Bạn bè
gặp lại thì vui quá nhưng thay đổi nhiều
lắm, già hơn (dĩ nhiên). Nếu về Bình Dương
mà không gặp ai, thì buồn biết để
đâu? Vui buồn lẫn lộn. Có bạn
đã ra đi vội vã như sầu
riêng non rụng sớm trong vườn. Ba tuần qua mau như
là chưa có
nhưng giờ mình vẫn se se nhớ. Lại mong ngày trở về!
Cũng
có
ít thời gian lởn vởn trước cổng trường Trịnh Hoài Đức với
nhiều cảm xúc, khi
khác có dịp mình kể...
Năm nay
tôi đã gần 60 tuổi. Khi tôi sinh ra thì
cội mai trước nhà đã có mặt. Tôi không
biết ông Ngoại tôi trồng nó từ năm nào
nhưng chắc chắn là phải mấy chục năm trước vì vào
khoảng năm 1960 thì nó đã to
lớn lắm rồi. Mai là giống cây chậm phát triển. Cội
mai nhà ông tôi có đường
kính của thân chính khoảng hơn một tấc cho thấy
nó có tuổi rất già. Trong khu đất
nhà tôi có hai căn nhà. Một căn là
nhà ông Ngoại tôi ở phía trái. Căn kia
là
nhà chúng tôi ở sâu vào trong,
phía trước mặt. Cội mai được trồng trước nhà Ngoại
và cũng ở trước nhà tôi nên chúng
tôi được hưởng ké sự xinh đẹp của nó.
Khi tôi
có chút hiểu biết về sự xinh đẹp của hoa
mai vào dịp Tết thì cội mai nầy đang ở vào tuổi
sung sức nhứt. Nó không tròn trịa
mà hình dáng giống như một cây quạt cao
chừng 7-8 mét. Bề ngang từ ngoài đường
vào phía trong khoảng 12 mét, nhưng bề dầy của
nó chỉ khoảng 2-3 mét mà
thôi. Hình như ông
tôi đã tìm cách ép nó
có hình dạng như vậy. Đây là loại mai liễu.
Cành lá của nó từ trên cao rớt xuống
lòa xòa như một cành liễu. Với kích thước
như vậy, đây là một trong nhưng cây
mai lớn nhứt ở Bình Dương thời đó.
Hàng
năm vào khoảng rằm tháng chạp, chúng tôi phụ
với ông Ngoại lo lặt lá mai. Chúng tôi phải
bắc thang leo lên tận ngọn để lặt từng
lá mai. Dịp nầy chúng tôi cũng phải cắt bỏ những
đám chùm gởi bám vào cành mai
để hút mủ. Đây làm một công việc cũng
khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức bởi
vì
cây mai lớn quá. Hai ba người cùng làm
thì cũng tốn cả một ngày mới xong.
Sau Tết, hoa
mai kết trái và cho hạt nhỏ màu
đen. Những hạt nầy rụng xuống rồi nhờ trời mưa mà mọc lên
cây con nhiều lắm.
Nhiều con của nó đã mọc thành một hàng
rào trước nhà. Có cây đã lớn
và cao khoảng
4-5 mét.
Bạn bè
thường đến nhà chúng tôi vào dịp Tết
nên
có dịp trông thấy cây mai ra hoa nở rực và
nhớ tới ngày nay. Những bạn ấy không
gần gủi mà còn biết và nhớ đến nó,
thì chúng tôi là con cháu trong
nhà, hàng
năm đều có dịp trông thấy mai nở vàng rực
thì làm sao không nhớ nhung về một cội
mai già đầy hương sắc!
Năm 1983, anh
Tư của chúng tôi đi học tập ngoài
Bắc về và gia đình của anh chị cư ngụ trong nhà
ông Ngoại. Cuối năm đó, chúng
tôi cùng với anh mới lặt lá mai trở lại. Công
việc kỳ nầy còn cực hơn các kỳ
trước vì lâu năm không săn sóc, cây bị
chùm gởi bám vào rất nhiều. Năm nầy tuy
còn chưa khá giả gì lắm nhưng cuộc sống cũng hơi
có vẻ hồi sinh. Cành mai đã bắt
đầu nở rực rỡ trở lại như vui mừng cho ngày đoàn tụ.
Nhưng cũng chỉ được vài
năm mà thôi bởi vì cội mai cũng đã
quá già. Mấy năm sau đó thì nó
đã héo úa rồi
chết đi trong sự thương tiếc của chúng tôi!
Trong email,
Nguyễn Hoàng còn nhắc tới căn nhà
xưa của ông Ngoại tôi nữa. Căn nhà nầy cũng thuộc
loại cổ vì tôi cũng không biết
nó đã được xây từ năm nào. Nhà nầy
có nền cao nhưng nóc nhà lại thấp và
làm bằng
gỗ. Nhà lợp ngói âm dương, vách ván
gồm hai phần: nhà trên và nhà ngang.
Nhà
trên có ba gian nhà ngang cũng vậy. Hai nhà
nối liền nhau nhưng ở giữa hai căn
nhà có một khoảng sân trống để lấy ánh
sáng. Trong nhà trên, phía trước có
một
bộ bàn ghế để tiếp khách với mặt bàn là một
tấm cẩm thạch nguyên khối nhập cảng
từ bên Ý. Hai bên là hai bộ ván
gõ. Phía trong có ba tủ thờ cẩn ốc. Bên
trong nữa
là hai phòng ngủ hai bên. Những cột gỗ trong
nhà màu đen và rất bóng vì được
lau chùi thường xuyên. Những cây kèo to lớn ở
trong nhà có chạm trổ khá mỹ thuật.
Trên các cây cột, kèo có gắn nhiều
hoành phi câu đối, nhưng tất cả đều bằng chữ
Hán nên chúng tôi không biết nói
gì. Có một tấm hoành chạm trổ chữ Hán
đã được
GS Phan Thanh Đào đọc dùm. Ba chữ đại tự đó
là chữ: Vĩnh Thế Xương với ý
mong muốn con cháu đời đời
hưng thạnh. Nhà dưới có thêm những bộ bàn
ghế, những bộ ván và nhà bếp, phòng
ăn ... Đây là một căn nhà được cất theo lối cổ
nên tuy rộng rãi, nhưng hơi tối
vì thấp. Nói thật, hồi nhỏ tôi vào
nhà ông Ngoại thì cũng hơi sờ sợ vì thấy
nhiều
chữ Hán quá. Nó giống một nhà từ đường
vì có nhiều bàn thờ và hơi âm u
vì cửa
nhà hay bị đóng nên hơi tối.
Căn
nhà dưới, sau nầy được chúng tôi chuyển
thành một lớp dạy luyện thi đại học với các môn
Sinh Vật do anh Nhung dạy và Vật
Lý hay Toán do tôi dạy. Nhiều bác sĩ, kỹ sư
ngày nay đang làm việc ở tỉnh nhà đều
đã có dịp ngồi học dưới mái nhà nầy.
Gia
đình anh Tư chúng tôi cư ngụ trong nhà
ông
Ngoại đến năm 1991 thì được đi Mỹ theo diện HO. Căn nhà
không ai cư ngụ, săn
sóc nên bị mối mọt hư hại dần và phải dở bỏ mấy năm
sau đó. Khi chúng tôi ở trong
nước thì không thấy giá trị cổ xưa của căn
nhà. Sau nầy ra nước ngoài mới thấy
rằng các kiến trúc như vậy thật vô giá
vì bây giờ xây cất một căn nhà mới rất dễ
nhưng làm sao kiếm được một ngôi nhà gỗ theo kiến
trúc xưa. Hiện giờ số nhà cổ
như vậy ở Bình Dương chỉ đếm không quá đầu
ngón tay.
Tới năm 1997,
anh chị Tư và anh chị Sáu bên Mỹ mới
hùn nhau xây nên một căn nhà mới tại vị
trí cũ nhưng day mặt ra đường. Di
tích còn sót lại của căn nhà xưa là
tấm
hoành phi với ba chữ Vĩnh Thế Xương. Các câu đối,
tủ thờ, bàn ghế xưa đều không
còn nữa. Con đường trước nhà mở rộng nên những
cây mai con gần đường cũng bị chặt
bỏ, chấm dứt các thế hệ của cội mai già trước nhà
ông Ngoại...