Chuyện nhiều tập của lớp P1

Tư Nguyễn


Mùa xuân đã giã t, ngày Xuân Dung tr v M đã gn kề. Cuc vui nào cũng tàn. Năm nào c vào ngày đưa ông Táo v tri là nh Dung t bên kia na vòng trái đt lại ln li  quay v thăm quê hương, thăm gia đình và thăm đám bn bè ln xn bên ny.

            Lê Tâm là người đầu tiên biết Dung về đến nhà. Sẽ có những cú điện thoại cho từng người. Thời buổi hiện đại hôm nay chỉ cần nhấc máy là đã gặp nhau rồi. Tội nghiệp nhỏ Tâm, có ai trả đồng nào tiền điện thoại đâu mà cứ phải gọi báo tin cho từng người.

            Nhưng thời gian gần đây, không biết có phải do vì cơm áo gạo tiền, hay vì những vướng mắc nào đó, mà những buổi họp bạn mỗi ngày một vắng hơn. Tâm vẫn gọi. Bạn từ chối nhiều hơn bạn đến. Sao thế nhỉ?. Quê hương mình cuộc sống quá bon chen. Tuổi già như bọn mình  vẫn còn bận bịu nhiều với đàn con cháu, nên những cuộc vui họp mặt bị hạn chế nhiều.

            Những năm trước khi Dung về, lần họp mặt nào cũng khá đông. Có khi gần 30 người. Mấy lần sau thì ít đi, chỉ còn chừng phân nửa, có lúc chỉ có mười người. Như năm nay, Tâm gọi vòng quanh hơn 20 người, nhưng giờ chót chỉ có Tâm, Duyên, chị Hai, Đỗ Năm, Kim Ngọc, Hạnh Út, Xuân Mai, Sương, Lưu Hạnh, Xuân Dung và Tư.

            Các bạn mình ơi, sao thế nhỉ?. Tình bạn bọn mình không đủ lửa để sưởi ấm cho tình thêm thắm, cho bạn thêm gần nhau sao.?

            Mình nghe lòng buồn rượi. Bạn biết không, ngày đầu Đặc San Trinh Hoài Đức ra đời bạn bè trên toàn thế giới tham gia còn thưa thớt lắm, nhưng tình bạn nung nóng lên từng ngày tháng, đến Đặc San Quý Tỵ nầy thì dầy đặc bài viết gửi về cho Minh Tâm. Anh chị viết nhiều về bạn bè, về thầy cô , trường lớp trong tình cảm đậm đà tình yêu thương. Hầu như ai cũng nhớ thầy , nhớ bạn, nhớ trường với  bao kỷ niệm được đun nóng lên để mình thấy chập chờn đâu đó hình bóng bọn mình ngày xưa áo trắng. Họ mơ một ngày họp mặt bên nhau cho thỏa lòng.

            Minh Tâm ơi - Bạn có bí quyết nào mà bạn bè ở bốn phương trời luôn hướng về ánh lửa thương yêu mà tình thân bè bạn ngày cháy rực thêm lên, dù cho các bạn có xa nhau nửa vòng trái đất.

            Bọn mình nơi quê nhà có phải chăng đường đi không khó vì ngăn sông cách núi , nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.

            Lần nầy Xuân Dung về quê hương nhưng tâm tư không vui. Một chút gánh nặng gia đình con cái, một cái mất mát người cha già ra đi chưa lâu, một chút bệnh tật làm cho thể xác hao mòn. Nhưng không vì thế mà bạn quên bạn bè, vẫn nhớ và gọi cho từng người. Thăm quê hương lần nầy những buổi gặp nhau nhiều hơn lần trước, tuy không đông đủ  như lúc xưa, nhưng còn số bạn ít vướng bận gia đình thì luôn có nhau.

            Thúy Liễu không về được trong ngày họp mặt. Vài đứa bọn mình như Tâm , Duyên, Dung, Năm, Hảo, Tư, Hạnh , Út, chị Rê, Kim Ngọc ra tận Bà Rịa, trước thăm bạn sau viếng chùa.  Liễu hướng dẫn bọn mình đi tham quan nhiều cảnh chùa. Có chùa nguy nga tráng lệ như chùa Bửu Long (chùa Miến Điện). Những hàng cột to lớn  rực vàng, nơi chánh điện. Ngai để Phật ngự được sơn son phết vàng thật. Đó là lời của vị sư hướng dẫn cho mình biết thế. Vòng quanh chùa Bửu Long phong cảnh hửu tình, nên thơ biết bao.

            Sang chùa Phổ Hiền, thì đơn giản, hiền hòa như những vị sư cô đang mời nước bọn mình. Ngôi chùa chỉ có ngôi chánh điện là khang trang nhất, chung quanh là những táng cây to lớn  rủ bóng, che rợp cả sân chùa. Xa hơn có vài ngôi nhà sàn lợp lá dừa nước, tạo cho cảnh chùa dáng vẽ bình yên, thơ mộng. Những bát nước nóng hổi nấu bằng năm loại đậu, bốc hương thơm ngào ngạt, chưa nhấp vào mà đã nghe khoan khoái dể chịu làm sao.

            Đến chùa Phật Đăng, nơi nầy các sư ân cần mời nước, còn thuyết pháp cho nghe những thuyết nhà Phật. Chùa nầy người viếng rất đông, nhà chùa có đãi ăn cho khách thập phương. Bên ngoài cảnh trí êm đềm, bọn nầy vòng ra sau chùa, cảnh đẹp vô cùng, nhẹ nhàng đi dưới các vòm cây mát rượi, lòng nghe thư thái quá.

            Kỳ nầy Dung về nước, có ý định đem các con về bên ấy luôn, không biết rồi có còn trở về nữa chăng?. Một chút buồn cho nhóm bạn. Các buổi họp dầy thêm, dù chỉ còn vài đứa, nhưng ngày nào cũng sang nhà Dung chơi, dù chỉ ăn chén cơm với khô chiên, hay nấu nồi bún riên nho nhỏ, rồi xúm nhau vui vẻ vừa ăn vừa kể nhau nghe chuyện vui buồn.

            Phương Loan khó thể về Búng họp bạn vì mẹ già không người trông chừng, nên có ý định mời bọn mình đến nhà chơi. Chỉ có vài đứa như Dung, Năm , Hảo, Tư. Cả bọn đi dạo Saigon giữa cái nóng chan chát của buổi trưa tháng giêng, cùng nhau đi ăn kem Bạch Đằng, rồi đi vòng vòng trên phố như ngày xưa còn là học trò dung dăng  dạo phố.

            Đi chơi thỏa thê rồi mà Phương Loan còn sợ chưa vui lòng bạn, lại hứa sẽ sắp xếp về Lái Thiêu và mời bạn đến quán đồng quê của người em là Hai Châu để thưởng thức vài món ăn đặc sản quê hương như rắn, rùa, bồ câu, vịt nướng chao, gà hấp tỏi…

            Thế là một ngày đẹp trời Loan về Lái Thiêu, bọn mình năm đứa: Dung, Năm, Hảo, Duyên , phất xe xuống, ăn uống tưng bừng, xong karaoke tại chỗ luôn. Loan, Dung, Năm ca hát  vui đùa, còn Tư và Hảo ăn no quá, nằm trên ghế salon ngủ một giấc ngon lành. Thế là hết một ngày rong chơi.

            Đến chị Hai mời đám cưới cũng ở Saigon. Kỳ nầy tham gia nhóm có Tâm, Duyên, Dung, Năm, Hảo, Xuân Mai, Kim Ngọc, Út, Hạnh, Sương, Tư. Đi đám cưới mà chủ xị bao luôn xe đưa đón mới tuyệt vời chứ. Trên xe, nhỏ Xuân Mai kể chuyện cười. Ôi, cả bọn cười bò lăn, cười tuôn nước mắt, cười đến nỗi có thể “tè ra quần” chứ chẳng chơi.

            Vào nhà hàng gặp chị Hồng, gặp chiến hữu rồi. Mừng mừng , nói nói như cái chợ chòm hổm. Nói cười ỏm tỏi, quên là đang dự đám cưới, quên là ta đã 60 cái xuân xanh rồi. Chị Hồng được chị Hai trao quyền tiếp đãi bọn nầy. Chị lịch sự mời cac bạn ngồi, nhưng có ai vội ngồi xuống đâu, cứ lo vổ vai, vổ chân , líu ríu hỏi han chuyện trên trời dưới đất.

            Đây là nhà hàng nầy sang trọng nhứt nhì Saigon đó nghe. Majestic gì đó. Cả bọn như Tư Ếch đi Saigon lần đầu. Món ăn là súp thì cho là canh khoai từ. Hải sâm thì bảo da heo xào. Chè hạnh nhân với phô mai thì la lên  trời ơi tàu hủ non mà nấu chè. Cả bọn làm cho chị Hai một phen ngẩn ngơ. Chị bảo hôm trước người ta cho Hai ăn trước rồi mới đặt bàn, ngon lắm mà, sao giờ tệ dữ vậy ta?. Cả bọn cười lăn một phen vì sự thật tình của chị Hai.Trời ơi - 60 năm cuộc đời rồi mà còn phá phách như thời ngây thơ 16 trăng tròn.

            Nói đến chuyện 60 tuổi đời. Năm nay một nhóm vừa qua tuổi 61, tức là sinh1952, phải tổ chức mừng thọ 60 . Đáng lý ra mừng năm trước nhưng phải chờ Xuân Dung về thì mới thực hiện. Chị Hai lớn hơn một tuổi hùn chung với tụi nầy như Duyên, Lưu Hạnh, Tư, Xuân Mai, Sương, chị Rê, Ngọc Dung, còn nửa như Lệ Hà, Giác, Ánh… nhưng mấy người sau không tới được.

            Luật: Ai là người phải đãi thì sẽ đem một món gì đó. Sẽ hùn chung vào, địa điểm họp tại nhà xưa của chị Hai ở Bình Nhâm. Các bạn ơi, đồ ăn quá xá, nào là cháo gà, gỏi gà, hột vịt bát thảo với tôm khọ củ kiệu, bò xào cuốn bánh tráng, mì xáo tôm, thịt luộc, trái cây đủ thứ, thêm vào đó hai chai rượu nho. Cả bọn cùng ăn và nhâm nhi chút rượu cho đậm tình bằng hữu. Mấy đưa còn lại là Tâm, Kim Ngọc, Dung, Năm, Hảo, Út, Hạnh… là đàn em thua một tuổi thì được đãi ,ăn không tốn tiền, chờ lại năm sau tới phiên… Ôi vui quá là vui!

            Xong trận nầy Xuân Dung rủ đi Bến Tre chơi. Lần nầy đi có mục đích, vừa chơi vừa thực hiện nhiêm vụ “làm từ thiện”. Xuân Dung vâng lời gia đình đem 40 phần quà về vùng quê nghèo Bến Tre để biếu cho những gia đình quá khó khăn. Mỗi phần gồm 10kg gạo và 7 gói mì. Về đây mới thấy dân mình còn nghèo khổ lắm. Nhiều hoàn cảnh rất tang thương, những phần quà nầy như hạt muối bỏ biển, người dân nghèo nghe có quà họ mừng biết bao. Ai cũng vội vàng đến sớm, có người một ngày chỉ có một bữa cơm duy nhất mà phải đi lảm nông cực khổ. Họ cũng nhờ sự giúp đỡ phần nào của chính quyền, nhưng quê đã nghèo thì chính quyền kinh phí cũng nghèo, sự giúp đỡ  cũng ít ỏi mà người nghèo thì quá đông. Ai được xã ghi tên là quá sức nghèo, nhưng cũng có thắm vào đâu, ai không có tên nghe có quà họ chạy đến tận nơi để tìm gặp Dung  xin giúp đỡ. Nhưng đông quá, lực bất tòng tâm, đành hẹn lại lần sau, tài chính mình có hạn định, nhìn người ta lủi thủi đi về mà nghe xót xa.

            Thực hiện xong nhiệm vụ, bọn mình đi lòng vòng theo đường làng quê rợp bóng cây chôm chôm. Ở đây người ta trồng chủ yếu là loại cây nầy, xen thêm vào là mận, bưởi, cam… Năm nay bưởi bị một loài sâu lạ đục khoét, bị hư khi còn là trái non, rụng lền dưới gốc. Người dân vội bọc trái lai khi vừa trổ ra, nhưng như thế thì trái sẽ không phát triển lớn được. Ai cũng đành nhắm mắt xuôi tay chờ khổ.

            Quê nghèo nhưng cảnh trí thí đẹp lạ thường. Mùa nầy cây chưa trổ  trái, cây toàn lá. Vùng quê sông nước, nơi nầy có con sông nhỏ, người dân ở đây dùng nước nầy vừa tưới cây, vừa bơm lên lóng phèn cho sinh hoạt hàng ngày.

            Nhưng nơi đây rất thanh bình, không ồn ào xa hoa. Đường làng đều rợp bóng cây. Người dân hiền hòa , hiếu khách. Nhà ngủ không cần đóng cửa. Xe máy bỏ ngoài hè hàng đêm. Quê nghèo nhưng thanh bạch, không như nơi xa hoa chốn thị thành đôi dép mới mua bỏ trước thềm nhà, quay qua đã bị “chôm” mất rồi. Sung sướng nhất là sự ân cần tiếp đón của mọi người, đi đâu người ta thấy mình họ đều chào hỏi vui vẻ, còn mời vào nhà chơi. Họ có món gì cũng mang ra mời ăn, có chút quà gì họ cũng biếu tặng. Nếu biết mình là người quen của gia đình nào trong xóm là họ hồ hởi chào mừng. Bây giờ chưa tới mùa hái trái nên gia đình nào cũng còn rảnh rang, khỏe ra làm vườn , mệt thì vào nghỉ, không bó buộc như vùng công nghiệp mình. Gia đình xui gia của Dung thật là tuyệt vời. Bọn nầy ở đây ba ngày , mà ngày nào họ cũng ân cần phục vụ, từ miếng ăn cho đến việc ngủ. Cả hai ông bà và các người con đều hết lòng, làm cho bọn nầy phải ngại ngần.

            Rời Bến tre thơ mộng, trở về Búng, bọn mình mệt nhoài. Nhưng chưa hết đâu , đang nhẩm tính chuyện ngày mai lại đến nhà Dung tiếp tục, vì Xuân Mai vừa điện cho Dung: “Ê, tụi bây ơi, chủ nhật nầy đám giổ chồng yêu quí của tao, tao cúng ông tại nhà, xong tao sẽ mang đồ ăn xuống nhà Dung ăn nhậu cho thoải mái hé”.

            Thế là ai đến được thì ăn , ai bận thì dịp khác, lại ăn nữa rồi. Ôi chu choa: cá nướng nè, thịt luộc, tàu hủ chiên dòn cuốn bánh tráng, khổ qua hầm, khổ qua kho , bánh đúc, trái cây đủ thứ, sao mà cứ ăn, mình sắp thành cái thùng phuy rồi.

            Trận đánh nầy vừa tàn, Đỗ Năm lại tuyên bố: “Tao sẽ đãi nhỏ Dung bún riêu, chào tạm biêt bạn  hiền”. Trong cuộc đố vui Thái Hảo thua trận, lại một nồi bún riêu kế tiếp.

            Còn lại vài ngày Xuân Dung lên máy bay, muốn cho cuộc vui không tàn, lần nầy Dung gọi điện cho từng người, với tâm nguyện chào tạm biệt các bạn. Hên ghê, lần nầy khá đông, nếu đầy đủ chắc gần 30 người, nhưng giờ chót chị Bảy, chị Rê cáo lỗi vì chuyện gia đình. Chị Hồng cột sống tổn thương phải mang đai nên không đi. Huỳnh Mỹ, Huỳnh Chân hẹn ngày mai. Hoàng Mai buồn cha mới chết, không thể dự.  Kim Cúc làm đám 21 ngày  cho Mẹ.  Ngọc Dung đưa cháu nằm viện gửi lời xin lỗi…

 Còn lại cũng những người cũ, có thêm vài người mới như  Nguyễn Ánh, Lệ Hà, chị Thái, Bạch Huệ, Phùng, Giác. Tất cả cũng được 19 người. Cuộc vui không đủ mặt bạn bè, nhưng vẫn tràn ngập tiếng cười. Đồ ăn thì dọn lênh láng, cả bọn chỉ có nói và cười quên  ăn, cùng vổ tay hát bài vòng tay lớn. Đứa thuộc, đứa quên lời, bài ca bị cắt khúc giữa chừng thay cho tiếng cười đùa rộn rã. Niềm vui như tràn ngập, tất cả quên tuổi đời mình đã về chiều, bỏ lại sau lưng những phiền muộn , lo toan của đời thường, cứ ngở mình còn là nhóm học trò  ngày nào tung tăng chân sáo đến trường.

Tạm biệt nhau với những tràng cười sảng khoái, gương mặt ai cũng rạng niềm vui, tình bạn thắm thiết thay giây phút nầy.

Chào cac bạn nhé, hãy vui lên vì tình học trò còn rực sáng trong chúng mình, hẹn  sẽ bên nhau vào những cuộc vui của một ngày nào đó, bọn mình vẫn còn có nhau như những tháng ngày nầy .

Tạm biệt Xuân Dung, chúc bạn lên đường bình an nhé. Mong sao những ngày tháng bên nhau nơi quê hương sẽ làm hành trang chứa bao kỷ niệm êm đềm đưa bạn về bên xứ người mịt mùng dịu vợi ấy. Chúc bạn luôn vui… Tạm biệt…