Kỷ Niệm Ngày Xanh và Tiếng Hát Học Trò
(Đại Hội Trịnh Hoài Đức Toàn Cầu kỳ 3 - tháng 7/2014)
Mây Tần


A. Kỷ niệm màu xanh:


Nhật Báo Người Việt, Chủ Nhựt 6/7/2014
"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" " Dù ở tuổi tác nào, cương vị nào, chúng em mãi mãi là học trò của Cô Liên, Thầy Thuần ..."
"Tôi yêu Trịnh Hoài Đức,
Học trò giỏi lại ngoan,
Thầy cô vàn nô nức,
Hoài Đức rực trời Nam"


Một số thầy cô có mặt trong đại hội


Chụp hình lưu niệm (Nhà hàng Emerald Bay)


Thầy trò hăng hái ghi danh, gặp lại bạn xưa thân ái, trò cũ nặng tình...



Và "Ngày Xưa Hoàng Thị"..


"Tôi yêu Trịnh Hoài Đức,
Những ngày mới ra trường,
Hăng say qua nhịp bước,,
Ban mai mờ tin sương".





Mới đó mà đã gần nửa thế kỷ chúng ta xa mái trường Trịnh Hoài Đức thân yêu. Chị đến từ Thụy Sĩ, tôi từ Úc Đại Lợi, chúng tôi từ Toronto, và từ Việt Nam...
"Việt Nam - hai tiếng ngọt ngào,
Quyện nơi đầu lưỡi - ngấm vào tim gan
Việt Nam ơi! gió mây ngàn,
Cho dòng Âu Lạc - lang thang khắp trời!"




Quý vị giáo sư (từ trái sang phải) Phạm Đức Liên, Nguyễn Trí Lục, Phan Huy Đạt (Luật Sư, chủ nhiệm báo Người Việt) ...




GS Phạm Đức Liên phát biểu cảm tưởng:

- Nước Mỹ chỉ đi lên, Sự hưng thịnh là do nổ lực của 50 tiểu bang. Thế nhưng ba tiểu bang đóng góp nhiều nhất là:
    California: 13% tổng sản lượng nội địa (GDP)
    Texas: 10% tổng sản lượng nội địa (GDP)
    New York: 9 % tổng sản lượng nội địa (GDP)
- Điều cốt lõi là chất xám. Chỉ trong The Top 50 (50 đại học hàng đầu của nước Mỹ thì Cali chiếm 9 trường. Chất xám đó là: một phần quý vị đang hiện diện trong hội trường: CHS Trịnh Hoài Đức và con cháu (người Á Châu chiếm 14% dân số Cali).

Cali đi dễ khó về
Tếch dực thắm thiết - khó về dễ đi.
Kính chúc quý vị ngày đại hội "sắc hoa màu nhớ"
Đa tạ.
(BTC chỉ cho biết trước khi phát biểu được 10 phút)



GS Phạm đức Liên giới thiệu hoạt cảnh "24 giờ phép" do GS Trần văn Em (DS Trần quang Tuấn) và CHS Lâm Kim từ Thụy Sĩ) trình bày. Bài ca được cử tọa hoan nhênh nhiệt liệt.


B. Tiếng hát học trò:






Từ đơn ca, biểu diễn tây ban cầm, song ca .. đến hợp ca - tiếng hát học trò Trịnh Hoài Đức là tiếng hát tuổi ngọc, tình tự quê hương dân tốc, và nhất là: "trả lại ta - núi rừng biển đảo".






"Xiết tay bảo vệ gian san,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng ngàn sau
Quyết tâm - bám trụ biển sâu,
Bao nhiêu thước biển - tấn dầu Lạc Long".








Hàng vạn cánh tay giơ cao, hàng triệu nắm tay vang lên: Quyết tâm bảo vệ "Việt Nam gấm vóc", "Trả lại vạn Xuân đất đai vùng biên giới Việt Trung, trả lại Đại Việt quần đảo Hoàng Sa". Mẹ Việt Nam yêu dấu ơi! Chúng con quyết đập tan quân xâm lược, giữ vẹn toàn lãnh thổ "Việt Nam Cẩm Tú". Xin thề.



Đại Hội Trịnh Hoài Đức Toàn Cầu kỳ 3 ( ngày 4, 5, 6 tháng 7 năm 2014) được mô tả là thành công rực rỡ với hơn 150 người tham dự. Đó là thiện chí của CHS Trịnh Hoài Đức - từ những ngày bình minh với 15 hội viên, hôm nay là 270. Đó là sự hy sinh vô bờ bến- nhân tài vật lực - của Tam Đầu Chế: Diệp, Kim Nên và Tâm. Đa tạ Diệp phu nhân, Chung Anh (Tâm phu nhân) và phu quân của Kim Nên (Huynh và tôi là 500 học sinh sinh viên Trại Gia Long - Phú Thọ - đóng góp không nhỏ cho những ngày đầu của Đệ I Cộng Hòa). Và hôm nay là tứ quý (Diệp, Nên, Cẩm Hồng và Tâm). Bài toán khó quá - thế nhưng lời giải đẹp tuyệt vời.


Hẹn gặp lại Đại Hội Toàn Cầu kỳ 4 nhé: Texas hay California...?
Tôi yêu Trịnh Hoài Đức lạ thường.

C. Bên lề Đại Hội THĐ 2014:




1. Võ thị Thoại, Nguyễn thị Cúc (đến từ Việt Nam), Nguyễn thị Phương,.. (tất cả là CHS THĐ khóa 6 - đậu Tú Tài năm 1966): "Thầy dạy Sử Địa sống động quá!. Chúng em nối nghiệp thầy và trở thành GS nổi tiếng ở Việt Nam. Cúc là tầm vóc quốc gia. Chúng em tốt nghiệp ĐHSP, ĐHVK". Có khóa kỹ sư (Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ) mỗi năm chỉ tuyển 100 sinh viên cho toàn quốc. Học trò TH Đ chiếm 3,4 chỗ (khóa Từ Minh Tâm...). Trong quân đội đã có CHS lên đến Trung Tá, Thiếu Tá, Đại Úy...



2. GS Phạm Đức Liên và CHS Nghĩa Phương (trung học tư thục đệ II cấp nổi tiếng của Thầy Lê Bích, Thầy Bình ). Thầy cô của trường là giáo sư từ Trịnh Hoài Đức, Ngô Quyền (Biên Hòa) về dạy. Mà giáo sư ở Ngô Quyền, Trịnh Hoài Đức là tinh hoa của ĐHSP.



3. Dù thời gian có phôi pha, mái tóc có điểm mầu, Lý Thường vẫn là Lý Thái (đá banh quên cả giờ học) - một thời hoa bướm tuổi xanh - kỷ niệm dấu yêu (Lý Thái đeo kính). Và yêu THĐ lạ lùng, Lý Thường ơi!!!