Gió và
Trăng
Phạm Nguyễn
Thân tặng các bạn CHS thời kỳ 1955-1975 cùng kính
tặng các Thầy Cô và những ai từng gắn bó với mái
trường này.
“Gió đưa trăng thời trăng đưa gió
Trăng lặng rồi, gió biết đưa ai ?”
(Hát ru Nam bộ)
I.
Năm mươi năm trước
Em chính là vầng trăng và anh là làn gió
mát
Trong câu hát ầu ơ rào rạt yêu thương
Từ ngày xưa còn vang vọng đó
Em là vầng trăng 13, 14 tinh khôi,
Giữa bầu trời đầy sao một đêm tháng giêng trong vắt
Lòng phơi phới tin yêu tuổi học trò hồn nhiên vô
tư lự
Nhưng anh lại không thể là làn gió trong lành
dịu mát
Để đựơc cùng em đón đưa nhau
Trên những nẻo đi về lắm hoa nhiều bướm
Vầng trăng tuổi học trò
Ngày một tròn đầy và ngời sáng trong anh
Trong cả những giấc mơ
Không ngừng tái hiện !
Và như thế hai ta lớn lên
Chưa một lần biết đến thứ hạnh phúc dịu ngọt đơn sơ
Của gió mát trăng trong
Vẫn ân cần đón đưa nhau
Trên mọi nẽo đi về lắm hoa nhiều trái.
Vầng trăng 13, 14 năm nào
Nay đã thành vầng trăng tròn vành vạnh
Vằng vặc sáng thâu đêm
Giữa khung trời mộng mị
Anh hối hả đốt từng trang sách mỏng
Trong ánh đèn dầu leo lét giữa vườn khuya
Ngày tiếp ngày vẫn chưa một lần buông rơi khát
vọng
Về một ngày mai bừng sáng cuối chân trời
II.
Năm năm sau anh quay về chốn cũ
Trong tâm trạng bâng khuâng của nhà thơ Thôi
Hiệu năm xưa
Khi có lần dừng chân dưới lầu Hoàng Hạc
Đàn hạc non thân ái năm nào
Đã vỗ cánh bay đi bốn phương trời cao rộng
Quyển truyện thần tiên của một thời ngây htơ
Đã khép!
Bạn bè ngày nào
Mỗi đứa một nơi!
Đứa ở lại bên này
Đứa sang qua bên kia chiến tuyến
Nhưng dù ở lại bên này hay qua bên kia lằn ranh
Nhiều đứa không bao giờ trở lại
Khi tuổi đời vừa tròn 18, 20
Hỡi vầng trăng yêu qúi của lòng anh
Em ở đâu trong những ngày bi thương cùng cực đó?
Cuộc chiến vì “Miền nam ruột thịt”
Vì “CNXH muôn năm”,
(Theo tâm nguyện của bác Hồ kính yêu)
Đã nổ ra! Và ngày một thêm khốc liệt.
Những năm tháng bình yên tuổi học trò hồn nhiên
trong sáng
Bên ruộng sắn, rẩy dưa
Dưới bóng vườn cây xanh mát;
Chuyện bắt dế,
Trèo cây,
Tắm sông, ôn bài, giải toán…
Than ôi! Chỉ còn trong ký ức xa mờ !
III.
Rồi chuyện gì phải đến đã đến:
Số phận một nửa đất nước thân thương
Của mấy chục triệu người, là cháu con ngừơi đi mở cõi
Trong đó có anh,
Có em,
Có Cha, Mẹ, anh, chị , em,
Cùng với Thầy Cô và bè bạn chúng ta
Thời niên thiếu
Đã được quyết định!
Vào buổi sáng một ngày tháng tư không thể
nào quên đựơc đó
Những đứa bạn cùng lớp ngày xưa
Có đứa trở về từ rừng sâu trong khí thế hiên ngang
người chiến thắng
Có đứa vất bỏ tất cả lại phía sau, vượt biển ra đi trên
những chiếc thuyền cũ nát mong manh,
Đã cống hiến cho loài ngừơi những mẫu chuyện thương tâm
mà lịch sử mai sau phải dựng bia tưởng nhớ
Nhưng thôi, nhắc lại làm chi
Những ký ức đau lòng mà ai cũng muốn quên
đi
Như chưa từng bao giờ xãy ra
Như chỉ là những ảo ảnh thoảng qua một giấc mơ không thật
Hãy để cho quá khứ đựơc yên
Cho trái tim nhiều thế hệ người Việt nối tiếp nhau
Cùng với vong linh của biết bao con ngừơi ngả xuống đó đây
Trên khắp nẻo đừơng Đất Nước,
Kể cả hàng vạn nắm xương vô danh vùi sâu đáy
biển
Được bình yên
Trong tiếc thương và thông cảm.
IV.
Năm mươi năm đã trôi qua
Từ cái thưở đầu tiên trân quí đó
Đàn hạc năm xưa một lần ra đi không bao giờ trở lại
Trên nền cũ, dấu xưa lầu Hoàng Hạc nay cũng đổi thay nhiều
Chỉ có gió mát trên cao và vầng trăng muôn
thưở
Là vẫn hồn nhiên đưa đón nhau
Trên những nẻo đi về ngày cũ…
PHẠM NGUYỄN