Những đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long

Phạm Đức Liên
(Tặng quí bạn trẻ, "The Vietnam's future is in yours hands!")


A. Dẫn Nhập:

1. Nơi nào (thường thường là ở thượng nguồn) có đập thủy điện là nơi đó có hồ nước khổng lồ - nước lấy vào từ dòng chính Mekong (xoáy mòn và phá hủy sông Mekong - lấy đi cá tôm và một lượng phù sa, trầm tích rất cần cho vùng hạ lưu như châu thổ sông Cửu Long !). Từ năm 1994 đến 2009: Trung Cộng đã khánh thành 6 đập thủy điện và đang xây cất 7 đập nữa. Đập thủy điện Xayaburi của Vưong quốc Lào (chặn dòng chính ở hạ lưu sông Mekong là vô cùng tác hại cho đồng bằng sông Cửu Long - Nam Phần) sắp khánh thành. Đập Don Sahong bắt đầu được xây cất. Và 9 đập nữa trong kế hoạch bán điện rẻ cho Thái Lan mang lại lợi tức cho Lào, mỗi năm 1.2 tỉ Mỹ Kim. Để rồi ngay cả Cambodia cũng có kế hoạch xây 40 đập thủy điện ngăn dòng Mekong và những sông nhánh. 20 triệu dân Miền Tây - đi đâu mà sống - vì thiếu nước ngọt - nên diện tích canh tác bị thu hẹp lại và sản lượng thủy sản giảm đi rất nhiều !...

"Đồng Tháp Mười - cò bay thẳng cánh !,
Nước Tháp Mười - lấp lánh cá tôm! "
chỉ còn là vang bóng một thời! ?
và : Càng nhìn- đồng lúa cháy - càng đau !" (tháng 3/2016)


Những đập nước trên dòng Mekong

2. Mỗi đập thủy điện là một quả bom "chết người" :
    * Hồ chứa nước Cảnh Hồng (Jing Hong), Vân Nam - Trung Cộng: diện tích 525 km2, (25x21 km), dung tích 250,000,000 m3 (250 triệu mét khối nước). Đập cao 110 mét, dài 705 mét. Công suất 1750 MW.
    * Hồ chứa nước của đập thủy điện Xayaburi - Lào: diện tích 49 km2 (7 km x 7km), dung tích: 1,300,000,000 m3 (1,300 triệu mét khối nước), cao : 33 mét, dài 820 mét, công suất 1,285 MW. Nước dẫn vào từ sông Mekong làm xoáy mòn hạ lưu Mekong, là lấy đi thủy sản và phù sa gấp 5 lần đập Cảnh Hồng!. Còn gì cho Miền Tây - Việt Nam !!.

3. Mùa nước ngọt về (tháng 6 đến tháng 11) thì trồng lúa, chỉ có một mùa lúa nổi. Khi nước mặn vào (tháng 12 đến tháng 5) nuôi cá tôm. Nam Kỳ Lục Tỉnh là thế đó. Từ 300 năm rồi !. Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa của toàn dân. Miền Bắc thì đói rét (Ất Dậu, 1945), Miền Trung thì lụt, thì gạo của Nam Phần đóng góp phần lớn sản lượng cả nước. 20 triệu dân Nam Bộ =20% dân số cả nước, diện tích châu thổ sông Cửu Long = 13% diện tích nước Việt Nam. Hạn hán như thế, ngập mặn như vậy mà năm 2015, tăng trưởng kinh tế lại nhất nước : 8% (toàn Việt Nam chỉ có 6.8%). Diện tích trồng lúa chỉ 47% lưu vực, thế nhưng ĐBSCL đã cống hiến 56% tổng sản lượng lúa của cả nước (gạo xuất cảng là hầu hết gạo của 12 tỉnh miền Tây Nam Phần từ Long An xuống tới Cà Mau: 90%). Thủy sản (cá tôm...) chiếm 40% tổng sản lượng quốc gia để rồi xuất cảng - thì 60% là của Tiền và Hậu Giang. Thế mà GDP per capita chỉ có 40 triệu đồng (2,000 USD)/ so với GDP per capita = 48 triệu (2,400 USD) cho người "Việt Nam ruột thịt" (chi phí nhiều lắm và thuế nặng - cái gì cũng phải bôi trơn, bôi trơn) - mà đôi chân người nông dân thì đã rã rời, rã rượi!.


Đập thủy điện Don Sahong (cực nam Lào) do công ty Sinohydro Interrnational (lớn nhất thế giới - Trung Cộng) xây cất. Khi khánh thành sẽ có công suất 260 MW.


4. Lãnh đạo (nhà cầm quyền, từ Giám Đốc Nha ở Trung Ương hay Tỉnh Trưỏng ở địa phương là phải biết sâu rộng (ít nhất là phải tốt nghiệp Đại Học - như Lý Quang Diệu của Singapore lúc làm cố vấn phát triển cho Hà Nội thập niên 1980 đã khuyến cáo : "Lãnh đạo phải có bằng BA/BS từ những đại học tiếng tăm và điều kiện đủ là phải thông thạo Anh ngữ = đậu TOEFL từ 650 trở lên), và phải có tầm nhìn xa, tiên liệu giỏi. Từ 1950/51, người viết đã vô tình đọc được tài liệu tối mật của VM: "Trong tương lai, nếu Việt Nam chia làm hai /thì đúng ngày 20-7-1954/ chúng ta phải làm gì trong nửa phần đất còn lại / thì chỉ là - ta đánh cho Trung Quốc , Liên Xô?"/ không thấy nói gì về kinh tế.
Miền Tây hôm nay bị hạn hán và xâm nhập mặn (hạn mặn) tháng 2, 3, 4/2016 là do biến đổi khí hậu toàn cầu (ấm lên 2 độ C là băng tuyết tan, nước biển tràn vào duyên hải để rồi 20--30 năm nữa nhiều thành phố lớn sẽ chìm dưới nước như : New York, London, Rio de Janero, Shanghai... . nhiều nơi của Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi... là do El Nino (hạn hán, mùa khô đến sớm quá / sớm 2 tháng đến từ tháng 10  thay vì là tháng 12 ở miền Tây Nam Bộ. - thường có mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5). Điều nầy đã được những nhà thiên văn học khuyến cáo từ năm 1985 và những nhà khoa học STEM nhấn mạnh từ những năm 2010. Thay vì lập kế hoạch dẫn nước vào những hồ chứa 20 đến 50 tỉ mét khối (như Trung Cộng, Thái Lan đã làm) để mùa khô thì xả nước ngọt ra cánh đồng miền Tây thì lại kế hoạch 5 năm nầy, ngũ niên nọ cho xuất cảng tôm (nông dân phải đào hầm nuôi tôm - hết nuôi tôm thì đất mặn rồi - làm sao mà trồng lúa, trồng tiêu, trồng dưa hấu...) cố xuất cảng gạo thật nhiều (thế là 3 vụ lúa một năm , kiệt quệ nguồn nước ngọt và hủy hoại nguồn sinh thái thiên nhiên phong phú của châu thổ sông Tiền sông Hậu !) Để hôm nay (tháng 4/2106) chung quanh ta là nước mà dân Bến Tre, Cà Mau không có nước ngọt để uống  vì nguồn nước nhiễm mặn đến 8‰ (tám phần ngàn) . Điển hình: Bến Tre có 162 xã thì 160 xã bị nhiễm mặn (nhiều con kênh chỉ còn chút nước, lại đỏ ngầu như gạch nung!). Đồng lúa vườn rau, mênh mông là màu xám vàng vì thiếu nước. Cụ thể kinh tế Việt Nam thiệt hại (2106) khoảng 7 tỉ đô la Mỹ hay 4% GDP - (GDP ước tính là 175 tỉ đô la -2016).

5. Biến đổi khí hậu toàn cầu, khí quyển địa cầu nóng lên, nóng lên (global warming) tác hại sâu xa đến nhân loại (bờ biển Việt Nam mất dần - mổi năm 8 mét - nhất là đoạn bờ biển Nam Phần ? trên dưới 600 km). Thế nhưng con người tác hại đến con người là dân ở thượng nguồn sông Mekong dẫn nước ngọt vào hồ thủy điện đe dọa sự sinh tồn của dân vùng hạ lưu nhiều lắm !. Đó là quyền lợi quốc gia, dân tộc họ. Nguy hiểm nhất là người cùng một nòi giống mà lại tác hại lẫn nhau bằng những kế hoạch 3 vụ lúa một năm, xây đập Ba Lai trên sông Ba Lai tưởng chừng xua nước mặn đi nhưng không - nước mặn vẫn xâm nhập !. Tăng diện tích trồng lúa nên khai kênh - dùng nước ngọt rửa nước mặn mà nước ngọt luôn luôn thiếu.!... Rõ ràng là kém thông minh và thiếu hiểu biết !!!

B. Sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long (Kowlon):

1. Sông Mekong là một trong 12 con sông dài nhất thế giới (4,900 km) phát nguyên từ Tây Tạng (Tibet Plateau) - ở cao độ 5,225 mét - chảy dài tới Vân Nam (Trung Cộng) - khoảng 2,250 km (đó là thượng lưu Mekong, đoạn dài nầy, người Tầu gọi là Lan Cang = Lan Thương). Tới Vân Nam - Mekong  - ở độ cao 4,500 m (so với mặt nước biển Đông là 0 mét ở cửa sông Tiền Giang, Hậu Giang của châu thổ  sông Cửu Long). Đoạn nầy dài 2,650 km. Đó là hạ lưu sông Mekong (Lower Mekong Basin). Với 4,900 km, sông Mekong chảy qua 6 quốc gia : Trung Cộng (thượng nguồn) và Miến Điện (Myanmar), Lào, Thái Lan, Cao Miên và Việt Nam là hạ nguồn. Trước năm 1990 - khi chưa có đập thủy điện, hồ chứa nước... ở thượng nguồn, thì châu thổ sông Cửu Long - nhất là trước năm 1975 - là "mênh mông gánh lúa bao la" - là "Mẹ ơi - đừng đánh con hoài, Để con câu cá - nấu xoài cho má ăn" - Vì phù sa và những trầm tích sông Mekong, mầu mỡ lắm, như phân bón thượng thặng tô thắm miền Tiền Giang và bồi đắp mũi Cà Mâu - cho lãnh thổ Mẹ Việt Nam lớn dần. Thế rồi ... !!! Để rồi - mùa hạn hán và nhiễm mặn đầu năm 2016 - phải ngoại giao khéo léo lắm - người anh em "sông liền sông, núi liền núi "Bắc Kinh - xả nước ngọt từ đập thủy điện Cảnh Hồng cho Hà Nội: 2,200 m3/sec với 2 đợt (xả trong nhiều ngày liên tiếp, từ 7 đến 21 tháng 3, 2016 và mở 15 ngày liên tục từ 5 đến 20 tháng 4). Theo các nhà khoa học - thì lượng nước về đến ĐBSCL chỉ còn là 10% vì dọc đường nước bị chặn (chỉ còn 220 m3/sec). Nước trên dòng chính Mekong khi được dẫn vào những hồ chứa ở thượng nguồn thì đỏ thắm (phù sa trầm tích), nước ở Cảnh Hồng ... được xả ra thì lờ đờ, trong trong (vì có đến 70% mầu mỡ - lắng tụ trong đáy hồ chứa). Ngớ ngẩn quá ! Cảnh Hồng xả dung tích 2,200 m3/sec thì hồ chứa là 250,000,000 m3 (250 triệu mét khối)
chỉ xả được 113,640 sec hay 32 giờ là hết nước! (hay 1 ngày 8 giờ). Xả nước Cảnh Hồng ... là giải pháp không thực tế!



2. Từ Vân nam, Mekong chảy chậm hơn - lòng sông rộng lớn hơn . Lưu vực của Mekong là 802,000 km2 (so với diện tích Việt Nam là 331.000 km2). Hàng năm Mekong chuyển tải từ đầu nguồn - cao nguyên Tây Tạng - 457 km3 nước ngọt = 457,000,000,000 m3 hay 457 tỉ m3 (hồ chứa nước Xayaburi của Lào : 1.3 tỉ m3). Lưu lượng trung bình mùa khô là 16,000 m3/sec, tối đa mùa lũ là 39,000 m3/sec. Về đến Việt Nam lưu lượng của Cửu Long vào mùa khô là 6,000 m3 (trung bình) và vào mùa lũ là 12,000 m3/sec (tối đa).
3. Lưu lượng nước sông Cửu Long (ĐBSCL) được điều hòa bởi Biển Hồ Tonlesap của Cambodia. Mùa nước lũ (từ tháng 6 đến tháng 11) thì nước chảy vào hồ và tôm cá đua nhau sinh sản ở đó. Lúc nầy thì Tonlesap sâu đến 9 mét và rộng 16,000 km2. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm thì nước Biển Hồ rút xuống theo sông Tonlesap mà ra Mekong ( lúc nầy Biển Hồ chỉ còn sâu 1 mét , diện tích còn 2,700 km2 = 90x30km) mà chảy vào sông Cửu Long với biết bao thủy sản. Phù sa và trầm tích của Mekong chảy vào Biển Hồ nhiều lắm - mỗi năm đáy Tonlesap được nâng lên đáng kể = 1 cm ?. Ngư nghiệp trên Biển Hồ nuôi sống 3 triệu dân Cambodia và Tonlesap cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cho dân xứ Chùa Tháp.
4. Chảy đến Phnom Penh (Nam Vang - thủ đô Cao Miên) thì Mekong chia ra làm 2 nhánh: Mekong và Bassac. Cả hai nhánh đều chảy vào Miền Tây Việt Nam. Mekong đuọc gọi là Tiền Giang (sông lớn, sông cái) và Bassac là Hậu Giang (sông Hậu) với lưu lượng đáng kể là 6,000 m3/sec vào mùa khô và 12,000 m3/sec vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11).
    * Tiền Giang có lòng sông rộng lớn  nên có nhiều cù lao ở giữa dòng. Sông Cái chảy ra biển Đông bằng 6 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu. Năm 1999, nhà cầm quyền Việt Nam xây đập Ba Lai (Bến Tre) trong chiều hướng giữ nước ngọt ở bên trong và ngăn chặn nước biển mặn. Thế nhưng lại có tác dụng ngược lại: nước ngọt không đủ dùng (để tưới cây và người dân ăn uống...) mà nước biển vẫn xâm nhập (đồng áng nhiều phèn= độ mặn gia tăng). Từ 1999, sông Lớn chảy vào biển Đông chỉ bằng 5 cửa mà thôi.
    * Hậu Giang: chảy ra biển bằng 3 cửa: Định An, Ba Thắc (Bassac) và Trần Đề. Ba Thắc là cửa chính của Sông Hậu (bị bồi đắp quá nhiều với phù sa và trầm tích cát từ sông Mekong từ đầu thế kỷ 20 (Sóc Trăng) và bị bồi đắp vào những năm 1960. Nhiều cồn cát ở cửa sông Ba Thắc - nối liền nhau - thành một đảo lớn - chắn trước cửa sông (đó là huyện Cù Lao Dung mà diện tích là 8x30 km = 240 km2 hay 24,000 hecta. (Đập thủy điện Cảnh Hồng có diện tích 525 km2). Hậu Giang chảy ra biển chỉ còn 2 cửa. Sông Tiền và sông Hậu có chiều dài như nhau là 235 km.
    Trước năm 1990 (Trung Cộng bắt đầu xây đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong từ thập niên 1990), Tiền và Hậu Giang chuyên chở rất nhiều phù sa đỏ tươi cho đồng bằng sông Cửu Long và còn bồi đắp mũi Cà Mâu khoảng 10 mét mỗi năm cho quê hương Mẹ rộng mở. Thế nhưng hôm nay không có phù sa bồi đắp, bờ biển Việt Nam phần bị xói lỡ phần bị nước biển dâng cao (nóng lên rồi, nóng lên rồi!) đã mất đi khoảng 50 mét mỗi năm.
    Từ nhiều năm nay (2010) nước sông Tiền và sông Hậu xuống thấp khiến hiện tượng sạt lở bờ sông rất nghiêm trọng nhất là tại Đồng Tháp và An Giang. Có chỗ sạt lở đến 500 mét, có nơi dài 5 km, khiến cho cả ngàn gia đình phải di tản!
    5. Trước năm 1990, lượng phù sa do dòng chính Mekong đổ về ĐBSCL: khoảng 160 triệu tấn mỗi năm, nay chỉ còn 75 triệu tấn/năm - sau khi Trung Cộng khánh thành 6 đập thủy điện và hồ chứa nước ở thượng lưu sông Mekong (1994-2009) - sẽ chỉ còn 42 triệu tấn/năm khi các đập thủy điện của Lào và Cao Miên vận hành! - Rồi 30 triệu tấn/năm khi thủy điện Thái Lan nhập cuộc chơi!

II. Đồng Bằng Sông Cửu Long:
    1. Phù sa thắm - dòng Cửu Long,
    Cò bay thẳng cánh - ruộng đồng phì nhiêu
    Bà Đen, Châu Thới mỹ miều,
    Ninh Kiều nô nức - xế chiều Tây Đô
    (Thiên Thai)


Đồng bằng sông Cửu Long (châu thổ sông Cửu Long, lưu vực sông Cửu Long) có diện tích 40,000 km2= 40,000,000,000 m2=40,000,000 ha (4 triệu mẫu) coi như là hình vuông 200x200 km và chia làm 12 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Dân số: 20 triệu người. (2015)
    2.  Nếu châu thổ sông Hổng là cái nôi "văn hóa dân tộc" (trước năm 1954) thì lưu vực sông Cửu Long là "vựa lúa gạo" của Miền Nam, cả Việt Nam. Hạn mặn đầu năm 2016 là hư hại mùa màng trên 160,000 ha (tính đến 29/2/2106)= 1,600,000,000 m2 (1.6 tỉ mét vuông)
coi như hình vuông thì 40kmx40 km.
    * Điển hình: gạo Việt Nam xuất cảng 2015 là 6.4 triệu tấn, trị giá 2.67 tỉ Mỹ kim (417 đô la một tấn) thì 90% là gạo của ĐBSCL - 5.76 triệu tấn - hay 2.4 tỉ đô. Thị trường gạo thế giới cạnh tranh nhiều giữa Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam...
    * Cụ thể: thủy sản Việt Nam xuất cảng 2015 trị giá 6.7 tỉ Mỹ kim thì 60 % là cá tôm, cá tra, mực, bạch tuộc... đến từ lưu vực Cửu Long (hay 4.02 tỉ đô) . Cạnh tranh lắm: (ngày 24/12/2015. 8,000 tấn thủy sản xuất cảng của Việt Nam bị trả về ! "Điện tử khúc hoan ca!)
    3. Trước năm 1975, Miền Tây chỉ có một mùa là lúa nước trời (tháng 6 đến tháng 11) hay lúa nổi. Thế rồi cưỡng canh bằng những kế hoạch ngũ niên... nông dân miền Tây Nam Bộ nhịp bước quân hành thi đua sản xuất lúa nước tưới (tưới cả châu thổ sông Cửu Long - nước đâu mà đủ ?). Miền Tây có 3 vụ lúa: Hè Thu, Thu Đông, và Đông Xuân.
"Nam đi trước - sắc hương trời,
Bao thôn nữ đẹp-ca lời lúa thơm !"
Nông dân miền Tây chưa bao giờ (từ đời chúa Nguyễn cuối thế kỷ 17) lao động quần quật như thế. Thế mà GDP per capita là 48 triệu đồng (2015) thì châu thổ sông Cửu Long chỉ có 40 triệu !. Mẹ Việt Nam anh hùng ơi! đàn con của
Mẹ bị kẻ phương Bắc đọa đày !?
    4. Đổ đồng thì mỗi gia đình (hộ) nông dân lưu vực Cửu Long có 2 ha (mẫu tây = 10,000 m2) để canh tác (dĩ nhiên là phải làm việc cật lực cho 3 vụ lúa/năm: mùa lúa nước trời và 2 màu nước tưới). Sau đây là chi phí, thu nhập, và lợi nhuận cho 1 hectare.
    Canh tác lúa gạo (2015) châu thổ sông Cửu Long:
    * Những chi phí:
        + Phân bón: 29%
        + Nông dược: 18%
        + Lao động thuê: 34%
        + Linh tinh: 19%
        cộng 100% (không kể công lao của người nông dân vì nông dân lấy công làm lời). Chi phí dao động từ 6.5 triệu đồng đến 7.2 triệu đồng hay trung bình cộng là 6.85 triệu cho một hectare.
    * Thu nhập: vụ lúa:
        + Hè thu: 12.4 triệu đồng /ha.
        + Thu đông: 9.4 triệu đồng/ha
        + Đông xuân: 19.3 triệu đồng/ha
dao động từ 9.3 triệu đồng đến 19.3 triệu đồng , trung bình cộng là 13.7 triệu đồng/ha.
    * Lợi nhuận: từ lúa:
        + Hè thu: 5.6 triệu/ha
        + Thu đông: 2.9 triệu/ha
        + Đông xuân: 12 triệu/ha
dao động từ 2.9 triệu/ha đến 12 triệu/ha. Trung bình cộng: 6.83 triệu/ha.
Công lao động gia đình (dao động từ 1.25 triệu đồng /ha đến 1.5 triệu/ha - trung bình: 1.38 triệu/ha
Quả thực người nông dân: "đổ mồ hôi lấy bát cơm vơi!" - lại còn bị thiên tai, nhân họa.
"Cửu Long hai tiếng ngọt ngào,
Quyện nơi đầu lưỡi - ngấm vào tim gan!

C. Lời kết:

    1. Cao Nguyên ( Tây Nguyên , Hoàng Triều Cương Thổ) Việt Nam rộng 56,650 km2 (ở cao độ 500 đến 1500 mét là đỉnh Lang Biang = Lâm Viên, cách thị xã Đà Lạt 12 km) chia ra là 5 tỉnh: Kontum, Gia Lai, Đăk Lắc (Darlac) , Đăk Nông ( Darnong) và Lâm Đồng.
    * Gia Lai là trù phú nhất với đàn gia súc 450,000 con (đa số là bò, xếp hạng 2 ở Tây Nguyên, trước 1975 - giá 30 triệu đồng hay 1,500 đô là Mỹ một con). Thế nhưng những hồ nước ở Cao Nguyên đã cạn ! (kể cả suối, sông nhỏ !!) và những con bò gầy trơ xương vì thiếu nước uống (8 lít nước cho 5 con bò mỗi ngày ) Vì thiếu ăn (nhiều nơi không còn rơm rạ - cỏ thì đồi trọc rồi - nông dân phải mua 1 xe rơm rạ giá 2 , 3 triệu cho 7 con bò ăn trong 10 ngày) . Những con số thống kê được dùng có xác xuất 2% (14/4/2016)
Sông Ba là con sông duy nhất còn chút ít nước !
    * Darlac còn thảm thương hơn: năm 2015 hồ nước bị trơ đáy cạn sạch là 30, năm 2016 số hồ cạn là 120!. 40,000 ha cà phê trồng mà không có nước tưới gây thiệt hại đến 70 triệu Mỹ kim (1400 tỉ đồng!). Nguồn nước ngầm cũng cạn kiệt, nhiều giếng nước đào sâu đến 10 mét mà vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt !.

    2. Thế là ĐBSCL hạn mặn ! (hạn hán và nhiễm mặn), Cao nguyên hạn hán ! Sóng gió - Y hệt miền Nam Việt Nam cách đây 41 năm. Bắc Kinh đang chuẩn bị vào Hà Nội vì dòng Cửu Long đang bị bức tử!!! Hai bàn chân ngọc ngà của Mẹ Việt Nam yêu dấu (Tiền và Hậu Giang) ngày xưa đẹp như mộng, dần dần teo lại vì mất nước !. Có nhiều nguyên nhân cho hạn hán cho hạn mặn:
        a. Do biến đổi khí hậu toàn cầu (không phải là nóng lên 2 độ C mà nóng lên đến 3 độ C, 4 độ C. Nhiều bài khảo cứu  STEM/ mới ấn hành đầu năm 2016 cho biết như thế, do El Nino (hạn hán), do La Nina ( bão tố ầm ầm!).
        b. Do con người tác hại con người (không cùng một dòng giống) - thực ra là bảo vệ quyền lợi của họ và dân tộc họ. Đó là những đập thủy điện thượng nguồn Mekong của Trung Cộng và ngay ở hạ nguồn của Thái Lan, Ai Lao, Cao Miên... (khoảng năm 1990, các nước tiên tiến đã thôi không xây đập thủy điện nữa thì Trung Cộng là bắt đầu và hầu như Trung Cộng xuất cảng đập thủy điện . Trung Cộng xây đập thủy điện của mình và xây 330 đập khác cho 75 quốc gia trên toàn cầu trong đó có Lào, Cao Miên, Thái Lan và dĩ nhiên có cả Việt Nam. 90% thủy điện hôm nay đều made in China. Trung Cộng còn sản xuất nhà máy điện nguyên tử, công suất 1000 MW - Hua Long One với kỹ thuật cao, giá phải chăng có thể so sánh ngang tầm với AP 1000 của Westing House , USA - (Anh, Nga đang mua nhiều...).
        c. Vì quyền lợi riêng tư, phe nhóm lợi ích : "cùng một giống nòi con người tác hại lẫn nhau" Giết hại nhau !!!
            + Xinh như mộng, đẹp như tiên - để yên mà ngắm/mà nhìn :
    "Nam Trung Bắc, sắc hương trời
    Bao cô gái đẹp ca lời thiên thai".
        - thì lại tạt axit hãm hại đời hoàng hậu vũ trường Cẩm Nhung, tháng 7 năm 1963 (1940-2013). Thời huy hoàng của Đệ I Cộng Hòa Việt Nam (hàng trăm vũ trường ở Saigon, Chợ Lớn nơi ăn chơi của giới thượng lưu xã hội và tham nhũng như tặng vũ nữ cả 200 lạng vàng tương đương 500,000 đồng hay nửa triệu = cái nhà. trong khi lương của thiếu tá, cử nhân, kỹ sư, QGHC là 5,500 đồng/tháng + vợ được 1,200 đồng + các con không hạn chế là 800 đồng/con (lúc đó tô phở ngon giá 5 đồng). Chim sa cá lặn mà lã lướt pasodoble, tango .. thì trên cả tuyệt vời.
        - thì lại ám sát chết tại chỗ (trước cửa nhà) hoàng hậu sân khấu Thanh Nga tháng 11 năm 1978 (1942-1978) sau khi Thanh Nga đã diễn Tiếng Trống Mê Linh, và Thái Hậu Dương Vân Nga. đề cao tinh thần chống ngoại xâm của con cháu Lạc Hồng. "Hồng Nhan Bạc Mệnh" - vũ nữ Cẩm Nhung ở tuổi 23 và nghệ sĩ Thanh Nga ở tuổi 36!. Vì xót thương cho số phận "Nữ Hoàng Vũ Trường" nhạc sĩ Nhật Ngân, Duy Trung đã sáng tác ca khúc "Bài Ca cho người Kỹ Nữ":
"Xót xa em là môt cánh hoa rơi,
Loài người vô tình giẫm nát thân em
Loài người vô tình giầy xéo thân em,
Loài người vô tình giết chết đời em !"
Còn gì đẹp bằng "Mưa Rừng" (Huỳnh Anh) qua tiếng hát Thanh Nga.

Xin lưu ý: Cho tới tháng 7/1963 (đệ I cộng Hòa , 1956-1963) Saigon có 100 vũ trường lớn nhỏ (mỗi vũ trường trung bình có 12 vũ nữ chuyên nghiệp, tính ra có 12x100 = 1200 vũ nữ. Cẩm Nhung đươc mô tả ở TOP 10 vũ nữ chính của sàn nhảy Kim Sơn đường Tự Do (nay là Đồng Khởi). Phong trào nhảy đầm nở rộ lên từ năm 1958. Cho tới 1962 số cố vấn Mỹ ở Miền Nam Việt Nam là 20,000 người chia đều cho 40 tỉnh thì mỗi tỉnh có 500 cố vấn, tương đương một tiẻu đoàn đầy đủ cấp số.
    * Bây giờ là người - tác hại đến dân tộc đến đất nước - do vô tình (vì thiếu văn hóa, đạo đức) hữu ý hay vì quyền lợi cá nhân, nhóm lợi ích...
        + Đập thủy điện là con dao hai lưỡi, là bom nổ chậm, là bom chết người mà Trung Cộng sử dụng như võ khí chiến lược để áp đảo những quốc gia ở hạ nguồn Mekong: khi đóng khi xã (Việt Nam tuy là cửa sông ra biển nhưng là cuối dòng !) Những hồ chứa nước có 2 nhiệm vụ: - cung cấp nước cho đập thủy điện/ làm turbine vận hành để có điện - trữ nước ngọt và phân phối cho nông nghiệp khi có hạn hán.
Bình thường thì Cao Nguyên không thể thiếu nước. Vũ lượng mưa ở Tây Nguyên là 1.85 m/năm. Như thế Cao Nguyên nhận 100 tỉ met khối nước mưa hàng năm (Xayabari chứa 1.3 tỉ m3). Nước mưa sanh ra dòng chảy qua hệ thống suối, sông, hồ + 48 tỉ m3 nước. Cả Tây Nguyên xử dụng (2010) chỉ: 14% dòng chảy = 48x14/100 = 6.72 tỉ m3 nước, còn lại 86%= 41.28 tỉ mét khối (6 lần nước đã sử dụng hàng năm) . Câu hỏi là nước đã chảy vào đâu, đi đâu?.
Trả lời: - chảy vào các hồ chứa nước của tỉnh Gia Lai với 400 đập thủy điện lớn nhỏ.
- chảy vào các hồ chứa nước của tỉnh Darlak. Năm 2015, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Darlak cho 1 công ty xây đập thủy điện YokDon - thế là 53 ha = 530,000 m2 hay 728mx728 m của khu rừng quốc gia (rừng già, rừng nguyên sinh = toàn gỗ quý, rừng chưa bao giờ được khai thác) bị làm thịt. Muốn xây đập thủy điện thì và đầu tiên là khai thác gỗ quý - để mà đào hồ chứa nước và xây đập (Năm 1975, rừng chiếm đến 75% diện tích Việt Nam - 2015 chỉ còn là 30%. (theo số liệu của Viện Địa Lý Việt Nam, Tiến Sĩ Nguyễn lập Dân, 2015).
Cao nguyên - từ từ - thiếu nước từ mấy năm nay. 2015 là khô hạn . Đầu năm 2016 là hạn hán. Thế nhưng những hồ chứa nước của các đập thủy điện đã không tự động xả nước cho nông dân ?. Hay là nông dân cần thì bán ? Đúng là phi thương bất phú và 1 vốn, 4 lời ?. Chỉ có nhóm lợi ích biết với nhau. 200 dự án đập thủy điện ở Tây Nguyên, Trung Phần sắp đi vào khai thác!?

    + Ngay từ đầu thật niên 1990, khi Trung Cộng cho xây đập ở thượng nguồn sông Mekong chánh quyền từ trung ương đến địa phương (tỉnh) Việt Nam phải hiểu rõ điều đó để mà tránh họa cho dân tộc. Năm 2015, trắng đen rõ ràng 100% như thế mà tháng 2/2016 chánh quyền tỉnh Gia Lai vẫn cấp phép cho khai thác hai đập thủy điện nữa !
    + Đập thủy điện được cấp giấy phép toàn ở các khu rừng quốc gia (như đã nói ở trên là rừng nguyên sinh, rừng già toàn gỗ hiếm). Thế mà phá rừng bán gỗ quý để bù đắp - bà đầu tiên ! rồi xây đập - xây hồ chứa nước ngọt...
    + Theo Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Hà Nội) thì niên khóa 2015-2016 , Việt Nam có 120,000 du học sinh đang học tại 49 quốc gia khắp thế giới. Xính Mỹ lắm nên 80,000 du học sinh đang học tại xứ Cờ Hoa. (phí tổn cho 4 năm đại học khoảng 200,000 đô la một sinh viên) thì 70,000 học về nhân văn hay trá hình là du học sinh qua Mỹ lao động. Hy sinh đời bố, củng cố đời con - trong khi - muốn đuổi kịp Đài Loan, Thái Lan thì phải học khoa học kỹ thuật (Lãnh đạo bất đại học - bất tri lý - mà phải học đại học tử tế). Về STEM, thì Hà Nội đi sau Nhật Bản và Nam Hàn hàng thế kỷ (100 năm)!. Trong khi người Việt thông minh lắm (điển hình là 500 Professors với PhD, Postdoctors đang giảng dạy tại những đại học danh tiếng toàn cầu về khoa học kỹ thuật)
.
    Theo US Immigration, thì đơn xin visa cho diện đầu tư, kinh doanh ở Mỹ (EB -5) với số vốn từ 500,000 đô la đến 1,000,000 đô la và tạo công ăn việc làm cho 10 công nhân tại Mỹ:
        - 2014 : có 6,500 đơn xin.
        - 2015 : có 18,000 đơn xin
Trong 18,000 đơn nầy thì Trung Cộng đứng đầu danh sách, thứ hai là Việt Nam... Luật Mỹ khắt khe như phải chứng minh là tiền lương thiện (như tiền bán nhà, tiền thừa kế của cha mẹ, bán cơ sở thương mại...) thì mới có thẻ xanh. Thế là hạ cánh an toàn cho cha mẹ. Con qua trước, bố mẹ đi sau. Làm gì mà giá nhà ở Mỹ (CA, TX...) chẳng bay cao ?). Tiền Mỹ lại trở về Mỹ. Mỹ thế mà khôn. Xin mượn lời - thi sĩ Gió Ngàn - mà kết luận: "Việt Nam sản xuất cái gì?"


"Nhật Bản - sản xuất Camri,
Hon đa, rồi lại Sô ni lẫy lừng
Nam Hàn nổi máu anh hùng,
Huỳnh Đai (Hyundai), Kia Kía (KIA) tưng bừng lên cao !
Xam Xăng (Samsung) sản xuất ào ào,
Việt Cộng tức khí - ta nào ? về đâu?
Điện tử còn phải chờ lâu !
Đảng ta - nhất trí - bao thầu nhân công !



Bên dòng sông Lô (St. Laurent)
4/18/2016
  

Bài đọc thêm:

Xu thế dỡ bỏ các đập trên sông khắp thế giới