Chiến tranh biên giới Hoa
Việt, 1979
Phạm Đức Liên
Phần 1:
A. Dẫn nhập:
1. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Saigon đầu hàng, Việt Cộng
(xin hiểu là Việt Nam Cộng Sản Đảng) thống nhất đất nước sau một cuộc chiến
không cần thiết (3 lãnh tụ Roosevelt, Churchill và Staline của 3 cường quốc
thắng trận – đã thỏa thuận về vùng ảnh hưởng và giải phóng các dân tộc nhược
tiểu – sau khi thế chiến thứ hai (1939-1945) chấm dứt tại hội nghị Yalta
tháng 2/1945 và Postdam tháng 7/1945) – cốt nhục tương tàn (4 triệu dân quân
đã chết – xác tan tành mà vẫn như mơ ! – đánh cho Trung Cộng, Liên Xô !).
Thừa thắng xông lên, Việt Cộng theo đuổi chủ nghĩa bá quyền: một Liên Bang
Đông Dương mà Việt Nam lãnh đạo. Một tiểu bá phía Nam cùng đại bá phương
Bắc (Liên Xô): kẹp chết Trung Cộng ở giữa. Hiểu rõ thằng đàn em bướng bỉnh,
vô ơn (không có Trung Cộng thì không thể thắng được Pháp, Mỹ), xoay chiều
– Trung Cộng ra tay trước/ bằng mọi giá - ủng hộ Polpot (Khmer Đỏ) làm chủ
Campuchia – từ đầu năm 1975 (cụ thể là Trung Cộng gởi hơn 10,000 cố vấn qua
giúp Khmer Đỏ; viện trợ 1.5 tỉ
đô la Mỹ/trong 3 năm 1976, 1977, 1978; cung cấp vũ khí, đạn dược, xe cộ,
xăng dầu, cho một đạo quân Polpot có 200,000 lính (tức 25 sư đoàn); xây dựng
đường mòn Đặng Tiểu Bình xuyên qua Thái Lan, mà cứu viện Khmer Đỏ. Quân Polpot
quấy phá mấy tỉnh Việt Nam dọc biên giới Việt Miên và đánh chiếm đảo Phú
Quốc. Việt Cộng viễn chinh, quân Việt tổng phản công trên khắp chiến trường
Campuchia – và ngày 23/12/1978, Phnompenh thất thủ, Khmer Đỏ tan rã!. Việt
Cộng lập chánh phủ Campuchia thân Việt Nam. Thủ tướng Việt Cộng Pham Văn
Đồng bay qua Nam Vang ký hiệp ước hỗ tương. Tướng Văn Tiến Dũng cũng bay
qua chào mừng chiến thắng – giữa lúc dầu sôi lửa bỏng
ở biên giới Việt Hoa (tháng 2/1979)!!
2. Người Hoa tại Việt Nam có khoảng 2 triệu (20% sinh sống
ở miền Bắc, 80% buôn bán ở miền Nam) – nắm giữ phần lớn thương mại (nhất là
tại miền Nam). Việt Cộng bài Hoa (ngược đãi, xua đuổi…) . Tháng 5/1978, Trung
Cộng phải mang tàu qua Việt Nam để chuyên chở khối người Hoa về cố quốc (230,000)
– đó là chưa kể nhiều người Hoa đã dùng đường bộ chạy qua nhiều cửa khẩu
ở biên giới Việt Hoa. Trong trận “túc cầu” nầy, Việt Cộng thắng Trung Cộng
1-0.
3. Tháng 6/1978, Việt Cộng gia nhập Hội Đồng Tương Trợ Kinh
Tế do Liên Xô đề xướng. Tháng 11/1978, Việt Cộng và Liên Xô ký Hiệp Ước Hữu
Nghị và Hợp Tác (có mục phòng thủ chung/quân sự). Vào thời điểm nầy thì Liên
xô là kẻ thù số 1 của Trung Cộng. Thế thì trên giấy trắng mực đen: Việt Cộng
không còn đu dây giữa Bắc Kinh và Moscow nữa mà hoàn toàn xoay trục (đi hẳn
với Liên Xô). Chứng cớ hiển nhiên qua những con số thống kê: tháng 8/1978
số cố vấn và chuyên viên Nga tại Việt Nam là 4,000, tăng
thật nhanh – để đầu năm 1979 là 6,000 (Đại tướng Obaturovym/ thường trực
tại Bộ Tổng Tham Mưu). Liên Xô ồ ạt viện trợ cho Việt Cộng: tên lửa phòng
không, xe tăng, máy bay , vũ khí tối tân qua cảng Hải
Phòng – nhất là sau ngày 17/2/1979 (chiến tranh Hoa Việt bắt đầu). Hàng hàng
lớp lớp tàu vận tải của Nga dồn dập bốc dỡ hàng. Viện trợ quân sự: 1977 là
130 triệu đô la Mỹ, 1978 là 600 triệu, 1979 là 1 tỉ). Nhiều phi cơ Liên Xô
bay đến Cam Ranh và 2 khu trục hạm bỏ neo ở Cam Ranh… Viên trợ kinh tế cũng
tăng nhanh (1975: 500 triệu đô
la, 1979 trên 1 tỉ). Trong khi đó thì Bắc Kinh rút hết cố vấn/chuyên viên
về và cắt đứt mọi viện trợ cho Việt Công từ tháng 6/1978. Cũng tháng 6/1978,
Bắc Kinh yêu cầu Hà Nội đóng cửa lãnh sự quán ở Côn Minh (Vân Nam), Nam Ninh
(Quảng Tây), Quảng Châu (Quảng Đông)… trong thời gian ngắn nhất. Cả hai bên
chuẩn bị chiến tranh.
4. Và Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Việt Nam là côn đồ. Phải
dạy cho Việt Nam một bài học”. Để trấn an quốc tế, họ Đặng nhấn mạnh: “Cuộc
trừng phạt sẽ giới hạn không gian lẫn thời gian”. Tháng 1/1979, Đặng Tiểu Bình
xuất ngoại – tìm kiếm đồng minh. Họ Đặng gặp tổng thống Mỹ Carter (30/1/1979),
trên đường về nước lại gặp thủ tướng Nhật. Ngày 16/2/1979, Đặng Tiểu Bình
họp với các tướng lãnh lần chót để ra chỉ thị và nhắc lại: “Tiến nhanh, diệt
nhanh, rút nhanh – hạn chế không gian, thời gian”. Sáng sớm ngày 17/2/1979,
cuộc chiến bắt đầu với biển người, biển lửa.. Những quả trọng pháo nổ dòn
dã – tiếp theo là từng đoàn xe tăng T59, xe bọc thép K63 với bộ binh tháp
tùng: biển lửa (súng phun lửa… ) biển người – đồng loạt tràn qua dọc biên
giới Việt Hoa dài 1285 km. Tưởng chừng như vở cả một bầu trời – không một
sinh vật nào có thể sống sót. Thế nhưng khí thiêng
sông núi, hồn thiêng dân tộc đã phù hộ chúng con – chiến đấu đến cùng – bắn
đến viên đạn cuối cùng – chết đến người lính cuối cùng – cho toàn vẹn lãnh
thổ Việt Nam cẩm tú. Và:
“Chết vì tổ quốc,
Cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướng,
Chí ta nhẹ nhàng.”
(Nguyễn Thái Học)
B. Chiến tranh biên giới Hoa Việt bùng nổ - ngày 17/2/1979.
1. Tương quan lực lượng:
a. Trung Cộng:
• Bắc Kinh dàn ra 2 mặt trận mà chiều dài chiến tuyến là
1285 km. Mặt trận Đông Bắc – quan trọng nhất do danh tướng Hứa Thế Hữu chỉ
huy và mặt trận Tây Bắc do Đại
tướng Dương Đắc Chí chỉ huy.
• 9 quân đoàn (mỗi quân đoàn gồm có từ 3 đến 5 sư đoàn)
và 5 sư đoàn độc lập. 4 sư đoàn pháo binh và nhiều trung đoàn phòng không
(với 500 đại bác và nhiều dàn hỏa tiễn địa không. Tổng số quân lính là
300,000. Cạnh đó là 500,000 dân công để tiếp tế, tải thương… Cuộc chuyển
quân áp sát biên giới Việt Hoa của Trung Cộng rất ngoạn mục: dân chúng vùng
biên giới vẫn sinh hoạt bình thường – say mê với “tứ hiện đại hóa” của Đặng
Tiểu Bình – loáng thoáng có nghe
thấy “dạy cho Việt nam một bài học” – mà ngâm nga:
“Mạc vị xuân tàn, hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
(Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai”)
(Ngô Tất Tố dịch)
• Trung Cộng huy động 700 chiến đấu cơ, phi cơ thả bom …
(trong tổng số 3,500 máy bay hiện có đến những phi trường gần biên giới Hoa
Việt và hạm đội Nam Hải (với 200 tàu chiến) trực sẵn ngoài khơi. Đạo quân
nầy sẽ xử dụng nếu Liên Xô tham chiến?.
b. Việt Cộng:
• Tổng chỉ huy cuộc chiến là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và
Đại Tướng Văn Tiến Dũng. Bộ tư lệnh Tiền Phương là tướng Lê Trọng Tấn. Khi
cuộc chiến xảy ra thì đến 50% chủ lực quân Việt Cộng đang viễn chinh tại Campuchia
!!! Và lãnh đạo đang say men chiến thắng!
• Ở thế phòng thủ - nhất là địa thế hiểm nghèo – trùng trùng
điệp điệp – vùng biên giới Việt Hoa, Việt Cộng đã bố trí từng sư đoàn tại
từng nút chặn (check points) – đằng sau những trung đoàn địa phương quân 95,
121, 192, 254, 741, và những trung đoàn độc lập 141, 147, 148, 197 … và trung đoàn
pháo 68. Binh lính tổng cộng là 100,000 cộng với 170,000 dân công tải đạn,
tải thương… Quân đoàn 1 với 5 sư đoàn bọc vùng trung nguyên – bảo vệ Hà Nội,
Hải Phòng. Hai sư đoàn 327, 337 được tăng phái cho
mặt trận Lạng Sơn – khi quá nguy kịch (23/2/1979). Hai bên đều tăng
quân cứu viện.
• Việt Cộng được trang bị bằng võ khí hiện đại (cả kho võ
khí tối tân của quân lực VNCH để lại sau 30/4/1975: M16, M79, đại bác 175
ly… ) kinh nghiệm chiến đấu vẫn còn nóng hổi (cuộc chiến vừa tàn 1975) – trong
khi quân Trung Cộng “ngồi chơi xơi nước” trên ¼ thế kỷ sau chiến tranh Triều
Tiên (1950/53). Thế nhưng đồng bào thiểu số sống dọc theo biên giới Hoa Việt
và dân tộc thiểu số song dọc theo biên giới Việt Hoa vẫn liên lạc mật thiết
với nhau vì cùng một nguồn gốc. Và khối người Hoa số ở Bắc Phần là 2 nhóm
vô cùng quan trọng trong cuộc chiến nầy. Họ làm tình báo, địch vận, giao
liên, cắt dây điện thoại… cho Trung Cộng. Tình báo Trung Cộng đã móc nối
được với họ từ lâu rồi.
2. Cuộc chiến bùng nổ: diễn tiến (xin độc giả theo dõi sát
bản đồ hành quân): Tiếng súng ầm vang hồi 5 giờ sáng ngày 17/2/1979 trên chiến
tuyến dài 1285 km. Tiếng súng chỉ tạm ngưng nổ sáng ngày 5/3/1979 (sau khi
Trung Cộng đã vào thị xã Lạng Sơn trong đêm/ngày 4/3/1979) sau khi đài phát
thanh Bắc Kinh tuyên bố: “Cuộc chiến tranh chấm dứt vì đã hoàn tất mục tiêu
và quân Trung Cộng chuẩn bị rút lui”.
a. Giai đoạn 1: từ ngày 17/2 đến 26/2/1979 (10 ngày).
• 17/2, ngày đầu của cuộc chiến: Trung Cộng tấn công như
vũ bão (vận động chiến): pháo tới tấp – rồi xe tăng
gầm thét và bộ binh (biển người). Chỉ ngày 17/2 quân Trung Cộng đã tiến sâu
vào Việt nam gần 20 km. Việt Cộng chống trả kịch liệt từ những hang động,
lũy chiến hào, hầm hố … khiến mặt trận phía tây, quân của tướng Dương Đắc
Chí phải khựng lại ở Lào Cai. Trên mặt trận phía đông, Hứa Thế Hữu cũng bị
cầm chân ở Đồng Đăng cửa ngõ vào Lạng Sơn. Cuộc chiến
quá khốc liệt, hai bên đều bị thiệt hại nặng nề! – đến khủng khiếp.
• Ngày 18/2 đến 22/2, Trung Cộng phải dùng du kích chiến:
đánh bằng những toán đặc nhiệm, những tổ đặc công – đánh bằng bộc phá, sung
phun lửa, bắn hoá chất … hai bên dành nhau từng
đường hầm, từng hang động, từng cao điểm… Dã man và quá ác liệt !. Đêm 22/2,
Trung Cộng chiếm được thị xã Lào Cai, Cao Bằng và Đồng Đăng sau 5 ngày quyết
tử. Việt Cộng di tản chiến thuật! chờ quân cứu viện.
• Tàu bay Liên Xô trực sẵn ở Cam Ranh ngày 24/2 giúp Việt
Cộng chở quân từ miền Nam ra Bắc (chở cả quân đoàn Việt Cộng đang viễn chinh
ở Campuchia) và vũ khí, đạn dược (cả tiểu đoàn pháo hiện đại nhất BM-21 mà
Liên Xô vừa viện trợ… đến Lạng Sơn – vì Đồng Đăng lá chắn cuả Lạng Sơn vừa
thất thủ) . Có thể Liên Xô tham chiến. Thế giới đại chiến thứ ba bùng nổ giữa
những người cộng sản anh em ! rồi lôi nhân loại vào khói lửa mịt mù!. Ngày
23/2 Đặng Tiểu bình tuyên bố: “Đây chỉ là cuộc chiến tranh hạn chế - sau
khi đạt mục tiêu – sẽ rút quân trong 10 ngày”.
• Ngày 26/2/1979: Trung Cộng xiết chặt vòng vây chung quanh
thị xa Lạng Sơn. Cuộc chiến bước vào một khúc quanh.
“Đường lên Việt Bắc quanh quanh,
Non xanh nước biếc, như tranh họa đồ."
(Cadao)
b. Giai đoạn 2: từ ngày 27/2 đến ngày 16/3/1979 (20 ngày)
• Đồng Đăng thất thủ ngày 22/2/1979 thì trước và sau đó
2 sư đoàn 327, 337 cùng nhiều sư đoàn khác (cả 1 quân đoàn) lên tiếp cứu
Lạng Sơn lâm nguy.
• 6 giờ sáng ngày 27/2 Trung Cộng bắt đầu pháo dữ dội –
tấn công mạnh để chiếm những cao điểm (như cao điểm 800) ngõ hầu ở thế thượng
phong: từ những cao điểm mà rót pháo vào những thị trấn nhỏ gần Lạng Sơn.
Lạng Sơn là thế trận cao điểm – không là thấp điểm (hang động, giao thông
hào …) như những chiến tuyến khác nữa.
• Từ ngày 28/2 đến 2/3 là “đoạn đường máu lửa”: đoạn đường
chí có 4 km – mà biết bao nhân mạng Trung Cộng mới áp sát được Lạng Sơn. Chiếm
được những cao điểm 340, 391… pháo binh Trung Cộng rót thẳng vào Lạng Sơn
– để rồi chiều ngày 4 tháng 3: Lạng Sơn thất thủ. !!! Pháo binh làm chủ chiến
trường.
• Sáng ngày 5/3/1979: Bắc Kinh tuyên bố: “đã đạt được mục
tiêu và chuẩn bị rút quân!” Để rồi ngày 16/3/1979. Bắc Kinh dõng dạc: “đã
hoàn tất việc triệt thoái quân khỏi Việt Nam”. Hà Nội thoát chết (đã ra lịnh
tổng động viên ngày 5/3/1979).
3. Hậu quả:
Chiến tranh biên giới Hoa Việt xảy ra rất ngắn ngủi: chỉ trong
vòng 1 tháng từ ngày 17/2 đến 16/3 năm 1979 thế nhưng bao tang tóc, tàn phá…
a. Trung Cộng: 17,000 binh sĩ tử trận. Việt Cộng : 25,000
liệt sĩ. Trong bất cứ một cuộc chiến tranh cận và hiện
đại thì tỉ lệ bị thương khoảng 2.5 lần số người bị chết.
b. Ngày 17/2/1979, trên con đường tấn công và xâm chiếm
Việt Nam, quân Trung Cộng đã tàn phá một diện tích khoảng 20kmx1285km để
đạt chiến thắng. Trên đường triệt thoái (sau ngày 5/3/1979) một lần nữa lính
Trung Cộng lại tàn sát và tàn phá đến bình địa mọi nhà thương, trường học,
chùa chiền, nhà thờ, di tích lịch sử…: 25,700 km2 (7.5% diện tích nước Việt
Nam). Hỏi rằng: “Có bao nhiêu thường dân vô tội của 6 tỉnh biên giới Việt
Hoa còn sống sót?". Bao nhiêu là chất xám để xây dựng lại Việt Nam cẩm tú!
Đau quá!
C. Lời kết:
“Sứ mạng lịch sử là sứ mạng cao cả và con đường lịch sử là
con đường quyết định”. Con đường quyết định những ngày đầu năm 1979 là Lạng
Sơn. Lạng Sơn thất thủ ngày 4/3 1979 từ đó dễ dàng cho đoàn quân viễn chinh
Trung Cộng tiến vào Hà Nội. Thế nhưng lại một lần nữa “Khí thiêng sông núi
– hồn thiêng dân tộc” đã phù hộ con cháu Lạc Hồng. Đặng Tiểu Bình – một phần
lo ngại dư luận quốc tế (cá lớn nuốt cá bé) – một phần sợ Liên Xô nhảy vào
chiến cuộc – đã chấm dứt cuộc chiến và ra lịnh rút quân. Hà Nội thở nhẹ nhỏm.
Trong trận “túc cầu” lần thứ hai thì Trung Cộng đã thắng
Việt Cộng 1-0. Trung Cộng và Việt Cộng đang đá trận cầu thứ ba. Không biết
có dám cản gan mà đá hay không? Hãy trông cậy vào thực lực của mình = 100
triệu dân Việt Nam (96 triệu trong nước và 4 triệu hải ngoại). Phải tự trị
đại học để sinh viên, giáo sư tự do phát minh, sáng chế (cụ thể là bằng
sáng chế được trình tòa (patents) ngõ hầu sánh vai cùng năm châu bốn biển.
“Việt Nam. Việt Nam ơi !
Bầu trời Nam rực sáng,
Tháng ngày đẹp tuyệt vời,
Điện tử - khúc ca vang “.
(Vietnam – oh Vietnam!
The brilliant Vietnam sky,
Future days are coming,
“Hi-tech” is the victorious song”.)
Phần 2:
1. Biên giới Việt Hoa (1285 km) là vùng núi rừng hang động
hiểm trở - nuiis đồi trùng điệp, tưởng như vô tận – là 2 vòng cung Đông Bắc
và Tây Bắc, che chở và ấp ủ - đàn con cháu Lạc Hồng trong cái nôi ấm áp –
châu thổ sông Hồng. Quân xâm lăng phương Bắc – hầu như lúc nào cũng gầm gừ
thôn tính “dải sơn hà cẩm tú đó”. Mẹ Việt Nam yêu dấu ơi
! Chúng con nguyện giữ trọn từng tất đất, từng thước
biển – mà tổ tiên đã hy sinh bao xương máu. Cụ thể là 3 lần con cháu Rồng
Tiên đã đánh tan đạo quân bách chiến bách thắng Mông Cổ trong những năm 1258,
1285 và 1288 … cho Đại Việt “Minh Châu Trời Đông”.
2. Chiến tranh biên giới Hoa Việt ngày 17/2/1079 chỉ kéo
dài 30 ngày nhưng sức tàn phá và sự tàn sát của nó thì khủng khiếp cho Việt
Nam. Trên đường triệt thoái (từ 6 tháng 3 đến 16/3/1979: chỉ 10 ngày) tướng
Hứa Thế Hữu (tổng chỉ huy chiến dịch) đã ra lịnh cho
binh sĩ: “Sát Cách Vô Luận” (“thấy là giết không cần lý lẽ !”). Bao nhiêu
thường dân chết oan!? Dù chạy thật nhanh mà trốn vào rừng
sâu. Dọc hai bên đường rút quân là bình địa (cầu cống, đường sá, nhà máy
nước, trạm phát điện… bị phá hủy hoàn toàn). Bình địa
một diện tích 20x1285 km = 25,700 km2 (tương đương 7.5% diện tích Việt Nam)
và nhân mạng như sau:
Trung Cộng: 17,000 binh sĩ chết, 42,500 bị thương.
Việt Cộng: 25,000 liệt sĩ, 62,500 bị thương, 35,000 thường
dân thiệt mạng (sai số 2%)
Ngay cả những cột mốc biên giới Việt Hoa cũng bị san bằng –
nhiều cột mốc bị đào lên và lính Bắc Kinh đem chôn sâu về phía Việt Nam khiến
ta mất khoảng 60 km2 (coi như 5x12km) phần lớn là những cao điểm quan trọng
(núi Lão Sơn cao trên 1400m - Âm Sơn, cao điểm 1059. Vị Xuyên, cao điểm 685/772…).
Cả hai thuộc Hà Giang. Ngày 16/3/1979, đài Bắc Kinh dõng dạc: “ Đã đạt mục
tiêu và hoàn tất cuộc triệt thoái.”. Thế nhưng chiến tranh biên giới Hoa Việt
vẫn âm ỉ, rồi nổ lớn năm 1984…, 1989.
3. Chiến tranh biên giới Hoa Việt tháng 2/1979 chỉ kéo dài
1 tháng nhưng có rào trước, đón sau với thế giới bằng tuyên bố của Đặng Tiểu
Bình (tạm gọi là cuộc chiến “easy talked than done”. Nhưng
tiếng súng nổ sau ngày 16/3/1979 ở biên giới Hoa Việt khốc liệt hơn, não
nùng hơn, giành giựt nhau từng ngọn núi, ngọn đồi, cao điểm, đánh xáp lá
cà bằng cảm tử quân (bạch binh chiến) rồi pháo binh rót ngày trên đầu quân
ta, quân thù bằng những địa danh: núi xay thịt, đồi thịt băm, lò vôi thế
kỷ, thung lũng gọi hồn … vì cả hai bên đều chết hết (trên 2,000 nhân mạng
trên một ngọn đồi!). Chiến tranh Hoa Việt 10 năm nầy (1979-1989) cứ âm thầm
diễn tiến, rất ít lời tuyên bố của giới chức thẩm quyền đôi bên nhưng vô
cùng bạo tàn bằng bạch binh chiến (tạm gọi là cuộc chiến “ Do more than talk”).
“Thương nước, thương nòi, con quốc quốc”, tác giả xin quý vị theo dõi cuộc
chiến nầy (10 năm ròng rã = 1979-1989) trong bài kỳ tới: “Dạy Việt Nam bài
học thứ hai !”. Dạy đến thuần thục thì thôi !.
4. Tình báo Trung Cộng giỏi lắm thế nhưng gián điệp Việt
Công cũng chẳng thua gì, lại thêm sự giúp đỡ của điệp viên Liên Xô. Ấy thế
mà sự chuyển quân của đạo binh Bắc Kinh áp sát biên giới Hoa Việt gần 1 triệu
người (300,000 binh lính với pháo binh, chiến xa, quân cụ, xe cộ thực phẩm
để chiến đấu trong 30 ngày cộng với 500,000 dân công..) và nhất là Trung Cộng
di chuyển 700 phi cơ chiến đấu, bỏ bom đến những phi trường sát biên giới
Hoa Việt để nếu cần thì chỉ 7 phút bay tới Hà Nội, rồi 200 tàu chiến của
hạm đội Nam Hải trực sẵn ở ngoài khơi (Biển Đông) … mà Hà Nội chỉ biết lờ
mờ!? Chưa kể những sự kiện rõ ràng: tháng 12/1978, Trung Cộng ngừng các tuyến
đường xe lửa tới Việt Nam và tháng 1/1979 các chuyến bay Bắc Kinh – Hà Nội
bị cắt đứt. Lạc quan tếu? hay nội tuyến ? của bài “Chiến tranh biên giới
Hoa Việt, 1979” tiếp theo nầy. Và để truy điệu 60,000 quân dân hy sinh cho
Việt Nam.
B. Tinh thần chủ quan, Việt gian ở ngay thượng tần kiến trúc
lãnh đạo Hà Nội:
1. Sau mỗi chiến thắng, đều có chia rẽ ở thượng tầng lãnh đạo:
a. Lịch sử đã chứng minh. Thời VNCH trước ngày 1/11/1963 khi
phải đoàn kết để đòi hỏi bình đẳng tôn giáo thì Thượng Tọa Thích Tâm Châu
và Thượng Tọa Thích Trí Quang đứng dưới một mái chùa. Sau ngày 1/11/1963
được bình đẳng rồi (trong quân đội VNCH trước 1/11/1963 chỉ có một Nha Tuyên
Úy Công Giáo!. Sau đó Nha Tuyên Úy Phật Giáo ra đời, chăm sóc tinh thần cho
85% quân nhân và gia đình là Phật Tử. Rồi Nha Tuyên Úy Tinh Lành…) vì nhiều
lý do… quý vị chia rẽ tạo ra Phật Giáo Viện Hóa Đạo, Phật Giáo Ấn Quang…!
b. Lịch sử là một sự tái diễn (L’histore est un éternel recommencement).
* Những nhà lãnh đạo quốc gia phải thấu triệt lịch sử - không
phải đọc mà phải học. Lịch sử (Bất Đại Học, Bất Tri Lý) và phải đậu
– cho dù nhân văn không chính xác bằng STEM.
* Sau khi từ hang Pắc Bó, Việt Cộng chiếm được một nửa lãnh
thổ (sau hiệp định Genève, 20/7/1954) từ vĩ tuyến 17 trở ra. Tháng 10 năm
1954, Việt Cộng tiếp thu Hà Nội. Kể từ đó Hà Nội chia rẽ:
- Phe chủ trương phát triển kinh tế miền Bắc rồi với thế
mạnh đó sẽ dễ dàng thống nhất Việt Nam.
- Phe chủ chiến, phải xâm lăng miền Nam bằng mọi giá (la
fin justifie le moyen). Phe nầy thắng.
* Ngày 30/4/1975 từ địa đạo Củ Chi, Hà Nội chiếm Sài gòn (không
kể gì đến hiệp ước Paris 27/3/1973 để thống nhất đất nước. Kể từ đó Hà Nội
chia rẽ trầm trọng.
2. Phe “Thừa thắng xông lên”hay phe “bần cố nông”. Tự cho mình
là “đỉnh cao trí tuệ”. Đó là phe chủ chiến, họ muốn thôn tính Campuchia rồi
Lào để lập nên Liên Bang Đông Dương do Hà Nội làm chủ để đối đầu với Trung
Cộng. Phe nầy gồm Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi 1906-2000), Lê Duẩn (Quảng Trị
1907-1986), Văn Tiến Dũng (Hà Nội, 1917-2002)…
3. Phe “kiến quốc trong hòa bình” hay phe “trí thức”. Hiểu
rằng do những khúc rẽ của lịch sử thế giới, Việt Nam đã thống nhất về một
mối. Hãy hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển
kinh tế mà bắt tay với mọi quốc gia trên địa cầu. Đứng đầu là Võ Nguyên Giáp
(cử nhân Luật, đại học Hà Nội/Đông Dương năm 1938, sanh tại Quảng Bình, 1911-2013)…
* Trong bất cứ cuộc tranh chấp nào giữa trí thức và bần cố
nông thì thường phe bần cố nông thắng. Võ Nguyên Giáp
và phe nhóm nhiều lúc bị thất sủng!.
* vì bị mua chuộc (do ngoại bang) hay
vì quyền lợi cá nhân, phe nhóm nhiều người từ phe tả chạy qua phe hửu hay
ngược lại như sẽ thấy sau đây.
4. Trong chiến tranh biên giới Hoa Việt, tháng 2/1979: Việt
gian giả vờ “lạc quan tếu !?
Lãnh đạo cao cấp nhất của Hà Nội không thống nhất ý chí!: trống
đánh xuôi, kèn thổi ngược.
• Phe dân sự: Lê Duẩn (Tổng Bí Thư): “Đập tan mọi âm mưu
xâm lược của chủ nghĩa bành trướng phương Bắc”. Thế nhưng hàng ngủ dân sự
cũng có chia rẽ (bị ngoại bang mua chuộc hay lạc quan tếu=chủ quan). Cụ thể
sáng ngày 17/2/1979 khi Trung Cộng tiến quân trên toàn biên giới Việt Hoa
thì trưa hôm đó cơ quan tuyên giáo vẫn thuyết trình: “Cho ăn kẹo Trung Cộng
không dám đánh Hà Nội “.
• Phe quân sự:
Ngày 16/2/1979, tướng Văn Tiến Dũng (chỉ huy quân đội nhân
dân) trong buổi sinh hoạt thân thiện cùng sĩ quan khi trả lời câu hỏi : “Bắc
Kinh tốt với chúng ta tại sao phải bố trí !. Ông ra lịnh cho quân chủng phòng
không: “ Sinh hoạt như thường lệ, ai đi phép cứ đi, ai ứng trực cứ trực, không
việc gì phải ứng chiến!”. Ra lịnh xong ông đi Campuchia giữa lúc dầu sôi
lửa bỏng ở biên giới Hoa Việt: chiến tranh bùng nổ lúc 5 giờ sáng ngày 17/2/1979.
Hai ba ngày trước cuộc tổng tấn công 17/2, địch đã pháo kích
thăm dò và gởi những toán trinh sát để định lượng tình hình. Thế mà ngày 16/2,
tại Cao Bằng trước ba quân, Thượng Tướng Đàm Quang Trung (lạc quan tếu hay
bị Bắc Kinh mua chuộc ?) : “Cho ăn kẹo lạc, Trung Cộng cũng không dám đánh
chúng ta!” Lãnh đạo thượng tầng của Hà Nội – có kẻ đã ăn kẹo Trung Cộng rồi
!?. Kẹo kim cương, kẹo vàng lá…
• Vài tháng trước biến cố trọng đại
17/2, dân quân địa phương nhiều vùng dọc biên giới Việt Hoa được lịnh lau
chùi súng ống rồi cất vào kho chỉ để một số tượng trưng cho canh phòng biên
cương! Giữa lúc Bắc Kinh ầm ầm chuyển quân áp sát biên giới Hoa Việt (ở đây
là ầm ầm không phải âm thầm nữa !). Việt gian ở thượng tầng giả vờ và lạc
quan tếu, bán Mẹ Việt Nam cho bọn bành trướng Bắc phương!!!. Mẹ yêu dấu ơi,
dân tộc nào cũng có kẻ gian – Việt gian sẽ phải đền tội trước lịch sử dân
tộc.
5. Đồng bào thiểu số sống dọc theo biên giới Việt Hoa là
“những cụm tình báo Hoa Nam”:
a. Có đến 54 sắc tộc sinh sống (làm rẩy, săn bắn..) dọc
biên giới Việt Hoa. Đông nhất là người Tày (1.6 triệu), Thái (1.6), Mường
(1.3), H’Mong (1.1), Nùng (1), Dao (750,000)… Đây là những con số thống kê
năm 2009. Bắc Kinh móc nối , vuốt ve cung cấp những nhu cầu tối thiểu như
mùa đông đến thì cho chăn mền… đặc biệt là cho các phương tiện truyền thông
(hầu như mỗi gia đình được cho một máy radio để nghe tin tức, dĩ nhiên là
nghe một chiều theo tuyên truyền của tình báo Hoa Nam). Đó là chưa kể đến
khối người Hoa còn lại sau tháng 5/1978.
b. Dân tộc thiểu số sống ở biên giới Việt Nam lại liên lạc
chặt chẽ với đồng bào thiểu số sinh nhai dọc biên giới Trung Hoa vì họ có
cùng nguồn gốc, ngôn ngữ… Đây là những cụm gián điệp nhỏ của tình báo Hoa
Nam: thâu thập tin tức, địch vận, cắt giây điện thoại, và nhất là chiến dịch
rỉ tai, gây hoang mang cho dân Việt (điển hình là đồng bào thiểu số nhóm Tày,
Mường bảo nhau: “Vua Đặng sắp qua thăm Lào Cai, Lạng Sơn..”)
C. Lời kết:
1. Cho dù đứng cùng trong khối cộng sản, Bắc Hàn chẳng tin
Liên Xô cũng không theo Trung Quốc. Bắc Hàn chỉ tin vào chính Bắc
Hàn để còn cháo lỏng mà húp ! Đi với Trung Quốc, cặp
với Liên Xô rồi vì quyền lợi, họ hy sinh mình như Mỹ đã hy sinh VNCH, Đài
Loan (Trung Hoa Dân Quốc)… thì chết. Chi bằng Bắc Hàn chế bom nguyên tử,
bom hóa học… hù mấy siêu cường quốc cho diễu diễu vui vui…
2. Trong The TOP 50 những nước mua nhiều vũ khí nhất thế
giới (2006-2010) thì Việt Cộng đứng thứ 43, (2011-2015) Hà Nội xếp hạng 8
(hay 3% tổng số vũ khí sản xuất – nếu chia đều cho 200 quốc gia thì mỗi nước
là 0.5%). The Statistics của Brookings Institute và SIPRI (Stockholm International
Peace Research Institute/ Sweden) tháng 2/2016 Nam Hàn mua 2.6% tổng số vũ
khí toàn cầu để đương đầu với Bắc Hàn. Hà Nội mua tới 3% – sẵn sàng
đụng độ với Bắc Kinh (trong khi ngân sách quốc phòng của Bắc
Kinh là 136 tỉ đô năm 2015 – Hà Nội chỉ có 4 tỉ!). Hãy trông cậy vào 100
triệu dân Việt Nam (96 triệu +4): bao nhiêu là chất xám cho Việt Nam High
Tech, cho Việt Nam điện tử…
Windy City / Indy 2/1/2016
Pham Duc Lien, EdD
Giáo sư sử địa trung học Trịnh Hoài Đức (BD), Nguyễn Trải (Saigon)
Former Prof (Maths) Central Piedmont Community College, NC