Chùa Bửu Nghiêm ( Bình Dương )
bacsinhaque

( Lòng thành con kính dâng ông Năm, thầy Thích Kiến Ngạn, với tất cả lòng kính mến và tri ân. )


Từ siêu thị Coop Bình Dương, ngã tư Gò Đậu, bạn đi về hường tây theo đường 30 tháng 4, qua trường Trung học Võ Minh Đức, tới ngã 3 giao với đường Nguyễn Tri Phương, quẹo tay phải sẽ về bờ sông chợ Thủ Dầu Một, quẹo tay trái về nhà máy đường Bình Dương ( nay không còn ). Trước mặt bạn là quán cá lóc Hai Cường ( cũng có tiếng ).

Con hẻm nhỏ cạnh bên quán có một tàn cây to, nếu để ý , bạn sẽ thấy một tấm bảng nhỏ khiêm tốn " Chùa Bửu Nghiêm". Đi vô trong hẻm vài mươi mét nữa, mới thấy cổng chùa.

Một ngôi chùa nhỏ, xưa cũ, mái ngói âm dương đơn sơ, nhưng có một vườn cây kiểng rất đẹp. Đó là ngôi chùa duy nhất trên đất Bình Dương tu theo pháp môn Thiền. Nói chính xác hơn là tu theo phái Thiền của thầy Thích Thanh Từ. Nhưng lạ một điều, nó lại không có tên trong hệ thống thiền viện trực thuộc Thường Chiếu, thiền viện trung ương của Thiền Việt Nam. Mặc dù 3 đời sư trụ trì ở đó đều là đệ tử của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Không hiểu tại sao?
Có lẽ nó chỉ là một ngôi chùa nhỏ khiêm tốn so với các thiền Viện.

Tôi tìm trên Google, chỉ cho một kết quả duy nhất về chùa Bửu Nghiêm ở Bình Dương, còn lại đều ở nơi khác. Nhưng bài cũng chỉ là những hình ảnh chụp lại chữ từ trong một cuốn sách nào đó.

Nhưng tôi được biết một nơi khác ở đất Bình Dương này, đã trở thành Thiền Viện "lộng lẫy". Trước đây, nơi đó chỉ là một Thiền thất, Thiền thất Phúc Trường, ở gần chợ Bến Thế. Khu đất này của bà hãng nước đá Hồng Đức dâng cúng cho Thường Chiếu. Mời coi ở đây:
http://thuongchieu.net/index.php?opt...article&id=481

Theo tài liệu tôi tìm được nói trên. Chùa Bửu Nghiêm ở Bình Dương còn có tên gọi là chùa Ông Tía, theo tên gọi của một con rạch nhỏ ở gần đó: Rạch Ông Tía. Còn ông Tía là một trong những người khai phá vùng này, khoảng năm 1850 trở về trước.

Chùa lúc đầu nằm trên một ngọn đồi gần ngoài Gò Đậu, chắc ở khoảng đường Bùi Quốc Khánh về ngã 3 Lò Chén bây giờ.

Năm 1951, chùa được dời về vị trí bây giờ, gần bờ sông Sài Gòn hơn.Người dời chùa lúc đó là hòa thượng Chương Lành- Nguyên Từ. Lúc đầu chùa được xây nhìn ra hướng đồng ruộng bên bờ sông, tức hướng tây nam, sau được cất lại quay qua hướng bắc, từ năm 1962.

Sách viết: Tính tới bây giờ chùa đã có 10 đời trụ trì ( không biết sách đó viết vào năm nào? ).

Sách cũng viết: Nguyên trước đây chùa tu theo pháp môn Thiền tịnh song tu ( Thiền và Tịnh Độ ), từ năm 1993 có khuynh hướng chuyển sang tu thiền, do ông Nguyễn Hiền Muôn, pháp danh Kiến Đạo, xuất thân từ Thiền Viện Thường Chiếu, và là đệ tử của hòa thượng Thanh Từ, đã đề ra lối tu thiền tại chùa.


Cổng Chùa Bửu Nghiêm


Chùa Bửu Nghiêm

Thầy Thích Kiến Đạo thì tôi có biết, lúc ông làm trụ trì ở chùa, khoảng năm 1993-1994.

Vì tôi có một người thân, tôi kêu bằng ông Năm, là sư đệ của ông. Ông Năm, tức Thầy Thích Kiến Ngạn. Kiến Ngạn, nghĩa là thấy bến bờ.

Ông Năm, thường gọi ông Năm Nhật Tân, vì trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông là chủ tiệm vàng Nhật Tân, ngoài chợ.

Ông Năm là ba của thằng Dũng, bạn của tôi. Ba của thằng bạn, sao lại kêu bằng ông, kỳ vậy?

Bởi vì, ông là bạn của ông ngoại tôi, hai ông cùng một tuổi. Tuổi Hợi- 1923. Ông ngoại tôi lấy vợ sớm, 19 tuổi đã có Má tôi. Còn ông Năm,lấy vợ trễ hơn ông ngoại tôi, mà 46 tuổi còn đẻ thêm đứa con út, là thằng Dũng. Má tôi kêu ông bằng bác Năm, biểu tôi kêu thằng Dũng bằng cậu, nhưng ở trong xóm, tôi lỡ kêu nó bằng thằng rồi, khó sửa lắm. Cho nên, tôi kêu bằng ông bà Năm, mà kêu thằng Dũng, và kêu theo nó, là mấy anh chị của nó, mà lẽ ra phải kêu bằng cậu, bằng dì. Ông Năm lại dạy thằng Dũng kêu má tôi là cô, vì má tôi là cô giáo dạy kèm cho nó. Vậy là, ông ngoại tôi nói mất hết một vai, nhưng không biết mất ở chỗ nào. Ông Năm cười nói, thôi kêu làm sao cũng được hết con à, miễn đối xử với nhau cho tốt là được rồi.

Ông ngoại tôi có tiếng nghiêm túc, tiếng "khó" ở trong xóm, đám con nít rất sợ, thì ngược lại, ông Năm lại được tiếng dễ và thương người, đám con nít rất thích ông. Tôi có kể bên Diễn đàn nhịp cầu Y khoa trong dịp tết năm nào đó rồi. Con nít tới nhà ông phá rầm rầm, hái trái cây, hái khế chua chọi nhau đùng ầm trên mái tole nhà kho, chuồng heo, ông bà chỉ cười, còn kêu xuống uống nước, cho ăn bánh, nhắc nhở coi chừng té. Rồi kêu người đào thêm ao, đổ cát cho sạch để tụi tôi tắm, chơi mỗi chiều. Tôi có nhắc chuyện ngày tết ông dắt tôi với thằng Dũng và đám bạn đi ra ngoài chợ mua pháo, mua bánh, cho quà , cho tiền mấy người lang thang không nhà. Ông xúc động rưng rưng nước mắt trước cảnh nghèo khó của đồng bào đi kinh tế mới về, không còn nhà cửa, phải ở ngoài chợ.

Rồi mùng 4 năm nào ông cũng dắt tôi với thằng Dũng, thằng Kiều đi chơi Sài Gòn, coi chợ hoa, chợ bán chim, chó ở Hàm Nghi. Mà đi xe đò, xe buýt hồi đó cực hơn bây giờ nhiều. Má tôi nói mang ơn ông lắm, vì tôi không có cha để dẫn đi chơi, cha tôi phải lâm tội tù mười mấy năm ròng. Má tôi là đàn bà, lại bận con đông, việc nhiều, không thay thế người cha được. Còn ông ngoại tôi thì quá chán ngán cảnh đi lại trong thời đó, lại không thấy vui khi đi lang thang như ông. Chính ông đã truyền cho tôi cái cảm giác thích đi lang thang, hòa nhập với đời, tuy cực mà vui, mà thấy mình còn sung sướng hơn rất nhiều người khác.

À quên, ngày 30 tết năm nào, ông cũng đưa thằng Dũng với chị Hạnh, là học trò của má tôi, qua nhà "Tết" thầy, quà bánh, trà mứt và mấy chậu hoa đẹp. Ở nhà ông cũng trồng đủ loại hoa kiểng, có mướn ông già Hai phụ với ông chăm sóc. Có lẽ vậy mà sau này, khi ông tu ở chùa Bửu Nghiêm, mỗi lần vô đó tôi thấy cây trái và hoa rất đẹp. Sau khi xuất gia, ra ở ngoài Thường Chiếu một thời gian, ông cùng với sư huynh là sư Kiến Đạo về tu và hoằng pháp thiền ở chùa Bửu Nghiêm này. Khi sư huynh ông qua đời, thì ông trụ trì ở đó cho tới ngày mất. Bà thì cũng xuất gia sau ông ít lâu, khi thằng Dũng đã có gia đình ổn định. Bây giờ bà ở tại Phúc Trường ( đã nói trên )

Năm tôi học lớp 9, thằng Dũng lớp mười, ông mời thầy Thành tới nhà kèm cho thằng Dũng môn toán. Tôi nghe ông và Thầy Thành hay đàm đạo về Phật pháp, ông và Thầy cũng hay đi chùa. Năm tôi học Thầy Thành, lớp 10 và 11, thầy cũng hay đưa chúng tôi đi viếng chùa ở Biên Hòa, Tân Uyên. Mấy năm sau thì ông xuất gia, ở ngoài Thường Chiếu. Chị Hạnh và thằng Dũng buồn lắm, vì còn nhỏ, chưa hiểu hết sự đời. Mấy anh chị lớn thì cũng không nghe nói gì, duy chỉ có anh Lộc, anh rể thứ 3 của thằng Dũng, là ủng hộ hết mình. Anh an ủi mấy đứa nhỏ và nói về cái giả hợp, cái vô thường của cuộc đời này. Anh nói xuất gia đi tu như ông bà Năm không phải là trốn tránh đời, mà mình thật sự bước vô một giai đoạn mới, có ý nghĩa hơn, rồi mấy em sẽ hiểu. Anh cũng là thầy dạy võ cho tôi với thằng Dũng và là người đầu tiên nói với tôi về chữ vô thường, về kinh Kinh Cang: Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm. Tới giờ, mỗi khi nghĩ về anh, tôi vẫn còn như nghe anh nói bên tai: Đạo khả đạo, phi thường đạo. Danh khả danh, phi thường danh. Vô danh thiên địa chi thỉ. Hữu danh vạn vật chi mẫu...( Lão Tử )

Tiếc thay, anh lại về cõi Phật trước cả ông Năm. Bỏ lại mình tôi, thằng "Đỗ Phủ" bơ vơ, uống rượu không còn thấy ngon, vì thiếu vắng "Đại thi tửu Lý Bạch sư ca". Anh ơi.



"Đường xá và nhà cửa của xóm cũ giờ khang trang hơn xưa. Ngôi nhà mái ngói trong hình giờ cũng không còn (nhà ông Quản, ông ngoại thầy Nhung ). Nhà của ông Năm cũng không còn, bây giờ là một biệt thự nguy nga của một nhà giàu mới.

Hai tòa nhà "Thành quan" cổ kính trong hình cũng mất đi hàng cây sao, cây dầu nhân chứng hàng trăm năm. Tất cả đều là giả hợp.

Những gì giả hợp cũng đều biến thiên, cũng đều sinh tử triền miên thôi mà."




RegularHebrewry-;}fun范i(ĩlang/galle癤ࠀ茈> ‟/" *Ɛ``  ܀±-@ࠀ஠խȇǿ污ࠀǤŰ7Ɛ넀ȃȁISOCT3 ISOCT3Regular Hebrewcss-le鳟T(ťgallery-wOr癤ࠀR(>‟7( Ɛ``  ܀±s@ࠀූٖǿ污ࠀǤŰ7Ɛ넀ȃȁISOCT2 ISOCT2Regular Hebrews-ru鲛t(ơgallery-.str_癤ࠀƦ>‟7( Ɛ``  ܀±@ࠀූٖǿ污ࠀǤŰ7Ɛ넀ȃȁISOCT ISOCTRegular Hebrewy-鱗i(ǝgallerycss-t(鱜癤ࠀga>‟7( Ɛ``  ܀±@ࠀූٖǿ污ࠀǤŰ3Ɛ넀ȃȁISOCP3 ISOCP3Regular Hebrew鰓)(șgallerycss-){鰘A(癤ࠀll>‟3% Ɛ``  ܀鲱@ࠀದͻǿ污ࠀǤŰ3Ɛ넀ȃȁISOCP2 ISOCP2Regular Hebrews(ɕgallerycss-,o鷔o(ɚ癤ࠀer>‟3% Ɛ``  ܀±(@ࠀದͻǿ污ࠀǤŰ3Ɛ넀ȃȁISOCP ISOCPRegular Hebrew(ʑrte_csstentCh鶐g(ʖga癤ࠀy->‟3% Ɛ``  ܀ʱ@ࠀದϲ@ǿ污ࠀǤŰ-Ɛ넀ȃȁGothicI GothicIRegular Hebrewlang/gallery-鶬E(˒gall癤ࠀss>‟-! &Ɛ``  ܀±a@ࠀୈҚȇǿ污ࠀǤŰ-Ɛ넀ȃȁComplex ComplexRegular Hebrewallery-hFres鵨t(̎lang/g癤ࠀry>‟-! )Ɛ``  ܀±l@ࠀ୙թʇ᠀ǿ污ࠀǤŰ+Ɛ넀ȃ∁Arial Unicode MSArial Unicode MSRegular Hebrewlerycss-ri鴤n(͊gallery-癤ࠀOr>‟+" iƐ`` � ✀±r@$ࠀસΈ￿￿￿?ǿ怿￿污ࠀǤŰ