Những Nhà Giáo Tiền Phong ở Bình Dương

Hoàng Anh


Mùng một tết Cha, mùng ba tết Thầy. Nhân dịp xuân về, giữ gìn theo nếp cũ, bài viết này xin riêng tặng các vị thầy đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục tại tỉnh nhà.

Sử sách lưu lại ngày nay không cho ta biết được tình hình gíao dục tại đất Thủ trước thế kỷ 20 ra sao, tuy nhiên có thể suy đoán rằng không có gì nổi bật lắm. Việc học có lẽ chỉ diễn ra tại nhà của các cụ đồ như những lớp học tư dạy bằng chữ Nho. Chùa Hội Khánh là một trong những trung tâm dạy học cuả nền học vấn chữ Nho thời đó. Các nhà sư và các vị nho sĩ ẩn danh chính là những thầy giáo quý giá trong buổi sơ khai này.

Đến năm 1867, người Pháp mới bắt đầu cho lập một trường sơ học đầu tiên với 35 học sinh, được học với chương trình mới do họ soạn. Đến năm 1876, ở Phú Cường có thêm một trường tiểu học dạy bằng tiếng Tây với 31 học sinh, đó là trường tiểu học Nam Châu Thành. Về sau, dần dà mới có một số trường trung học tư thục như trung học Cao Anh Kiệt, trường Tân Ánh Mai, trường Thanh Trước, trường Trí Đức... . Sau năm 1954 lần lượt lại có thêm trường Nguyễn Trãi, trường Bồ Đề, trường Nghĩa Phương, trường Thánh Giu Se…

Năm 1955, trường trung học Trịnh Hòai Đức, trường công lập đầu tiên của tỉnh khai giảng khóa một. Năm 1960, trường bán công An Mỹ được cống hiến thành trường công thứ hai của tỉnh. Ngòai các trường phổ thông kể trên, còn có các trường dạy nghề như trung học Mỹ Nghệ, và trường trung học Nông Lâm Súc…

Hệ thống giáo dục của địa phương, tuy vẫn còn non trẻ và thiếu thốn nhưng về cơ bản, đã được thiết lập theo mô hình của nền giáo dục hiện đại của thế giới, đặt những nền tảng quan trọng cho sự nghiệp khai hóa cho dân trí tỉnh nhà. Trong hành trình đó, rất đáng trân trọng sự cống hiến của rất nhiều nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục, các vị nhân sĩ đã đóng góp công sức và tâm huyết của họ cho mục tiêu cao quý của việc trồng người. Trong khuôn khổ bài viết này, xin ghi lại thân thế và sự nghiệp của vài vị mà nay nhiều người vẫn còn biết. Thứ tự trình bày có tính ngẫu nhiên, chỉ cốt thuận tiện cho mạch văn của bài viết.

1. Luật sư tiến sĩ Trần Văn Trai: Ông sinh năm 1912 tại làng An Mỹ, tỉnh Thủ Dầu Một. Là con thứ chín trong một gia đình nông dân nghèo đông con, hàng ngày phải đi bộ hàng chục cây số để đến trường.
Ông học hành xuất sắc từ hồi còn bé, nhờ đậu bằng sơ cấp tiểu học loại giỏi nên được tuyển vào trường  Lycée ở Mỹ Tho, sau lại học tiếp Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội. Ông sang Pháp du học tại Đại học Sorbone lừng danh và về sau đỗ hai bằng tiến sĩ về văn chương và luật trên đất Pháp.

Năm 1954 ông về nước, bỏ tiền của ra xây dựng trường tiểu học bán công An Mỹ, chịu mọi chi phí, về sau nâng lên thành trường trung học An Mỹ. Đã nhắc đến trường trung học công lập Trịnh Hoài Đức thì không thể không nhắc đến ngơi trường  công thứ hai này, nó đã giúp cho không biết bao nhiêu học sinh, nhất là học sinh con nhà nghèo ở nông thơn có điều kiện đi học. Đến nay, dân địa phương vẫn còn nhớ đến tên ông Trai với lòng biết ơn và ngưỡng mộ vì những đóng góp to lớn của ông đối với quê hương. Rất mừng là hiện nay ông vẫn còn sống, bên Pháp.

2. Thầy Đặng Quan Điện: sinh năm 1926, nhà ở gần chợ Búng, quận Lái Thiêu, Thủ Dầu Một (Bình Dương nay). Vào giữa thập niên 40 thầy sang Pháp du học tại trường Thú Y Quốc Gia Lyon. Thầy tốt nghiệp Bác sĩ Thú Y với luận án xuất sắc về đề tài nghiên cứu hệ động mạch gia cầm. Thầy được tặng giải thưởng F.X Lesbre. Năm 1951, thầy sang Đan Mạch học kỹ thuật chăn nuôi heo, sau đó sang thực tập và nghiên cứu ở Viện Di Truyền và Cải Thiện giống gia súc bên Scotland.

Khi về nước, công việc đầu tiên của thầy đảm trách là khảo sát, quy hoạch, thiết lập hệ thống các trung tâm Thực Nghiệm Chăn Nuôi đại gia súc như: TT. Tân Sơn Nhất, TT.Bò sữa Bến Cát, TT. Bò và Trâu sữa Hưng Lộc, TT. Nha Hố, TT.Khánh Dương… Năm 1955, trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao được thành lập, thầy đảm nhận chức vụ Chánh Sự Vụ Sở Cao Đẳng Học Vụ rồi Giám Đốc Nha Học Vụ Nông Lâm Súc kiêm Giám Đốc Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn. Thầy đã cùng bác sĩ Vũ Ngọc Tân, Giáo sư Lê Văn Ký, Giáo sư Bùi Huy Thục xây dựng trường lớp, cư xá, thư viện, đại giảng đường, nông trại…Tuy rất bận rộn với công việc quản lý nhưng thầy vẫn kiêm nhiệm việc dạy học tại trường Cao đẳng NLS Blao và Đại Học Nông Nghiệp. Thầy dạy các môn Súc học Đại cương: Chăn nuôi, Dinh dưỡng và Di truyền; các môn Khí tượng và Khí hậu học.

Sau 1975, thầy vẫn tiếp tục với nghề dạy học tại nhiều trường ngành Nông nghiệp, đào tạo ra rất nhiều kỹ thuật viên, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ của ngành này.
Thầy đã cống hiến hết cả cuộc đời của mình cho ngành nông nghiệp đất nước. Thầy mất ngày 04 tháng 11 năm 2007 tại Sài Gòn. Ngày nay, những người đã từng học Thầy mỗi khi nhắc đến tên của Thầy đều bày tỏ lòng ngưỡng mộ tài năng và nhân cách của thầy.

3. Thầy Trương Văn Di: Thầy Trương Văn Di, sinh năm 1905 tại xã Hiệp Ninh, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Cưới vợ là bà Trần Thị Ngọc (1912-1972), sinh tại Phú Cường, Thủ Dầu Một. Thầy sinh ra và lớn lên trong vùng đất còn hoang vắng, việc học chưa được mọi người coi trọng, trường lớp thiếu thốn và xa xơi nên đi đến trường là điều hết sức khĩ khăn. Thế nhưng nhờ lòng hiếu học và bẩm sinh thông tuệ, thầy đã vượt qua mọi trở ngại để đeo đuổi việc sách đèn. Thầy tiếp tục ra học trường Y Khoa Hà Nội, nhưng sau thì chuyển sang trường Cao Đẳng Sư Phạm, Hà Nội và học tại đây cho đến khi tốt nghiệp.

Trước tiên thầy nhận nhiệm sở tại trường Lycee’ Pe’trus Ký Sài Gòn, sau mới chuyển đến  Lycee’ Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho. Mấy năm sau, thầy được bổ nhiệm làm Thanh tra Nha Học Chánh tại Sài Gòn, rồi khỏang 1952, được điều về làm hiệu trưởng trường Tiểu học Cộng Đồng Dẫn Đạo Búng, thường được gọi ngắn gọn là trường Cộng Đồng Búng. Trường Cộng Đồng Dẫn Đạo (E’cole commumaute’ de pilote) là loại trường kết hợp dạy chữ kèm với dạy nghề (dệt may, nữ công, gia chánh, âm nhạc, chăn nuôi…), trường có đất đai khá rộng ở gần đó làm cơ sở thực hành cho học sinh về nông nghiệp (phía ngã ba An Sơn). Cả miền Nam lúc đó chỉ có ba trường theo mô hình tân tiến  này.

Năm 1956, Thầy nhận thêm chức Hiệu trưởng Trịnh Hòai Đức.

 Đến năm 1960, trường tư thục An Mỹ đựơc ông Trần Văn Trai hiến tặng để lập thêm trường công lập thứ hai cho tỉnh. Thầy Di đựơc giao làm Hiệu Trưởng luôn cả trường này. Ngày 17-11-1973, Hội Phụ Huynh trường An Mỹ có tặng thầy tấm bảng bày tỏ lòng biết ơn, với dòng chữ: “Chân thành tri ân Hiệu Trưởng đầu tiên trường trung học An Mỹ. NHIỆT TÂM GIÁO DỤC”.
Công việc quá bận rộn như thế, vậy mà Thầy còn góp phần quan trọng xây dựng thành lập thêm được hai ngôi trường nữa: trường Nguyễn Du ở Biên Hòa và trường Trung học Tây Ninh (ở tỉnh Tây Ninh).
Thầy Di rời THĐ năm 1963, an dưỡng tuổi già tại ngôi nhà mà Thầy đã trải qua bao nhiêu buồn vui ở đó suốt mấy mươi năm cho đến lúc cuối đời. Thầy mất ngày 16-05-1982, nhầm ngày 23-04 năm Nhâm Tuất, được mai táng tại xã Phú Hòa, Bình Dương.

 
Di ảnh Thầy Di trên bàn thờ ở nhà thầy.

4. Thầy Nguyễn Văn An: sanh năm 1905 tại xã Phú Cường, quận Châu Thành, Thủ Dầu Một, cưới vợ tên Trần Thị Bạch (1911-2000), người ở Tân Vạn – Biên Hòa. Thầy An cư trú tại đường Nguyễn Du – thị xã (gần chùa Bà) cho đến cuố́i đời (năm 1984).

Thầy An làm Trưởng Ty Tiểu Học Bình Dương năm 1955. Trụ sở Ty lúc đó nằm tạm tại một căn phòng đầu trường tiểu học Nam Châu Thành, xã Phú Cường, nay là trường tiểu học Nguyễn Du. Về sau mới chuyển đến vị trí chánh thức nằm  ở đường Đinh Bộ Lĩnh, toạ lạc tại đây đến ngày 30-04-75.

Ngoài ra năm 1960, thầy còn thành lập trường trung học tư thục cấp II Văn An, sau chuyển đổ̉i tên là trường Đăng Khoa, vị trí nằm ở khu đất trước chùa Bà, mặt hướng ra đường quốc lộ 13 cũ, đến sau 75 giao Sở Gíao Dục Sông Bé quản lý. Thầy còn là hội trưởng hội phụ huynh học sinh trường trung học Trịnh Hoài Đức liên tục nhiều năm trước 1975.
Sau thầy An, các đời Trưởng ty Tiểu học tại Bình Dương kế tiếp nhau như sau (thời gian tại nhiệm sở không chính xác tuyệt đối):

Nguyễn Văn An (1955-1960)
Nguyễn Văn Út (1961-1962)
Bửu Liệu (1963-1964)
Nguyễn Công Ân (1964-1970)
Lê Văn Châu (1971-1972)
Nguyễn Đồng Danh (1972-1973)

Từ năm 1973, tổ chức bộ máy quản lý giáo dục có nhiều thay đổi lớn, và người đóng vai trị quan trọng ở giai đoạn này là thầy Nguyễn Văn Phúc.

5. Thầy Nguyễn Văn Phúc: sinh năm 1942 tại xã An Thạnh, nguyên là học sinh khoá đầu tiên của trường trung học Trịnh Hồi Đức. Tốt nghiệp Cử Nhân Triết khóa 5 tại đại học Sư Phạm Đà Lạt, chung lớp với một sinh viên sau này là Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát. Thầy dạy học và đảm nhận thêm công việc của một Phụ Tá Giám Học (1969-1971) tại trường Trịnh Hồi Đức từ 1965 ...

Năm 1972, thầy Phúc thay thế thầy Lê Tấn Lộc làm hiệu trưởng Trịnh Hòai Đức. Trong khỏang thời gian này, thầy đã cho chỉnh trang công viên trước văn phòng trường và đặt nhà điêu khắc lừng danh Lê Thành Nhơn đúc pho tượng danh nhân Trịnh Hòai Đức đặt giữa chiếc hồ nhỏ trong công viên. Thầy cũng cho phục hồi và phát triển thư viện của trường đã ngưng hoạt động thời gian trứơc đó. Đồng thời một dãy phòng học mới được xây cất, đối diện phòng Thí Nghiệm, kết nối dãy lầu và phía phòng học dọc hàng rào trường Cộng Đồng (lúc nầy là trường Nông Lâm Súc). Như vậy, đến  lúc này, những hạng mục công trình chính của trường tạm xem như đã hoàn chỉnh.

Năm 1973, Thầy nhận nhiệm vụ mới là Chánh sự vụ Sở Học Chánh Bình Dương. Hệ thống quản lý giáo dục quốc gia lúc này có nhiều cải tổ do nhu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của tình hình giáo dục trong cả miền Nam. Nha Trung Học không còn đủ sức trực tiếp điều hành công việc giáo dục của tất cả các trường trung học trên phạm vi cả nước, do vậy từ 1973, Sở Học Chánh ra đời. Đây là cơ quan giáo dục địa phương coi cả trung tiểu học phổ thông và chuyên nghiệp trong toàn tỉnh. Sở này thuộc Nha Học Chánh Bộ Giáo Dục, lúc này trên toàn quốc có cả 50 Sở Học Chánh đặt tại 48 tỉnh và 2 thị xã ( Đà Nẳng và Vũng Tàu). Đến 1974, Sở Học Chánh lại chuyển thành Ty Văn Hóa Giáo Dục.

Sau 1975, Thầy tiếp tục đảm đương chức vụ Chánh Sở được một tháng nữa rồi bàn giao công việc cho người mới. Năm 1983 bắt đầu nhận dạy Anh Văn  tại trường Nguyễn Đình Chiểu, thị xã.  Đến khi trường Trịnh Hoài Đức được khôi phục hoạt động vào tháng 01 năm 1991, thầy được Sở Giáo Dục Sông Bé mời ra đảm nhiệm chức vụ Hiệu Trưởng trường Trịnh Hoài Đức. Đầu niên khoá 1991-1992, thầy từ chức, vì lý do sức khỏe.  Sau, thầy lại được mời làm Hiệu Trưởng trường trung học dân lập Trí Nhân ( đường quốc lộ 13 cũ, gần chợ Cây Dừa, phường Hiệp Thành) được thêm vài năm rồi nghỉ hưu.

Dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, lại luôn có tinh thần uống nước nhớ nguồn, thế nên ngày nay, khi nghĩ bàn đến sự nghiệp giáo dục tại tỉnh nhà, thế hệ học sinh ngày nay rất cần nên biết về cụôc đời và sự nghiệp giáo dục của những nhà giáo tiền phong trước kia./.