Thư thứ bảy của thầy Phạm
Đức Liên
Charlotte N. C. ngày 28/8/2013
Từ Minh Tâm và CHS Trịnh Hoài Đức ngàn năm dấu yêu,
1. Thầy định điện thoại hoặc thơ cho Tâm thì nhận được thơ của Từ
- sung sướng quá. Và nhất là mấy tấm hình để ngược dòng thời gian mà trở
về dĩ vãng xa xưa: học trò cũ, bạn Thuật. Ít có trường hợp nào như Thuật
& Liên: học cùng khóa ở Đại Học Sư Phạm, rồi lại về dạy cùng trường Trịnh
Hoài Đức (GS Thuật học giỏi lắm - khi học ở ĐHSP - buổi tối ông
học tiếng Nhật ở trường sinh ngữ - trong khi thầy Liên học ban Anh Ngữ -
lên lớp và ra trường đều nhất lớp - trong khi thầy cô đều là người Pháp -
và trong lớp có nhiều sinh viên gốc từ Marie Curie, Chasse Loup Laubat).
Học trò Trịnh Hoài Đức giỏi nên giáo sư THĐ phải là
xuất sắc: Thầy Phế, cô Đàm Thị Thanh Quí, GS Lê Tấn Lộc, Thầy Phùng Quang
Tuấn ... Trong số trên dưới 50 trường trung học đệ nhị cấp ở các tỉnh của
Miền Nam (trước 1975) có lẽ chỉ có một trường là Ngô Quyền / Biên Hòa - ngang
ngửa với Trịnh Hoài Đức mà thôi . Hãnh diện lắm thay!
Khí thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc - và nhất là Trịnh Hoài
Đức, ngài phù hộ cho con cháu - trong nước cũng như hải ngoại - tiến mạnh
và ngạo nghễ giương cao ngọn cờ xứ sở "Tien Rong, The Utmost
Race".
2. Sức khỏe của thầy cứ lên xuống - vì tuổi đời đang tiến dần vào
tuổi hạc (80). Dù sức yếu đến đâu - thầy nhất dịnh sẽ có mặt trong Đại Hội
THĐ 2014: Thầy Cũ Trò Xưa. Mong cho Đại HHội thật
đông, thành công. Mới ngày nào đó (tháng 8/2102) thầy trò mình liên lạc
được với nhau - nay đã gần hết tháng 8/2013. Thời gian như tên bay.
3. "Phiêu Diêu Gió Ngàn" - thầy bật ra từ đầu thu 2011 - chỉ có
6 câu lục bát - mà bao hàm 2 biến cố (văn học và bờ cõi Việt Nam). Tâm và
THĐ tùy nghi (văn và thơ của Thiên Thai, Mây Ngàn - luôn luôn
theo dòng sinh mệnh của dân tộc, tổ quốc). Cám ơn Tâm nhiều lắm.
Cho tôi được một lần,
Nhìn lại - trẻ "tuổi xuân",
Rồi tuổi Hạc có đến,
Tôi đã thấy mùa Xuân.
Yêu và nhớ toàn thể CHS Trịnh Hoài Đức!
Thiên Thai - Phạm Đức Liên
TB: Cho thầy đóng góp tí ti vào quỹ Đại Hội 2014 ($100).
Sức mạnh Mỹ quốc - "teamwork": vàng (GS Phạm Đức Liên), trắng Rutherford),
đen (McRac)
- cùng nổ lực cho giáo dục Hoa Kỳ (hình chụp năm 2000)
*****
Phiêu Diêu Gió Ngàn
Mây Ngàn
1. Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân,
Danh Nhân Thế Giới - Đại Nam xen vào
2. Đại Việt ơi - niềm tự hào!
Vĩ nhân quốc tế - đồng bào kính yêu.
3. Câu kinh, tiếng mõ - sớm chiều,
Nguồn tư tưởng lớn - phiêu diêu gió ngàn
4. Thích Nhất Hạnh* - cây mộc lan,
Hương thơm tỏa sáng - Việt Nam toàn cầu
5. Ải Nam Quan - Mũi Cà Mau,
Để rồi biển đảo - yết hầu giang san.
6. Mỗi tấc đất - một tấc vàng,
Hãy gìn giữ lấy - cho ngàn đời sau!
In Good Spirits
1.Van Lang - Au Lac -Van Xuan,
Thich Nhat Hanh, one of the 25 greatmen of the 20th century - in
the whole world.
2. Oh! Tien Rong - full of pride,
Making you sproud, father Lac Long - making you smile, mother Au
Co.
3. Prayers and Gongs - all day long,
In good spirits - floating in the sky ...
4. Thich Nhat Hanh - "pink, white, yellow flowers of magnolia",
Spreading five continents plus four seas
5. From Nam Quan to Ca Mau,
Paracel, Spartly islands ... and in between
6. A piece of our land is one ton of gold,
Holding hands we stand united to protect "Our Beloved Motherland,
Vietnam".
The Research Triangle, NC Summer 2013
*****
Remember the Champions for Humanity
Ghi Ơn 25 Vị Quán Quân về Nhân Bản
A. Nguồn tư tưởng lớn - phiêu diêu gió ngàn: Sinh viên tốt nghiệp
Cử Nhân Văn Chương Anh Mỹ (BA/BS) từ những đại học Hoa Kỳ - đều học 6, 7
lớp (khoảng 20 tín chỉ) trong số khoảng 120 tín chỉ của 4-năm đại
học về những nguồn tư tưởng lớn trên thế giới.
Một trong những nguồn tư tưởng đó là triết lý của Thiền Sư Nhất
Hạnh. Tất cả hàm ý trong "Thở vào - tâm tỉnh lặng, thở ra - miệng mĩm cười",
và bài thơ Bông Hồng Cài Áo ...
Thiền sư Thích Nhất Hạnh được mô tả là một trong vài nhà sư nổi
tiếng toàn cầu như Đức Đạt Lai Lạt Ma (sinh năm 1935 của Tây Tạng). Ông
sinh năm 1926. Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa và Triết Học
(Đại Học Sài Gòn) ông theo học Hậu Đại Học tại Princeton University (New
Jersey), giảng dạy về Phật Giáo tại Columbia University (New York) và đi
truyền bá tư tưởng Phật Giáo Thiền Phái (Zen Buddihism) nơi
nơi - rất thành công.
Là người thứ hai (sau vua Bảo Đại) ông bị cả hai phía (Saigon) quốc
gia trách móc và (Hanoi) cộng sản đả đảo. Điển hình là tu viện Bát Nhã do
ông gầy dựng ở Lâm Đồng bị giải tán năm 2009. Sanh bất phùng thời!
B. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được tạc tượng tại Mỹ :
Vì là luồng gió mới (grand pensée, great idea) Thiền Sư Thích Nhất
Hạnh (Zen Master) được giới trí thức quốc tế kính nể. Cụ thể là Thành Phố
Oakland (bắc Califfornia) - ngày 12 tháng 9 năm 2011 - đã khánh thành một
tượng đài làm bằng đồng ngay trung tâm thành phố. Điêu
khắc vinh danh 25 vị quán quân về nhân quyền đã đóng góp không nhỏ cho văn
minh tiến hóa của nhân loại bên cạnh những phát minh, sáng chế khoa học
kỹ thuật làm thay đổi cách sống của con người - trong đó có thiền sư Thích
Nhất Hạnh.
Tại trung tâm tưởng niệm Oakland, chúng ta thấy có cựu Tổng Thống Mỹ Abraham
Lincoln (1809-1865, quyết tâm giải phóng nô lệ da đen) - Thánh Mahatma Gandhi
(1869-1948, tranh đấu cho nền độc lập Ấn Độ - không tốn một giọt máu) -
Mother Teresa (1910-1997, một đời hy sinh cho kẻ khốn cùng) - Cựu Tổng Thống
Nam Phi Nelson Madela (1918- ), đấu tranh cho tan biến kỳ thị chủng tộc)
... và nhà sư Thích Nhất Hạnh ( hiện vẫn còn sống). Vinh hạnh lắm thay!
Thành phố Oakland (California) đặt tượng 25 vĩ nhân thế giới trong
đó có Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (chắp tay) .
Yêu quá - Nhất Hạnh ơi!
Cho Lạc Long - ngạo nghẽ,
Cho Âu Cơ mĩm cười,
Cùng năm châu bốn bể ...
C. Về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh = Peace is Every Step.
Mây Ngàn bật ra bài thơ "Phiêu Diêu Gió Ngàn".
Văn học nghệ thuật thì vốn dĩ được phổ biến rộng rãi.
Nên lắm thay!. Nhất là từ mấy năm nay - Hoàng Sa Trường Sa và biển Việt Nam
luôn bị đe dọa!.
Gác nón ngư dân vào lục địa
Kẻ thù truyền kiếp tước biển Đông! ....