Tân niên…. và
"Bê Bối"
Lưu
Từ
Bao lâu rồi không còn nhớ đến cái cảm giác se
lạnh vào buổi sáng sớm mấy ngày đầu năm, bao lâu rồi đã quên đi hình
ảnh một vài cơn mưa trái mùa vội đến rồi đi ba ngày Tết, và bao lâu rồi
ngày mùng 5 Tết, quán Vườn Dâu đường Bình Nhâm 07, đã trở thành tụ điểm
cho lớp Bê Bối (B4) khóa 9 Trịnh Hoài Đức, được bạn Thơm (chủ quán) mở
ra bửa tiệc Tân Niên hàng năm khoản đải bạn bè chung lớp ngày nào.
Bê bối (B4) đây rồi, còn lại những ai,
Kẻ bước Thiên Thai, người lạc sông Đoài.
Vườn Dâu hội ngộ, ôi !.. bao chuyện cũ,
Chỉ mới dăm câu.... đã vội hết ngày.
Tết Đinh Dậu mùng 5 tháng giêng năm nay, quán
Vườn Dâu một lần nữa hân hoan chào đón những gương mặt quen thân xa gần
và cũng ân cần đón tiếp ai có lòng đến chung vui dù xa lạ nhưng có liên
quan đến ngôi trường Trịnh Hoài Đức xưa.
Chưa đến 10 giờ sáng mà tiếng “Allo” rõ ràng
của thằng bạn thân trong cái di động của tôi như có vẻ hối thúc ..nôn
nao:
- Ê !!! mầy đang ở đâu....qua Vườn
Dâu chưa ??
Chống chế cho sự chậm trể.. nhát gừng tôi nói:
- Ừ...tao đang sửa soạn qua bên
đó..
- Mầy qua đó bằng gì ??
- Ừ..thì bằng hai bánh..Honda..
Chát chúa giọng nói bên tai:
- Không cần...tụi tao đến đón
mầy.. 5 phút tao tới... ( rụp..cúp máy).
Nói rằng 5 phút nhưng dồn lại chỉ hai
phút sau một chiếc xe Van 7 chỗ màu xám đỗ ngay trước cổng nhà và bốn
thằng bạn thân hăm hở tay bắt mặt mừng..chúc... chúc..à..chợt hiểu !
thì ra bọn nó muốn đến chúc Tết mình mà..Thật cảm động trong lòng vì sự
quan tâm và nhiệt tình này. Mỗi người một lon bia để giải khát đường
dài, thằng Phạm văn Huệ xa nhất từ Phú Thứ, Bùi quang Duy và Lê văn
Thiện với Châu kim Thành từ Thủ dầu Một tới, những mẫu chuyện rôm ra từ
sự mắc mỏ thị trường Mai bởi vì hoa nở sớm và ảnh hưởng lụt lội.. mùa
mưa kéo dài.. rồi tới chuyện đố nhau làm sao biết chim nào trống hay
mái trong cái lồng nho nhỏ, có đôi Uyên Ương đang chút chít nhảy
nhót..cả bọn không đưa ra được một lý luận nào thích đáng...cuối cùng,
đồng chấp nhận cái suy luận sắt đá do chị chủ nhà đưa ra:
- Con chim nào bị ăn hiếp... thì
đó là con chim trống..
Chiếc xe Van 7 chỗ ngồi gói trọn bọn tôi ấm
cúng khào chuyện vui buồn. Cặp theo bờ sông Búng hướng về quán Vườn
Dâu, một vài chiếc xe hai bánh nằm lẻ loi bên đường hứng nắng và kiên
nhẩn đợi, chủ nhân bọn chúng đang thảnh thơi buông câu chờ cá….chợt một
vài ý thơ nhí nhỏm hình thành lảng vảng đâu đây…
Nằm nhà, vợ chửi phải đi câu,
Cá có, cá không chẳng lo cầu.
Gió mát, mây xanh dòng nước bạc,
Một mình một cõi, mấy lo âu.
Bổng dưng bắt gặp chính mình khi xưa ngụp lặn
trong dòng sông nầy bắt cá, bắt tôm lúc mười ba, mười bốn, cái thuở còn
ngây ngô cắp sách đến trường Trịnh Hoài Đức, cái thời dẫy đầy kỷ niệm
vui với bạn bè, với sách vở, kỳ thi, thầy và cô giáo, những con đường
rợp ngời áo dài trắng nón bài thơ. Gói ghém những ký ức ấy vỏn
vẹn vào một vài câu thơ mộc mạc làm hành lý trong tháng năm dài nghiệt
ngã tha hương, dòng sông nầy đã trở thành một dấu ấn trong tôi như dãi
Ngân Hà giắt ngang qua bầu trời đêm, và dù sơn cùng thủy tận vẫn ngời
sáng mãi, là ngọn suối mát êm dịu quanh quẩn làm điểm tựa tinh thần khi
nghĩ đến hai tiếng “Quê Hương”.
Quê tôi đó, bên dòng sông lờ lửng,
Chợ Búng buồn, chiều lác đác mưa rơi.
và dù ở nơi nào
….
Ngẫng mặt lên, ngọn tháp cao khó vời,
Hạ chân xuống, quãng đường dài dễ bước.
một đèo, một đèo lại một đèo..
đất Búng
có..một….
Cầu Cây Trâm, lệ ai buồn sướt mướt,
Khóc người tình quay bước , chẳng biệt ly.
một
…………….
Cầu Ngang kia, ai khéo bắt, gập ghì,
Người ở lại, ôm sầu làm mạch sống.
có dòng sông sâu, có …………. Dốc Sỏi nhỏ, chân mòn dăm
ba móng,
Tiếc cuộc tình không đoạn kết éo le.
Nơi hẹn hò ngày nào……………..Bình Sơn Thôn hôm ấy,
anh không dè,
Khi giả biệt là kiếp nầy, lỗi hẹn.
lại một cây cầu…………………… ……Bà Hai
buồn, đứng bơ vơ trơ trẻn
Đợi người đi, chẳng hẹn lúc tao phùng.
cuối cùng rồi cũng đến…… Bình Nhâm
sầu, thương cuộc tình rơi rụng,
Người phương trời, ôm một đống tình si.
Bạn Thơm, chủ quán Vườn Dâu niềm nở đón
tiếp bọn tôi với những cái siết tay thật chặt từng đứa một, tiệc bàn
dọn sẵn, cá thịt xôi gà gỏi ghém đủ các cái thịnh soạn và hơn nửa có
vài bộ mặt là lạ lớp A5 chờ sẳn. Qua loa giới thiệu, một Khanh từ Mỹ
Cali, một Long nhà giáo..thêm một…và thêm một.. cả bọn vừa chẳn chục
người. Bắt tay nói..nói rôm ra, tự dưng ồn ào hẳn lên, cả bọn tranh
nhau nói..nói..như chưa từng được nói..Bửa tiệc chính thức khai mạc dù
còn có thêm một vài đức ông đang chạy long nhong chưa tìm ra tọa độ.
Ly..ly…nước đá..nước đá mang ra. Bia đỗ
đầy..tràn và cả bọn cụng ly mừng Tết cho nhau, những câu chúc An Khang,
Thịnh Vượng làm ăn phát tài đã bị bọn tôi vất bỏ nơi xó xỉnh nào đó mà
chỉ mong cho nhau Mạnh Khỏe, ậy ..không phải là Sức Khỏe đâu nhé, nói
lái lại là xui lắm đó.. “sẽ khuất.”. Gắp qua loa vài đủa thịt xôi gà,
tám sơ sơ nhắc đến vài vị giáo sư đáng kính, một thầy Đặng văn Thơm dẫn
dắt bọn tôi đến Tha La Xóm Đạo qua những vần thơ thật nhẹ nhàng, một
thầy Bé Tám với dòng nhạc “Nắng chia nữa bãi chiều rồi..vườn hoang
Trinh Nữ…..”, một thầy Lê văn Bình cần cù nhưng tôi chỉ tạo ra được bức
tranh màu nước loang lỡ vì quá dỡ trong môn vẽ..
Vài ngụm bia thật khó khăn ngang qua cổ thì
bổng có thêm Đặng vinh Vang và anh trưởng lớp Nguyễn văn Tỷ đỗ vào,
lòng thòng theo sau là ông vua Nguyễn minh Hoàng với giọng nói ồn ào
ngang như cua bò và ghim lấy tôi vì ly bia không chịu cạn. Bên A5 thì
có thêm Danh dò dẫm đường dài mới tới.
Mối thâm giao giữa B4 và A5 được thắt chặt hơn qua món quà A 5 tặng bạn
Duy, và điều nầy đã khiến bạn Duy thoáng rời khỏi bữa tiệc tìm tặng vật
hồi đáp, và đó là cái Bật Lửa, kể từ giây phút ấy “Duy bật lửa” trở
thành đặc danh mới mẻ của Bùi quang Duy. Riêng bọn B4 thích cái biệt
danh nầy hơn là “Anh Duy” nghe hơi hổn ..hổn làm sao
ấy.
Lò dò bản thảo Sở Táo Quân, B4 năm nay không thất thoát chỉ vui ra thêm
một chuyện rất hay, người từ nửa vòng trái đất về tìm lại ngôi trường
xưa, tìm lại người tình cũ.. Chớ bảo “ những mối tình học trò thật đẹp
nhưng thường tan vỡ.” vì một trò nầy từ ngàn dặm mang niềm vui cho một
trò khác bằng một nghi thức Kết Hôn thật đơn sơ, nối lại sợi dây tơ
hồng đã lạc lỏng trong gió bảo hơn 40 năm…….
Một vài cô gái bán vé số tấp ngang qua săn đón mời chào nhưng thật xui
cho bọn họ, vì nơi đây, Phạm văn Huệ chủ xị bán đấu giá hơn 50 vé
số mua lại từ một người bạn thân. Cuộc mua bán diễn ra sôi động và
nhanh chóng, móc ra..ma róc tiền trao cháo múc, một trăm bốn tờ..trăm
rưỡi năm tờ…trăm rưỡi bốn tờ…hết vé.. hết vé.. thật không ngờ, vốn chỉ
phải tốn 10 ngàn đồng cho một, nhưng hôm nay trong bửa tiệc đầu năm ai
nấy đều tỏ vẽ ta đây không bủn xỉn, giá vé đã tăng vọt lên tới 35 ngàn,
nhưng có một điều thật cảm động là dù ai mua được cũng chia đồng đều
cho mổi người hiện diện trong tiệc nầy. Hết vé, chủ nhân rao mua lại
những gì bán ra nhưng hình như ai cũng bo bo giữ lấy cái may đầu năm,
không chịu nhả lại..bạn à..sang năm nhớ bỏ túi chừng hơn trăm tờ
nhé….bán không hết thì giữ lại cho mình…biết đâu…. và biết đâu….??
Bụng óc ách đầy bia rượu thì có thêm Vương Đế, chủ nhân vườn cây Vương
Kiết cầu Cây Trâm ghé ngang dù con cháu đang tiệc tùng tại gia,
thật là quí hóa tấm chân tình hết lòng vì bạn. Giọng nói anh ta ồm ồm
đầy đàn ông tính và đầy tiếu lâm khiến bữa tiệc thêm một lần nữa sống
động hẳn lên. Đây là một thành viên của lớp A 5. Có lẻ cùng học chung
một sinh ngữ Anh Văn, lớp A 5 luôn ca tụng những nàng áo dài A 2 và
thêm một lần nửa bửa tiệc sôi động hẳn lên. A 2 đã thành một đề tài rất
nhạy cảm với dân B4, giửa hai lớp đã có những mối tình rất đẹp “ tình
chỉ đẹp khi mình còn dang dỡ.” và ngươc lại, chỉ vì một bài thơ
đường luật “bay bướm” trong tờ Bích Báo năm Đệ Tứ, đã tạo nên sóng gió
để phát sinh ra “sư tử đất Búng” là “kẻ chiến thắng ra về ấm ức, người
thua cuộc ngạo nghể cười vang”. Ngẫm lại lúc ấy tự do báo chí sao B4 bị
chèn ép không được viết lên cảm nghĩ chính mình, vì sao không được xuất
bản tờ Bích Báo và tại sao phải lập biên bản thông tin xin lổi Tứ A 2…
á ..có phải vì bọn tôi là đực rựa ?? Có một điều rất hay ho phát sinh
từ câu chuyện nầy, dù bao năm tháng qua đi, cứ mỗi dịp họp mặt,
ngay cả Tân niên năm nay, bọn tôi cũng dành rất nhiều thì giờ để
nhắc nhở đến A 2 chắc đã say ngũ trên chiến thắng.
Chẳng thấy xuân về giửa rừng mai,
Bê bối (B4) đây rồi, đâu A hai (A 2) ?
Chớ bảo mai vàng, tàn đông lạnh,
”Tân niên ngũ nhật, tiết đông lai.”