Ngày tháng không
tên
La Toàn Vinh
Nói đến xứ Thủ Dầu Một ngày xưa, người ta không hề quên con đường xe
lửa nối liền từ Sài Gòn đến Nam Vang…
- Đây là con đường thông thương Việt Nam - Đông Dương , trong đó
Bình Dương, Bến Cát, Lộc Ninh đã làm nên những trạm dừng của các chuyến
xuyên Đông Dương. Con đường xe lửa đó đã trở thành địa điểm kinh
tế để cho các nghệ nhân ở Bình Dương xuất thân từ trường mỹ nghệ rao
bán các mặt hàng sơn mài khổ nhỏ một sản phẩm tiểu công nghệ cho bao
viễn khách. Con đường ấy ngày nay không còn, vì người Pháp rút về nước
của họ, các thuộc địa ở Việt-Lào-Cam Bốt đã độc lập, vì chiến tranh
khiến cho lưu thông không được an toàn …
“Mẹ đi chợ nhớ ở lâu
khi về mẹ nhớ mua xâu trái gùi
con chờ xe lửa tuýt còi
ra ga đón mẹ lấy gùi ăn chơi…”
(Ga Bến Cát qua câu ca vọng cổ xưa)
- Trạm dừng ở Bình Dương xưa đặt trước trường trung học Bồ Đề nối
dài ở phía sau chùa Linh Không Đàn, trước 1975 có một thời làm quán cơm
xã hội, sau 1975 thở thành cửa hàng ăn uống thuộc quốc doanh, nay trở
thành công viên cùng làm cái lá phổi của thành phố…
- Ngày xưa họ hàng bên nội tôi ở tại chợ Chánh Lưu-Nhà Đỏ. Không
xa lạ lắm đối với các địa danh như Lai-Khê khu cai quản đồn điền của
Pháp về sau thuộc căn cứ Mỹ. Chợ Lai Khê trước kia ở phía sau căn cứ
Mỹ, sau này lập ở bên đường lộ phía trước căn cứ cũ, cùng Bến Cát cũng
không xa lắm.
- Có một điều thú vị là khi lang thang trên mạng, tôi bắt gặp một
cựu binh Mỹ ông đã từng phục vụ ở căn cứ Lai Khê trong những năm
1967-68…
Một người Mỹ thi hành lệnh động viên đến VN ở hạng tuổi 18
được bổ xung vào chiến khu D, với cái tuổi còn trẻ măng nhưng sốc vác
trên vai cùng với công việc tải thương trên tuyến lửa khẩn cấp. Ông
từng bộc bạch” Trong trận Xóm Bố(ở phía sau Nhà Đỏ) cách Bến Cát khoãng
15 Km, chỉ giao chiến có một giờ mà phải tải ra gần 30 xác lính. Cũng
chính vì thế mà ông có được bao bức ảnh thời sự nóng bỏng mà các phóng
viên khác không hề có… Câu chuyện này khiến cho một cựu binh khác trong
không quân ở căn cứ Long Bình phải nói: "Tôi cũng sang VN phục vụ như
ông ấy, nhưng không gặp phải những tình huống khó khăn như vậy…”
- Sau thời gian phục vụ ở VN, quay về Mỹ vị này xin vào học Y
Khoa, sau ra bác sỹ giám đốc bệnh viện giải phẩu thuộc trường thụ huấn
quân đội Mỹ ở Cali. Từ 1975 đến nay, ông như đã có lần trở về Việt-Nam
nơi người từng đến trong chiến tranh và cảm nhận được cái bình yên hiện
tại… Người cựu binh đã hưu hơn 10 năm qua với cấp bật trung tá quân y…
- Xung quanh những nơi này là đồn điền, rẫy ruộng. Ngày nay Bến
Cát trở thành khu đô thị mới với các căn hộ chung cư cao cấp như Mỹ
Phước 1&2, bên cạnh đó là các khu công nghìệp được dựng lên bởi các
nước Singapore cùng Đài Loan và Đại Hàn v.v
- Ngày trở về Bến Cát thấy nhà cửa mọc lên như nấm , những dàn hoa
Tím và Trắng của cây Bằng Lăng nở ra đẹp mắt làm tôi nhớ đến bao hàng
cây Bằng Lăng nay trở thành cổ thụ được trồng ở Paris nhất là
chung quanh khu vực tháp Effel…
- Ngôi trường Mỹ Nghệ Bình Dương nay đã gần 114 năm, được xây dựng
lên ở một nơi đẹp nhất Bình Dương, bên cạnh là ty Điền Địa cũ với lối
kiến trúc kiểu Pháp, xa hơn nữa là trường Thiếu Sinh Quân của Pháp sau
này là Trường huấn luyện Công Binh, bên cạnh đó là Miễu Tử Trận
trong những năm 1996 vẫn còn đó, nhưng đến năm 2000 thì phá vỡ!!!
- Ngày xưa, người Pháp lập nên trường vẽ đầu tiên tại VN ở Thủ Dầu
Một với giáo trình sư phạm theo phương pháp Tây Âu. Trường này được xây
dựng trước hơn chợ Bến Thành-SG đến 14 năm, với mục tiêu
đào tạo với các ban ngành như: Sơn Mài, Điêu Khắc, Chạm trên gỗ,
cùng Trang trí thiết kế Bàn ghế nội thất , khác với trường Mỹ
Thuật Biên Hòa dựng lên năm 1906 với mục đích đào tạo các thợ chuyên
nghành như Đồ Gốm, Đồ-Đồng và trường Vẽ Gia Định năm 1913 với các ban
Trang Trí cùng Ấn Loát Đồ Họa (Gravure)…
- Ở Bình Dương đồ Sơn Mài cùng Điêu khắc chạm gỗ làm thế mạnh vẫn
duy trì và phát triển đến ngày nay…
Bình Dương ơi ! tôi đứng giửa khoãng không
trên con sông xưa còn mang bao dấu ấn
bóng cổ thụ soi một trời xanh ngát
ngôi trường đây vung vãy những vết màu…
Có một trăm năm như cơn mộng
bao suy tư chìm trong tấm bảng màu
ôi bàn tay vẫn chùi mài trong sóng nước
bao nhọc nhằn ẩn hiện bóng nhân gian
Có một góc sân như tỏa sáng
bằng bao điều kỳ diệu của sơn ta
cho vầng tóc em lung linh màu cánh gián
đôi môi hồng hoá hiện với sắc Chu…
Quê hương ẩn hiện trong nét vẽ
như thần tiên mê muội những đôi tay
sóng sánh đen còn mãi mùi sơn ủ
bức tranh nay trong suốt những tháng ngày…
Quê hương tôi còn lại những bàn tay
vẫn vẽ vẫn mài lung linh khóm trúc
miếng xà-cừ đây long lanh bảy sắc
chói chan trong sắc đỏ của bầu trời
còn biết bao điều như kể lại
bao tình người ẩn hiện trong tranh
quê mình sao tràn đầy sức sống
bằng trái tim, nét cọ bóng sơn mài…
Thơ LTV
"ẦU Ơ VÍ DẦU"
Thơ La Toàn Vinh
Nhạc Phan Ni Tấn
Ca Sỹ LINA NGUYỄN
Hòa Âm Phạm Hồng Biển
http://youtu.be/Opqxopq8u8k