Như là Ðịnh Mệnh
Phạm Đức Liên
 

Lời giới thiệu:
"Như là Định Mệnh" của Thiên Thai Phạm Đức Liên chỉ là một chương nhỏ trong tập: "43 năm gõ đầu TRẺ" của cùng tác giả. Ông là nhân chứng của lịch sử: - từ trận đói năm Ất Dậu (1945): hơn 2 triệu dân miền Bắc Việt Nam bị chết đói do Thực Dân Pháp và Phát Xít Nhật "chơi" nhau!! - đến buổi Lễ Tưởng Niệm Nạn Nhân Mỹ trong cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 bởi bọn khủng bố lúc 7 giờ sáng ngày 11/9/2016 (CNN)...
 
*****
 
A. Dẫn nhập:
 
1:
Tháng 6 năm 1959 - với quá nhiều may mắn - tôi đậu Tú Tài II ban Toán (A: Khoa Học Thực Nghiệm, B: Toán, C: Văn Chương, Cổ Ngữ...) hạng Bình Thứ (theo thang điểm 20, trên 12 là Bình Thứ, trên 14: Bình, trên 16: Ưu, trên 18: Tối Ưu, Ưu Ban Khen...) - vì trúng tủ bài Lý Hóa (mà Lý Hóa hệ số 4). Vốn con nhà giàu / xứ quê (Nghĩa Hưng, Nam Định; lenhaque) - tôi cho rằng - bằng Tú Tài Toàn Phần là to lắm rồi ! - nên ghi danh học Đại Học Khoa Học Sài Gòn (MPC ; Math, Physics, Chimie) - học phất phơ - còn đi dạy học tư (1959 với bằng Tú Tài II có thể xin dạy khế ước hay dạy giờ - bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp - ngay tại Sài Gòn, Gia Định nếu có good connection. Xã hội nào cũng thế/tôi sống thực tế  từ Việt Nam qua Canada, và Mỹ - tài ba nhưng phải có tay trong).

 
Sinh viên thời VNCH


2:
Tháng 7 năm 1959, tôi bước vào nghề gõ đầu TRẺ (godauTRE, chữ TRẺ viết hoa - tôi yêu tuổi trẻ Việt Nam lắm - nhất là tuổi trẻ Việt Nam Đại Lục đang làm nên lịch sử oai hùng cho một dân tộc hùng anh (Children of the Dragons and Fairies). Tôi dạy Lý Hóa lớp đệ Tứ (lớp 9) tại Hội Thanh Niên Thiện Chí (đường Phan Đình Phùng, gần tiệm giải khát quí phái Sing Sinh) và trường Xuân Thu (đường Phan Thanh Giản mà hiệu trưởng là kỹ sư Nguyễn Đăng Thục - Ngài là Khoa Trưởng Đại Học Văn Koa Sài Gòn) ... rồi Lý Hóa lớp Đệ Nhị B (lúc nầy còn thi Trung Học Đệ Nhất Cấp, Tú Tài I, Tú Tài II - thi những môn chánh / đậu thi viết - mới đưọc vào thi vấn đáp = oral cho tất cả 7, 8 môn học. Trung học, tỉ lệ đậu 20%, Tú Tài I = 10%, Tú Tài II = 25%. Đây là tỉ lệ toàn quốc. Trịnh Hoài Đức, Ngô Quyền, các trường công lập thì cao hơn. Dạy Đệ Tứ, được trả 50 đồng/giờ và Đệ Nhị là 70 đồng/giờ (trong khi tô phở hay lít xăng là 2, 3 đồng và thuê gác xép = phòng trọ là 300 đồng/tháng, lạng vàng = 2,000 đồng. Làm Lục Sự ở tòa án cần Tú Tài II lường 2,700 đồng tháng và 1 đô la Mỹ = 35 đồng VNCH). Dạy Lý Hóa trường tư - nổi danh lúc đó là Đặng Sĩ Hỷ và đệ nhị là Đinh Công Hoạt (trường Hưng Đạo của GS Nguyễn Văn Phú). Dạy khơi khơi, Lý Hóa 2 lớp Đệ Nhị là mỗi tháng có 2,800 đồng: 5 giờ/tuần x 70 đồng x 4 tuần) - trong khi học bổng ở Đại Học Sư Phạm Sài Gòn là 1,500 đồng / tháng, Quốc Gia Hành Chánh là 1,000 đồng, còn Kỹ Sư Phú Thọ tự sinh viên phải làm đơn xin học bổng ở các Nha Sở, ngành minh theo học như công chánh, công nghệ, điện, hóa học... Kỹ Sư Phú Thọ, Giáo Sư ĐHSP mới ra trường có chỉ số lương 470 (BS), Kỹ Sư Nông Lâm Súc, Quốc Gia Hành Chánh chỉ số lương 430 (BA).

 

B. Đại Học Sư Phạm Sài Gòn: một định mệnh:
 
I. Miền Nam nở rộ (sau 20/7/1954):
 
1. Quyết tâm ngăn chặn làn sóng đỏ từ phương Bắc bằng Domino Policy - Hoa Kỳ dùng lá bài Ngô Đình Diệm và khai sinh ra Việt Nam Cộng Hòa.
- "Mời người Pháp ra chỗ khác chơi" - tháng 4 năm 1954 - 50 cố vấn quân sự Mỹ đến Gài Gòn và thiết lập cơ quan đầu não MAAG (Military Aid Advisory Group) do Trung Tướng O'Daniel cầm đầu (các tướng lãnh Mỹ - tình nguyện được qua Sài Gòn - O'Daniel là đại tướng 4 sao , xin xuống lon trung tướng 3 sao = a voluntary drop in rank - vì Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp là Trung Tướng Collins, rồi Trung tướng Ely). Trong MAAG có Đại Tá Lansdale (1908-1987) là sĩ quan tình báo (OSS and CIA) - làm cố vấn cho Thủ Tướng Diệm (1954-1957). Lansdale từng làm cố vấn cho Hồ Chí Minh (1944-45) và cho Tồng Thống Magsaysay (Phi Luật Tân). Lansdale được lên Thiếu Tướng và trở lại là Phó Đại Sứ Mỹ tại VNCH năm 1965-1968 . Ông cũng là một trong những thầy dạy tình báo cho Phạm Xuân Ẩn. Theo Lansdale - những năm đầu - cố vấn Mỹ dầy đặc - đủ các ngành - xung quanh cụ Diệm - trừ giờ ngủ). Khi cố vấn quân sự Mỹ tăng nhiều (đến 31/12/1962, số cố vấn quân sự Mỹ trên các lãnh vực đên đến gần 20,000 người ) thì MAAG đổi thành MACV (Military Assistance Commmand Vietnam), 1962 và Đại Tướng Paul Harkins chỉ huy.
- Và viện trợ kinh tế dồn dập cho Saigon (Xin nhớ rằng: đồng thời Trung Cộng và Liên Xô ồ ạt viện trợ cho Hà Nội để xâm chiếm Miền Nam. Lê Duẩn:" Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô , Trung Quốc"). Hà Nội, Sài Gòn ; làm gì có chủ quyền!.
- Tiền viện trợ do dân nước viện trợ đóng thuế - mà đồng tiền thì liền với khúc ruột - viện trợ/ bản chất là cho có điều kiện ẩn tàng: "xong việc, đương sự phải trả lại bằng dâng biển, hiến đất - trừ khi anh đưọc khai tử!" Cay đắng cho Việt Nam!.
 
2. Miền Nam trăm hoa đua nở:
a. Để quốc tế hóa “tờ khai sanh” Việt Nam Cộng Hòa, người Mỹ kêu gọi Đồng Minh: Australia, New Zealand, Pakistan (East), Phi Luật Tân, Thái Lan, Pháp, Anh cùng mình ký Minh Ước Phòng thủ Đông Nam Á = SEATO (The Southeast Asia Treaty Organization) tại Manila (Phi) vào tháng 9 năm 1954 (gọi là Manila Pact) trong đó nhấn mạnh là bảo vệ tới cùng Miền Nam Việt Nam và Vương Quốc Lào. Với cây dù SEATO vững chắc như thế làm gì mà tướng Trần ngọc Tám (tư lịnh quân khu II = Cao Nguyên + duyên hải Trung Phần) chẳng chểnh mảng trong việc rèn luyện binh lính – bảo vệ dãy Trường Sơn !. Thế nhưng Miền Nam vẫn nở rộ nhất là văn hóa, giáo dục – sau khi có SEATO,
b. Từ năm 1956, hội đoàn (tôn giáo, phe nhóm…) thi nhau mở trường học khiến người người đua nhau đến trường. Những lớp học , lớp luyện thi được mở cả buổi tối. Tại trung học công lập như Gia Long, Pétrus Ký … giáo sư vẫn còn chưa đủ (giáo sư dạy trung học đệ I cấp = còn có thể vá víu, giáo sư trung học đệ II cấp = giáo sư cử nhân = thiếu đến 40%) nên thầy cô ở trường tư là một nan giải. Có những thầy dạy Pháp văn Đệ Nhị (lớp 11, thi Tú Tài I) mà chỉ học lực Certificate d’étude primaire (Bằng Tiểu Học thời Pháp đô hộ)!. Tiểu học là école primaire – kiến thức đâu mà dạy Tú Tài I. Ngay có bằng Diplôme d’étude secondaire du premier cycle (Trung Học Đệ Nhất Cấp) cũng không thể được vì đệ nhất cấp biết gì mà dạy Tú Tài!.
c. “Việt Nam Độc Lập” từ ngày 11 tháng 3 năm 1945 ngay sau khi Đại Sứ Nhật yết kiến vua Bảo Đại và “xin kính dâng nền độc lập lên Ngài và dân tộc Việt Nam mà quý quốc dầy công tranh đấu” !. Chương trình giáo dục Hoàng Xuân Hãn ra đời (HXH là Kỹ Sư và Thạc Sĩ Toán = Agrégé):
Giáo sư trung học đệ Nhất cấp = huấn luyện 2 năm đại học = Professeur de l’enseigment secondaire du 1er cycle.
Giáo sư trung học đệ Nhị cấp (dạy Tú Tài) = huấn luyện 4 năm đại học = Professeur de l’enseigment secondaire du 2ème cycle.
Giáo sư Tiến Sĩ = Giáo sư Đại Học = Professeur Docteur.
Giáo sư Thạc Sĩ= Professeur Agrégé!

II. Đại Học Sư Phạm Saigon – như một định mệnh:

1.    Tôi yêu người lính Cộng Hòa, nhất là hình ảnh “sinh viên thủ khoa trường Võ Bị Liên Quân Dalat bắn tên đi bốn phương trời ngày tốt nghiệp” nên ngay tháng 9/1957/58, đệ Nhị B2, Chu Văn An) tôi có ý định đi Dalat (khóa 15?). Thế rồi – như một định mệnh – tôi học Sử Địa Đại Học Sư Phạm Saigon. Vừa ý cha mẹ 50%, tôi thi vào Quốc Gia Hành Chánh và Đại Học Sư Phạm (học cùng sách = Sử Địa Trung Học và Cử nhân Luật I – mà thi được hai nơi). Tôi yêu chỉ số 470 và học bổng 1,500 đồng/tháng.


Đại học Dược Khoa Saigon (Tú Tài  + 5 năm)


Đại Học Văn Khoa (1954/65), Sau Cách Mạng1963, ĐHDK và ĐH VK di chuyển về Cường Để (vốn là Thành Cộng Hòa = Liên binh phòng vệ Tổng Thống Phủ). Sau ngày 1/11/1963, trường Dược tổ chức kỳ thi tuyển để mọi người dù bình dân cũng có thể nhập học ( trước kia 90% là COCC)

2.    Lứa tuổi chúng tôi (sanh vào đại chiến thứ hai, 1939-1945) là đợt tuổi giao thời – thật là khó khăn trên đường học vấn: học 4 năm đại học thì thầy cô toàn là người Pháp (ngay cả thầy cô người Việt cũng giảng bài bắng tiếng Pháp vì giáo sư được đào tạo từ Paris về) = thời điểm 1959/1960. Quay lại đại học – để học Cao học (Diplôme d’etude supérieure = DES, Master’s Degree) thì giáo sư là người Mỹ hay thầy cô là người Việt được huấn luyện PhD từ Mỹ về (Tiến sĩ Huỳnh văn Quảng, Huỳnh Huynh, Đoàn Viết Hoạt…) thời điểm 1969/70. Lại vừa học vừa chờ - chờ thầy cô vừa xong PhD ở Mỹ về mới có lớp mới – mà Cao Học hay Tiến Sĩ theo quy chế Mỹ - phải đậu đủ số lớp của năm I – rồi mới được học năm II chuyên ngành và viết Memoirs hay Thesis (Luận Án). Quả thật là đoạn trường, và đoạn trường.
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!
Vừa qua được những khó khăn – thì ù té chạy (di tản 1975). Đó là may mắn (10%). 70% ở lại quê mẹ thì bị đi cải tạo, kinh tế mới… Và 20% đã hy sinh cho tổ quốc. (Đón đọc: “Nói với tuổi 60” của Mây Tần, 78 tuổi – trải nghiệm xuyên 3 quốc gia: Vietnam, Canada, US – từ một anh thợ làm bánh như cụ Hồ thuở xưa !).

3.    Chương trình Sử Địa lớp Đệ Nhất (12) Việt Nam Cộng Hòa – rất bổ ích- trước khi bước  vào đại học – học sinh có cái nhìn tổng quát 1958/59:
a.    Tình hình thời sự, chánh trị toàn cầu – thế giới đi về đâu ? – Á Phi và Châu Mỹ La Tinh – những chế độ độc tài… (Lịch Sử Thế Giới).
b.    Hiện tình kinh tế thế giới: - Các cường quốc kinh tế chi phối quả địa cầu – những khối kinh tế (tư bản, cộng sản …). Đó là phần địa lý. Từ sau đại chiến thứ Hai (1939/45) kinh tế Hoa Kỳ nổi bật lên (nhà máy đúc súng đạn trở thành nhà máy sản xuất hàng hóa). Mỹ lãnh đạo phe Tư Bản đương đầu với Cộng Sản.

4.    Rồi tốt nghiệp từ ĐHSP Saigon tôi được giảng dạy môn Sử Địa lớp Đệ Nhất. Tôi miệt mài soạn bài (quên cả giờ hẹn với người tình Dược Khoa !). Rồi chỉ mong đến lớp – đối thoại với học trò – vì chương trình Sử Địa lớp 12 tuyệt vời nhất là nền kinh tế Mỹ - số 1 toàn cầu:
“Hăng say qua nhịp bước,,
Ban mai- mờ tinh sương”
(Thiên Thai)
(Phương, Cúc, Thoại … ơi, Định, Tâm, Hạnh … ơi ! Các em còn nhớ hay đã quên: Thầy giảng bài đến khàn cả giọng – Vì tôi yêu tuổi trẻ, nhất là Lục Địa Việt Nam lắm !.)

C: Lời kết: Giáo Sư Sử Địa , một sứ mệnh.

    Sứ mệnh lịch sử là sứ mệnh cao cả. Con đường lịch sử là con đường quyết định. Các bạn trẻ Việt Nam yêu dấu ơi – Việt Nam Lục Địa . Xin ghi nhớ: “ L’histoire est un éternel recommend = Lịch sử là một tái diễn không ngừng!. Thế hệ đàn anh bán nước thì thế thệ đàn em phải vùng lên cho dẫu vị quốc vong thân!. “Người làm chánh trị (politicians) không phải là đọc mà phải học và đậu bằng Lịch Sử “ - “đậu cho đời biết tay”.

1.    May mắn lắm – tôi được dạy Sử Địa nước Mỹ và được di tản vào phút chót từ nóc tòa đại sứ Hoa Kỳ (2,000 người, tối khuya ngày 29/4/1975 – trong tổng số 130,000 người di tản năm 1975). Lại được sống ở Mỹ (cường quốc kinh tế số 1 và là đàn anh đùm bọc các em !).. Tôi học Statistics and Probability (Xác xuất và Thống Kê - Education) và dạy Toán (trong trường đại học - college) nên hơi méo mó nghề nghiệp – nhìn các đảng phái bằng con số thống kê. Các chánh trị gia – nhất là nhưng ứng cử viên tổng thống – bằng những bài diễn văn hay những cuộc tranh luận chỉ là rỗng tuếch (absolutely empty), ru ngủ cử tri bằng những mỹ từ hào nhoáng học được từ những sách giáo khoa. Cái oái oăm là đa số cử tri (80%) lại thích ru ngủ qua những lời nói khêu lên tự ái dân tộc, những lời hứa suông (hollow promise, empty word!). Ấy là dân Mỹ - trình độ trung bình là 1.5 năm đại học. Dân chủ đó – thế nhưng ứng cử, tranh cử, bầu cử là có lừa dối (cheating) vì ngay từ lúc chia đơn vị bầu cử là đã có phe nhóm, chia chác rồi. Chia chác để cầm quyền và cầm quyền để chia chác. Tin vào đâu ? Tin vào kẻ nói dối it hơn (còn chút xíu lương tâm = 30% cho quốc gia dân tộc). Chi bằng (wouldn’t it be better to…) tin vào con số thống kê (ngay con số thống kê cũng có thể phục vụ chế độ nhất là chế độ độc tài cộng sản). Ứng cử viên lừa bịp cử tri  nhưng không nói dối được con số.

2.    
a.    Từ những năm đầu của thế kỷ 21:
-    Một nước Mỹ chỉ đi lên,
-    Một nước Mỹ chỉ hùng cường,
-    Một nước Mỹ chỉ tiến bộ,
-    Một nước Mỹ chỉ lãnh đạo…
b.    Thế nhưng – từ năm 2008 – Đảng Dân chủ cầm quyền thì:
-    8 năm đảng Cộng Hòa lãnh đạo, năm 2004 thâm hụt công quỹ nhiều nhất là 413 tỉ đô.
-    8 năm đảng Dân Chủ nắm quyền, năm 2009 thâm hụt công quỹ 1,413 tỉ, cứ thế liên tiếp 3 năm sau: 2010, 2011, 2012 năm nào cũng trên 1,300 tỉ !!!


Thống kê của The World Almanac 2016 – trang 59

Làm gì mà nợ của chúng ta (Debt held by the public) = nợ như Chúa Chổm !.


Thống kê của The World Almanac 2016 – trang 60

Cho đến hôm nay (2016): con cháu chúng ta nợ 14,100 tỉ hay 14.1 Ức (xin được tính tròn). Hình như quý vị dân cử của đảng Dân Chủ nói nhiều hơn làm (easy talk than done), lại nói giỏi và dai (long lasting) và chỉ thích tiêu tiền thuế của dân trung lưu dưới bình phong bao bọc dân nghèo !. Tám năm cầm quyền, Tổng Thống Dân Chủ đưa dân Mỹ nợ thêm 9,000 tỉ. Too, very too much!!!. Cộng Hòa = nói ít làm nhiều (less talking – more doing). Time (1) to change…

3.    Từ năm 2008:
-    Một nước Mỹ chỉ đi ngang,
-    Một nước Mỹ chỉ rụt rè (chiến cuộc Syria…)
-    Một nước Mỹ chỉ làng nhàng,
-    Một nước Mỹ hết lãnh đạo !
a.    Về công nghệ high-tech: Hoa Kỳ có Iphone 7 thì Samsung Galaxy 7 (Nam Hàn), Hua Wei P8 (China) … cạnh tranh (Hua Wei P8 là Iphone 6)
b.    Về uy tín nước Mỹ: ngày 27 tháng 1 năm 1973 (với Hiệp Định Paris) Mỹ chánh thức khai tử VNCH = uy tín lãnh đạo quốc tế của Hoa Kỳ xuống dốc. Tổng Thống Dân Chủ - mới đây – đầu tháng 9/2016:
- bị Trung Cộng hạ nhục ở Hàng Châu – trong kỳ đại hội thường niên của 20 cường quốc kinh tế hàng đầu nhân loại - G20. Nhân viên nghi lễ của phái đoàn Mỹ cải vã với nhân viên phi trường về thảm đỏ đón TT Obama !!!
-Tại Asean – US Summit (8 tháng 9 2016 tại Vientian – Lào), bị TT Phi Luật Tân Duerte sỉ nhục (Son of the Bitch !) Mà Tổng Thống Mỹ là đại diện cho màu cờ xứ sở, dân tộc Hoa Kỳ …

4.    Hoa Kỳ  là một dân tộc “thượng tôn luật pháp”, học thức và đời sống vật chất cao (GDP per capita $58,000) Lãnh đạo (Tổng Thống, Phó Tổng Thống) đâu đến nổi khó khăn:
a.    Chỉ cần giữ làm sao chi tỉ lệ thất nghiệp trên dưới 5%.
b.    Thế nhưng ngoại giao phải luôn luôn đi những nước cờ táo bạo đánh phủ đầu đối phương (Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn…) tát cho chúng những cái tát nẩy lửa (không rụt rè, do dự, đánh nhanh đánh mạnh và phải tung bộ binh ra để chiếm đất, giữ dân. Phòng thủ hữu hiệu nhất là phải tấn công (offensive). Thổ Nhĩ Kỳ theo Putin, Phi Luật Rân ngã về Tập Cận bình. Dân Chủ tiêu biết bao nhiêu là tiền mà Mỹ mất hết, mất tất cả !!! Làm phúc mà bị chúng chưởi ?

5.    Đừng để “Our country lose anymore, we are Americans, America will start winning again, America back on track, we can do better than Democrats. God bless America and In God We Trust. Hey, Republicans: “ À la victoire finale, le 8 Novembre 2016”.
Moment of silence Honoring Victim of September 11 2001.

Chicago 9/11/2016
Phạm Đức Liên
EdD in Edu Statistics.

Chú thích:

1.    Về nhân văn – không có định luật/chính xác 100% như STEM. Nhưng có định đề chánh trị trong Geopolitics (Địa Lý Chánh Trị): Về những nhân vật ứng cử chức Tổng Thống thì hể ai đã xuất hiện trên chính trường quốc gia sở tại – liên tiếp 8 năm – trong những chức vụ cao cấp như Phó Tổng Thống, Thượng Nghị Sĩ, Tổng Bộ Trưởng – thì cử tri tỉnh táo mà cho vào viện bảo tàng ! Thông minh đến đâu (4.00 GPA in college) thì óc cũng cùn rồi. Tổng Thống phải là người rất thông minh để đương đầu, đối đáp những tình huống cực kỳ khó khăn và ngay tức thời tại chỗ không chậm chạp, rụt rè … đến độ ngẩn ngơ !)
Không cần phải Geopolitics, chỉ cần tú Tài VNCH rồi dùng kinh nghiệm (common sense…) cũng thấy điều trên mà đi đông, bầu đúng, cử xứng” để cứu vãn tình thế!

- Hởi cử tri Mỹ ơi! 55% quý vị đã làm lỡ một đường tơ trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2008 ! – đã bỏ quên Mc Cain ! - . Cũng thế 55% quý vị lại làm mất một nhịp cầu trong chuyến bầu chọn tháng 11 năm 2012 – lại bỏ quên Romney ! khiến Hoa Kỳ bị hạ nhục , sỉ vả !.
- Tỉnh dậy mà đi: đi bầu ngày 8 tháng 11 năm 2016 và đừng sai lầm nữa. Sai lầm lần thứ ba thì nước Mỹ đi xuống !!