"Hưng Đạo Đại Vương"
Trần
Quốc Tuấn đại thắng quân Mông Cổ
Phạm Đức Liên, EdD
A. Dẫn nhập:
* Thành Cát Tư Hãn (Chinghis Khan, 1162-1227)
là người sáng lập đế quốc Mông Cổ (Mongol Empire). Cháu nội ông là Hốt
Tất Liệt (Kublai Khan, 1215-1294, trị vì 1260-1294), năm 1266 tôn vinh
ông là Nguyên Thái Tổ của triều đại nhà Nguyên (Yuan Dynasty,
1271-1368). Hốt Tất Liệt là một đại danh tướng: oai phong lẫm liệt (the
great military feat in the world history).
* Kỵ binh Mông Cổ - đánh Tây (Tây Hạ, 1227),
dẹp Bắc (nước Kim 1234)... Vó ngựa của họ gây khiếp sợ khắp Trung Á và
Đông Âu - và chuẩn bị tiến chiếm nhiều quốc gia ở Miền Nam: xâm lược
Đại Lý (Vân Nam, 1254) - Đại Việt , 1258... Thế nhưng...
B. Nhà Trần (1225-1400): 3 lần chiến thắng quân Mông Cổ:
I. Đại Việt đại thắng quân Nguyên lần I
(1258):
1. Tháng 1 năm 1258, với
45,000 quân, và kế hoạch tiến nhanh/đánh nhanh trong 2 tuần lễ, tướng
Ngột Lương Hợp Thai (Vriyangqatai, 1200-1271) - tiến quân vào Đại Việt
(lãnh thổ nước ta lúc đó chỉ là châu thổ Sông Hồng) theo hướng sông
Chảy và chiếm được thành Thăng Long!. Xin nhắc lại: quân mông
Cổ rất giỏi về kỵ bịnh (ngựa).
2. Vua Trần Thái Tông
(1218-1277, trị vì 1225-1258) đích
thân chỉ huy cuộc tổng phản công - cùng các tướng Trần Quốc Tuấn, Trần
Thủ
Độ... và 100,000 quân (bộ binh, kỵ bịnh, tượng binh và thủy binh). Đại
Việt
toàn thắng quân Mông Cổ ở Đông Bộ Đầu và truy kích địch quân trên đường
tháo
chạy về Vân Nam (sông Thao).
3. Trong lúc phản công, có
lúc vua Trần xuống tinh thần!, Trần Thủ Độ tâu:
"Đầu thần chưa rơi xuống
đất, xin bệ hạ đừng lo...".
4. Chiến tranh "Nguyên -
Việt" lần thứ nhất kéo dài gần một tháng. Đồng bào thiểu số
(minorities): người Dao (Yao), Miêu (H'Mong) ... đóng góp rất nhiều
trong cuộc chống quân xâm lược Bắc Phương.
II. Đại Việt thắng quân Nguyên lần II (1285)
và Trần Hưng Đạo:
1. Năm 1283, quân Nguyên
do tướng Toa Đô (Sogetu) đánh chiếm Chiêm Thành (Champa). Vua Trần Nhân
Tông (1258-1308, trị vì 1278-1293) cho chiến thuyền qua giúp vua Chiêm.
Tháng 1 năm 1285, chủ tướng Thoát Hoan (Toghan) bằng đường bộ tiến vào
Đại Việt: uy hiếp Thăng Long (theo ngả sông Chảy) và
Vạn Kiếp (ngả Lạng Sơn). Đồng thời Thoát Hoan ra lệnh cho Toa Đô, Ô Mã
Nhi
(Omar) từ Chiêm Thành mà đánh ra Bắc tạo thế gọng kìm hòng tiêu diệt
Đại
Việt. Tổng số quân Nguyên trong trận nầy (1285) là khoảng 500,000 binh
lính.
2. Tháng 2 năm 1285, vua
Trần triệu tập Hội Nghị Diên Hồng và toàn dân quyết chiến. Vua Trân
giao cho Trân Hưng Đạo (1228-1300) chỉ huy
lực lượng Đại Việt (cuộc chiến diễn ra cả Bắc Việt và Bắc Trung Phần).
Trần
Quốc Tuấn thừa lịnh vua - viết Hịch Tướng Sĩ: "...điều quan trọng là
chiến
thắng sau cùng!". Khí thế dân quân cao vời vợi, binh sĩ tự nguyện xâm
vào
tay hai chữ Sát Thát (Sát = giết, Thát = Thát Đát = Mông Cổ). Các danh
tướng
của ta là Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Bình
Trọng,
Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái... Trần Hưng Đạo cho quân
phục
kích những nơi hiểm yếu (đóng chốt): Lạng sơn, Bắc Giang (Tổng Hành
Dinh
quân Đại Việt)... tiến hành du kích chiến trong giai đoạn đầu.
3. Vẫn nguyên tắc: tiến
nhanh (quân mã Mông Cổ) đánh nhanh và thắng nhanh - Quân Mông Cổ tiến
nhanh như vũ bảo. Trần Hưng Đạo ra lịnh rút lui để bảo toàn chủ lực và
tiêu thổ kháng chiến (vườn không nhà trống !). Đại Việt lui quân về Vạn
Kiếp cả ngàn chiến thuyền - để rồi Vạn Kiếp cũng
phải di tản chiến thuật. Thoát Hoan vào Thăn Long ăn mừng chiến thắng -
rồi
ra đóng trại ở bờ bắc sông Hồng. Trần Bình Trọng bị giắt bắt và giết
sau
đó!. Vua Trần rút về Thiên Trường (Nam Định), Trường Yên (Ninh Bình) -
lại
bị Toa Đô tiến quân ra Quảng Bình, Nghệ An rồi Thanh Hóa. Trần Hưng Đạo
lui
về Nam Ninh cứu vua!. Đại Việt và quân Nguyên đánh nhau đã 5 tháng,
tinh
thần địch quân bắt đầu có phần suy yếu và nhất là thiếu lương thực...
4. Tháng 6, 1285, Trần
Quốc Tuấn ra lịnh tổng phản công,
quyết tâm trở lại Vạn Kiếp rồi dọc theo sông Hồng mà trở lại Thăng
Long.
Toa Đô bị quân Đại Việt chém chết, thủ cấp được trình lên vua Trần!.
Rồi
Đại Việt truy kích quân Nguyên trên bờ Bắc sông Hồng. Ở đây, Trần Quốc
Toản
đền nợ nước nhưng Thoát Hoan phải chui ống đồng để trốn thoát!. 500,000
quân
Mông Cổ đầu tháng 1 năm 1285 chỉ còn lại 50,000 sau cuộc chiến lần hai!
(thủy binh hầu như bị quân Trần tiêu diệt toàn bộ. Ô Mã Nhi thoát chết).
III. Đại Việt toàn thắng quân Nguyên lần III
(1288) và "Hưng
Đạo Đại Vương" Trần Quốc Tuấn:
1. Cho dù là một đạo quân
"bách chiến bách thắng" thế nhưng lần xâm lăng Đại Việt (1285) 10 phần
chết 9 còn 1 (chỉ còn 50,000 trong số 500,000 quân xâm lăng!) Hốt Tất
Liệt vẫn không từ bỏ mộng tái chiếm nước ta.
Với 100,000 quân tinh nhuệ, tướng lãnh chỉ huy sắc bén (sharp) và 500
chiến
thuyền và 100 tàu vận tải lương thực do Ô Mã Nhi và Trương Văn Hổ cầm
đầu.
Thoát Hoan lại tiến chiếm Đại Việt: Chủ yếu là Vạn Kiếp, Thăng Long
(trên
toàn lãnh thổ Bắc Việt).
*Kỵ,
tượng, bộ binh tiến vào châu thổ sông Hồng bằng
2 ngả: từ Vân Nam dọc theo sông Thao để dứt điểm Thăng Long và từ Quảng
Tây dọc theo sông Lục Nam mà chiếm Vạn Kiếp để rồi tây tiến, vào Thăng
Long. Quân
Thoát Hoan vượt biên giới chiếm Lạng Sơn ngày 25 tháng 12 năm 1287, vào
Vạn
Kiếp đầu tháng 1/1288.
* Từ
Quảng Đông, chiến thuyền của Ô Mã Nhi ra khơi theo bờ biển Móng Cái mà
vào Bạch Đằng Giang rồi sẽ tiến lên Vạn Kiếp, Phả Lại!. Đầu tháng 2,
1288, quân Nguyên đánh Thăng Long, không vào được.
2. Trần Nhân Tông là 1
trong những ông vua anh minh nhất
của dân tộc là Tổng Tư Lịnh tối cao. Hưng Đạo Đại Vương làm Tổng Chỉ
Huy
quân đội (commander - in-chief) cùng 300,000 quân chung một lời thề xưa
của
danh tướng Trần Thủ Độ.
* Trước
tiếng vó ngựa nổi tiến vô địch của quân Mông
Cổ - Hưng Đạo Đại Vương sai các tướng đóng chốt: bắc (Trần Nhật Duật,
Nguyễn Khoái ở Lạng Sơn...), nam: (Lê phụ Trần tại Thanh, Nghệ Tĩnh...)
e rằng quân Nguyên đánh gọng kìm như năm 1285. Tổng hành dinh của ngài
đóng ở Quảng Yên. Những ngày đầu cuộc chiến, như nước vỡ bờ, hầu hết
các chốt bị quân địch tràn
ngập. Hưng Đạo Đại Vương phải rút về Đồ Sơn (Hải Phòng). Lúc Thoát Hoan
bao
vây kinh thành, hoàng đế Trần Nhân Tông dùng hải quân đi vào Thanh Hóa.
Tình
hình nguy ngập và Hưng Đạo Đại Vương sai sứ giả qua xin giảng hòa cùng
Thoát
Hoan! Worried to Death!..
* Thế
rồi khí thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc (cụ thể là Trần Bình Trọng,
Trần Quốc Toản... ) đã phù hộ Đại Việt: đoàn tàu vận
tải lương thực của địch bị danh tướng Trần Khánh Dư đánh tan ở Vân
Đồn... Cũng là lúc Đại Việt tổng công kích trên khắp chiến trường.
Thoát Hoan bỏ Thăng Long về Vạn Kiếp để rồi cuối tháng 3 năm 1288 bại
tướng Thoát Hoan ra
lịnh rút quân bằng đường bộ (Lạng Sơn) và thủy binh do Ô Mã Nhi (sông
Bạch
Đằng). Xin lưu ý: địch bao vây Thăng Long nhưng không vào được.
* Đầu
tháng 4 năm 1288, Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Đại Vương trực tiếp
đánh tàn quân Ô Mã Nhi ở Bạch Đằng Giang bằng những cọc nhọn và chờ
nước thủy triều rút xuống (ông đã thực hiện đúng bài bản của Ngô Quyền
năm 938): 400 chiến thuyền của quân Nguyên bị tan nát! Bộ binh địch bị
truy kích ráo riết và trung tuần tháng 4, 1288 mới rút được về nước
(Vân Nam). Đại Việt toàn thắng quân Mông Cổ.
3. Đoàn tàu chở lương thực
của quân Nguyên bị tiêu diệt ở Vân Đồn là một khúc rẽ của lịch sử Đại
Việt (turning point of Tran Dynasty). Không có thực phẩm thì làm sao mà
Thoát Hoan điều binh khiển tướng!. Hốt Tất
Liệt băng hà năm 1294 là khúc rẽ thứ hai.
4. Chiến tranh "Đại Nguyên
- Đại Việt" lần thứ 3 kéo dài
trên ba tháng (cuối tháng 12,1287-đầu tháng 4,1288). Thủy binh địch
hoàn
toàn tan rã (400/500). Kỵ binh địch mười phần chết sáu còn bốn (chỉ còn
40,000 trong số 100,000 quân). Thắng thì thắng, thế nhưng vì là nước
nhỏ nên hoàng đế Trần Nhân Tông : viết thơ cầu hòa và tặng phẩm đến Hốt
Tất Liệt. Âu cũng là nhân tình thế thái: La raison du plus fort est
toujours la meilleure!.
C. Lời kết:
* Tiếng vó ngựa của đoàn quân viễn chinh Mông
Cổ (trong đó có nhiều binh sĩ gốc Hán/Trung Quốc - bằng chứng là tướng
Phàn Tiếp...) vang dội cả một bầu trời rộng lớn Á Âu (đến tận Ba Lan,
Hung Gia Lợi...) gần suốt 2 thế kỷ 13, 14. Ấy thế mà - tiếng ngựa hí
của đoàn kỵ binh đó - đã không thể vang lên ở bầu trời Rồng Tiên
(children of the Dragon and Fairies )!
* Vì sức mạnh của Hội Nghị Diên Hồng (tháng
2/1285) do vua Trần Nhân Tông triệu tập: "Quyết Chiến để Quyết Thắng".
Dân quân Đại Việt đã thắng!.
* Ý dân là ý trời: 95 triệu dân Việt Nam Lục
Địa đang thèm khát bốn chữ "Dân Quyền, Chủ Quyền". Chúng tôi xin muơn
bài thơ Rừng Bạc Biển vàng
của "Lão Hạc Mây Tần" thay cho phần kết. Đa tạ.
Rừng Bạc Biển Vàng
Lão hạc Mây Tần
1. Tôi yêu nước Việt lạ lùng,
Yêu từng ngọn núi - đến vùng biển Đông
2. Yêu qua châu thổ sông Hồng,
Là nơi ấp ủ - con Rồng cháu Tiên
3. Yêu vạn nẻo - yêu triền miên,
Trường Sơn lừng lững - rồi xuyên sơn hà
4. Ngọt thơm dòng nước La Ngà,
Cửu Long hồng thắm - núi Bà Tây Ninh
5. Bao cô thôn nữ duyên xinh,
Sông Hương núi Ngự - lung linh cho đời
6. Xiết tay - gìn giữ biển khơi,
Đánh quân xâm lược - tời bời - tim gan
7. Vững tâm - bảo vệ gian san,
Bao nhiêu tấc đất - tấc vàng ngàn sau.
8 Quyết tâm - bám trụ biển sâu,
Bao nhiêu thước biển - tấn dầu Lạc Long
Silvery forests, golden sea
1. We love Vietnam tremendously,
Love every each mountain - through Eastern Sea.
2. This beautiful strip of land, Red river delta - We love them
all,
Cradle we swing - Dragons, Fairies we decend upon.
3. Loving with all our hearts - endearing non-stop,
Truong Son range - gigantically rising above, branching every
passes.
4. Sweet - favored water from La Nga - the sparking stream,
Mekong river - the black virgin mount Tay Ninh.
5 From distant villages - Thousands of pretty young girls,
Perfume river, Ngu Binh mountain - enhance our good life.
6. Joining hands - We take care our fort,
We fight the aggressors and bleed their hearts.
7. Bravely, triumphantly - we protect our country,
Numerous feets of land turn to gold pieces - for the upcoming
thousand years.
8. Full of efforts - under our deep sea,
Unmeasureable volumes of water - Lac Long millions barrels of
oils !
Chicago, Dec 29/2015
(snow turned to sleet!)
Phạm Đức Liên, EdD
Nguyên Giáo Sư Sử Địa các trường trung học Trịnh Hoài Đức Bình
Dương, Nguyễn Trải Sài Gòn và các trường tư.