THẦY ƠI! TRÒ NGHỊCH ĐÁNG
YÊU HAY ĐÁNG TRÁCH!
Nguyễn thị Hai
Mỗi người trong chúng ta từ bé ai ai cũng
phải cắp sách đến trường đi học tiểu học, trung học rồi đại học.
Thời gian học Trung học hồn nhiên ngây thơ và đẹp nhất.
Bảy năm là quảng thời gian mà lớp P1 của
chúng tôi đã được sống với mái trường Trung học
Trịnh Hoài Đức với biết bao là buồn vui, hờn giận mà
đối với chúng tôi đó là những kỷ niệm không
bao giờ phai nhạt.
Khi rời ghế nhà trường, chúng tôi như đàn chim
bay đi bốn phương, tứ tán, mỗi người một hoàn cảnh, ai ai cũng
phải bươn chải, lo toan cho cuộc sống của mình, cho những người ruột
thịt thương yêu cạnh mình, nhưng tôi chắc chắn một điều
là trong tâm trí của mỗi người vẫn còn chất chứa
những kỉ niệm của Thầy cô, của bạn bè mà ngày
xưa đã cùng sống với mình dưới mái trường, với
bao nhiêu niềm vui hay đầy ấp tiếng cười.
Riêng đối với tôi thời gian học dưới mái
trường Trịnh Hoài Đức là thời gian nhiều kỷ niệm và
đẹp nhất, bây giờ ngồi nhớ lại từng gương mặt thầy cô, từng gương
mặt bạn bè, lòng tôi bỗng nhiên rộn rã,
muốn trở lại với những kỷ niệm xưa mà thời gian qua tôi tưởng
chừng như mình đã đánh mất.
Lớp P1 của tôi đã được các thầy cô
thương mến nhất vì là lớp “Ngoan, Hiền”. Tôi nhớ thầy
Lê Đức Cửu người nhỏ nhắn mà đi chiếc xe Vespa, thầy Nguyễn
Bé Tám chiếc Honda, cô Đào Thị Thảo, Lê
Hồng Lệ thì hay đi xe lô hồi xưa chạy từ Sài Gòn
lên Bình Dương, thầy Nguyễn Văn Mẹo, thầy Huỳnh Thành
Tâm. Nhưng thầy Nguyễn Trường Phán đi chiếc xe màu đỏ
ấn là tượng nhất. Thầy là chủ nhiệm lớp P1 của chúng
tôi. Thầy thương lớp tôi nhất. Thầy hay nói với các
thầy cô khác là “Lớp nầy Ngoan, Hiền nhất, tôi
“bạo đạm”. Thầy luôn bênh vực, bảo vệ lớp tôi nhưng gà
Mẹ chở che đàn gà con vậy đó!
Có một kỷ niệm buồn mà bây giờ tôi
cũng không dám kể ra (đã hơn 40 năm rồi) cũng vì
chuyện này mà lớp P1 của chúng tôi phải ra quỳ
gối dưới cột cờ (chuyện này thiệt là thấu trời xanh à).
Ai có ngờ đâu là lớp “Hiền, ngoan” mà quỳ gối
dưới cột cờ. Lúc đó chúng tôi cũng mắc cỡ lắm
chứ nhưng chuyện trên đã nói lên tình bạn
gắn bó, yêu thương và đoàn kết của lớp P1.
Thầy Nguyễn Trường Phán phải bảo lãnh cho
lớp chúng tôi với câu nói giọng Huế chắc nịch “Tôi
bạo đạm lớp nầy Hiền, Ngoan”. Chuyện trên là
chuyện tuyệt mật của lớp P1 nha (lớp P1 của mình ơi, có nhớ
đây là chuyện gì không?)
Bây giờ nếu có đọc được những dòng trên đây,
chắc thầy Phán cũng vò đầu, bức tóc vì không
biết nhỏ nào kể chuyện gì trên đây là chuyện
gì vậy cà!
Tôi còn nhớ hồi đó lớp P1 và
lớp A2 sát nhau nên văn phòng sắp xếp tiết dạy. Hễ lớp
P1 trước thì A2 sau và ngược lại, để thầy cô tiện lợi
việc giảng dạy.
Hôm ấy là tiết học Văn của thầy Lê Đức Cửu, sau khi giảng
xong tiết bên lớp A2 thì thầy sang lớp P1 của chúng tôi.
Bước vào lớp, thầy cười tươi rói Sau khi chúng
tôi chào thầy xong thì thầy nói: Hôm nay
không trả bài các em về nhớ ôn lại để tuần sau
làm bài kiểm tra nhé!. Nghe xong chúng tôi
như uống vào mấy thang thuốc bổ vậy đó!
Tôi rất thích học văn của thầy (vì
môn Văn là môn ruột của tôi mờ). Hôm nay thầy
giảng bài Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến. Thầy giảng rất hay giọng thầy
trầm bổng, khi lên, khi xuống. Lớp học im phăng phắc. Mấy chục cái
đầu ngước lên, cuối xuống ghi ghi chép chép những điều
thầy giảng.
Thầy không đứng yên một chỗ mà đi lên
đi xuống trong lúc giảng bài. Lúc thầy đi ngang qua
chỗ Dy ngồi (bàn thứ 3) tôi ngồi đằng sau lưng nhỏ Dy, cây
viết bic của thầy vắt ở túi sau nằm chênh vênh trên
miệng túi. Chắc có lẽ lúc dạy bên lớp A2 sau khi
ký sổ đầu bài thầy vắt vào không kỹ. Khi thầy
đi ngang qua chỗ Mỹ Dy một lần nữa, hai ngón tay nghịch ngợm của Dy
nâng nhẹ cây bút bic của thầy vì say sưa
giảng bài nên thầy không có phản ứng.
Tiết học sắp sửa hết, học sinh mang sổ đầu bài
vào cho thầy ký. Đưa tay ra sau túi để lấy cây
viết “ngạc nhiên chưa” cây viết đâu mất tiêu rồi.
Vừa cười thầy vừa nói “Em nào có thấy cây viết
của thầy rớt đâu hôn, chỉ dùm thầy coi”.
Thiệt thương thầy quá đỗi vì thầy không nở nói
“Em nào lỡ lấy” vì lớp nầy là lớp “Hiền, Ngoan” mờ.
Cả lớp im lặng, đâu đó vang lên tiếng cười khúc
khích nho nhỏ (vì đâu dám cười lớn). Thầy vẫn
nhỏ nhẹ hỏi lần thứ hai: “Cô nương nào đây, có
chôm cây viết của thầy không?”. vẫn im lặng. Giờ thì
của thầy hết kiên nhẫn …. Giờ thì giận lắm đây. Mặt thầy
đỏ lên, xách cặp táp thầy bỏ đi một nước, cầm cả cuốn
sổ đầu bài đi luôn, làm em học sinh trực lẽo đẽo chạy
theo, thấy mà thương.
Lớp trưởng Nông Thị Ngọc Liễu đứng phắt dậy la lên
“Ai dậy, ai lấy dậy”. Lúc đó các bạn ngồi phía
sau đồng thanh trả lời “Nhỏ Dy đó”. Tưởng rằng lớp trưởng sẽ cằn nhằn,
cữ nhữ ai dè lớp trưởng cười “Hắc hắc hắc”. Giờ thì cả lớp
hùa nhau cười rần rần. Đang cười bỗng nhiên im bặt, lớp giờ
im lặng, im lặng dễ sợ, hầu như trong lòng tất cả đều dâng lên
sự lo lắng, sợ sệt, pha lẫn nổi ân hận vì đã làm
thầy giận. Trời ơi biết thầy có giận luôn hôn. Tuần sau
Thầy có phạt hôn. Thầy có lên méc Tổng giám
thị hôn (hỏng biết kỳ nầy có quỳ cột cờ nữa hôn). Mặt
đứa nào cũng xanh lè như tàu lá chuối, bảo nhỏ
Dy hãy giữ gìn cây biết bic cẩn thận để tuần sau thì
trả lại cho thầy.
Thầy ơi! Thắm thoát mà đã hơn 40
năm rồi lớp P1 của chúng em nay đứa nào cũng tóc bạc
muối tiêu, có đứa đã lên chức bà Nội, bà
Ngoại rồi nhưng torng lòng chúng em vẫn luôn nhớ mãi
những kỷ niệm về Thầy, người Thầy mà chúng em vẫn luôn
mến thương và kính trọng.
Chúng em đã thấy hình Thầy trên
mạng khi Thầy về dự họp lớp với các chị khóa 8 và 9.
Tóc thầy giờ đã bạc nhiều nhưng trông Thầy vẫn khỏe mạnh,
chúng em vui lắm.
Đã là kỷ niệm thì dù vui hay
buồn, kỷ niệm nào cũng đáng quý, đáng trân
trọng. Nhưng chắc có lẽ những vui buồn của thời áo trắng vẫn
mãi mãi còn trong ký ức của tôi.
Hy vọng Thầy Nguyễn Trường Phán và thầy
Lê Đức Cửu đọc bài nầy của em, một học sinh của lớp P1 ngày
xưa.
Người viết
(Nguyễn Thị Hai)