Đại học Việt Nam và phát triển kinh tế quốc gia

GS Phạm Đức Liên


A. Dẫn nhập:

    1. Đại học của một quốc gia là chìa khóa vàng - để dân tộc Lạc Hồng - mở cửa, giao tế với cộng đồng nhân loại (thế giới hiện có khoảng 200 nước - chính xác là 194): quốc gia rộng nhất là Nga với diện tích 17,075,000km2, và 143 triệu dân với GDP per capita là $11,040 (2015), nước nhỏ nhất là Vatican City States, diện tích 0,44 km2, dân số 800, GDP= $336,000 - trong khi Việt Nam có diện tích 333,000 km2, 92 triệu dân và GDP per capita = $2,110 (2015). Giao tiếp với thế giới là phải bình đẳng (equal opportunity), lương thiện (transparent) và trí thức (elite), thanh lịch (gentle)... Việt Nam là hội viên thứ 150 của WTO (Tổ Chức Kinh Tế Toàn Cầu) từ tháng 1 năm 2007. Đến nay đã 10 năm: nhiều đắng cay, tủi nhục hơn là vinh quang vì văn hóa yếu - khá lắm là đệ nhất niên trung học - mà phải đấu trí với quốc tế, cực kỳ văn minh tiến bộ (Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Nhật , Singapore, South Korea… = chia đều ra trung bình người dân nào cũng có 2 năm đại học…) Lại còn hàng rào ngôn ngữ, tiếng Pháp ne, na, tiếng Anh ma-de, ... Thế mà vẫn survival! Đáng khen thay.
    2. Đại học ở đây là đại học tử tế (accredited universities) của từng quốc gia (National Universities = xin hiểu là đại học hàng đầu nổi tiếng...). Như Mỹ có 1,500 viện đại học lớn nhỏ thế nhưng chỉ có 250 trường là National Universities, trong đó đến 2/3 là công lập. National Universities dạy từ 4 year college/ BS, BA qua Master's Degree (6 year college), Doctote's degree (8 year college) đến hơn 10 year college = Post Doctor. Medicine là 13-year medical training trở lên = Agrégé = Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa = Thạc Sĩ).
    Sinh viên - bằng những bước châm âm thầm - chăm học và phải thi đỗ như cử nhân, kỹ sư: tối thiểu 120 credits - trong 4 năm đầu đại học ) từ bậc dưới lên bậc trên (Cao Học phải trình Memoir/Luận Văn, Tiến Sĩ, Thạc Sĩ đệ trình Thesis/Luận Án) - giám khảo quay nát ra - như tương!!!. Không có hệ thống "dốt như chuyên tu - ngu như tại chức" (1) (đi tu nghiệp 1, 2 khóa hay vừa đi làm  vừa đi học lớp đêm 3, 4 tháng: thi cử ào ào, thế là cử nhân, tiến sĩ để tiếp tục lãnh đạo xã huyện, tỉnh,...). Đúng là học đại !     Đỉnh cao trí tuệ loài người!!!.
    Khi xưa lặn lội xuyên rừng,
    Ngày nay ta phải tưng bừng lên ngôi!
    Phải Tiến Sĩ - có chỗ ngồi,
    Hay là Thạc Sĩ (Cao Học) - tiền bồi dưỡng thêm !
    (Một chiến sĩ gái)
    Làm gì mà Thạc Sĩ (Mâitrise = DES = Diplôme d'Etudes Supérieures), Tiến Sĩ chẳng chạy đầy đường, ngồi đầy quán. Học lên Tiến Sĩ (PhD), Thạc Sĩ (Postdoctoral Fellow) để ngày đêm trong thư viện, trong phòng thí nghiệm nhất là STEM/Khoa Học Kỹ Thuật - ngõ hầu tìm ra một định luật Vật Lý, một phương trình Hóa Học - sáng chế ra một sản phẩm (Ipod, Ipad, Smart Phone...) đóng góp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế quốc gia, văn minh, tiến bộ cho nhân loại. Cho tới 31/12/2015, Hà Nội có 25,000 Tiến Sĩ, thế nhưng chỉ có 900 làm khảo cứu (research) và dạy học (research for teaching, teaching to research) – 16,000 Tiến Sĩ làm quan hành chánh (chánh phủ ra tiêu chuẩn : đang làm hay muốn làm tỉnh ủy, giám đốc... phải có Tiến Sĩ... ) thế là đại học gian dối, đại học đóng mở ... đào tạo gấp rút Tiến Sĩ như huấn luyện công an, sĩ quan... 5, 6 năm đại học - lâu quá - gọi là Thạc Sĩ cho le lói đời).
    3. Đại học, bản chất là tự học, tự do, tự do sáng kiến!
        a. Đại học là độc lập, là tự trị để tự do phát triển. Nói khác đi là tự do. Chánh quyền không được bén bảng đến khuôn viên đại học - cho dầu là chỉ feter un coup d'oeil. Từ Cao Học trở lên (master) là thầy trò chúng tôi bù đầu vào công việc khảo cứu. Thầy làm research for teaching, trò thì làm research for Memoir of Thesis. Lương bổng do Hội Đồng Khoa, Hội Đồng Quản Trị quyết định mà không do Bộ Chánh Trị hay Quân Ủy Hội... Chúng tôi nghiên cứu do nhu cầu xã hội, nhân loại mà thăng hoa cho thế hệ mai sau, ngẩng đầu lên với hoàn vũ, kiêu hãnh khi cầm thông hành Việt Nam vì sản phẩm Made in Vietnam là số 1. N'est ce pas?
        b.
        - Đại học là tìm tòi (lục lọi trong thư viện, kho sách xưa), là khảo cứu. Cụ thể là những công trình những ấn phẩm (published) mà mỗi đại học công bố sau mỗi niên khóa (cuối tháng 5) như trình với quốc dân. Dưới đây là những công trình nghiên cứu, năm 2015 của 7 đại học tiêu biểu danh tiếng:
        1. University of CA System:            361
        2. MIT    :                                         213
        3. John Hopkins:                              170
        4. University of Texas:                    163
        5. Havard University :                     158
        6. Tsinghua Uinversity (TQ)            102
        7. University of Tokyo                    101

        - Đại học là phát minh (invent) là sáng chế (create). Điển hình là những bằng sáng chế (patents) phải được trình tòa (trademark) tại US, EU ... ngõ hầu áp dụng vào công nghệ cho ra những sản phẩm mà trình với đồng bào (không phải là dùi cui để đánh đập nhân dân khi họ nói lên nỗi lòng đang bị cưóp đất, tước biển...). Dưới đây là US Patents by country, 2014. Năm xứ sở có bằng sáng chế nhiều nhất mà Việt Nam không có nổi dù chỉ ba con số sau:
        1. Japan:            53,849
        2. Germany:            16,550
        3. South Korea        16,469
        4. Taiwan:            11,332
        5. China:            7,236

    4. Năm ngàn Tiến Sĩ Khoa Học Kỹ Thuật (5,000 PhDs in STEM) chia nhau 42 mảnh bằng (patents granted) sau 15 năm xã hội chủ nghĩa.



    Năm 2015, Việt Nam lục địa có 5 bằng sáng chế được công nhận !, 15 năm trường kỳ có được 42 (trung bình 3 patents/year)
        - Việt Nam hiện có 25,000 tiến sĩ (8 năm college), tỉ số Doctor in STEM/Doctor of Art là 1/4 (Âu Mỹ cũng thế): như vậy ta có 5,000 tiến sĩ khoa học kỹ thuật. Thiếu lãnh đạo !
        - Làm luận án tiến sĩ về STEM = mò kim dưới đáy biển, mò mãi không ra ! Trong khi trình luận án về xã hội nhân văn = mò đồ chơi dưới đáy hồ. Thấy ông bạn học Đại Học Y Khoa (trước 1945) vất vả quá: "sáng sớm tới bịnh viên - trưa mò xác chết ở cơ thể học viện - chiều đi cours... Thạc sĩ Luật Vũ quốc Thúc bảo: "sáng tôi đi cafe, trưa làm giấc ngủ, chiều chiều đi ngắm người đẹp bờ hồ mà vẫn đều đều lên lớp... "

B. Đại học Việt Nam và Học Đường Quốc Tế:

    I.    12 yếu tố (indicator) cần thiết để thẩ
m định giá trị (rank=thứ bậc) một đại học:

        1. Những trung tâm thẩm định uy tín quốc tế:
            - Đại học, xin hiểu là trường đại học dạy từ 4 year college (kiến thức về khoa học/kỹ thuật nhiều quá, kỹ sư phải là 5 năm college - thế giới kính phục các bạn) - undergraduate schools - qua graduate schools (Master, PhD) - rồi post grad schools (Post Doctor = Agrégé = thạc sĩ = 10 year collge and up to 18 = chỉ con đường cái quan dài 18 năm - chúng tôi bái phục quí bạn!. Chiến tranh Đông Dương lần thứ I cũng chỉ kéo dài 9 năm (1946-1954) còn cuộc chiến "chống Mỹ cứu nước" chỉ là 10 năm (1963-1973).
            Con đường tìm đến Xì Tem (STEM)
            Đường dài thăm thẳm mong em gắng chờ
            Tin học - công nghệ Nano,
            Kiến thức lũy tiến - bai ô đi cờm (biomedical)
            (Thiên Thai)
            - Hàng năm, những trung tâm giáo dục khả kính (QS= Quocquarelli Symonds của British, US News của US... ) thiết lập những bảng xếp hạng các trường đại học - từng quốc gia, từng vùng (Á Châu)...) , toàn cầu. Hồ sơ của mỗi đại học đưọc gởi về trung tâm - nếu đại học đó muốn tranh tài. Xã hội tiến bộ là phải thế: nên trình làng tài sản - vốn liếng - tài năng của mình ...= tất cả là Grande Ouverture chứ không như "mèo dấu cứt" (âm thầm ký giao kèo/ "bà đầu tiên" - để Formosa, Vedan, Millcon ... phá tung môi trường Vietnam !) - "Mèo giấu cứt" là clossing business là bankruptcy - hởi các đồng chí óc hến ơi! (lãnh đạo tài tình , tư tưởng HCM tuyệt hảo ... mà cả một dân tộc, 92 triệu người năm 2015 chỉ có được 5 bằng sáng chế trong khi Philippines là 45, Thái Lan 116, tệ lắm như Indonessia cũng 21 - mà Việt Nam vốn là dòng giống thông minh chăm chỉ, kỷ luật)

        2. Yếu tố thẩm định:

    Ít nhất có 12 yếu tố (indicators) căn bản để các trung tâm xếp hạng từng đại học (ranking). Dưới đây là 5 yếu tố nổi bật: (đón đọc: Đại Học Cộng Đồng=Community Colleges)
    a. Academic reputation: Đại học phải có nhiều công trình nghiên cứu - có giá trị quốc gia, quốc tế (publications) - nhất là STEM (cụ thể là bằng sáng chế - patents).
    b. Employer reputation:
    Chủ tịch (President) Hội Động Quản Trị là người danh tiếng (cựu Tổng Thống, nguyên Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội, Trưởng Khối Đa Số Thượng/Hạ Nghị Viện...) - ngỏ hầu vận động tiền bạc (Endowment of Brown University 2015 là 3 tỉ đô, Carnegie Mellon University là 1.7 tỉ) . Tiền nhiều thì nhiều công trình khảo cứu - do đó có nhiều phát minh, sáng chế... Viện Trưởng (Rector) thường là những giáo sư thật nổi tiếng (Professor, Professor Emeritas = Giáo Sư Danh Dự uy tín... lo về học hành cho sinh viên, thi cử, mời giáo sư, chương trình học... Rồi Khoa Trưởng (Dean).
Đại học Mỹ thực tế và giản dị. Từ năm cuối thế kỷ trước (1990) - dạy Đại Học mà chỉ có Master's Degree = Instructor (giảng sư). Thế nhưng đầu thế kỷ 21, dạy đại học phải là Doctorate's Degree, giỏi hơn là Post Doctor = nhiều vị có Dual Postdoctor = hai bằng Thạc Sĩ, STEM thì khó lắm, khó quá !! Giáo sư đại học có 3 bậc:
    - Assistiant Professor: Giáo Sư Ủy Nhiệm
    - Associtate Professor: Giáo Sư Diễn Giảng
    - Professor: Giáo Sư Thực Thụ = Pro-Titulaire.
(từ bậc thấp lên bậc kế tiếp là trên dưới 10 năm cộng thêm bao nhiêu bài nghiên cứu (publications).
    Khi sắp hồi hưu, hội đồng Khoa - có thể- bầu làm Emeritas Professor (Giáo Sư Danh Dự).
    c. Citations per faculty: Đó là những Résume (C.V.) sáng sủa của từng giáo sư: trường có hạng cao résume càng lỗi lạc, xuất chúng (Havard, Duke, Northwestern, Stanford)
            * Cụ thể là những sinh viên tốt nghiệp từ những đại học TOP 5, TOP 10, TOP 25 (hạng Summa, Manga, Cum Laude) - có diễn trình đào tạo dài nhất trong lãnh vực giảng dạy (13 đến 18 year college của từng ngành = học liên tục hay cắt quảng). Dr. Tom Nguyen (Memorial Hermann Texas Medical Center), Dr. Mimi Nguyen (Duke University, Worldrank #25) Dr. David Pham (Northwesttern University #42)... Cả 3 là tài sản quý hiếm của Hoa Kỳ = 18 năm dùi mài kinh sử (vì toàn US chỉ có 3,000 vị - trong đó 15% là female hay 450 - chia đều cho mỗi tiểu bang = 60/ state .
            * Điển hình là những đại học TOP 50 - phải trường vốn (2) để mời được những giáo sư là Lauréat, Lauréate (Lauréate = prize winner = prizeman) của những Nobel Prize, Field Medals... mà nhà bác học toán Ngô Bảo Châu là thí dụ. Ông lãnh giải Toán toàn cầu (Field Medals) tháng 8/2010 khi ông 38 tuổi (sanh tháng 6/1972) - được University of Chicago mời làm giáo sư (Worldrank #80) - trong khi University of Chicago là đại học TOP 10 của Mỹ cũng như Duke University.
    d. Student-to-faculty ratio - Tỉ lệ thầy/trò= thầy cô có PhD/số sinh viên
        *Hoa Kỳ có tỉ lệ lý tưởng là 1/7 hay 1/8 tùy trường.
        * Việt Nam có 25,000 Tiến Sĩ, trong số đó có 16,000 người làm quản trị (theo tiêu chuẩn nhà nước: tỉnh ủy hay giám đốc nha sở trung ương phải có Tiến Sĩ. Chúng em học lực lớp ba rồi  tham gia 4 cuộc chiến (1946-1988) "mười thằng chết bảy còn ba - lại một thằng què ! xin được đãi ngộ xứng đáng - không có khả năng thì đảng tạo điệu kiện dễ dàng cho chúng em có bằng tại chức !). Chỉ còn 9,000 làm professors, làm Researcher, Assistant Research (thường là Cử Nhân hay Cao Học). Việt Nam hiện có 2,020,000 sinh viên đại học (The University World News, tháng 7/2016):
9,000 giáo sư chia cho 2 triệu sinh viên = 1/200 (tỉ lệ quá tệ).
Thống kê:
       * Toàn lãnh thổ có 185 trường đại học cộng đồng (2 year college) và 234 đại học từ 4 năm trở lên.
Tổng cộng có 419 Viện đại học cho 63 tỉnh lỵ và thị xã tức 7 đại học cho một tỉnh ( trong số đó 205 là tư thục).
       * Với 419 viện đại học, Việt Nam có 90,000 nhân viên giảng huấn (chỉ có 9,000 là đủ tiêu chuẩn = Tiến Sĩ tính tròn 10,000. Do đó, 80,000 nhân viên có bằng Cao Học (5, 6 năm đại học) hay Cử Nhân (4 năm đại học). Tại Mỹ thì 80,000 nhân viên giảng dạy nầy bị đào thải (chúng ta đang ở năm 2016) vì Cử Nhân biết gì mà dạy ông bà Cống. Ngay cả Cao Học = Phó Bảng  hay Phó Tiến Sĩ - du di lắm cũng chỉ là phụ khảo, giảng viên, giảng sư (instructor).
Trong mục văn hóa, sự kiện, nhân vật của VTV 3 năm 2012, tiến sĩ Chu Hảo, Thứ Trưởng Khoa Học và Công Nghệ và nhà toán học Ngô Bảo Châu đồng thuận: Đại Học Việt Nam đi vào ngõ cụt, vô phương cứu chữa !. Trình độ thầy cô kém cõi !

    e. International faculty ratio and International student ratio:

       * Những đại học thuợng thặng (TOP 25, TOP 50) thường mời nhiều giáo sư danh tiếng từ những đại học G7 đến giảng dạy (visiting professor). Văn học nghệ thuật và khoa học kỹ thuật nên được truyền bá phổ biến rộng rãi để nhân loại hiểu nhau hơn, thương mến nhau nhiều...
       * Đại học nổi tiếng của mỗi quốc gia - thu hút sinh viên quốc tế - mà họ - thường là những sinh viên xuất sắc. Điển hình là đại học Mỹ - lôi cuốn sinh viên toàn cầu (trong TOP 25 đại học nổi bật nhất trái đất thì 23 là ở Mỹ, 2 là ở UK = U. of Cambridge worldrank #10 và U. of Oxford , #11). Hiện có 1.2 triệu sinh viên nước ngoài du học tại Mỹ và có số nầy gia tăng 13% mỗi niên khóa. Việt Nam có 29,000 sinh viên ở Mỹ, 28,000 ở Úc, 17,000 ở Canada (2105). Du học sinh đóng góp nhiều chục tỉ đô cho quốc gia sở tại (4 năm đại học x $50,000 = $200,000 đô). Đô la - vỗ cánh mà bay về Mỹ- cha con lại hạ cánh an toàn. Có điều lạ là: trên giấy tờ xin du học thế nhưng có đến 70% (trong số 29,000 du học sinh tại Mỹ thì 45% là nữ) là chủ hay thợ cho "Images Luxury Mandi - Pedi Lounge" ở Houston, Irvine, New Port Beach .. (gắn kim cương $25,000 một cặp trên móng tay hay cẩn vàng 24 carat). Da trắng, má hồng, môi đỏ chót, mặt long lanh, tóc mạ vàng - lại thông minh - người da trắng lúc nào cũng là chủ nhân ông ! "No Chinese, No dog". - phần nào - đã được rửa nhục. Mong lắm thay !

    II.    Đại học toàn cầu - hàng đầu thế giới (The TOP 130 Worldwide Universities 2014):

    1. Đầu tư vào đại học là đầu tư cho sự phát triển kinh tế quốc gia. "No child left behind" của tổng thống Cộng Hòa Bush (Bush "con") 2001-2008 là điển hình . Và quả thật Mỹ là cường quốc kinh tế số 1 vì trong The TOP 25 Worldwide Uiversities thì 23 trường của Mỹ, chỉ có 2 trường là của Anh (U. of Cambridge worldrank #10 và U. of Oxford , #11). Rồi vinh hạnh biết bao  - có ít nhất 25 con cháu Trịnh Hoài Đức, Bình Dương và Nguyễn Trải Sài Gòn đã và đang theo học tại The TOP 25 nầy (ngành khó nhất , dài nhất, Summa Cum Laude,,...)
    2. Trong the TOP 50 Worldwide U. thì 41 đại học ở Mỹ, thêm 7 trường toàn cầu chen vào là #30, #33, Canada, #29 Brazil, #40 Taiwwan, #44 Japan, #49 UK và #50 Mexico. Tóm lại: 41 đại học Mỹ, 3 của Anh, 2 của Canada, ở trong TOP 50.
    3. Tóm tắt: Trong 130 đại học dẫn đầu toàn cầu (thêm 52 trường trên thế giới) thì 69 của Mỹ (chiếm 53%) và 61 là của các quốc gia khác (chiếm 47%). Thật đáng khen, Hoa Kỳ vĩ đại.



 
   
 

   III.    300 đại học đứng đầu Á Châu (Asia's top 300 Universities (3) , 2015):


   1. Năm đại học dẫn đầu (The Asia's top 5):
        a. National University of Singapore, NUS
        b. The Korea Advanced Institute of Science and Technology, KAIST
        c. The University of Hong Kong UH
        d. The Seoul National University, SNU
        e. University of Tokyo, UT
    2. Đây là lần đầu tiên, đại học Việt Nam thử lửa, được Á châu xếp hạng:
        - Đại học Quốc Gia Hà Nội (Vietnam National University , Hanoi),  Asia rank #165
        - Đai học Quốc Gia TP HCM (Vietnam National University HCM City) , Asia rank #195
        - Đại học Tổng Hợp Hà Nội (Hanoi University of Science and Technology), Asia rank # 250
    3. Nam Hàn (South Korea) phải đương đầu với kẻ thù phương bắc (North Korea) nhưng đại học vững mạnh (Đai Học Tổng Hợp KAIST hạng 2 Á Châu và Đại Học Quốc Gia Seoul SNU đứng hạng 4 trong số 300 đại học Châu Á: Dân giàu nước mạnh.
    Nhật Bản - sản xuất Camry,
    Honda - rồi lại Sony lẫy lừng
    Nam Hàn - nổi máu anh hùng,
    Hyundai, Kia Kía (KIA) - tưng bừng lên cao
    Sam sung - xuất cảng ào ào,
   Việt Minh tức khí - ta nào - cu li.
   Culi thì mặc cu li
   Tiền đô ta đếm - cười khì - lên hương !
   (Lão Hạc Mây Tần)
    4. Đại Học Quốc Gia Hà  Nội (Vietnam National University , Hanoi),  1956 - là đại học số 1 của Việt Nam - quý vị giáo sư hạng nhất của cả nước, phòng thí nghiệm cực kỳ tối tân , thư viện có nhiều sách hiếm... Thế nhưng chỉ được thế giới xếp hạng #1226 (Worldrank , January 2016). Đó là hậu quả của 70 năm xã hội chủ nghĩa !

   IV. 120 đại học Việt Nam được thế giới xếp thứ bậc (worldrank) , 2016
        - Với 234 viện đại học lớn nhỏ - nhưng chỉ có 120 được thế giới xếp hạng (có thể là những trường còn lại không góp hồ sơ ...) Rất dân chủ - đương sự không hài lòng với thứ bậc thì có thể khiếu nại - để trung tâm xét lại - đến khi thỏa mãn thì thôi.
        - Toàn cầu có 194 nước x 120 đại học/trung bình cho mỗi xứ. Tính ra có khoảng 24,000 đại học trên thế giới.













    1. Vài điểm chính: trong 25 đại học hàng đầu của Việt Nam (Top 25 ranking) thì:
        - Đại Học Quốc Gia Hà Nội (#1)
        - Đại Học Cần Thơ (#2)
        - Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (#3)
        - Đại Học Quốc Gia TPHCM (#5)
        - Đại Học Nông Lâm (#6)
        - Đại Học Kỹ Thuật (#7)
        - Đại Học Y Dược (#11)
        - Đại Học Y Khoa Hà Nội (#12)
        - Đại Học Kỹ Thuật Đà Nẳng (#20)
        - Đại Học Kỹ Sư và Kỹ  Thuật (#25)...
là những đại học có truyền thống là niềm kiêu hãnh của Việt Cộng (Việt Nam Cộng Sản Đảng) đỉnh cao trí tuệ con người (người viết có 8-year college từ Việt Nam, Canada và US - kinh nghiệm trải rộng xuyên 3 quốc gia - gõ đầu trẻ từ năm 1959, Tú Tài II Ban B hạng Bình Thứ - làm công bộc, cu li, - Prof về Toán và Khoa Học cho Central Piedmont Community Collegte, Educator of the Year 2006 - hiện đã hưu trí).
    2. Ấy thế mà thế giới (tháng 1/2016) xếp hạng (the top 25 ranking of Vietnam) chỉ ở trong Worldrank TOP 5000!
    Trót mang thân phận Gucci
Thì đừng trách móc trời xa trời gần
    (Lẩy Kiều)
và Đại Học Kiên Giang (#120) thì Worldrank #22643
    3. Xin đưọc diễn tả bằng những con số cho cụ thể hơn (theo xác xuất và thống kê)
    TOP 25 ranking of Vietnam= TOP 5000 worldrank (4877)
    tỉ số = 5000/25 = 200.
200 = 200 năm tụt hậu của Việt Nam Lục Địa. Thế giới bước trước chúng ta 200 (4) năm khoa học kỹ thuật. Thanh thiếu niên Việt Nam thông minh lắm, người Việt Nam chăm chỉ và kỹ luật quá. Lãnh đạo làm sao mà hôm nay (tháng 7/2016) công nghệ Việt Nam chỉ làm nổi cái bút chì (crayons) bán ở hợp tác xã nhà nước với giá 4,000 đồng/đơn vị (trong khi crayons/made in China = 9,000 for 4). Sản phẩm nào bán ở Việt Nam cũng Made in China. Siêu thị Nguyễn Kim thì 90% hàng hóa của Thái Lan. Đó là hiện tình kinh tế Việt Nam (theo TS Lê Thẩm Dương, 7/2016, thì 100 năm nữa Viet Nam mới bắt kịp văn minh nhân loại!)

C. Lời kết:
   Hai trăm năm Họ vượt xa,
   Làm sao đuổi kịp - quốc gia Lạc Hồng?
   Đàn bà - lộ tí - hở mông
   Thanh niên lêu lổng - nhân công khắp trời !

Chú thích:

1. Theo GS Văn Như Cương và GS Nguyễn Thị Minh Thái (Đại Học Tổng Hợp Hà Nội - hệ cử nhân tại chức) trong mỗi lớp (thường có khoảng 100 sinh viên) thì chỉ có tối đa 10% học viên đi học thường xuyên và chăm chỉ học tập (học thật, bằng thật) . Còn lại là ù ù cạc cạc. Thế nhưng tốt nghiệp thì 100% (90% học giả bằng thật). Nói khác đi: Cử Nhân Tại Chức = Ngu như tại chức (học qua loa cho có bằng để hợp thức hóa chức vụ). Ngu dốt quá nên từ 2011/2013 nhiều công sở (Đà Nẵng, Ninh Bình, Quảng Nam, Hà Nam, Nam Định ...) nhất định không tuyển dụng cử nhân tại chức - thế nhưng - hởi ơi! Chánh sở tuyển dụng cũng là hệ tại chức khóa 1, khóa 2... Lương bổng thầy cô dạy cử nhân tại chức - hậu hỉ lắm (gấp 2 lần dạy hệ chánh quy) vì ngân quỷ dồi dào ! (Học viên tại chức đã bỏ phiếu cho ngân sách dự trù - để hợp thức hóa cho chính mình = phát bằng cử nhân, cao học (mà trong nước gọi là thạc sĩ - từ năm 2000).

2. Thường thường, GS đại học với Doctorate's Degree - thù lao từ 80,000-150,000 đô la/năm (Doctor in Arts - lương thấp hơn Prof. of STEM). Mỗi niên khóa, Mỹ có hơn 60,000 PhDs - trong đó chỉ có 12,000 (20%) là Doctors in STEM mà thôi). GS Ngô Bảo Châu được U. of Chicago trả - ít nhất là 300,000 (giải Field Medals) - tương đương với bác sĩ giải phẫu tổng quát (General Surgeon) = 13 year medical training hay 15 year college tùy theo chương trình học của từng trường y khoa. Bác sĩ mổ tim với 10 năm kinh nghiệm có mức lương là 900,000 đô/năm. Xin nhắc nhở: tiền Mỹ - khó kiếm lắm/ đổ mồ hôi lấy bác cơm vơi!. Xin hỏi Charlie Tôn Quí, Kỹ sư hóa học, Ông oàng về Nails, nhà tỉ phú Chính Chu , BBA, bao nhiêu năm lăn lộn ở Wall Street. Cả hai đều khuyên giới trẻ: "Phải ít nhất có 4 year college và tét đầu/ bể trán - thì mới ngóc đầu lên được !).
    - 4-7 year college : 40,000-80,000 đô/năm
    - 8-10 year college : 80,000-120,000 đô/năm
    - 11-14 year college : khoảng 200,000 đô/năm
    - 15-17 year college : khoảng 300,000 đô/năm
    - 18 year college trở lên : 400,000-1,000,000 đô/năm.
(dân chủ: đánh thuế 40% !)

3. Thế nhưng - trong một bảng xếp hạng khác = Top/200/2016 - University WEB RANKING, ASIA: trật tự (rank) thay đổi chút xíu (trung tâm khác, tiêu chuẩn khác )
    - The Top Asia:
1. Fudan University (China)
2. Shanghai Jiao Tong U, (China)
3. Tsinghua U. (China)
4. National U. of Singapore (Singapore)
5. National Taiwan U. (Taiwan
6. Peking U. (China)
7. The University of Tokyo (Japan)
8. The U. of Hong Kong (Hong Kong)
9. Kelo U. (Japan)
10. Nạning U. (China)
....
and the last three
198. Guang Xi U. (China)
199. Ming Chuan U. (Taiwan)
200. Central U. of Finance Economics (China)
    -Rất đáng tiếc không có tên bất cứ đại học nào của Việt Nam trong TOP 200 trong khi đại học là chất xám thượng thặng là vốn liếng của Lạc Hồng để dân tộc ra biển lớn, giương cao ngọn cờ xứ sở: electronics stuff... Made in Vietnam by Vietnam Engineering, of Vietnam Technicians, for Vietnam Dignity ...
Đã 41 năm rồi. No excuse !!!
"Dân không giầu, nước không mạnh" nhà lãnh đạo phải tự trọng: "Harakiri là thượng sách". Hay lắm thay!

4.  Người Mỹ đào tạo một Bác Sĩ Gia Đình (MD/ Family Doctor or Internal Medicine) = 11-year college:  4 năm đại học phải là sinh viên giỏi/ điểm trung bình 3.8 trở lên và điểm thi MCAT phải cao, sau đó học thêm 4 năm bác sĩ và 3 năm nội trú. Còn ở Việt Nam sự đào tạo có quá nhiều khuyết điểm. Lấy thí dụ: Tuyết Nga  - sinh năm 1961 – tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1979 ( 18t) thi vào ngành y tá trung cấp trường Quân Y (trường quân đội, lương thấp, ít sinh viên dự thi). Tốt nghiệp y tá sau 2 năm (1979-1981) đi làm trong quân đội. Sau đó được đi học đôn cấp = liên thông. Tốt nghiệp bác sĩ sau 3 năm (1984-1987) từ Đại Học Y Dược Sài Gòn (hạng 11 Việt Nam, hạng 3070 trên thế giới). Hiện giờ (2015) là Tổng Giám Đốc Bịnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vũ Anh (http://vuanhhospital.com.vn/ - một bịnh viện tư tính tiền viện phí mắc nhất, tối tân nhất Sài Gòn / 200 giường như một khách sạn 5 sao ở đường Phan Văn Trị Gò Vấp – hoạt động từ 2006/2007). Bác sĩ Y Khoa 5 năm làm Tổng Giám Đốc Bịnh Viện. Đào tạo khoa học/kỹ thuật như thế thì làm sao đuổi kịp thế giới (hay so với Michael Dao Clinic của người Việt Tỵ Nạn – Little Saigon).



Thơ Mây Tần

Tôi Yêu Trịnh Hoài Đức

Tôi yêu Hoài Đức lạ thường,
Yêu từ khu Nữ - đến trường con trai !
Ngác ngơ - như một đàn nai,
Mà thông minh lắm – sánh vai với đời
Từ quân ngũ - đến lội bơi,
Từ trong lục địa - đến nơi xứ người
Thầy trò - khắng khít - tươi cười,
Việt Nam vạn tuế - ta thời ca vang.

Khóc một dòng sông

1.    Dòng sông – Chúa Nguyễn đặt tên,
Phù sa đỏ chót – tưới lên ruộng đồng.
2.    Cửu Long - tôm cá mênh mông
Còn là vựa lúa – vun trồng Việt Nam
3.    Thế rồi thủy điện tràn lan
Ni nô – nhân họa – Miền Nam rã rời!
4.    Hai mươi triệu dân – Trời ơi !
Tha phương cầu thưc – Trời ơi – Hỡi trời !
5.    “Lãnh đạo “ – đến thế thì thôi!

Lão Hạc Mây Tần
(Bên dòng sông Lô – St. Laurent, Montreal, 4/2016)

Tear for Mekong River

1.    The river - bearing its name per Lord Nguyen
Red, shiny fertile soil – covering all lands.
2.    Mekong river – enormous shellfish haven,
Rice stock as famously known – feeding Vietnam
3.    Then, one day appeared Big Dam,
El Nino – Northern terror - all softly killing South Vietnam!
4.    Twenty millions people – Oh , Good heavens !
Dispersing, begging, for food – Oh, Good heavens !
5.    Country leaders – How does it mean !

(Translated by: Susan Nguyen , MA, National Board for Professional Teaching Standard)

Đầy đọa dân Nam

Hỡi ơi – duyên hải miền fTrung,
Quân thù (Formosa – Vedan) thải độc – phá tung môi trường!
Biển xanh – thành bãi chiến trường,
Hàng loạt cá chết – hỡi phường “chuyên tu”
Lãnh đạo – dốt nát – thậm ngu !
Mặc “con dân khóc “ – vi vu – quan thầy.
Miền Trung – thiếu đất cấy cầy,
Chặn đường bẫy cá – đọa đầy dân tôi!
“Hà Lội” – bì bõm – lội bơi
Nam Trung đói rách – Trời ơi – Đất Trời !
“Tượng Đài – xây cất muôn nơi !

Lão Hạc Mây Tần
(Trên không phận Thung Lũng Hoa Vàng, 6/2016)

Tyrannized Vietnam

1.    Oh, my goodness gracious – Our Coastal Central Region,
Invaders (Formosa, Millcon… ) released poison – ruined ambiance !
2.    Blue seas – transformed to battle field,
Million dead fish – Oh, my ill-educated country leaders !
3.    Empty – headed, obtuse “country leaders”,
Glorify China, Ignore people’s pleas.
4.    Central Vietnam – no land to cultivate,
No fish netting – Oh, my poor, tormented people !
5.    “Ha Loi” – floading, drowning,
Starving Central, South – Oh my goodness gracious !
6.    Why monuments, statues being erected everywhere ?

(Translated by: Susan Nguyen , MA, National Board for Professional Teaching Standard)