Khóa
I Cao Học Giáo Dục, 1970
Phạm
Đức Liên
A.
Dẫn
nhập:
1.
Cuối tháng 8 năm 1970 (niên khóa
1970/71) lần đầu tiên trong lịch sử Đại học Việt Nam – Viện Đại Học Sài
Gòn
(qua trường Đại học Sư Phạm – 221 đại lộ Cộng Hòa, Sài Gòn) khai giảng
khóa I
Cao Học Giáo Dục – hoàn toàn theo quy chế Mỹ.
2.
Khoảng 70 sinh viên, anh em chúng tôi
nô nức đến lớp – cho những kiến thức hiện đại hóa của đại học Hoa Kỳ.
Từ sau đại
chiến thứ II (1939/45) – Hiệp chủng quốc Bắc Mỹ nổi bật hẳn lên mà lãnh
đạo khối
tự do trên mọi lãnh vực nhất là giáo dục
(The Power of Education). Cụ thể: The TOP 25 Worldwide Universities,
2014 – thì
23 là US (Harvard, Duke, Stanford, Perdue, Columbia …) chỉ có hai đại
học của
Anh (UK) lọt vào là: U. of Cambridge (thứ 10) và U. of Oxford ( hạng
11).
B. Khóa I Cao Học
Giáo Dục (Master of
Education) 1970: (Việt Nam Lục Địa từ năm học 2000/01 kêu là
Thạc Sĩ = thì ngớ
ngẩn lắm – dzẫn dzơ quá !)
1.
Đại học Sư Phạm (Faculté de
Pédagogie) Saigon có 1 phó khoa trưởng điều hành chương trình hậu đại
học
(graduate studies): đó là Tiến Sĩ Huỳnh văn Quảng (Ph.D).
Quí
vị giáo sư giảng dạy khóa Cao Học đều
tốt nghiệp từ đại học Mỹ. Đó là các tiến sĩ (Ph.D) Dương Thiệu Tống
(Columbia U.),
Huỳnh văn Quảng , Huỳnh Huynh (Ph.D về Xác Xuất Thống Kê), Nguyễn văn
Bằng, Đoàn
viết Hoạt (Florida)… và vài giáo sư Tiến Sĩ người ngoại quốc: Mỹ, Ấn Độ
… giảng
dạy bằng Anh Ngữ.
2.
Vì theo lề lối Hoa Kỳ nên khóa cao học
được chia làm 2 năm rõ rệt. Năm thứ I, tất cả sinh viên (các ngành: Tâm
Lý Giáo
Dục, Quản Trị Học Đường, Thống Kê, Giáo Dục … ) đều học chung (tronc
universel)
những môn học tổng quát (15 lớp x 3 credits = 45 credits (tín chỉ)).
Sinh viên
phải hiện diện ở lớp học 100% (Attendance Presence = được tính điểm/
từng môn học:
10 đến 15% tùy giáo sư. Sinh viên phải ký tên hiện diện ở lớp học qua
tờ điểm
danh…) Muốn nhập học năm I, sinh viên phải có Giáo sư Tiến Sĩ bảo trợ.
-Phó
Khoa Trưởng Huỳnh văn Quảng cố gắng
tổ chức những lớp học từ sau 4 giờ chiều trong tuần và cả ngày chủ
nhật, ngày lễ
… vì sinh viên chúng tôi đều là công chức (giám đốc, nhân viên của Bộ
Giáo Dục,
giáo sư trung học đệ nhị cấp, chánh sự vụ sở Pháp Chế…
-Nói
là học 15 lớp (15 classes) trong
năm thứ I (1970/71) nhưng sinh viên đã phải đến lớp trong gần 3 niên
khóa
(1970/71 – 1971/72 – 1972/73) nghĩa là học xong 1 lớp lại phải chờ 2-3
tháng mới có
lớp mới (vì thầy cô vừa tốt nghiệp Ph.D từ Mỹ về - giáo sư còn như “nửa
hồn
trên mây”). Xin lỗi quí Giáo Sư Tiến Sĩ.
-
Đậu xong 15 lớp (mỗi lớp có quiz,
test, final exam và report -20 tới 30 trang - và đừng quên là có điểm
Attendance Presence) - sinh viên nhẹ nhỏm
vì đã đi được 50% đường cao học. Đậu đủ 45 credits – cũng phong trần
lắm ! (nhất
là 15 reports = 15 petits memoires).
-
Lên năm thứ II, sinh viên học 3-4 lớp
chuyên ngành
(Thống Kê Giáo Dục , Anh Văn …) rồi viết luận văn (mémoire) cao học với
giáo sư
bảo trợ và chờ ngày trình luận văn trước hội đồng giám khảo. Khác với
học trình
cao học – qui chế Pháp – sinh viên làm việc với giáo sư bảo trợ - ngay từ năm thứ I (nghĩa là 1 thầy, 1 trò).
3.
Từ năm 1967/68, cuộc chiến Việt Nam
quá khốc liệt và dã man (Mậu Thân 1968…) vấn đề du học là cấm kỵ. 70
anh em
chúng tôi may mắn – đúng hơn là hớn hở đến giảng đường Đại Học Sư Phạm
Saigon –
học theo học trình hậu đại học Mỹ (Grad. Program) để tiến thân. Vì là
khóa đầu
tiên (Cao Học) nên thành phần sinh viên rất hùng hậu:
-
Là những nhân viên giảng huấn – đang dạy
tại đại học. Đó là những cử nhân làm giảng viên (Chargé d’Ensigment =
dạy giờ) làm
giảng sư (Chargé de Cours = dạy khế ước). Học cao học để tiến thân còn
hiên
ngang đứng ở lớp học/đại học. Giáo sư đại học (Prof. Doctor) còn thiếu
lắm nên Prof.
Maitrise cũng tạm được (đó là những năm đầu 1970). Xin xem: Giáo chức
thời Việt
Nam độc lập (9/3/1945) và VNCH(1954-1975) của GS. Pham Đức Liên….
-
Là những công chức cao cấp của Bộ Giáo
Dục (là những giáo sư trung học đệ II cấp thượng hạng, chỉ số lương 690+
và
ngoại hạng) đó là Giám Đốc Nhân Viên, Chánh Sở, Thanh Tra Trung
Học…
-
Là những giáo sư cử nhân (Prof.
Licencié) đang dạy tại các trường trung học đệ II cấp, đang làm chuyên
viên ở
các nha, sở…
-
70 anh em chúng tôi (tương đương 2
trung đội) dùi mài kinh sử - năm thứ I kéo dài đến 3 niên học. Có học,
có thi
thì có rớt. Đến năm thứ II chỉ còn được 20 sinh viên đi vào chuyên
ngành (4, 5
ngành riêng biệt). Mỗi lớp học chuyên ngành chỉ có 3, 5 sinh viên mà
thôi! (Hình
như chuyên ngành Anh Văn = Cao Học Giáo Dục về Anh Ngữ của Tiến sĩ
Dương Thanh
Bình chỉ có 1 sinh viên). Vì nhớ những bài toán, lý hóa – lúc học Tú
Tài
(1957/58) – của Le Bossé, Georges Eve, Réunion des Professeurs – tôi
tiếp tục học
lên Thống Kê Giáo Dục với GS Huỳnh Huynh – để trở thành chuyên viên /
expert of
statistics – nghề của thời đại).
4.
Xin nhắc nhở: Vào thời điểm 1970 –
giáo sư đại học tại Miền Nam theo tiêu chuẩn quốc tế (worldwide
standard) là phải
có bằng tiến sĩ (Doctorates Degree). Lúc đó chúng ta chỉ có khoảng 100
vị (trừ
Doctor-en-Medicine = MD) trong đó STEM(1) là 25! Chia đều
cho 3 viện
đại học quốc gia (công lập) Saigon, Huế, Cần Thơ = 33 Ông Nghè cho mỗi
viện.
85% nhân viên giảng huấn còn lại là: Cao Học, Cử Nhân, Học Giả (như
Vương Hồng
Sển, Phan Khoang, Bửu Cầm, Nguyễn Hiến Lê, Lê Ngọc Trụ… = quí vị chưa
học đại học
một ngày !). Cao cấp nhất là Giáo Sư Thạc Sĩ (Prof. Agrégé = Prof. Post
Doc.)
thì chỉ Saigon có 8 vị, 3 ở đại học Luật Khoa và 5 cho Y Khoa. Niên
khóa
1970/71, VNCH có trên 50,000 sinh viên và 941 nhân viên giảng huấn.
Ngay sau đó
thì:
-
sinh viên tăng nhiều vì Tú Tài 7 điểm
(7/20 = 3.5/10 hay 35%)
-
nhiều đại học tư xuất hiện: Đại Học
Minh Đức (LM Bửu Dưỡng), Đại Học Hòa Hảo (TNS Lê Phước Sang) -1970; Đại
Học Cao
Đài (LS Nguyễn văn Lộc) – 1971; và nhiều đại học Cộng Đồng (Regina
Pacis), khóa
đầu tốt nghiệp tháng 5/1972 về Kỹ Thuật và Kinh Thương…
Thế
nhưng thầy cô không gia tăng là bao
!. Thầy cô đầu tuần dạy ở Saigon, giữa tuần bay xuốngAn Giang (mang y
chang tập
bài giảng và nhai lại ở đại học Hòa Hảo) rồi cuối tuần bay đi Dalat
(vẫn y
chang tập cours, lai rai ở giảng đường xứ ngàn hoa). Không có thì giờ
nghiên cứu
– trong khi : “Teaching to research and research for teaching” . Ấy thế
mà du
sinh VNCH (STEM (1) only) bắt kịp được đà văn minh, khoa
học kỹ thuật của Âu Mỹ
(Cao Đắc Vinh/Nguyễn Trãi, Đỗ Y Ngọc/Gia Long…) Báo chí thời đó nói
đùa: “Thầy
cô đại học là những phi thuyền chữ nghĩa, phi hành gia giáo dục”.
C.
Năm thứ I: Kỷ
niệm khó quên “chúng mình
ba đứa”:
1.
Sau
mỗi môn học (15 cours) của năm thứ I – sinh viên phải thi cuối khóa
(final exam
= 40% ) . Điểm của Attendance Presence, quiz, test.. = 40% và 30 trang
report =
20%)
Lớp
Trắc Nghiệm và Đo Lường Khả Năng Học
Tập (Measure and Testing)/1971/72 vừa xong – chúng tôi sẵn sàng để thi
vào ngày
chủ nhật cuối tuần.
2.
Thì tối thứ năm, anh Thụy và anh Tiếu – chạy đến
nhà tôi – “đầy hớn hở” (anh Nguyễn Tường Thụy, chuyên viên Nha Nghiên
Cứu Giáo
Dục – anh Phạm đình Tiếu, Chargé de Cours tại Đại Học Sư Phạm Saigon).
Anh Tiếu:
“ Thằng Thụy nó bảo: “Chỉ có thằng Liên mới xong – vì nó đi cours/không
thiếu một
buổi. Mà tao có đề thi của ông Tống ! – hãy cùng giải trong đêm nay”.
Prof.
Dương Thiệu Tống tiến thân từ giáo viên tiểu học (Ecole Normale) đến
Prof
Titulaire (GS thực thụ) trường ĐHSP Saigon. Ông là Ed D/ Columbia U. là
cây đa
cổ thụ trong giáo dục với biết bao kinh nghiệm nên cẩn thận lắm – nhất
là thi cử.
3.
Dựa
vào tập ghi chép (notes) của tôi (ngay lúc ông nói chuyện đời, tôi cũng
ghi lại)
ba anh em giải trong 3 giờ (bài thi 3 giờ, từ 8 tới 11 giờ tối - cặm
cụi mà giải).
Vội vàng ăn bát cháo gà rồi ai về nhà nấy cho ngày mai – giáo dục VNCH.
4.
Trong
phòng giáo sư (ĐHSP Saigon) – có bàn đánh máy stencils và máy quay
ronéo. GS Tống
quay bài thi rồi vô tình ném ở stencils vào thùng rác. Thầy Tiếu – ngay
sau đó
– cũng quay ronéo bài thi. Ông bảo: “Liên ơi, tao nghi ngờ - lấy mấy tờ
stencils quay lại rồi chạy thẳng đến nhà thằng Thụy vì Measure and
Testing nặng
về Toán quá!”. Giải xong rồi, tôi vẫn nghi vì thầy Tống có 2-3 bài thi.
Có thể
ngài sẽ đổi ý vào phút chót hay chăng !. Dù sao ba anh em chúng tôi
cũng có dịp đã ôn cours lần chót.
5.
Sáng
chủ nhật (tôi không nhớ ngày tháng nào) vào phòng thi thì quả là đề thi
mà 3
anh em đã giải. Toát mồ hôi, tôi lấy lại bình tĩnh và liếc về phía
Nguyễn Tường
Thụy… Tôi xem lại bài làm và là trong mấy sinh viên nộp bài thi vào
phút chót.
6.
Hai
tuần sau – sinh viên trở lại giảng đường (thư viện) để GS Tống – trả
lại
report, bài final exam và điểm của cả khóa học (3 credits). Ngài khen
ngợi: “Có
những sinh viên đã làm bài thi cuối khóa – more than expect”. Nghe thấy
“exceeds expectation” tôi lơ đãng nhìn trời xanh !. Điểm toàn cours,
tôi được A+
(A- = 93, 94, 95; A= 96, 97, 98; A+=99,
100). Vì là
quy chế Mỹ, MYOB (Mind your own business) – chỉ lúc trình mémoire/ thì
hội đồng
giám khảo mới công bố: Ưu, Bình, Thứ, Liệt.
7.
GS
Tống đã ra người thiên cổ!. GS Phạm Đình Tiếu và GS Nguyễn Tường Thụy ,
“người
nấu cháo gà ngon” cũng đều khuất núi. Chỉ còn lại mình tôi !. Kính lạy
quí vị
dã về cõi tiên.
Toronto
ngày đầu xuân 2017
Prof.
Phạm Đức Liên.
(1) STEM: Science, Technology,
Engineering and Math.