học sinh vi phạm kỷ luật vì đã hiểu sai,
hoặc hiểu không đúng mức nên mới hành động sai. Các em đó chỉ là nạn
nhân chứ không phải là tội nhân. Một cái lá bị sâu ăn, trông lá xấu xí,
khó ưa, nhưng lá sâu không phải là vật chủ động gây ra sự khó ưa đó, mà
con sâu ẩn nấp đâu đó trong cây mới chính là yếu tố nguy hiểm. Cô giáo
trẻ này muốn là nguời tìm bắt sâu để cứu vãn cây, chứ không muốn là
nguời chỉ biết ngắt lá sâu.
Thế rồi hai niên học đầu tiên đã qua mau.
Con gái ông “ Đô Gan” đã vuợt qua mọi khó khăn buớc đầu để trở thành cô
giáo đuợc trò thương, bạn mến.
Và “phần thuởng” cho sự thành công đó là
mỗi năm cô phải lên lớp theo học sinh. Nhưng “phần thuởng lớn nhất”,
giá trị nhất làm cô choáng váng mặt mày là…. một thời khóa biểu dạy môn
Vạn Vật lớp Đệ Nhất cho đầu niên học thứ ba của cô và lời đanh thép của
ông hiệu truởng rất khó tính (khi cô khiếu nại không chịu nhận thời
khóa biểu đó) :
- “Nhà truờng sắp thời khóa biểu theo khả năng
của giáo sư chứ không theo bằng cấp!”
Quả thật ông hiệu truởng quá khó
tính, quá độc tài và bất công đối với cô. Cô biết không thể nào thay
đổi được ý định đó của ông. Cô đã buồn lo, nhưng cũng ghi ơn vì sự tín
nhiệm của ông đối với cô. Cô cũng rất cảm động và cảm ơn về những cảm
tình của các học sinh. Vì quá tin tuởng ở cô mà các em đã thiên vị cô.
Cũng tại các em mà ông hiệu truởng mới có quyết định đó.
Khả năng cô giáo trẻ có hạn, chính cô không nghĩ với môn Vạn Vật
lớp Đệ Nhất, mà cô cũng có thể giảng dạy thành công như những năm trước
đuợc.
Cầm thời khóa biểu mới trên tay với một tâm trạng phức tạp khó tả.
Mừng thì cũng thật mừng vì trước mắt cô, trong tay cô là một bằng chứng
cụ thể cho sự thành công nghề nghiệp của mình như cô hằng mong muốn, dù
mới chỉ vọn vẹn hai năm tuổi nghề. Nhưng lo lắng hoang mang không phải
là ít. Truớc mắt cô là một tương lai đầy những khó khăn. Với nhiệm vụ
mới này, làm sao cô giữ đuợc nguyên ngôi vị của mình, giữ đuợc lòng tin
của các học sinh và của ông hiệu truởng.
Nhưng số cô thật hên!…. Một tin vui đã tới đánh tan đám mây đen
truớc mắt cô: Cô được thuyên chuyển về truờng Trưng Vương Saigon trong
khi “thời khóa biểu hãi hùng” đó chưa đuợc áp dụng vì niên học chưa bắt
đầu!!!!… Thế là cô thoát nạn! Cô mừng như chưa bao giờ đuợc mừng như
vậy. Mừng như người vừa thoát một tai nạn hiểm nghèo. Mừng như nguời
sắp bị đắm thuyền mà gặp đuợc một tầu lớn đến cứu. Với ngôi truờng mới
này cô sẽ đuợc gần nhà, sẽ được dạy đúng môn và cấp lớp như sở nguyện
của cô. Lòng cô giáo trẻ phơi phới nghĩ tới tương lai gần, nhẹ nhàng,
thoải mái hơn.
Thế rồi một tuần,… rồi muời ngày sau,
ông hiệu truởng không đả động gì đến tin này. Sự lo lắng hồi hộp của cô
lên tới tột độ!. Cô biết hiệu truởng của nhà trường có toàn quyền giữ
nhân viên lại mặc dù họ đã có giấy thuyên chuyển.
Nhưng rồi cuối cùng ngày vui cũng đã tới: Ông hiệu truởng cho mời
cô vào để trao giấy chấp nhận cho cô về nhiệm sở mới kèm với câu: “Ai
cũng đàng hoàng như cô, thì tôi không đã mang tiếng là một hiệu truởng
khó”.
Không bút nào có thể tả hết nỗi
vui mừng và cảm động của cô giáo trẻ lúc đó, giấc mơ được về truờng gần
nhà, đuợc dạy đúng môn, đúng cấp lớp như cô đã chọn đã thành sự thật.
Cô cũng rất hãnh diện vì lời nói của ông hiệu trưởng đã đánh giá đuợc
tư cách đạo đức nghề nghiệp của cô. Cô không tuởng tuợng đuợc đó là sự
thật!. Nếu lời nói này từ một vị hiệu truởng khác có lẽ không có gì
đáng ngạc nhiên… Cũng có thể ông hiệu truởng đã quá thiên vị mà nhận
xét vậy chăng?
Nhưng dù sao lời nói của ông hiệu truởng Trương văn Di (một vị
hiệu truởng khó khét tiếng của miền Nam), cũng như tình cảm và sự tín
nhiệm của các học sinh khoá 1, khoá 2 Trịnh Hoài Đức dành cho cô, đã là
phần thuởng tinh thần vô cùng quý giá cho sự đóng góp của cô cho ngôi
trường Trịnh Hoài Đức, và cũng là một khích lệ rất lớn cho nghề nghiệp
của cô.
Cô xin ghi ơn ông hiệu trưởng, những nam nữ học sinh, những nguời
học sinh đầu tiên trong nghề của cô. Chính nhờ các em, do các em, cô
giáo trẻ đã học hỏi, rút tỉa ra được những kinh nghiệm quý giá để
bổ sung vào những hành trang cho cô về truờng mới và cho nghề nghiệp
mãi mãi sau này.
Hình ảnh ngôi truờng đầu tiên, thiếu tiện nghi, nhưng rất dễ mến,
với những nữ sinh, nam sinh ngây thơ có, nhưng phá phách và lí lắc thì
cũng chẳng thua ai!. Những hình ảnh, những kỷ niệm về ngôi trường
đó, về những lớp học sinh đầu tiên đó là những gì thân thương nhất đã
ghi sâu trong ký ức cô giáo trẻ. Một lần nữa cô xin ghi ơn tất cả.
Cô cũng luôn luôn biết ơn cha mẹ cô, ngoài công sinh thành duỡng
dục, các nguời đã đóng góp nền móng xây dựng cá tính và tình cảm của
cô. Cô đã thừa huởng của cha mình tinh thần tôn trọng sự công bằng và
lòng yêu nghề tha thiết. Còn từ nguời mẹ dịu dàng, hiền hòa, cô đã thừa
huởng đuợc từ bà tính vị tha, lòng thương nguời, yêu trẻ. Những đức
tính di truyền ấy là những chất liệu căn bản nhất cho sự thành công về
nghề nghiệp của cô.
Ngày hôm nay, ở tuổi hưu trí, ôn lại quãng đời gần ba mươi
năm “Bé Làm Cô Giáo” của mình, cô phải tạ on Trời Phật, đã cho cô sức
khỏe để hoàn thành nhiệm vụ, và một lần nữa xin tạ ơn cha mẹ, cảm ơn
những ngôi trường cô đã tới và đã đi, cảm ơn những khuôn mặt thân
thương trong những ngôi trường đó, những yếu tố tối hậu đã giúp cô trở
thành một nhà giáo đuợc trò thương bạn mến. Bây giờ, cô có thể thảnh
thơi đón nhận “cái hậu” của nhà giáo nghèo như bao nhiêu nhà giáo yêu
nghề đã đi truớc./.
Cali, ngày 20 tháng 6 năm 1998.