Chiều qua xứ Thủ - Music

La toàn Vinh


“They blossom and fall
Their blossoming after falling too
Is but last night’s dream.”


-Từ khi 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ vào tay người Pháp, một hệ thống hành chánh, thương mãi tức thời triển khai để xây dựng thành những khu đô thị mới.
Song song với chợ Thủ Dầu Một(Bình Dương), chợ Búng cũng đã hình thành, tuy nhỏ nhưng nó có một chiều  dầy lịch sử đến hàng trăm năm.
Ngày xưa khi từ Sài-Gòn về Bình Dương, bao chuyến xe đò thường ghé ngang Lái Thiêu, những người bán hàng rong như : mía ghim, cam, mận v.v họ toã ra để rao bán vội vàng trước khi xe chuyễn bánh, trong số những người đó tôi nhớ mãi một ông mù bán Nem, một đặc sản của miền Lái Thiêu…ngày đó bây giờ không còn  tất cả đã thay đổi.

”qua chợ Búng nhớ thời theo chân mẹ
Lái Thiêu đây xinh xắn những chiếc nem…”

-Gia đình bên ngoại gồm 11 người con, tất cả đã chiếm cứ vùng Bình Nhâm cạnh một con sông, thuộc  nhánh sông Bến Nghé SG chãy ngược về Dầu Tiếng, hàng năm tôi theo Mẹ về đám giổ ở Bình Nhâm có khu vườn trái cây nằm giửa chợ Búng và Lái Thiêu trên con đường xe lửa có thể đi đến Bến Cát, Lộc Ninh,Campuchia, phía bên kia khu vườn là một con sông thuộc Nhị Bình,Hóc Môn - Bà Điểm v.v

Bình Nhâm ơi xanh thẵm những lá trầu
cho duyên thắm se tơ mùa trái ngọt…

-Về điạ danh Bình Nhâm nhà văn Lý Lan đã trình bày khá rõ ràng nên tôi chỉ tóm tắt.
Từ chợ Búng về BD có thể đi bằng xe ngựa, một trong những phương tiện xưa mà đẹp và từ khu chợ cá bên bờ sông Bình Dương có thể đi qua Củ Chi bằng những chiếc đò ngang hoặc hơn thế nửa bằng chiếc phà nhỏ.

con đò xưa có ngang qua chợ Thủ
đưa tôi về bao giọng nói dịu êm
tan chợ rồi cọc cạch tiếng xe qua
Ôi thương quá một chiều qua xứ Thủ

-Trong ký ức của tôi thời thơ dại hầu như lắng đọng bao hình ảnh khó quên, dù xa quê rất lâu, tính ra thời gian ở hải ngoại  còn nhiều hơn tuổi đời tôi khi ở trong nước, nhất là lúc học trường Mỹ Thuật BD, ngôi trường day vẽ đầu tiên của nước Việt Nam do viên tỉnh trưởng người Pháp dựng nên vào năm 1901, bọn tôi hay đến khu chùa cổ Hội Khánh để vẽ, nghiên cứu những hoa văn cổ, mái chùa này đã được xây dựng vào thời hậu Lê, đời Cảnh Hưng thứ 7 vào năm 1741 thuộc dòng thiền LâmTế, ngôi chùa này được xếp vào di tích quốc gia nay vẫn nguyên vẹn cho dù bao vật đổi sao dời…

Under its peaceful leaves, here is the tender Hoi Khanh;
In the evening breeze, resounded a temple’s bells
Poems La toàn Vinh

”bên Hội Khánh ngân nga dòng Bát Nhã” (Prajna Paramita)
-Rồi mùa xuân về cũng không quên câu kệ của ngài Mãn Giác” Đêm qua sân trước một cành mai”

Chiều qua xứ Thủ

Thơ La Toàn Vinh

Nhạc Phan Ni Tấn

Ca Sỹ Tố-Ny

http://youtu.be/DJrkP1Wl9Bg