Giới thiệu sách sắp xuất bản
Sau tác phẩm Anh Ngữ viết về Thần Thoại Việt Nam, GS Đinh Đức Vượng
vừa hoàn thành xong tác phẩm khác. Đó là Vietnamese Folk Poetry (Ca dao).
Sách đang trong giai đoạn hoàn tất và sẽ ra mắt độc giả trong một ngày rất
gần. Xin chúc mừng GS Đinh Đức Vượng và xin giới thiệu
đến quý thầy cô và anh chị CHS Trịnh Hoài Đức. Muốn biết thêm chi tiết, xin
liên lạc email: vd_dinh@yahoo.com.
Hình bìa Vietnamese Folk Poetry
Đôi lời tâm sự của tác giả Ca Dao
Việt Nam
Tôi rất say mê văn học dân gian Việt Nam. Sau cuốn Vietnamese
Mythology (Thần Thoại Việt Nam) in năm 2017, tôi bắt đầu viết cuốn
song ngữ Vietnamese Folk Poetry ( Ca Dao) này. Cũng như cuốn trước,
vì thiếu phương tiện tổ chức một buổi Ra Mắt Sách, tôi chỉ có
vài lời tâm sự với độc giả.
Ca Dao là những câu thơ ngắn từ hai câu trở lên, có thể
ngâm, hoặc hát. Không ai biết tác giả những câu này là ai. Ở miền
quê hồi trước ít người biết viết và đọc. Nếu có tâm sự gì thì
người ta mượn lời thơ giãi bày cảm nghĩ bằng miệng, và sau đó
đọc lên, hoặc ngâm lên cho người thân mình nghe. Thân nhân có thể góp
ý, và câu thơ lúc ban đầu có thể thay đổi, và lâu dần được truyền
miệng qua các làng lân cận. Đó là ca dao. Khi nam và nữ làm việc
cùng nhau giữa khung cảnh thơ mộng của đồng quê, họ cũng mượn câu
hò tiếng hát để quên đi phần nào sự cực nhọc của công việc. Đó
cũng là phát xuất của ca dao.
Ca Dao đã ra đời khi nào? Thật khó mà xác định chính
xác điều này. Một số câu rất cổ, có thể đã có từ nhiều trăm
năm nay. Theo nhà nghiên cứu Vũ ngọc Phan 1, những câu ca dao như lạy
ông nắng lên, lạy trời mưa xuống, tay cầm con dao, làm sao cho sắc...có
nội dung rất cổ. Về hình thức thì những câu tục ngữ như con dại,
cái mang cũng rất cổ (vào cuối thời Phùng Hưng ở thế kỷ thứ
VIII, người mẹ được kêu bằng ‘cái’.)
Tác giả những câu ca dao thường gửi gấm tâm sự của
mình qua hình ảnh những vật trong thiên nhiên như cây cối, hoa lá
hoặc các chim muông, thú vật. Từ những hình ảnh ban đầu này, người
nghe hay người đọc có thể suy đoán tác giả định ám chỉ điều gì:
Thân em như chẹn lúa đòng
đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi
mai
hoặc: Chim ham trái chín ăn xa,
Buồn tình nhớ lại gốc đa muốn
về.
Thơ của Pablo Neruda, thi sĩ đoạt giải thưởng Nobel văn học
năm 1971, cũng có những hình ảnh gợi hứng lấy từ thiên nhiên như
vậy. Để tả sự chia ly, Neruda đã mượn cụm mây trắng để chỉ chiếc
khăn tay và ngọn gió là bàn tay vẫy khăn như trong hai câu sau:
The clouds travel like white handkerchiefs
of goodbye,
the wind, travelling, waving them in its hands.2
Ngôn ngữ của ca dao tinh tế và giàu hình tượng vì vậy
được người nước ngoài rất ưa thích. Nhà thơ Mỹ John Balaban vào
những năm 1971 và ’72, khi chiến tranh VN còn đang ác liệt, đã lặn
lội ở miền đồng bằng sông Cửu Long với một máy ghi âm để thâu thập
tài liệu về ca dao Việt Nam. Ông nói những câu ca dao cổ xưa nhất
ngày nay được lưu giữ trên những trang sách như những viên ngọc quý.
Năm 2003, Balaban đã cho xuất bản một cuốn sách về ca dao Việt Nam.
Một người Mỹ khác, cô sinh viên Martha Lackritz, đã được học bổng
Fulbright sang Saigon và Hà Nội năm 2005 thực hiện dự án nghiên cứu
ca dao Việt Nam..Ca dao hấp dẫn cô do có chất thơ và nhạc. Khi đọc
ca dao, cô có thể cảm nhận và hiểu nhiều hơn về đất nước và con
người Việt Nam. Cô rất thích những câu như : “Em như cây kiểng trên
chùa / Anh như con bướm đậu nhờ nên chăng?” mặc dầu rất khó dịch.
Cuốn sách này được chia làm bảy phần chính như sau :
1..khung cảnh và nhân vật (the setting and characters), 2. đời sống
thôn quê (rural life), 3. nam nữ (love duet), 4. quan hệ gia đình (family
relationship), 5. hài kịch đen (dark comedy), 6. bài học từ cuộc sống
(life lessons), và 7. chủ đề linh tinh (miscellaneous subjects.)
Ở đây, tôi xin nói một chút về Chương I, tức là Khung Cảnh
và Nhân vật. Ca dao không phát sinh trong một chân không( vacuum ).Ca
dao phát sinh trong một cái làng. Nếu không có cái làng thì đã
không có ca dao như chúng ta thấy. Trong làng lại có những settings
nhỏ như cáí đình, bờ ao,vườn đào, giếng nước, cây đa, bến cũ,
cánh đồng, ruộng lúa, quán nước...Đó là sân khấu diễn xuất của
ca dao.
Nhân vật của ca dao là những người trồng lúa, gặt lúa,
chài lưới, trồng dâu, nuôi tằm, tiều phu, lái đò, cô bán rượu...Thế
giới thiên nhiên cũng đóng một vai trò quan trọng: trâu, bò, chim
muông, cây cối, hoa lá. Nổi bật nhất là trâu và cò.Trâu là biểu
tượng cho sự cần cù, siêng năng. Cò là biểu tượng cho người phụ
nữ hy sinh cho chồng con. Ngay cả những vật vô tri vô giác như cái
rổ, cái cọc ở bờ ao cũng được nhân cách hóa.
Về Chương 3, Tình Yêu nam nữ, thay vì xưng hô gọi nhau bằng
anh và em thì các nhân vật ca dao nhiều khi dùng những cặp tên như
thuyền-bến, rồng-mây, mận-đào, bướm-hoa, liễu-đào, sen-hồ..để gọi
nhau..Một cô gái nói với chàng trai có thể lời lẽ sẽ như sau:
Thuyền ơi, có nhớ bến
chăng?
Bến thì một dạ khăng
khăng đợi thuyền.
Chương 6 đề cao tinh thần lạc quan, chấp nhận gian khổ, tính
thực dụng, bài bác mê tín dị đoan và cờ bạc, kính trọng tổ tiên,
và thương yêu gia đình...Trong toàn bộ, chúng ta thấy cái nhìn của
một số tác gỉả ca dao có chỗ hơi chật hẹp, gò bó. Điều đó không
tránh được vì tầm nhìn của họ bị giới hạn bởi lũy tre bao quanh
làng..
Cuốn song ngữ nàycó khoảng 958 câu ca dao tiêu biểu, được
coi như là một dẫn nhập (introduction) vào thế gíới ca dao Việt
Nam ( được dự đoán có khoảng 5,000 câu). Ở cuối sách là một số
câu tục ngữ (proverbs) quen thuộc.Trong phần này, tục ngữ Việt được
in đậm nét, tiếp theo là phần dịch sát nghĩa (word-for-word translation),
và sau đó là tục ngữ tương đương Anh/ Mỹ, nếu có (in nghiêng). Nếu
cần được giải thích thêm thì phần này nằm trong ngoặc (...)
Thí dụ; Vietnamese proverb: Nén
bạc đâm toạc tờ giấy.
Word-for-word translation: A silver
bar pierces through a sheet of paper.
English equivalent:
Money talks
Xin cám ơn độc giả đã quan tâm đọc
bài viết này.
VUONG DINH