Một cuộc họp mặt nhiều cảm
động
Từ Minh Tâm
Nhân dịp GS Lê Tấn Lộc từ Canada qua thăm Little
Saigon, Hội Cựu Học Sinh và Giáo Sư Trịnh Hoài Đức
đã tổ chức một cuộc họp mặt thân hữu vào tối thứ bảy
ngày 21/5/2011 để đón tiếp và chào mừng giáo
sư. Cuộc họp mặt dự trù tổ chức tại nhà hàng Đà
Lạt, ai dè khi tới nơi thì nhà hàng đã
âm thầm đóng cửa hồi nào không ai biết, có
lẽ do kinh tế khó khăn mà ra (chớ không phải vì
tin đồn hôm nay 21/5/2011 là ngày .... Tận Thế).
May sao, Little Saigon là khu trù phú, ngay kế bên
đã có nhà hàng Âu Lạc nên buổi
họp được dời qua đó.
Khi phóng viên tới nơi lúc hơn 6 giờ thì
đã thấy một số cựu học sinh đã tề tựu trước nhà hàng
Đà Lạt để chờ đón GS Lê Tấn Lộc cũng như quý
vị giáo sư đang định cư tại địa phương. Khi quý thầy cô
tới đầy đủ lúc 6:30, tất cả kéo nhau qua nhà hàng
Âu Lạc để ăn tối và hàn huyên.
Hiện diện trong buổi họp mặt, ngoài GS Lê Tấn Lộc còn
có quý giáo sư Đoàn Văn Vượng, Đinh Đức Vượng,
Phó Đức Long, Võ văn Minh và Nguyễn thị Cam. GS Nguyễn
Trí Lục và cô Hà thị Liên cáo
lỗi là đã có chương trình đi du lịch xa từ
trước nên không đến tham dự được. GS Nguyễn thanh Liêm
thì cũng cáo lỗi vì bận việc cộng đồng nên cũng
không thể tham dự. Ban tổ chức cũng có mời GS Nguyễn thị Ngọc
Sương và phu quân hiện đang du lịch tại Mỹ, nhưng cô
cho biết có một CHS mua vé máy bay cho cô đi
Seatle đúng dịp nầy nên cáo lỗi không dự được.
Các cựu học sinh hiện diện hôm nay có các anh
Nguyễn Ngọc Phát (K1), Trần văn Ngôi (K2), Trần Minh Tâm
(K3), Nguyễn văn Diệp, Vương văn Kiệm (K5), Nguyễn văn Tiếp, Vương Gái,
Cẩm Hồng (K9), Từ minh Tâm và phu nhân (K11), Nguyễn
văn Thể và phu nhân (K12). Ngoài khóa 9 có
3 đại diện, khóa 5 có 2 đại diện, mỗi khóa khác
chỉ có một CHS tham dự vì thật ra, số CHS Trịnh Hoài
Đức ở Nam Cali rất ít.
Mở đầu buổi họp mặt, anh Nguyễn văn Diệp đại diện cho các CHS
THĐ đã chào mừng GS Lê Tấn Lộc đến thăm Miền Nam Cali
và chúc GS có những ngày thật vui vẻ ở đây.
Đáp lời, GS Lê Tấn Lộc cho biết ông rất vui khi có
dịp gặp lại các học sinh, và quý thầy cô, nhiều
người rất thân như GS Đinh Đức Vượng mà hôm nay ông
có dịp gặp lại. GS Lê Tấn Lộc cũng đề nghị các CHS
và GS dành một phút để tưởng nhớ tới quý vị
GS và nhân viên của trường đã quá vãng
như GS Phạm Ngọc Em, Nguyễn văn Đô..., cô Cạng, bác Trầm
... Phóng viên nhận thấy GS Lê Tấn Lộc nay đã
hơn 70 tuổi nhưng vẫn còn tráng kiện và hoạt bát.
Dịp nầy thầy Lộc còn tặng cho anh Nguyễn Văn Diệp, Từ Minh Tâm,
quý GS Đoàn Văn Vượng, Phó Đức Long mỗi người một quyển
sách thầy mới xuất bản tựa đề: Một Lần Toan Tính. (Thầy sẽ
gởi tặng thầy Đinh Đức Vượng sau). GS Đinh Đức Vượng cũng phát biểu
ngắn gọn để chào mừng GS Lê tấn Lộc trong buổi họp mặt nầy.
Một đại diện học sinh là anh Nguyễn văn Tiếp cũng cho biết anh rất
hân hoan khi gặp lại thầy Lộc và quý thầy cô của
THĐ.
Sau phần thủ tục, các CHS và GS đã dùng
bữa cơm tối thân mật. Trong buổi tiệc, những kỷ niệm thời làm
việc và học tập dưới mái trường thân yêu THĐ đã
được quý thầy cô nhắc lại. Đầu tiên, quý thầy
nhắc về thầy cô còn ở VN như thầy Nguyễn văn Phúc, Võ
kim Lân, Nguyễn bé Tám, Lê đức Cửu,
cô Trần thị Hương, Nguyễn thị Tâm, ... Sau đó, quý
thầy ở Nam Cali hỏi thăm thầy Lộc về tin tức của quý GS ở Canada
như Đoàn Phế, Võ Tấn Phước, Trần Bá Hổ. Sau đó
lại mọi người nhắc tới thầy Nguyễn Văn Mẹo, Chu Bá Cao, Phạm Đức
Liên, Nguyễn Vũ Hải... hay những kỷ niệm về quý thầy đã
quá vãng như Nguyễn Nhật Duật, Nguyễn Trọng Nhượng ... Thầy
Lộc rất ngạc nhiên khi nghe tin phu quân của cô Châu
Thị Đẹp là GS Tô Hòa Dương vừa mới mãn phần hôm
giữa tháng 5/2011 tại San Jose và cũng gởi lời chia buồn cùng
tang quyến.
Một CHS có dịp nhắc lại chuyện hôm anh đang ngồi học với
thầy Lộc môn Công Dân Giáo Dục thì có
học sinh khám phá trong sân trường có hai trái
lựu cạn, nên thầy trò phải ngồi yên trong lớp chờ lính
dưới chợ Búng lên phá nổ mới được ra về. Anh còn
nhắc chuyện thầy trò đã cùng nhau đi Lái Thiêu
để bán vé Đại Nhạc Hội tổ chức tại rạp Thanh Bình
năm 1971. Thầy Lộc cũng nhắc nhiều kỷ niệm khi làm việc ở THĐ.
Thầy cho biết thời gian làm việc ở THĐ là một giai đoạn
đáng nhớ nhứt của thầy. Thầy Đoàn văn Vượng - lúc
ở THĐ đã dạy Toán - năm nay gần 80 tuổi còn cắc cớ
kể một chuyện tình hơi lâm ly giống như
trong tiểu thuyết và hỏi thầy Lộc đó có phải là
chuyện tình của thầy Lộc hay không?. Thầy Vượng còn nói
thêm rằng: “Bây giờ già rồi, có nói thiệt
cũng đâu có gì”. Thầy Lộc cười cười và trả lời
rằng: “Chuyện của thầy Vượng kể cũng đúng ... 50%”.
Ăn xong, CHS Nguyễn văn Tiếp đến gặp thầy Lộc và nói:
“Em rất thích thơ của nhà thơ Tạ Ký", là một
người bạn rất thân của thầy Lộc. Anh còn đọc thuộc lòng
bài thơ của Tạ Ký nữa. Phóng viên
nghe xong rất khâm phục một người anh vừa giỏi chuyên môn
vừa có tâm hồn nghệ sĩ. Anh còn nói thêm:
“Có một lần em đi ngang văn phòng Hiệu Trưởng và nghe
thầy ca vọng cổ”. Sau đó anh còn trổ tài hát
lại đúng y chang một câu trong bài chuyện tình
Lan và Điệp là bài mà thầy Lộc đã hát
lúc đó. Điều nầy làm cho thầy Lộc rất cảm động vì
không ngờ hồi đó lại có một học trò hơi nghịch
mà lại nhớ thầy như vậy. Anh Tiếp còn cho biết anh không
ngờ thầy Lộc đã đi du học bên Pháp về và dạy
môn Triết là một môn học khô khan nhưng lại biết
ca vọng cổ. Anh lại còn hỏi thầy về bài “Nha Sĩ của Lòng
Anh” nữa. Điều nầy cho thấy anh cũng rất chịu khó đọc blog của thầy
Lộc.
Buổi họp mặt kết thúc lúc 8 giờ cùng ngày,
thầy trò ra trước nhà hàng chụp một tấm hình
lưu niệm nhưng vẫn quyến luyến không chịu chia tay mà còn
tiếp tục nói chuyện. Sau đó, anh Tiếp, bạn Thể và bà
xã đã mời thầy Lộc đi nhậu tiếp với ý định: “Hôm
nay không say là không về!”. Nào ngờ, giữa đường
“tài xế” của thầy Lộc bị chóng mặt nên phải về nhà
nghỉ, cuộc hội ngộ đầy hấp dẫn đó kết cuộc đã bị hủy bỏ.
Hơn 40 năm xa trường, hôm nay ở xứ lạ quê người, thầy trò
THĐ có dịp gặp mặt tuy ít người nhưng lại rất vui vẻ và
nhiều tình cảm. Dịp nầy, chúng tôi có dịp nhắc
lại những kỷ niệm xa xưa có khi vui, có khi buồn, nhưng
tất cả đã nói lên tình cảm rất chân thành
về một thời niên thiếu nhiều mơ ước và đầy hăng hái.
Thầy Đoàn văn Vượng có hỏi kẻ viết bài năm nay bao
nhiêu tuổi. Tôi nói 57 tuổi. Thầy cười và nói:
“Thầy cũng gần 80 rồi. Vậy mà thầy cứ tưởng tượng em vẫn còn
nhỏ mới mười mấy tuổi mà thôi”. Lúc thầy Vượng dạy tôi
năm học đệ ngũ là khoảng năm 1967-1968. Hơn 40 năm trôi qua,
ai ngờ chốn xa gặp lại. Thật là vui và cũng rất cảm động
... Tôi nói ở Cali có hai thầy Vượng, một thầy dạy
Toán, một thầy dạy Anh Văn nên tụi em hay lẫn lộn. Thầy Vượng
vui vẻ trả lời: ”Dễ mà: hồi xưa thầy cô ở THĐ phân biệt
như sau: Thầy Vượng dạy Toán là thầy Vượng “mập”, còn
thầy Vượng dạy Anh Văn là thầy Vượng “ốm”.
Với buổi họp hôm nay, chúng tôi hy vọng đó
chỉ là mối liên lạc đầu tiên để bắt đầu cho những sinh
hoạt tiếp tục về sau mà gần nhứt là kỳ họp của CHS và
GS Nam Cali sẽ được dự định là ngày 3/7 sắp tới. Hy vọng
rằng trong kỳ họp đó sẽ có nhiều CHS và GS đến tham
dự để thắt chặt thêm tình thân ái của chúng
ta./.
Chụp hình kỷ niệm trước cửa nhà hàng