Cuộc sống của chúng ta hàng ngày vẫn bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố phức tạp, dằng co giữa bao nhiêu sức lôi cuốn mãnh liệt thường làm cho chúng ta lung túng ngỡ ngàng. Đó là một thực tại kinh nghiệm hiển nhiên, trong thời đại này hơn bao giờ hết, nó chứng tỏ rằng sự tồn tại của chúng ta trong thế gian có nhiều kích thuớc, bị nhiều mối tương quan thu hút, chứ không phải chỉ thu gọn vào một chiều hướng đơn độc, nhất định.
Ngay từ
giữa thế kỷ thứ mười bảy, Pascal đã khám phá ra
tính cách tương đối của thân phận con người
trên bình diện siêu hình: bị đặt giữa hai
thái cực là cái vô cùng lớn và
cái vô cùng nhỏ, trên bình diện đạo
đức là giữa thiên thần và súc vật.
Khám phá này đủ để giúp chúng ta
nghiệm ra rằng con người không phải là một bản thể đơn
nhất và tự do luôn luôn hướng thượng như đa số
các nhà triết học kinh viện đã tin tưởng. Đến thế
kỷ chúng ta, Teilhard de Chardin đi xa và sâu hơn
nữa trong cuộc khai phá về con người và tìm ra một
sắc thái mới nơi chúng ta: đó là cái
vô cùng phức tạp trong con người. Nhưng hai khám
phá kẻ nay chưa phải là đã khơi hết được những
gì tiềm ẩn ở bản chất của cái loài vật kỳ lạ
này: loài vật có ý thức, sống trong
không gian và thời gian, biết rung cảm và
sáng tạo bằng hành động. Con người
rung cảm, sáng tạo và ý thức chính
là một hiện tượng, hiện tượng đối với bản thân và
đồng loại, nhưng trước hết cái toàn thể tâm linh –
gồm những yếu tố: rung cảm, ý thức và hành động
kết hợp lại - làm hiển hiện những
kích thước tinh thần căn bản của con người. Chính
cái cơ cấu tinh thần này là nơi phát sinh
ra những kinh nghiệm sâu xa nhất trong cuộc giao ứng giữa
chúng ta và thực tế ở bên ngoài bản
thân chúng ta. Đã hẳ cuộc sống của con người
là một tập hợp những kinh nghiệm đủ loại, hỗn độn, được tiếp
nhận không ngừng trong thời gian. Nhưng có lẽ kinh nghiệm
quan trọng nhất phải là kinh nghiệm về ý nghĩa sâu
thẳm của cuộc đời, về sự tồn tại hay về sự tiêu trầm của
tính mệnh chúng ta trong thời gian và không
gian. Thứ kinh
nghiệm độc nhất đã mặc khải cho con người rất nhiều khía
cạnh đó, mặc khải đến cùng độ, ấy là kinh nghiệm
về vực thẳm. Nhưng kinh nghiệm này không hiển nhiên
dễ dàng trong đời sống hàng ngày, mà chỉ
bộc lộ trong những khoảnh khắc đặc biệt có tính
cách quyết định. Dù sao đi nữa nó cũng là
một kinh nghiệm tinh thần đã được nhiều triết nhân
và nghệ sĩ cảm thấy. Hai loại người này đã
mô tả – trực tiếp hay gián tiếp – kinh nghiệm về vực thẳm
qua các tác phẩm triết học và văn nghệ của họ,
nên chúng ta có thể căn cứ vào đó
mà nghiên cứu. Ngoài ra, có nhũng con người
hành động và nhiều tu sĩ (các bậc thánh,
hay nói chung là các nhà tôn
giáo) cũng đã từng cảm thấy kinh nghiệm này, nhưng
nhà tôn giáo thường giữ thái độ im lặng
trước cảm thức quan trọng bậc nhất trong đời, họ chiêm ngưỡng
thực tại tuyệt đối hoặc tìm cách vượt qua “cơn khủng
hoảng” cũng như những con người hành động (bằng cách
“giải quyết vấn đề” trên bình diện thực tiễn). Vì
vậy, ở nay, người viết chỉ xét tới kinh nghiệm về vực thẳm
đã được diễn tả bởi các triết gia và văn nghệ sĩ
tiêu biểu mà thôi. VỰC
THẲM NHƯ MỘT THỰC TẠI NỘI TÂM Khi sống
bình thản theo cái đà sinh họat chung,
chúng ta thường có thái độ dễ dãi với tất
cả, nhất là với chính mình. Những lúc mọi
công việc đều thành tựu, mọi dự tính đều được thực
hiện theo ý muốn, con người ít thích tự vấn,
không ưa hoăc quên hẳn cả việc quan sát bản
thân. Theo dòng đời êm đềm thoải mái, con
người luôn có xu hướng buông thả mình cho
thỏa lòng ao ước những khi còn chờ đợi và hi vọng.
Bỗng nhiên cả cơ nghiệp sụp đổ vì phá sản,
và thêm vào đó, người thân yêu
nhất đời mình bị chết trong một tai nạn ngẫu nhiên; bay
giờ, chính vào cái giờ phút tan tành
tất cả này, trong cơn thất bại ê chề này, ta mới
chợt thấy đời mình trở thành trống rỗng, hoàn
toàn vô vị, và ta tuyệt vọng, trong trạng
thái tê điếng, bàng hòang, mê loạn.
Đó là kinh nghiệm về vực thẳm được cảm thụ tới mức
hoàn toàn, thấm thía
đế cùng cực. Nhưng thật
ra, không cần phải that bại đắng cay như vậy mới cảm thấy vực
thẳm trong đời mình. Vào một giây phút hiếm
hoi nào đó, rất hiếm hoi giữa lòng cuộc sống, sau
những tháng năm mòn mỏi đợi chờ với niềm hi vọng chứa
chan, chợt cảm thấy lòng mình xao xuyến mà
không hiểu tại sao, không có lý do gì
người yêu dấu xa lìa hẳn; vì ngày hẹn sắp
tới rồi, thế mà kẻ đợi chờ bỗng lo âu không
duyên cớ; đó chính là trạng thái đột
hiện rất đặc biệt của kinh nghiệm về vực thẳm. Hoặc có thể sau
nhiều ngày đắm đuối trong những cuộc vui say liên
miên, bỗng dưng cảm thấy tuyệt vọng ngay giữa một bữa tiệc tưng
bừng mà mình đã chờ đợi từ lâu và
trong đó mình đang được chiều đãi như ý
muốn. Vài
thí dụ trên đây chỉ được nêu ra để nhấn mạnh
vào cách thế xuất hiện đặc biệt rất hiếm hoi của kinh
nghiệm về vực thẳm. Kinh nghiệm này bộc lộ dưới một hình
thức có vẻ ngẫu nhiên, vô cớ. Đặc tính của
nó là không có đối tượng rõ rệt.
Nó là một niềm xao xuyến, lo âu, nhưng không
phải là xao xuyến lo âu về một cái gì nhất
định hay cụ thể. Niềm xao xuyến này là một cảm thức hết
sức phức tạp làm bộc lộ chân tướng của vực thẳm trong sự
sống của con người. Cảm thức này không bị một đối tượng
nào kích thích hay khêu gợi ra, mà
nó xuất hiện truớc bản thân chúng ta, nảy sinh từ
đáy tâm hồn chúng ta; vì nó là
một thực tại nội tâm. MÔ
TẢ KINH NGHIỆM Trong trạng
thái đặc biệt này, chúng ta có thể nhận ra
nhiều yếu tố phức tạp pha trộn vào nhau. Khi đó con người
cảm thấy ngột ngạt, cân não căng thẳng, sinh ra
choáng váng kinh hãi tuy không thấy
rõ là mình sợ cái gì, do đó
Pierre Janet bảo rằng “xao xuyến là một niềm lo sợ mãnh
liệt, không đối tượng”. Đồng thời với đầu óc quay cuồng,
toàn thể con người sống kinh nghiệm về vực thẳm lại như
thoáng thấy một điều gì rất mơ hồ, nó đè
nặng lên tâm thức mình, và chợt có cảm
tưởng trống rỗng khủng khiếp. Freud cho rằng tất cả cái
toàn thể tâm sinh lý này – đột ngột
và ngắn ngủi – do nhiều động lực vô thức tập hợp
thúc đẩy và gây ra xáo trộn trong hệ thần
kinh bởi những dồn nén tích lũy và những sức
lôi kéo xung đột nhau, tạo thành “khủng hoảng”. Qua
“kinh nghiệm khủng hoảng” này, con người thoáng thấy
toàn bộ đời mình cùng với vũ trụ bị cuốn phăng đi,
biến mất hẳn; cái ấn tượng kinh hoàng này đặt con
người vào trạng thái hoang mang, nên cái
khoảnh khắc kinh nghiệm về vực thẳm là khoảnh khắc ngơ
ngác, bần thần, hoảng, mê và tuyệt vọng nhất của
con người; những tính chất mất hút, trống trải, thăm
thẳm, mênh mông của ấn tượng kỳ quặc làm cho con
người choáng váng chính là những
tính chất hỗn loạn và huyền ảo của một thực tại đặc biệt
mà triết học gọi là Hư Vô. KINH
NGHIỆM VỀ VỰC THẲM VÀ CHÂN TƯỚNG HƯ VÔ Tự
đáy lòng của nỗi hoang mang, lo lắng, vực thẳm hiện ra,
bộc lộ dần dần chân tướng của hư vô trang nghiêm
và trầm trọng. Tính cách trầm trọng của hư
vô khiến con người nín thở, tê điếng và
không nói được gì. Kinh nghiệm về vực thẳm
là thứ kinh nghiệm khóa miệng chúng ta, làm
cho những kẻ ồn ào nhất cũng phải ấp úng không thốt
ra lời. Mọi hoạt động của con người đều bị chặn đứng vì sức mạnh
vô cùng của hư vô sừng sững: chúng ta
tê liệt, chúng ta bị bóp nghẹt, chúng ta bị
phân tán hết nghị lực và ý thức cũng chạy
trốn nên mới có cái cảm tưởng rỗng tuếch và
nỗi chán chường đầy ắp dâng lên từ đáy
tâm hồn. Đó chính là những hiệu quả trực
tiếp của hấp lực toát ra tù vực thẳm, hình
dáng cụ thể nhất mà hư vô chọn lấy để hiện diện
giữa những khoảnh khắc vô cùng quan trọng của cuộc đời con
người, và nó biểu thị ý nghĩa thăm thẳm, tối tăm,
ý nghĩa vô cùng không đáy của sự hiện
hữu trong thế gian. Hư vô hiện ra như một định mệnh không
thể vãn hồi, không thể trốn tránh nổi. Nó
trở thành mối đe dọa, một trở lực hầu như không thể vượt
qua, nó lặng lẽ và uy nghi, chặn đứng cái
đà tiến êm ru của cuộc đời chúng ta từ trước đến
giờ. Nó làm cho chúng ta kinh ngạc và bối
rối, không biết xoay trở làm sao khi tất cả tự do tinh
thần của mình đã mất đi trong thoáng chốc. Bởi
vì nó tượng trưng cho một thực tại tối hậu, nó
chính là bóng dáng của sự chết: sự chết,
hay hư vô, hay vực thẳm, trong kinh nghiệm bàng
hoàng này khác với cái chết thông
thường của mọi người, vì ở đây sự chết đứng sừng sững giữa
lòng cuộc sống chứ không phải ở đầu đằng kia của sự tồn
tại trong thế gian. Viễn ảnh hủy diệt toàn diện được cụ thể
hóa dưới hình thức một hố sâu không
đáy, hun hút và mênh mông, mãnh
liệt, với sức lôi cuốn rất kỳ lạ, rất ma quái của
nó: sức quyến rũ của vực thẳm, nó mời gọi con người lao
xuống giữa lòng tăm tối của nó. Vì kinh nghi?m v?c
th?m chính là một cách thế đam mê của
tâm hồn bị định mệnh đưa đẩy đến bước quyết liệt: chênh
vênh trên cái miệng đen ngòm đang mở
ngoác ra và chờ đón con người. Bởi thế, Nietzsche
đã nói: “Nếu anh nhìn vào vực thẳm, vực
thẳm sẽ nhìn vào tâm hồn anh.” Lúc
này là lúc chúng ta cô đơn hơn cả,
không có ai nâng đỡ, không bám
víu được vào đâu, một mình đảm lĩnh lấy định
mệnh của đời mình, định mệnh khắc nghiệt đã cô lập
chúng ta; chia cách chúng ta với thế giới
bên ngoài, như Dostoievsky đã nhấn mạnh: con người
hoàn toàn đơn độc trước cái chết, cái chết
ở đây chắn ngang trưóc mặt cuộc sống của chúng ta,
nó là một “bức tường” như Sartre ám chỉ qua nhan
đề tập truyện “Le Mur”. Qua kinh nghiệm xao xuyến kinh hoàng
này, con người khám phá ra bản chất bi đát
của mình, vì lúc đối đầu với mối đe dọa trầm trọng
nhất của cuộc đời, chúng ta mới đo lường nổi tàn thể tiềm
năng sinh động nơi mình, mới hiểu được cái khả hữu của
mình nó dồi dào đến chừng nào. Mà
cũng chính cuọc gặp gỡ giữa chúng ta và
bóng dáng sự chết qua kinh nghiệm hư vô ở đây
đã giúp cho chúng ta lĩnh hội ý nghĩa
toàn diện của cuộc đời: hiện hữu chính là xao
xuyến trước cái chết. Kierkegaard cảm thấy cái tội tổ
tông truyền là gai góc cắm vào xác
thịt làm chúng ta tê điếng và lo âu;
nhưng đi xa hơn nữa, Heidegger đã nắm được bản chất của con
người qua niềm xao xuyến: chúng ta hiện hữu cho sự chết,
vì sống để hướng về sự chết, tiến dần đến sự chết. Cũng trong
giòng kinh nghiệm này, Kafka đã mô tả đời
sống con người như một sự chờ đợi: chờ đợi cái chết, vì
tồn tại chính là triển hạn giờ tuyên án tử
hình, hiện hữu là bị xử tội (bằng pháp luật, bằng
những ràng buộc xã hội và bằng những lần tự vấn
lương tâm qua bao nhiêu thắc mắc, dày vò, hối
hận); Kafka trình bày viễn quan của mình về sự
sống qua tác phẩm “Le Procès” bằng nhân vật Joseph
K. Như thế, kinh nghiệm cơ bản của con người đã gặm nhắm
ý thức mình bằng niềm xác tín về cái
chết của mình, về sự cùng tận tất nhiên của đời
mình. Do đó, chính kinh nghiệm về vực thẳm
là dấu hiệu để chúng ta nhận thấy tính chất hữu
hạn của cuộc sống trong thế gian, để chúng ta nhìn
rõ biên giới của hiện hữu. Trong viễn tượng này,
thế giới hiện ra – trong kinh nghiệm về vực thẳm – như bộ mặt hư
vô của cái tôi-hữu-thể nơi chúng ta. Hư
vô chiếm đoạt không gian sinh tồn của con người như một
“khoảng tay cụt” luôn luôn ám ảnh người cụt tay theo
lối nói của Sartre. Bởi vậy, niềm xao xuyến mặc khải sự
xâm nhập của hư vô trong đời sống, hư vô gắn liền với
hiện hữu như khoảng tay cụt đối với phần cánh tay còn
lại: tức là gắn liền dưới hình thức một ám ảnh
không rời tâm thức và tư thân con người,
chúng ta cảm thấy hư vô như người cụt tay vẫn thường cảm
thấy (bằng ảo giác) khoảng tay cụt của mình. Điều
có đó nghĩa rằng cuộc sống quá gần gũi với sự chết
thấp thoáng hàng ngày: chúng ta quen thuộc
với sự hủy diệt đến nỗi nó đến ăn ngủ với sự tồn tại của
chúng ta, nên có thể nói rằng hư vô
là thành tố thiết yếu giữa cơ cấu của hiện hữu; do
đó, hư vô trở nên một kích thước không
thể chối cãi của sự sống. Nhưng hư
vô cũng có kích thước riêng của nó.
Và nó có điều kiện tồn tại riêng cho
nó. Vậy thì điều kiện khả hữu cho hư vô xuất hiện
là gì? Bởi hư vô là hủy diệt, và hủy
diệt là hủy diệt hiện hữu, nên chúng ta có
thể hiểu hư vô bằng hiện hữu. Mọi vật và nhất là cn
người đều hiện hữu trong không gian, đồng thời hiện hữu lại gắn
liền với thời gian. Chúng ta cụ thể hóa thời gian dưới
hình thức: sống, chúng ta chỉ sống với thời gian
mà chúng ta trải qua, vì đi ra ngoài thời
gian là sự chết và vĩnh cửu. Chúng ta khoác
lấy thời gian lên thân xác và ý thức
mình, chúng ta đảm lĩnh và cảm thụ thời gian bằng
kinh nghiệm sống. Thời gian nuôi dưỡng con người, nhưng cũng
chính thời gian gặm nhấm đời sống của chúng ta, thờ gian
xóa nhòa và hủy diệt. Nó hàn gắn
những khổ đau quá khứ hay nó tạo ra những chán
chường mới, nó gây nên những tình cảm sống
động hoặc nó kết thúc một chuỗi những vui buồn hỗn độn,
nó làm nảy sinh sự sống của một hài nhi mà
nó cũng tiêu hủy cuộc đời của một ông già.
Thời gian hiện diện bằng chính sự tồn vong, sống với chết chỉ
là những thể hiện của nó, những bộ mặt cụ thể của
nó. Từ những nhận xét này, người ta mới nghiệm ra
rằng chỗ đứng của sự hủy diệt hay hình thái đích
thực của hư vô chính là thời gian. Chỉ có
đau khổ trong thời gian mòn mỏi lạnh lùng, chỉ có
thất bại trong biến chuyển, luân lưu, trong thăng trầm quay quắt.
Giữa lòng vĩnh cửu, con người tràn ngập niềm hân
hoan, dào dạt cảm xúc đê mê, ngụp lặn trong
trạng thái bình an của tâm hồn yên nghỉ. Do
đó, ở trong cái vũ trụ đầy ắp của cảm thức về vĩnh cửu,
không thể có mặt hư vô, vì thời gian
đã dừng lại và khổ đau cũng biến mất, cuộc sinh
hóa như ngưng đọng. Bởi thế, với vĩnh cửu, chúng ta
có hiện hữu toàn diện và bất biến trong khi hư
vô chỉ lộ diện dưới hình thức cụ thể của một cuộc băng
hoại tiệm tiến. Vậy
thì thái độ của con người trước hư vô, trước vực
thẳm hun hút đó, là thái độ gì? (còn tiếp) N.N.D
(1966)