Vài câu nói rất nổi tiếng
 Hoàng Anh

1. “ Cái đẹp sẽ cứu thế giới”

Đây là câu nói của văn hào
Nga thế kỷ thứ 19, Dostoevxky. Câu này được nghiều người nhắc tới, nhất là giới nghiên cưú về Mỹ học hay phê bình văn học nghệ thuật. Viện dẫn câu nói, giới nghệ sĩ như tìm được một chỗ dưạ tinh thần quý báu, một thanh kiếm sắc về lý luận để yên tâm sáng tác và biện minh cho hot động cao quý của mình. Sống trong một thời đaị tiến bộ cực kỳ nhưng cũng cực kỳ tao loạn và thống khổ, thì còn gì sung sướng hơn khi mình đang góp phần làm văn học nghệ thuật, tức hướng tới một trong ba giá trị vĩnh cưủ của nhân loại là cái Đẹp- điều duy nhất có thể cứu lấy thế giới luôn bị đe doạ hủy diệt bởi bom đạn và sự tàn bạo, ngu xuẩn của con người.
Thế nhưng chúng ta hãy nghe giáo sư Lê Ngọc Trà giải thích:
“ Thật ra đây không phải là phát ngôn trực tiếp của Dostoevxky mà là câu nói của một nhân vật trong tiểu thuyết Chàng Ngốc ( cũng có bản dịch là Thằng Khờ - chú thích của người viết). Câu này thường được dịch là “ cái đẹp cứu thế giới”,”Cái đẹp cứu chuộc thế giới”. Ở đây cũng chỉ thiếu một chữ-đó là chữ “sẽ”. Trong tác phẩm, Dostoevxky dùng chữ “cứu” ở dạng động từ hoàn thành ở thì tương lai (cnacem) với ngụ ý rằng cái đẹp mà theo ông tượng trưng cho lý tưởng Cơ đốc sẽ cứu vớt nhân loại, giúp nhân loại, trước hết là nhân dân Nga thoát khỏi cảnh đau khổ và bế tắc của xã hội cuối thế kỷ XIX. Rõ ràng không có chữ ‘sẽ” này, câu nói trên không còn mang ý nghiã mà Dostoevxky đã gưỉ gắm vào lời nhân vật và câu “ Cái đẹp cứu thế giới” sẽ bị sử dụng một cách vô nghiã, tuỳ tiện trong nhiều tình huống khác nhau, thậm chí cả như lời đề dẫn cho các kỳ thi Hoa hậu!”
(Lê Ngọc Trà, Thách thức của sáng tạo, tr 192, n.x.b Thanh Niên, 2002)
Khi chuẩn bị viết tiểu thuyết “Những người bị quỷ ám”, Dostoievsky có ghi như sau:” Thiên chúa giáo sẽ cứu thế giới và chỉ có Thiên chúa giáo mới có thể cứu được thôi”. Như vậy cái Đẹp trong quan niệm của văn hào không hoàn toàn giống như những gì mà trước nay chúng ta đã nghĩ.
  
 2. “ Tồn tại hay không tồn tại, đó mới là vấn đề”
(To be, or not to be: that is the question.)

Câu nói 
này trích từ vở bi kịch có tên là Hamlet của William Shakespeare ( 1564-1616 ), người Anh, thi sĩ và kịch tác gia vĩ đại của thế giới qua mọi thời đại, một người quá nổi tiếng đến độ dường như những lời giới thiệu thêm nưã về ông đều trở nên không cần thiết.
Giáo sư Đỗ Khánh Hoan khi dịch vở kịch này đã chuyển câu thơ ấy như sau:” Sống hay thôi không sống, vấn đề là đây.” Những bản dịch về sau của các tác giả khác như Buì Ý, Buì Phong, Buì Anh Kha (n.x.b Văn Học 1986, tr.91) cũng dịch như thế. Về sau mỗi khi trích dẫn câu này trên sách báo, ta lại thường quen nghe : ”Tồn tại hay không tồn tại, đó mới là vấn đề”
Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng đưa ra một cách dịch khác khá bất ngờ và thú vị:
“Nói chung, các bản dịch Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha đều theo chung một khuôn, nghĩa là hiểu rằng to be trong câu thơ trên có nghiã là to live hay to exist. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu kỹ lại vở kịch và bối cảnh tôn giáo của thế kỷ 16 ở Anh - Công Giáo, Tin Lành, hoài nghi v.v.. - cần phải dịch câu thơ trên ( theo phương pháp giao tiếp) như sau:
"Có phải là hồn ma của cha ta hay không, đó mới là vấn đề?”
( Dương Ngọc Dũng , phương pháp luyện dịch Anh Việt Việt Anh, n.x.b Long An 1991)
Với tôi đây là điều hết sức mới mẻ và thú vị. Đặc biệt, trước đó cũng trong cùng tác phẩm ông Dương Ngọc Dũng đã chứng minh khá thuyết phục những nhầm lẫn về phương diện dịch thuật của một dịch giả khá nổi tiếng của miền Nam trước 75 là Trần Thiện Đạo, hay của một nhà Hán học uyên thâm là Trần Văn Giáp. Tôi cảm thấy bị lôi cuốn ngay phải tìm hiểu sâu thêm vấn đề này.
Trong dịch thuật, ngữ cảnh (context) là một yếu tố vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, do vậy để có thể xác định nên hiểu ra sao giưã hai cách dịch quá khác biệt nêu trên, tôi nghĩ rằng điều cần thiết là phải tìm hiểu kỹ hơn trường hợp xuất hiện của câu nói trong tác phẩm. Trước tiên, tôi đọc lại câu chuyện Hamlet được kể bằng thể văn xuôi bởi nhà văn Anh nổi tiếng sống vào cuối thế kỷ 18, Charles Lamb (1775-1834). Trong đó có một đoạn rất đáng chú ý:
- ”he could not help having some doubts whether the spirit he had seen was really his father, or whether it might not be the devil who had taken his father’s shape only to make unfair use of his weakness and his unhappiness in order to drive him to the act of murder.”
( Chàng không thể không có một vài nghi ngờ không biết hồn ma mà chàng đã nhìn thấy có phải thật sự là cha chàng hay không, hoặc là không biết nó có phải là quỉ dữ đã đội lốt cha chàng để chỉ lợi dụng sự yếu đuối và nổi bất hạnh của chàng nhằm đưa đẩy chàng đến hành động giết người hay không.)
Đoạn trích dẫn này cho ta thấy rằng lý giải của Dương Ngọc Dũng là có cơ sở, chỉ tiếc rằng đây lại không phải là lúc câu nói trên xuất hiện. Tốt hơn hết vẫn là đọc chính từ nguyên tác của Shakespear, tác phẩm “Bi kịch Hamlet, chàng hoàng tử xứ Đan Mạch” ( The Tragedy of Hamlet, Prince of Denmark).
Vở kịch này gồm có 5 hồi, tổng cộng 20 cảnh, được viết vào khoảng năm 1601, theo thể tuồng, tác giả chỉnh sửa lại theo thể kịch nói vào năm 1623 và văn bản này còn lưu lại cho đến ngày nay. Hamlet là hoàng tử xứ Đan Mạch, cha chàng là vua nhưng bị người em dùng thủ đoạn ác độc giết chết để cướp ngôi và cướp luôn vợ của Ngài, tức mẹ của Hamlet. Oan hồn cha chàng hiện về tố cáo tất cả sự thật và mong muốn Hamlet phải bằng mọi giá trả thù cho ông. Câu chuyện quá đổi kinh hoàng, thế nhưng Hamlet do tính thận trọng của mình, hoài nghi không biết bóng ma đó có phải thật sự là cha của chàng hay không. Chàng bèn giả điên để tránh sự cảnh giác của mọi người - nhất là vị vua hiện thời, để có điều kiện tìm cho ra sự thật với những chứng cứ xác thực hơn. Vị vua kia rất nghi ngờ Hamlet và tìm nhiều cách để khám phá ra chân tướng của chàng, trong đó có việc âm thầm bố trí để Hamlet gặp lại người mà chàng đã thương yêu bằng trái tim nồng cháy của tuổi trẻ, nàng Ophelia, con gái của Tể tướng Polonius, một người được Đức vua tin cẩn.
Câu nói mà chúng ta đang tìm hiểu nằm trong hồi III cảnh I, lúc Hamlet vừa gặp lại Ophelia. Tâm trạng Hamlet lúc này rất hoảng loạn và đau khổ, vừa nung nấu mối thù cha, vừa nhẫn nhục che dấu con người thật của mình. Thế nên gặp người yêu chàng hân hoan biết bao nhưng vẫn phải đóng tròn vai một người điên để không bị kẻ thù nhiều mưu sâu quỷ kế phát hiện. Tuy nhiên tim yêu khó bề chôn chặt trong đáy lòng nên dù là những lời nói có vẻ cuồng si, chàng vẫn luôn khéo léo muốn gửi gắm vào đó biết bao tâm sự tha thiết với người tình:
“To be, or not to be: that is the question
Whether ‘tis nobler in the mind to suffer
The slings and arrows of outrageous fortune,
Or to take arms against a sea of troubles,
And by opposing end them? To die:to sleep;
No more; and by a sleep to say we end
The heart-ache and the thousand natural shocks
That flesh is heir to, ‘tis a consummation
devoutly to be wish’d. To die, to sleep;
To sleep: perchance to dream: ay, there’s the rub;
For in that sleep of death what dreams may come”
Đoạn thơ này được viết bởi Shakespeare, tức cách nay đã bốn thế kỷ, do vậy cấu trúc và ý nghĩa ngôn ngữ có nhiều thay đổi so với tiếng Anh ngày nay. Để giúp quí vị tiện theo dõi, xin đọc đoạn dịch ra Việt ngữ  sau đây:
(To be, or not to be: that is the question). Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, đằng nào cao quí hơn? Chết, là ngủ. Không hơn. Và tự nhủ rằng ngủ đi tức là chấm dứt mọi đau khổ của cõi lòng và muôn vàn vết tử thương mà hình hài phải chịu đựng, kết liễu cuộc đời như thế, chẳng đáng mong muốn sao? Chết, ngủ. Ngủ,có thể chỉ là mơ. Hừ! Đây mới là điều khó khăn. Vì, trong giấc ngủ của cõi chết ấy, khi ta đã thoát khỏi cái thể xác trần tục này, những giấc mơ nào sẽ tới.”
( Hamlet, người dịch: Bùi Anh Kha, Bùi Ý, Bùi Phụng)
Nhận xét tình huống xuất hiện của câu nói, cũng như mối liên hệ trong mạch văn, nhất là những từ to die(chết), to sleep (ngủ), death(chết), dream(mơ)... được lập đi lập lại nhiều lần, cho thấy rất phù hợp để diển tả tâm trạng hoang mang và đau khổ của Hamlet, và những thổ lộ khắc khoải trong lòng chàng trao gửi đến người yêu. Đây là bi kịch bi thảm nhất của Shakespeare trong số những tác phẩm mà ông đã viêt. Tất cả nhân vật chính đều chết hết khi kết thúc chuyện, và chắc chắn Hamlet có tiên liệu được phần nào kết quả của sự việc nếu chàng ra tay trả thù, trong đó có cả cái chết của chính chàng. Hơn nữa vốn bản tính là người nhân hậu, chàng không thể không suy tư ray rức về  lẽ sống chết ở đời. Tôi không thấy có mối liên hệ nào với sự hoài nghi về bóng ma vào thời điểm này, và chúng tôi thử đặt câu dịch theo như ý của Dương Ngọc Dũng vào trong bài thì thấy chúng lạc lõng không hiểu được.
Tiếc là chúng ta không biết được lý giải  của Dương Ngọc Dũng khi ông chỉnh sửa người khác nên chúng tôi chưa biết được sự thật ra sao. Ghi lại những điều này, hy vọng cung cấp một ít tư liệu để quí vị nào quan tâm sẽ có dịp tìm hiểu thêm.
Xét về mặt ý nghĩa cũng như tính chất văn chương của câu nói trên ta nhận thấy không có gì đặc biệt, thế nhưng điều lạ là vì sao nó lại được người ta thường xuyên nhắc đến mặc dù lắm người cũng không thực sự thấu hiểu nó muốn nói lên điều gì.

3. “Tôi tư duy, tức là tôi tồn tại”

Chắc không nói ra thì ai cũng biết rằng câu nói này là của Descartes. René Descartes (1596-1650), sinh ra ở Touraine, nước Pháp, được đánh giá như một trong những triết gia vĩ đaị nhất của thời đại Ánh Sáng. Trong 54 năm trời ròng rã sáng tác, ông đã viết rất nhiều tác phẩm quan trọng về nhiều lãnh vực như tóan học, vật lý, triết học. Thế nhưng chính 70 trang viết được xuất bản vào năm 1641 với tựa đề Meditations on Firsa & Philosophy đã được ghi nhận như điểm khởi đầu của nền triết học Tây phương hiện đaị.

Để tóm tắt những luận chứng của ông về sự hiện hữu của chính ông, Descartes đã sử dụng một thành ngữ Latin : “Dobito ergo cogito, cogito,ergo sum” (Tôi nghi ngờ, tức là tôi tư duy, tôi tư duy, vậy là tôi tồn tại). Câu dịch phổ biến bằng tiếng Anh là “ I think, therefore I am” ( Tôi tư duy, tức là tôi tồn tại).
Heidegger phê phán rằng cái cogito (tư duy) của Descartes không thể nào nắm bắt được cái sum (sự hiện sinh, sự tồn tại). Về câu nói này, tác giả Robert Paul Wolff, giải thích như sau:
“If you read the selection from the Meditations carefully, you will realize that “I think, therefore I am” is not exactly what Descartes says. “
( About philosophy)
Tạm dịch: 
“Nếu bạn đọc trích tuyển trong quyển Meditations một cách cẩn thận, bạn sẽ nhận ra rằng ”Tôi tư duy, vậy là tôi tồn tại” không chính xác là những gì Descartes nói”
Điều thú vị là những người này đã cho rằng chính tác giả đã không diễn tả chính xác ý của ông, và giáo sư Robert đã giải thích như sau:

“The point is that if the proposition is being asserted, then someone must be doing the asserting, and if I am asserting ít, then that someone must be me. Needless to say, I cannot use this proof to establish the existence of anyone else. Suppose, for example, that I try to prove my wife’s existence by saying, “The proposition, She exists, is necessarily true each time I pronounce it.” Well, that just won’t work. The fact that I pronounce or assert that she exists is in no way guarantees that she does. But ít does guarantee that I exist! In fact, my asserting any proposition, true or false, about myself or about anything else, guarantees that I exist, because I am the subject, the asserter, the conscious thinker of the proposition. And this is the key point_propositions or assertions or statements cannot simply hang in midair with no one asserting them.”
(About philosophy, Robert Paul Wolff)

Để giúp một số độc giả chưa quen với Anh ngữ, tôi xin mạn phép dịch như sau:

“ Điểm quan trọng là nếu lời tuyên bố đang được khẳng định, vậy thì phải có một người nào đó đang khẳng định, và nếu tôi là người đang khẳng định, thì cái người nào đó đích thị chính là tôi. Không cần phải nói rằng tôi không thể dùng luận cứ này để thiết lập nên sự tồn tại của bất cứ ai khác. Ví dụ, giả sử như tôi cố gắng để chứng minh sự tồn tại của vợ tôi bằng cách nói: Đây là lời tuyên bố, Bà ấy tồn tại, thì không nhất thiết rằng bà ấy phải thật sự tồn tại mỗi khi tôi phát biểu thế”. Câu nói này hiển nhiên không hợp lí’. Sự kiện rằng tôi phát biểu hoặc khẳng định bà ấy tồn tại thì không hề bảo đảm rằng bà ấy sẽ tồn tại. Nhưng bảo đảm rằng tôi  mới chính là người tồn tại! Thật vậy, sự khẳng định của tôi trước bất cứ tuyên bố nào, dù thật hay giả, về chính tôi  hoặc về bất cứ điều gì khác bảo đảm rằng tôi tồn tại, bởi vì tôi là chủ thể, người khẳng định, kẻ tư duy có ý thức về một tuyên bố. Và đây là điểm mấu chốt: lời tuyên bố hoặc khẳng định hoặc phát biểu không thể đơn giản treo lơ lửng trên không mà không có ai là chủ thể khẳng định. Một lời tuyên bố là một sự khẳng định, và do vậy  nó phải được khẳng định bởi một ai đó.”

Qua đoạn viết trên đây, tác giả hy vọng người đọc như chúng ta nhận ra rằng cái Cogito Argument của triết gia Descartes chỉ để chứng minh sự tồn tại hay hiện sinh của chính ông ấy chớ không nhằm chứng minh sự tồn tại của ông ấy với chúng ta.
Vấn đề là nếu như cách dịch của tiến sĩ Dương Ngọc Dũng là sát với tinh thần của nguyên bản, từ câu nói của chàng Hamlet: “Có phải là hồn ma của cha ta hay không?”, chúng ta  lại hiểu nhầm thành: “tồn tại hay không tồn tại”, hay “hiện sinh hay không hiện sinh”. Đến Descartes, câu : “Tôi tư duy, vậy là tôi tồn tại” tạo cho chúng ta cảm giác rằng giưã các câu nói này có mối liên quan với nhau. Đặc biệt là bắt nguồn từ động từ exist, có nghiã là có thực, tồn tại, ta có từ existentialism, tên chỉ một trào lưu triết học rộng lớn và quan trọng nhất ở thế kỷ 20, trào lưu Hiện Sinh, hay còn gọi là nền triết học Phi Lý.
“Tôi nổi loạn, vậy chúng ta hiện hưũ”, đó là câu cogito cuả Ca-muy”
André Maurois ( Các trào lưu lớn của tư tưởng hiện đaị, Võ Phiến dịch)
Giưã các ý tưởng này thực ra không có nhiều mối liên hệ với nhau, nếu không muốn nói rằng rất khác biệt.
Qua vài câu nói vừa trích dẫn, ta nhận thấy thêm một vấn đề cũng không có gì mới lạ rằng quả thật đời sống có quá nhiều điều ta cứ mặc nhiên chấp nhận là đúng mặc dù thật sự chúng chưa hẳn đã như vậy. Người xưa bảo rằng đọc sách mà tin hết tất cả vào sách thì thà rằng không có sách thì hơn. Sự thật luôn chưá đựng rất nhiều góc cạnh phức tạp, đa chiều nhưng  chúng ta lại có thói quen nhìn từ những góc độ rất hẹp để phán đoán sự vật, và dễ dàng chấp nhận những gì đã được số đông công nhận mà ít chiụ suy xét thêm.
Ngôn ngữ, một công cụ còn nhiều khiếm khuyết, ví như một phương tiện thô sơ lại được sử dụng để chuyên chở khối lượng hàng hoá  vượt xa tải trọng của nó thì sư vặn vẹo, méo mó là điều khó tránh khỏi.

4. Có một câu nói rất quen thuộc với tất cả mọi người, từ giới bình dân cho đến thành phần trí thức, nhưng bạn có biết tác giả của nó là ai không:
“Một con én không làm nên nổi mùa xuân” ?

Người ấy là Aristote, một trong vài triết gia vĩ đại nhất trong lịch sử Hy lạp cổ đại đấy quí vị ạ!
“ Người ta còn nhớ câu nói bất hủ của Aristote về vấn đề này:” Một con én không làm nổi một mùa xuân”
( Will Durant, Câu chuyện triết học, dịch giả Trí Hải và Bửu Đích)
Bạn có ý kiến chi khác không về câu nói này?
Một vài phần trình bày trên đây có thể là khô khan và khó hiểu với một ít bạn đọc chưa quen với thể loại này. Thực ra mỗi khi đọc sách thấy điều gì mới lạ, tôi thường ghi chép để về sau thỉnh thoảng đọc lại. Giới thiệu một ít trang như thế hy v
ng có thể san sẻ cùng bạn đọc đôi điều thú vị trong thế giới của chữ nghiã. Thế thôi.

 Hoàng Anh (28-02-06)