Khoá
3 Trịnh Hoài Đức - Ai còn ai mất ?
Tấn Nguyễn
AI ĐI, AI Ở, AI CÒN ...MẤT
AI LẠC
CHÂN MÂY, LẠC CUỐI TRỜI ?
Đây là 2 câu thơ của chị NGUYỄN THỊ ÚT, mở
đầu trong quyễn Lưu Bút Ngày Xanh, trước khi trao cho tất
cả bạn học cùng 4 năm học viết những lời tâm sự với
chị, ngày chị rời khỏi trường họcTrung học Trịnh
Hoài Đức, để đi vào trường QUỐC GIA SƯ PHẠM,
Chị ÚT làm cô giáo dạy lớp nhất, lớp
nhì tại trường tiểu học Châu Thành tỉnh Bình
Dương, trong khi tất cả bạn học cùng lớp vẫn còn miệt
mài ở ban Trung học đệ nhị cáp thời bấy giờ.
Nhắc tới
chị Út, năm xưa, khi còn chung học, là người học
giỏi nhất lớp, chữ viết của chị Út rất xấu, nhưng văn chương của
chị Út viết thật là hay. Chị Út đã từng
được trúng giải nhất về văn chương trong cuộc thi viết về người
Phụ nữ Việt xưa và nay, trong dịp lễ Hai Bà Trưng,
đã từng đứng trên khán đài, vào
ngày lễ ở trước nhà làng Phú Cường.
Bài văn hạng nhất
là của chị. (Chị Nguyễn thị Khỏe, đại diện cho trường Bán
Công, trúng giải Nhì,)
Chị ÚT đã dùng những câu thư trong Chinh phụ
ngâm để viết về người đàn bà Việt
Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân
hay
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu răn mình...
Bài luận văn nào trong lớp chị cũng đứng đầu.
Giờ đây, chị đang ở đâu? còn hay mất ? Nghe
nói chồng của chị là một nhạc sĩ tài ba, đã
từng viết những bài ca quê hương thật hay, không
biết có đúng hay không ?
Nếu đã từng là học sinh cùng lớp của KHÓA
BA, TRƯỜNG TRUNG HỌC TRỊNH HOÀI ĐỨC, thì không ai
mà không còn nhớ danh sách bạn học của
mình. Mỗi ngày vào lớp, khi bắt đầu đều phải điểm
danh. Mỗi khi trưởng lớp bắt đầu đọc tên đầu tiên,
thì tự động người kế tiếp đọc tên mình và
CÓ mặt) liền kế và liên tục cho đến hết .
Vậy thì bây giờ khởi đầu tên của chị
LOAN ANH, (Nguyễn thị) - người Củ Chi, đã thôi học
năm đệ nhị, sau Tết)
NGỌC ANH, (Lê thị) cha làm Ty Công
Chánh tỉnh)
KIM ÁNH, Ở vùng Lái
Thiêu?
CẨM BÀO Cháu vợ Thầy Giáo
Thọ
BÙI THI BÉ Người làng Tân
Khánh
BÌNH
Nhà ở tỉnh Bình Long
CẠNG Chị
Cạng học rất giỏi.
CHÂU
Nhà ở rạp hát mới ngó qua, cần bót
Xuân Hiệp, chị Châu rất hiền, và
ít cười hay nói. vì có mẹ làm
cô giáo rất nghiêm
trang, lễ giáo., chị cũng là học sinh giỏi trong lớp.
LƯU KIM CHI Con gái của Tướng Lưu Vĩnh Phước, làm Tổng
Giám Đốc Công Ty Dược tại
thành phố Hồ chí Minh, nay đã về hưu.
CHUYÊN
HÀ THỊ CÚC bây giờ Cúc
còn ở Biên Hòa hay không?, hay ở phương trời nào?
LÊ KIM DUNG Bắc Kỳ cũ trước 1954, nhà ở gần bờ sông
lò heo.
NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG, nhà đối diện nhà thương cũ tỉnh
Bình Dương, đầu đường vào xóm Bưng Cải.
HỒNG ĐIỆP Con thầy giáo Lắc, có phải ra Đại
học Sư Phạm và làm giáo sư?
NGỌC ĐIỆP Kỹ sư Nông Lâm Súc.
ĐIỂU
ĐÔNG
LÊ THỊ GẤM Đi học chung với Bạch Tuyết, nhà ở gần
Nhà Đỏ.
LÊ THỊ HIỆP ngồi cạnh chị Ngọc Anh, bàn đầu,
nhà ở gần bót Lò Heo.
HỒNG
HỢP
PHAN THỊ HUÊ, Nhà đối diện trừơng NamTHĐ không biết
có bà con với nhà
cách mạng Phan Văn Hùm hay không? Hỏi chị, khi thì chị
nói phải, khi thì chị nói không/ Chị nghỉ
học rất sớm, đầu năm lớp Đệ Ngũ.
NGUYỄN THỊ HUỆ nhà ở Tương Bình Hiệp, đi học bằng xe đạp
với Ngọc Điệp,
TRẦN PHẠM
NGỌC HUỆ
Chị HỒNG, hình như nhà ở Bến Thế.
XUÂN HƯƠNG Con ông Tỉnh trưởng tỉnh Bỉnh Dương,
hình như lập gia đình với Giáo sư
KIÊN dạy trường Trịnh Hoài Đức lúc đó. Chị Hương rất đẹp, chỉ
mới vào học từ lớp đệ Tam và Đệ Nhị mà thôi.
NGUYỄN THỊ KHỎE Từ trường Bán Công chuyển qua, hoc từ lớp
đệ tam, đệ nhị ở trường Nữ,
và lớp đệ nhất trường Nam, Vì khoá ba, chỉ có 13 học
sinh đậu tú tài phần một, nên lớp đệ nhất phải chuyển qua học
chung với Nam sinh trường Nam TRỊNH HOÀI ĐỨC.
Bây giờ đang ở SAN DIEGO. CA.
DƯƠNG LIỄU Ô THƯỚC, có phải vậy không/
chuyển từ trường Bán công qua như chị KHỎE.
VƯƠNG THỊ KIM LOAN nhà ở Bưng Cải, sau lớp Đệ Nhị,
làm thư ký cho Ty Ngân
Khố, Bây giờ thì mất việc rồi, buôn gánh
bán bưng và sống nhờ
các con đã khôn lớn.
LỘC
Nhà ở gần nhà thờ Búng
ONG PHƯƠNG LAN Khoá Hai, chuyển xuống khoá Ba (lớp đệ
Nhị).
NGHĨA
Con gái Ông Ba Kỳ, chủ hãng sửa xe. Khóa Hai
chuyển xuống khóa Ba chung với chị Ong Phưong Lan.(Hai chị NGHĨA
và PHƯONG LAN là một cặp bạn thân. Sau nầy
làm cô giáo tư thục, từ khi rời khỏi trường.
NGHĨA (ngồi gần chị Nhị)
PHẠM THỊ MINH NGUYỆT cháu của nhà in Phạm văn Bùi,
nhà ở AN SƠN.
NHÁNH
NHỊ
NÓI
NUÔI
KIM OANH Nhà ở
Lái thiêu Cha làm ở Ty Công An, lập gia
đình với Giáo sư HOA,
dạy đệ nhất cấp trường Nam THĐ.
NGÔ HẠNH PHƯỚC từ Biên Hoà chuyển về, con gái
của Trưởng Ty Ngân Khố tỉnh Bình
Dương, học từ lớp đệ Tứ trở đi ? Sau khi ra
trường, làm ở Tổng nha Ngân khố Saigon.
PHƯONG ĐỖ Nhà ở Phú Văn, (em ruột
của chị Tấn Đỗ).
NGUYỄN THỊ LOAN PHƯƠNG ,ở ngôi nhà cũ của Ty Công
An, sau khi ra trường, PHƯƠNG LOAN
học luật, làm luật sư? bây giờ gia đình của
Phương Loan ở đâu?
LÊ THỊ THANH QUANG, con gái của Tứ Hải, mang tiếng
là con nhà giàu, nhưng sau nầy rất
nghèo, đã qua đời sau 1975.
QÚI
Chị Qúi có giọng hát rất cao, vì hát
cho nhà thờ Búng, nên hay bắt đầu
NẦY CÔNG DÂN ƠI, cho các buổi chào cờ vào
ngày phiên của lớp KHOÁ BA hát .
Có một lần, vào năm đệ Lục,
lúc còn học ở Trường Nam, Sau khi chị QUÍ khởi đầu, NẦY
CÔNG DÂN ƠI, thì cả lớp không hát được.
Tất cả
mọi người đếu lây nhau cười khúc khích, chì
có 1 người cố gắng
nín cười, hát cho xong bài Quốc ca, người đó
là TẤN, kẻ viết bài nầy, nên
không bao giờ quên kỷ niệm đó.
NGUYỄN THI SANG mỗi sáng trước khi đi học, chị Sang phải phụ chị
lớn ngồi
bán báo ợ trước tiệm vàng Phan Thi, gần bến xe
đò, rồi mới đi học, vậy
mà chị Sang học rất giỏi, chị học thuộc lòng rất
hay, nên luôn luôn thuộc và giỏi môn Vạn
Vật. Sau
nầy khi ra trường, Sang là Giáo sư hay bác sĩ? Vì
SANG lập gia đình với một Bác sĩ, sau khi ra trường.
NGUYỄN THỊ SIÁ Chị Siá cười đến đỏ mặt, nhưng
không ra tiếng, ngồi kế chị Trâm,
nói chuyện rất có duyên, làm cả lớp
cùng cười.
TẤN
ĐỖ
Chị của Phưong Đỗ, làm cô giáo ở Trường Tiểu học An
Mỹ?
TẤN NGUYỄN Đệ thất, học trường trung học Bán
Công, đậu vào bổ túc đệ lục trường TRỊNH
HOAÌ ĐỨC vào thời Hiệu Trưởng DI học cho đến hết năm
đệ nhị, rời khỏi trường trở lại học lớp đệ nhị trường NGUYỄN
BÁ TÒNG, gần nhà thờ Huyện Sĩ . Năm sau,
làm thư ký, bí thư của Thanh Tra trưởng THANH TRA
ĐOÀN Bộ Chiêu Hồi,và THÔNG TIN. Thi đậu vào
Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, Nha Khảo Cứu, 9 năm (học
ở Trung Tâm Huấn Luyện Chuyên
môn Ngân Hàng hai năm. Học xong
khóa Thảo Chương Viên đầu tiên của nước Vietnam.
Lập gia đình và rời Vietnam tháng 4/1975. Không thể tiếp
tục làm việc cho Ngân Hàng tại Mỹ vì yếu Anh
ngữ.dù được chọn. Phải làm cho hãng may 2 năm. Xin được
vào LANCASTER GENERAL HOSPITAL, làm Supervisor cho những
nhà Volunteers, cung cấp vật liệu của bịnh nhân
và bác sĩ hàng ngày trong 29 năm. Đã
về hưu
khi vào tuổi 62.
TRẦN THỊ TIẾT Em vợ của ông giám thi TƯ, người
Long Thành, Long Bình,
làm cán bộ Đồng Hoá Quân Đội.
TRƯONG THỊ BẠCH TUYẾT,người đẹp của lớp thời bấy giờ. Nhà ở gần nhà Đỏ.
NGUYỄN THỊ NGỌC TUYẾT, Llà Biên Tập Viên của Bộ
Thông Tin.
TRẦN THỊ TRÂM, Trưởng Lớp.Sau khi học hết tú tài 2,
chị Trâm làm gì và ở
đâu, em vẫn còn nhớ về chị, mỗi khi trong ký ức hiện về, về những
ngày tuổi thơ, về những ngày còn cắp sách đến
trường.Vì em, mà chị và cô Giáo Hưng
bị rầy và cảnh cáo. Em
đã rời khỏi trường, ra đi biền biệt, không bao giờ trở về
trường xưa, nhưng trong tiềm thức của em, khi a lại da
thức sống vậy và trở về, nó hiện lên như mới gần
đây. Dù cuộc đời là vô thường, đến rồi đi trong cuộc
đời như những chiếc bóng và những giấc mơ. Giờ chị đang
làm gì, có cuộc sống tốt và bình an
hay không?.
Và chị Loan Anh nữa. Hy vọng các chị có cuộc sống thật tốt đẹp
và an bình.
NGÔ THỊ TRÌNH nhà có
vườn dâu ở đọan giữa trường Nam và trường Nữ, TRÌNH
thường hái dâu non và muối hột rang thật nhuyễn với
tiêu, mang vào trường buỗi chiều, nhiều lúc vừa học, vườn
lén lén ăn vụn dâu với muối tiêu thật
là ngon, đôi khi
có bông mít nữa.
LÊ TÍCH
TỐ Chuyển
từ trường Bán Công qua cùng với chị KHỎE,
DƯƠNG-LIỄU VÀ YẾN NHI. Người đẹp Bình Dương, một thời nổi
tiếng.Giờ vẫn còn nỗi tiếng ở hội Bình Dương.
NGUYỄN THỊ ÚT Đã viết về chi ở phần mở
đầu...
TỪ THỊ YÊN,
học rất giỏi. Biết rằng chị cũng là Dược Sĩ, đã ở Mỹ từ
lâu.
******
Cùng tất cả các chị, và cùng bạn học
cùng lớp,
Tuổi thơ đã đi qua quá lâu rồi.,
sống lại với dĩ vãng là niềm vui trong vài phút
nào đó, để rồi khi trở về với thực tại, trong nhóm
của chúng ta, làm sao chẳng
ngâm ngùi thương xót.
Xin chúc mừng cho tất cả các bạn đang sống đời sống hạnh
phúc, an vui,
Dù là thành công ở quê người hay tại
quê nhà, Mong tất cả luôn luôn đủ đầy sức khỏe,
và mãi mãi hạnh phúc như lời ước nguyện.
Xin nguyện cầu cho vong linh của các bạn quá cố, được
siêu thoát
AI ĐI, ĂI Ở, AI CÒN MẤT,
AI LẠC CHÂN MÂY, LẠC CUỐI TRỜI
N.T.ÚT------------
ĐỜI CHẢNG HIỀN LÀNH TỰA GIẤC MƠ
ĐAU THƯƠNG BỪNG DẬY KHẮP VEN BỜ
NÂNG CAO KHÓI LỮA TRÙM NHÂN LOẠI
CHẾT CHẲNG MỒ CHON, SỐNG DẬT ĐÒ...
HÀ THỊ CÚC.
Chị, ngày mai còn nhớ T, không?
Lõ mai chị vội vã lấy chồng
Có còn nhớ đến T. không nhỉ
Hay vẫn lạnh lùng bước sang sông?
Ừ nhé, dù sao cũng nhớ T.
Nhớ người con gái thích cười ghê,
Nhớ đến ngày nao mình xem bói,
Nói chuyện tâm tình dài lê thê.
Hãy nhớ và ghi lại những gì,
Những gì lưu luyến của lòng đi
Để rồi mai đến, còn đâu nữa
Thôi đã hết rồi, đã chia ly.
TRẦN THỊ TIẾT viết và chuyền qua cho
NGUYỄN THỊ TẤN. (cuối năm đệ Nhị)
Ngày nao T.cất bước sang sông
Ngày ấy T. đem cả tấm lòng
Của thời dĩ vãng, thời niên thiếu
Chôn vùi huyệt lạnh, chốn hư không
Và nếu ngày mai T. có đi
Thì trang nhật ký mỗi chiều ghi
Sẽ làm T. nhớ người bạn trẻ
Nhớ Tiết, nhớ người sợ chia ly.
HUYỀN TUYỀN TRINH NTT.
GỬI LẠI CHỊ TIẾT.
Có phải vậy không hả Tiết, vậy mà Tiết lại vội
vã lấy chồng trước.
Tấn còn nhớ trong đám bạn bè, chĩ có một
mình Tấn là được mời đi dự
đám cưới của Tiết ở nhà hàng Thanh Thế, một năm
sau khi mình xa
cách.....
X
X X
Phổ đề qua giấc mộng của chị PHẠM THI KIM THOA
vào lớp, chi Thoa kể, đêm hôm qua nằm mộng
Thấy chi vào chùa đi tu (Năm học lớp đệ tứ)
LẠY ĐỨC PHẬT, CON XIN QÙI TẠ TỘI
VÀ CẦU XIN NƯƠNG NÁO TRƯỚC PHẬT ĐÀI
CUỘC ĐỜI CON NHIỀU LẮM CẢNH BI AI
ĐÃ CÓ LẮM NHỮNG NGÀY XƯA SẦU KHỔ
LẠY ĐỨC PHẬT, CON XIN NGÀI XUỐNG TÓC
DƯỚI PHẬT ĐÀI, CON NGUYỆN SẼ QUÊN ĐI
BÓNG NGÀY QUA, VÀ TÂT CẢ NHỮNG GÌ
ĐÃ LÀM LẮM BAO NGƯỜI XƯA BUỔN KHỔ
NƠI CAO CẢ, BÊN LINH HỒN PHẬT TỔ
TIẾNG CHUÔNG CHÙA CHIỀU CẤT TIẾNG NGÂN NGA
CỎI HỒN CON DÌU DỊU NHƯ CHIỀU TÀ,
QUÊN TẤT CẢ, NHỮNG CHUỔI NGÀY TÂM TỐI.
huyền tuyền trinh NTT
BÚT HIỆU TUỔI THƠ