TẢN
MẠN MÙA WORLD CUP 2010
Lưu Thanh Bình
1.Nụ cười và nước mắt:
Bóng đá là một môn thi đấu đối kháng,
nghĩa là chiến thắng của người này đồng nghĩa với thất bại
của người kia. Kể cả người xem cũng thế. Có kẻ khóc thì
cũng có người cười. Không thể có thứ tình cảm…vô
tư trong sáng, ủng hộ cả hai đội cùng một lúc. Nhìn
hình ảnh ông thủ tướng Anh cùng ngồi dự khán trận
Anh -Đức với bà thủ tướng Đức, tôi cảm thấy tội nghiệp cho
ông ta quá, chắc là phải kìm nén cảm xúc
ghê lắm.
Kết quả một trận đấu không hẳn là đội giỏi sẽ thắng đội
dở mà còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như sự may mắn,
tài sắp xếp đội hình hợp lý và khả năng đọc trận
đấu của huấn luyện viên, phút toả sáng đúng lúc
của các ngôi sao, sân nhà và sự ủng hộ
của khán giả nhà.v..v…
Bóng đá giúp người ta làm quen với thất
bại và chấp nhận sự thực dù đau lòng. Chính
nghĩa không phải bao giờ cũng thắng, cũng như đội đá giỏi hơn
chưa chắc sẽ thắng mà quan trọng nhất là ý nghĩa của
bài học rút ra từ thất bại đó, nên mới có
câu “thất bại là mẹ thành công”.
2.Cá nhân và tập thể:
Những đội nhàng nhàng không được đánh giá
cao trước ngày khai mạc như Nhật, Hàn Quốc, Mỹ… lại chính
là những bông hoa tô điểm cho ngày hội World
Cup thêm hấp dẫn.
Không có gì để mất.Họ vào trận với quyết
tâm cao và tâm lý thoải mái, biết rằng
dù thắng hay thua thì cũng có những vòng hoa
tươi và bạn bè đang sẵn sàng chào đón
ở quê nhà.
Một tập thể dựa trên sự đồng đều và đoàn kết, tuân
thể tuyệt đối mọi sắp đặt chiến lược của huấn luyện viên và
ý thức chiến thuật tập thể tốt trên sân. Không
sa đà vào phô trương, đánh bóng kỹ thuật
cá nhân. Nhất là không có tư tưởng ngôi
sao, xem việc được sắp vai đá chính là lẽ đương nhiên
và mọi đường bóng phải tập trung cho mình. Xem đội
Mỹ đá, người hâm mộ cảm thấy sức trẻ và khát
khao chiến thắng hừng hực, luôn luôn tiến lên phía
trước khác hẳn một đội Ý già nua hay đội Pháp
chia rẽ, bệ rạc.
Nhưng ác cái là không ai chấp nhận bỏ tiền
mua vé vào sân để xem một “tập thể đồng đều”, mà
cái chính là để xem thần tượng yêu mến của mình
đi những đường bóng dệt gấm thêu hoa làm sướng con
mắt và cảm giác ngất ngây khi bóng nằm gọn trong
lưới đối phương. Ai mà biết được cái anh chàng chạy
hùng hục dưới sân kia tên gì, …vic vic gì
đó chuyền banh cho …vic vic gì đó. Chán chết.
Nói đến Hà Lan là người ta liên tưởng đến Robben,
Braxin là Kaka , Tây Ban Nha là David Villa, Argentina
là Messi, Bồ Đào Nha là Ronaldo v.v.. Đó
là những người có khả năng xoay chuyển tình thế và
cục diện trận đấu trên sân bằng tài nghệ cá nhân
điêu luyện cũng như nắm bắt thời cơ đúng lúc.
3.Chiến thuật đôi công và phòng ngự-phản
công:
Đối đầu với những đội trên cơ, thường huấn luyện viên của
những đội chiếu dưới hay sắp đội hình phòng ngự - phản công,
với số đông phòng thủ áp đảo, nhường hẳn khu trung
tuyến cho đối phương và chỉ cắm một trung phong ở trên chực
chờ đón những đường chuyền vượt tuyến. Say sưa với tấn công,
sẽ có lúc đàn anh phơi lưng hở sườn và một nhát
kiếm sẽ kết liễu số phận đầy cay đắng. Điển hình là trận Thụy
Sỹ- Tây Ban Nha.
Cũng có khi huấn luyện viên lại chọn chiến thuật đôi
công, tranh chấp quyết liệt khu trung tuyến, áp sát đá
rát ngay khi mất bóng không cho đối phương có
khoảng trống để quan sát chuyền bóng. Ý đồ là
khi đã có một bàn thắng rồi thì sẽ lui về phòng
ngự, đổ bê tông trước gôn để bảo toàn tỷ số. Những
trận như vậy khán giả sẽ no mắt chứng kiến những màn phô
diễn tài nghệ của cầu thủ hai đội rất hào hứng sôi nổi.
Trận Đức – Serbia chẳng hạn, hay trận Argentina – Mexico ( gần thành
công, nhưng trọng tài đã phá hỏng ý đồ của
HLV Mexico).
Nhưng đối với những đội mạnh (Braxin, Argentina…) thì họ chẳng
ngán đối phương dỡ bất cứ chiến thuật gì. Tất cả đều có
thuốc trị. Phòng ngự phản công mà bị thủng lưới trước
là kể như phá sản. Dồn lên tấn công mong gỡ hòa
thì lại tạo ra khoảng trống sau lưng rất dễ bị thua thêm,
như trận Argentina-Hàn Quốc (4-1); còn chơi đôi công
thì lại càng mau chết, bởi vì đó như là
lấy sở đoản của mình mà đấu với sở trường của đối phương.
Đó là bài học của Chi Lê trong trận đấu với
Braxin ( 0-3).
4.Khi nhà Tiên tri lên tiếng:
Tôi có một người bạn thân, nhỏ lớn chưa hề biết đá
bóng là gì mà lại mê cá độ bóng
đá cực kỳ, không giải “Ơ rô” hay “Quơ cấp” nào
mà không bắt độ, ít thì vài “xị” nhiều
thì một hai “chai”. Và nếu cần một cố vấn trước khi bắt độ,
còn ai trồng khoai đất này ngoài tôi ra. Mời
các bạn nghe những lời đối thoại giữa tín đồ cá độ
và nhà tiên tri:
*Trận Ý – Slovania
- …Bắt Ý phải chấp nửa trái, mà lại phóng
tiền mười ăn tám…
- Một trái cũng bắt, tin mình đi. Thằng Slovakia không
có cửa huề trong 90 phút đâu. Nên nhớ Ý
là đương kim vô địch thế giới đó nghe. Còn Sì
– lô - vắc, ở đâu ai biết ?
- Vậy bắt kèo trên há ?...
Kết quả : Slovakia thắng Ý (1 – 0) !L
* Trận Tây Ban Nha - Thụy Sỹ
- …Kèo ra cửa trên Tây Ban Nha chấp Thụy Sỹ một trái.
Mình muốn bắt kèo dưới cho
chắc ăn…
- Bắt Tây Ban Nha đi , “thằng” Thụy Sỹ mà đá đấm
gì , chỉ giỏi …trượt tuyết thôi. Hồi nào giờ có
nghe ai nói gì về “nó” đâu. Không phải “nó”
đá hay, mà tại Israel, Latvia…đá dỡ quá
nên mới vượt qua vòng loại đó chớ. Còn Tây
Ban Nha là đương kim vô địch châu Âu, đội hình
toàn là ngôi sao như Villa, Torres, Xavi, Fabrigas,
Casillas …
- Vậy bắt Tây Ban Nha … hén ?
Kết quả : Thụy Sỹ thắng Tây Ban Nha ( 1- 0)!L
* Trận Argentina - Mexico:
- Hổm rày bắt kèo trên thua hoài, trận này
tui tính “nằm”, anh thấy sao?
- Trăng sao gì, thắng thua là chuyện thường mà.
Mexico là vua vùng Concacaf đó, hơn nữa nó tập
huấn trước khi vô giải quyết liệt lắm. Thấy “nó” đá trận
khai mạc với Nam Phi chưa ? Hoà trên thế thượng phong đó
nghe. Nếu kèo ra chấp trái, trái rưởi thì bồ
“nằm” cũng được…
Kết quả : Argentina – Mexico ( 3 – 1) !L
5. Nếu…
Nếu Anh thắng Slovenia 2- 0 chứ không phải 1- 0 thì
Anh sẽ đứng đầu bảng C và vào vòng loại trực tiếp gặp
Ghana chứ không phải Đức. Và lịch sử World sẽ rẽ sang lối khác…Biết
đâu đấy.
Nếu trọng tài bắt chính xác, không công
nhận bàn thắng của Tevez ( Argentina ) trong tư thế việt vị thì
chưa chắc mèo nào cắn mỉu nào vì trước đó
Mexico đã ăn miếng trả miếng rất sòng phẳng với Argentina
.
Nếu huấn luyện viên Domenech của đội Pháp độ lượng hơn,
đừng thù vặt mà đày Henry trên băng ghế dự bị
và đuổi Anelka về nước thì chưa chắc Pháp thảm bại trước
Mexico và Nam Phi.
Nếu trọng tài cộng thêm vài phút nữa thì
có thể Ý gỡ hòa 3 – 3 với Slovakia và kẻ vào
vòng trong là Ý chớ không phải Slovakia .
Nếu Bồ Đào Nha cầm cự hết 120 phút trước Tây Ban
Nha (như Nhật Bản – Paragoay) và phân định thắng thua bằng loạt
đấu súng 11 mét thì Bồ nhiều khả năng thắng hơn.Quả
thực với chữ “Nếu” người ta có thể bỏ Paris vô một cái
chai!
6. Những hạt sạn World Cup:
Đêm 27 tháng 6 vừa qua, những ai yêu mến tuyển Anh
đều phẩn nộ vì nhận xét sai lầm của trọng tài dẫn
đến quyết định đầy oan ức trong trận Anh - Đức. Video quay chậm sau đó
cho thấy bóng đã vượt qua vạch gôn rất rõ ràng,
bằng khoảng cách cả …cái eo biển Manche. Mặc cho cầu thủ Anh
phản đối quyết liệt, ông vua sân cỏ vẫn khoát tay : NO.
Những ức chế tâm lý sau đó làm cho đôi
chân họ trở nên nặng nề chậm chạp như có đeo chì
và dĩ nhiên là vỡ trận. Tại sao ? Ai cũng thấy trừ
hai người không thấy ? Ông trọng tài cầm cờ ăn no chỉ
có một nhiệm vụ duy nhất là …cầm cờ chạy lên chạy xuống
thôi mà ? Thật ra trong những tình huống 50 – 50 như
vậy, trọng tài chính chỉ có vài giây
để ra quyết định thôi. Một quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều
năm tập luyện gian khổ của cả một tập thể đại diện cho một đất nước. Không
công nhận bàn thắng hay công nhận bàn thắng…?
Trọng tài chọn vế thứ nhất vì có vẽ nhân đạo
hơn, ít oan ức hơn. Thua keo này bày keo khác,
nếu anh giỏi anh hãy chứng tỏ đi. Còn nếu công nhận
một bàn thắng tưởng tượng, cũng có nghĩa bổng chốc phủ định
sạch trơn mọi cố gắng của cả một tập thể, chắc chắn sẽ gây ra đau
đớn rất nhiều và có thể làm đổ vỡ trận đấu bởi những
cái đầu nóng. Lỗi ở đây chính là thái
độ bảo thủ của FIFA, không chấp nhận đưa áp dụng tiến bộ khoa
học công nghệ chính xác vào hổ trợ trọng tài
trong việc xác định kết quả. Cũng giống như vua Tự Đức đã mắng
Nguyễn Trường Tộ khi quân, làm gì có ngọn đèn
nào lại chúc xuống khi cháy. Tôi tin rằng sau
kỳ World Cup này, nếu FIFA trưng cầu ý kiến của các
Liên đoàn Bóng đá Quốc gia thì đa số
sẽ ủng hộ dự luật đưa kỹ thuật Mắt Diều Hâu ( Hawk Eye) vào
hỗ trợ. Nó không hề hạ thấp vai trò của trọng tài
như FIFA lo sợ mà lại giúp tăng thêm độ chính
xác khi ra các quyết định,giãm thiểu rất nhiều oan
ức không đáng có.Hãy ủng hộ cái mới để
cuộc sống tiến lên./.