DIỄM PHƯỢNG
Bình Nguyên Lộc
Hân đứng lên, nghẹn ngào
nói:
-Thưa cô, tụi em tha thiết xin cô ở lại
đây
vào mỗi vụ nghỉ hè, trước ngày bãi trường
vài
hôm, để xem lại mấy cây phượng vĩ của ta.
Cả lớp đều thấy một cục tròn như viên
đạn,
chạy lên chạy xuống dưới làn da cổ của Mỹ, Mỹ cố can đảm
vì
biết rằng, hễ nàng mà khóc thì cả lớp sẽ
òa
lên khóc như nhà có đám ma, vì
phái
nữ rất dư nước mắt. Đó là kinh nghiệm của bản thân
.
Một nữ sinh khác, Loan, đứng lên đề
nghị:
- Thưa cô, năm tới hay năm tới nữa, cô
có
con đầu lòng, xin cô đặt cho em ấy tên là
Diễm
Phượng, tụi em về sau cũng vậy.
Cả lớp rộ lên mà cười.
Mỹ cũng cười nên không khí đổi
màu
sắc tức khắc. Mỹ cười vì nàng biết chắc rằng đề nghị của
Loan
không phải do tinh thần cởi mở của con gái đời bây
giờ
chi phối, mà chỉ vì Loan còn quá ngây
thơ
nên mới bạo miệng về chuyện lấy vợ lấy chồng. Ấy, trẻ con bảy
tám
tuổi vẫn chơi trò đám cưới một cách ngây
ngô,
không ẩn ý, không tà tâm. Loan cũng
vậy,
vì Loan chỉ là học trò lớp đệ ngũ mà
thôi.
Duyên, cô học trò cao niên và to lớn
nhứt
lớp, rất có vẻ trưởng thành, ngồi tuốt dưới băng
chót
nói to:
- Rất là bất tiện. Xứ này
sẽ có một
thế hệ nữ sinh mà cả lớp đều mang tên Diễm Phượng,
quý
vị giáo sư sẽ lầm lẫn chết. Nào là Đào Diễm
Phượng,
Lê Diễm Phượng, Trần Diễm Phượng, Hồ Diễm Phượng, Ngô Diễm
Phượng,
Đinh Diễm Phượng, Tô Diễm Phượng, vân vân lộn xộn
quá
đi .
Mỹ đợi nửa phút cho sự im lặng trở lại rồi
nói
:
-Diễm Phượng không ổn. Tiếng Phượng phải đi
với
tiếng Vĩ thì nó mới có nghĩa loại cây
mà
các em thích. Chữ Phượng một mình trong tiếng
kép
Diễm Phượng có nghĩa là con Phượng đẹp chứ không
phải
là cây phượng vĩ đẹp như các em nói
đâu.
Nhưng con phượng đẹp lại sai văn chương vì phượng là chim
trống
, hoàng là chim mái, Diễm Hoàng
thì
có, chớ giống đực thì không nên “Diễm”
chút
nào.
Loan cố nài:
- Nhưng Diễm Phượng kêu lắm
mà
kêu nghe rất hay thì ổn hay không, em thấy
không
quan trọng, cốt là ta hiểu với nhau rằng Diễm Phượng là
cây
phượng vĩ đẹp là đủ rồi, không cần người khác
tán
thành là đúng hay chê là sai.
Mỹ gục gặc đầu, thầm cho rằng cô bé
Loan
hữu lý.
Buổi học chia tay để vĩnh biệt vị nữ giáo sư
Bùi
Thụy Mỹ này cứ xoay quanh cây phượng vĩ mặc dầu sinh hoạt
chánh
hôm nay của lớp đệ ngũ (1)A2 là lễ ra mắt tờ bích
báo
“Hoa Nắng”.
Học trò lớp đệ ngũ A2 đã xin
phép
soạn tờ bích báo nói trên, để làm văn
nghệ
hè, mà cũng để gián tiếp tỏ lòng cảm mến
vì
nữ giáo sư của họ sắp đi vĩnh viễn, cô ấy cũng ham
văn
nghệ y như các em.
Chính cô ấy đã dạy các em
hai
trò chơi mà cô rất thích hồi còn học
ở
Gia Long: đề thơ trên lá khuynh diệp và ép
hoa,
ép lá vào một tập vở đặc biệt .
Nhặt lá rụng hong thơ sầu trong nắng
là
một câu thơ của ai, Mỹ không còn nhớ nữa nhưng cứ
ngâm
lên mỗi lần khắc thơ trên lá khuynh diệp xanh
rồi
đem phơi, hồi còn ở Gia Long và đã truyền cả
trò
chơi lẫn câu thơ cho học trò của cô.
Lớp học được trang trí bằng một cành
phượng
vĩ vĩ đại mà các em đã thức hồi năm giờ khuya để
đi
đốn rồi khiêng vào lớp, trồng giữa hai bàn
dài
kéo sát đầu lại với nhau. Quanh gốc phượng vĩ thật
mà
giả này, là một bó hoa ngọc nữ trắng, nhị đỏ, gồm
năm
mươi mốt bông, con số đó là nữ sinh của lớp học,
mỗi
em đem đến một cành ngọc nữ chỉ mang một đóa hoa độc nhứt
mà
thôi.
Cô Mỹ lại mặc áo đỏ màu hoa
phượng
vĩ.
Tờ bích báo “Hoa Nắng” công phu
của
hai tháng trường thức đêm của em bị bỏ quên phần
nào
và nhơn vật chánh bất ngờ của cái buổi họp mặt
cuối
cùng này là cây phượng vĩ.
Phượng vĩ trổ hoa đúng vào mùa
nghỉ
hè, một giai đoạn đời học sinh rất là quan trọng
vì
ba tháng sau, trở lại trường cũ thì đã có
vài
chị bạn thôi học vì gia cảnh hoặc bị tử thần đưa sang thế
giới
khác rồi. Còn nói chi ở các lớp cuối một
cấp
như lớp đệ tứ và lớp đệ nhứt (1) thì chắc chắn là
họ
không bao giờ gặp lại nhau nữa, sau buổi chia tay cuối
cùng.
Hoa phượng vĩ đỏ tươi nhưng lại không tượng
trưng
cho niềm vui mà là biểu hiện của nỗi buồn của cả một lớp
người
trong toàn quốc. Văn thơ của học sinh ta tràn ngập danh
từ
phượng vĩ khiến người lớn ngấy ra mà buồn cười, nhưng các
cô
cậu nói đến phượng vĩ không phải là dùng
sáo
ngữ đâu mà họ rất thành thật đó.
Hay tin người giáo sư Việt ngữ của họ
thôi
dạy học sau vụ hè này, các nữ sinh lớp đệ ngũ
đã
trồng nơi sân trường năm cây phượng vĩ từ nửa tháng
nay
hầu kỷ niệm một niên học mà cả giáo sư lẫn học
trò
đều hay nói đến cây phượng vĩ .
Lạ quá, ở miền Nam, trừ thành phố
Sài
Gòn ra còn thì các nơi khác rất
ít
thấy phượng vĩ, muốn có phải cố mà trồng và
hình
như sân trường trung học nữ nào ở miền Nam này cũng
được
các cô học trò đa cảm trang trí bằng
vài
cây phượng vĩ.
-Nhá cô nhá?-Loan lại cố
nài.
-Cô sẽ nhớ mãi lời các em.
Nghỉ hè rồi mà trời còn nắng đổ lửa
nên
các nữ sinh nhà ở gần trường Sĩ Nhiếp thay phiên
nhau
vào ngôi trường hoang lạnh để tưới năm cái
cây
mà họ trồng giữa mùa nắng trên một đám đất
gò
khô.
Năm ấy, cả năm cây đều thoát chết !
Lớp đệ ngũ A2 cũng không thiếu mất một người
khi
biến thành đệ tứ A2 sau vụ hè.
Đó là một lớp gồm toàn con
nhà
khá giả nên họ sẽ đi tới đệ nhứt hết lớp, trừ
vài
cô đi lấy chồng sớm, vài cô vắn số. Họ không
có
dịp hay chưa có dịp “bùi ngùi phượng chia ly”,
nhưng
họ vẫn quý cây phượng vĩ, vì đó là
cái
điện cực của tình cảm học trò con gái.
Họ làm quen với người nữ giáo sư Việt
ngữ
mới và bắt đầu thương mến cô này như đã
thương
mến cô Mỹ, nhưng cứ săn sóc năm cây phượng “của ta”,
ta
đây là kể cả họ và người nữ giáo sư
đã
đi xa.
Giữa người ấy và họ bắt đầu một cuộc trao đổi
thư
từ ngay từ trong vụ hè và cô Mỹ được cho hay tin
tức
về năm cây phượng mỗi tuần , y như đó là những đứa
con
mà cô gởi vú nuôi, người vú tốt bụng
lắm,
không phải chỉ là việc ăn tiền, mà có để cả
tấm
lòng của chị ta trong công việc.
… Cô ơi, giếng xa quá như cô
biết,
giếng cũng sâu quá, kéo nước thật mỏi tay,
xách
nước đi mỏi chân lắm, nhưng tụi em quyết cứu sống năm cây
phượng
“của ta”.
…Cô ơi, tuần rồi thật là
hú
vía. Cây phượng bên trái cửa ngõ
nó
ngủm cù đeo nhưng may quá, tụi em tưới mỗi ngày
bốn
bận, còn chặt tàu chuối để che cho nó nữa
nên
rồi nó tươi trở lại…
…Cô ơi hè tới cô về chắc
năm
cây phượng “của ta” đã lớn lắm rồi tuy nó chưa cho
được
bóng mát, nhưng có thể giúp cho mát
mắt
người nhìn ra sân…
… Cô ơi, cô giáo sư mới, người
thay
thế cho cô, cũng ưa phượng lắm, cô ấy định sẽ cùng
tụi
em trồng thêm; nếu thế, trường “của ta” nên đổi là
trường
“Phượng Vĩ” là hơn. Mà có lẽ dân
chúng
họ sẽ gọi như vậy, chớ cái tên Sĩ Nhiếp khó nhớ, họ
kêu
không được.
Những bức thư như trên cứ thưa lần, thưa
lần,
khiến Mỹ nghe buồn quá, mặc dầu phải trả lời thư cho học
trò
cũ mãi nàng rất bưïc mình. Thư thưa lần
mà
thư cũng lần lần bớt đá động đến những cây phượng vĩ ngỡ
là
trung tâm vũ trụ ấy.
Mỹ chỉ buồn vài tháng rồi thôi
khi
nhớ lại chính mình cũng đã bạc tình với
những
cây khuynh diệp của trường Gia Long mấy năm trước và cũng
đã
quên được vài người nữ giáo sư mà
nàng
nguyện sẽ nhớ trọn đời.
Con người ai cũng bận sống. Sống ở đây,
không
phải chỉ có nghĩa là tìm sinh kế, mà
là
tìm học, thương, ghét, giận, yêu, bao nhiêu
thứ
ấy sao mà đông đúc thêm hoài,
khó
lòng mà trung kiên được với những tình cảm
vụn
vặt của tuổi thiếu niên.
Những bức thư buổi đầu, Mỹ hiểu được giữa
dòng
và thấy được sự cà nanh của em này đối với em
khác:
các em tranh giành tình thương của người thầy học
cũ.
Nhưng những bức thư về sau, giọng các em
bình
thản hơn nhiều. Mỹ biết đó là dấu hiệu tiền phong của sự
nhạt
phai tình cảm của các em rồi vậy. Người ta chỉ
bình
thản được, hết ghen được, khi nào người ta bớt thương và
hết
thương mà thôi.
Bốn mùa mưa nắng đã qua rồi và
Mỹ
không còn nhận được thư của những người bạn trẻ ở trường
“Phượng
Vĩ” nữa.
Nàng không bội ước, đặt tên cho
đứa
con gái đầu lòng là Diễm Phượng, mặc dầu cha
nó
cả quyết cản ngăn vì cái nghĩa không ổn của danh
từ.
Không bội ước, không phải vì Mỹ nuôi nấng ảo
tưởng
nào đâu. Nàng biết rằng các em học
trò
cũ của nàng chỉ tiếp tục tưới năm cây phượng vĩ ấy trong
suốt
hai mùa nắng rồi thôi, vì cây đã mạnh
rồi,
mà nhứt là vì các em cũng bận “sống”.
Không bội ước vì nguyền xưa “còn
một
chút này” nàng là người độc nhất còn
nhớ
được lời nguyền, các em còn lâu lắm mới nên
gia
thất và chừng ấy “Diễm Phượng” đã bị bao cái
tên
khác cướp mất chỗ rồi, chẳng hạn tên một người yêu
vắn
số, tên một người yêu không cưới được em nào,
vì
trắc trở nào đó – người độc thân là
nàng
không có quyền bỏ trôi luôn thệ ước xưa.
Mỹ không nuôi nấng ảo tưởng nào
cả
nhưng vẫn nuôi dự định về Chợ Búng một chuyến để thăm lại
cố
nhân, cố cảnh.
Sài Gòn – Chợ Búng là
một
lộ trình chỉ tốn vài mươi đồng bạc xe mà
thôi
nhưng nàng không còn một phút hoàn
toàn
là của nàng để đi cái chuyến đi dự tính ấy.
Năm nay nàng đã đi được rồi đây.
Mỹ
chuẩn bị rất nhiều ngày, quà cho bạn cũ chẳng có
gì
đáng kể đâu, mà chuẩn bị tấm lòng, cho
bõ
cái tội ít thư từ với các em ngay cả ở năm đầu
cũng
vậy.
Đến cái tuổi nào đó trong đời
con
người, tự nhiên người ta đâm ra lười viết thư; các
em
chắc không hiểu cái điểm đó và chắc
đã
giận nàng lắm.
Mỹ đi Bình Dương hai tuần trước ngày
bãi
trường, mong thấy lại được nguyên vẹn cái khí hậu
của
ngày ấy bốn năm về trước với mầu sắc, mùi vị, âm
thanh
cũ, thay đổi theo mùa chớ không phải tháng
nào
cũng có thể nghe trong gió mùi bông bưởi,
tháng
nào cũng thấy màu lá mạ non đâu.
Xuống xe đò tại đầu con ấp lộ trải đá
đỏ
đưa vào trường, nàng đứng đó, lòng rộn vui
khi
thấy cái quán bánh bèo bì Mỹ
Liên
ở cạnh đầu lộ vẫn còn buôn bán như xưa.
Cái quán này tàng trữ kỷ
niệm
của thầy trò họ mấy năm trước. Khách sang của quán
này
là dân Sài Gòn, nhưng khách quen của
quán
là học trò trường nữ trung học Sĩ Nhiếp và
giáo
sư của họ.
Mỹ đếm bước trên đường đá đỏ mà
ở
hai bên nhà cửa vẫn cỏn đủ số. Ngôi nhà đồ sộ
của
ông cụ chơi non bộ vẫn cứ đặc biệt với pho tượng cẩm thạch một
cô
gái khỏa thân, lối trang trí sân nhà
của
Âu châu mà xứ ta rất là hiếm có.
Rồi tim Mỹ đập thình thịch khi thấy dạng
hàng
dừa quen thuộc ở đàng xa.
Hàng dừa này trồng ở bờ một con rạch
con;
sang tới bên kia rạch còn phải qua một thửa ruộng bắp nữa
mới
tới trường.
Đây là hàng dừa danh tiếng đối
với
nữ sinh Sĩ Nhiếp, nhứt là cây dừa thứ năm.
Cây dừa thứ năm nhìn rạch, soi
bóng
xuống mặt nước. Một nếp nhà xinh xắn núp bóng
cây
dừa thứ năm ấy. Đó là nhà riêng của một nữ
sinh,
học trò của nàng, em này nhà ở xa
đây,
cha mẹ em là người có của nên mới mua cho em nếp
nhà
đó để em đỡ nhọc đi, về, mỗi ngày hai buổi đường xa.
Cây dừa thứ năm nổi danh tức khắc vì
bạn
đồng song của cô chủ nhà tí hon và cả
giáo
sư của cô nữa, thường ghé nghỉ chơn nơi đây,
núp
nắng, đụt mưa, nói chuyện khào.
Cảnh vật y hệt như cảnh năm nào, nhưng Mỹ hơi
lo
lo vì cùng lúc ấy, nàng thấy có
khói
lam quyện lấy mái tranh của nếp nhà “cây dừa thứ
năm”,
thấy bóng dáng người lớn và trẻ con.
Nàng mau bước tới đó, nhìn
vào
nhà thì bao nhiêu gương mặt lạ ở trong đó
đều
nhìn lại nàng. Mỹ đẩy cổng bước vào sân, một
con
chó vện núp đâu đó, sủa lên
thình
lình. Nàng hỏi một đứa bé ra sân đuổi
chó:
- Em nè, cô Diệu, nữ
sinh
trường đằng kia, còn ở đây chớ?
- Thưa cô không.
Cô
ấy đã đi lấy chồng năm ngoái. Nhà này
đã
bán lại cho ba má em.
- Lấy chồng về đâu em?
- Dạ em không biết.
- Thôi cám ơn em
nhé.
Mỹ vội trở gót rồi ra tới cổng nàng
thẩn
thờ đứng lặng hồi lâu. Giờ này, nếu Diệu còn theo
học
ở trường Sĩ Nhiếp thì hẳn Diệu đang ngồi trong lớp. Thế
nên
Mỹ không định ghé qua nhà Diệu trước, nhưng
mà
phải ghé vì người lạ trong nhà khiến nàng
đâm
nghi có “tang thương” qua đây. Quả có “tang thương”
thật, “tang thương” đối với nàng ấy, chớ đi lấy chồng là
một
điều tốt đẹp cho cô tú tài I Diệu.
Mỹ băn khoăn tự hỏi không biết năm nay Diệu
có
tự học để thi nốt bằng tú tài hay chăng, và nhứt
là
băn khoăn về cái chốn xa mà có lẽ Diệu đã
đến
ở vì chồng em ấy sinh sống ở đó, Định Tường chăng? Hay
Kontum?
Mà biết đâu lại chẳng là
Sài
Gòn.
Ai cũng bận sống nên có thể cùng
ở
một thành phố với nhau mà Diệu không tới thăm
nàng
được. Thời kỳ trăng mật có thể kéo dài một năm
mà
trong thời kỳ ấy người con trai con gái sẵn sàng
quên
tất cả để hưởng hạnh phúc riêng của họ.
Mỹ lặng lẽ bước qua chiếc cầu gỗ dẫn vào
ruộng
bắp, mặt ngước lên nhìn cái cây chết trơ
cành,
đứng giữa ruộng từ không biết bao nhiêu năm rồi mà
chưa
ngã. Cho đến cái cây chết này mà cũng
còn
đây, chơn trời quen thuộc xưa không thay đổi chút
nào
cả.
Từ nãy giờ, nàng cố tránh
“thấy”
ngôi trường, để dành cho chính mình,
không
phải sự ngạc nhiên, bởi nàng biết rằng không
có
gì thay đổi bao nhiêu, mà một cuộc thưởng ngoạn
khoái
mắt vào phút chót. Ngôi trường Sĩ Nhiếp
là
cây đinh của cuộc đi chơi hôm nay, cái đích
của
cuộc hành hương, nếu muốn nói lớn lối.
Mỹ chỉ dạy ở đây có hai năm, nhưng cũng
đã
quá thân lắm rồi với ngôi nhà gạch xinh xắn
ấy,
với cái bối cảnh sau trường : Một bãi tha ma và
bên
kia bãi tha ma là một khu rừng.
Đó là một người bạn gần như
thân,
người bạn ấy lại che chở những người bạn rất thân đang chuẩn bị
thi
tú tài đôi và đang dọn lòng để vĩnh
biệt
người bạn chung ấy.
Mỹ đã để lại nơi này một phần tấm
lòng
nàng và mang theo những mảnh lòng thơ dại của
các
em nhỏ dễ thương, gói trong hình bóng rộng lớn
và
mơ hồ của ngôi trường mà nàng quyết chỉ “thấy”
vào
phút chót mà thôi.
Mỹ ngước lên và nàng được thấy.
Có ai đốt lửa trại giữa ban ngày
ngoài
sân trường. Không, đó là năm cây phượng
vĩ
đã lên bông, cả năm cây đều lớn như thổi y như
học
sinh qua cái tuổi mười hai và cả năm cây đều
cháy
bừng bừng.
Mỹ lại dừng bước, tim đập thình thịch trong
lồng
ngực nàng. Nàng xúc động đến ứa nước mắt nhưng
lòng
lại rộn ràng, vừa muốn chôn chân nơi đó để
nhìn
đuốc phượng, lại vừa nôn nao tới trường để gặp lại những cô
bạn
mà chắc có cô đã cao hơn nàng đến nửa
cái
đầu. Các em đã trồng năm cây phượng vĩ, không
phải
là sự tình cờ đâu. Số học sinh trong lớp đệ ngũ A2
năm
ấy là 51. không lẽ trồng đến năm mươi mốt cây?
Nên
họ chọn số 5 làm biểu tượng vậy.
Mỹ cố tự trấn tĩnh rồi mau bước đến cổng trường.
Nàng gặp nơi sân, chị gác-dan
ngày
trước. Chị ta kiêm luôn chức vụ lao công và
đang
ngồi chồm hõm mà nhổ cỏ. Chị ta bỏ việc ngước mặt
lên
nhìn người khách lạ giây lát rồi đứng
lên
gọi:
- Cô!
- À chị Tư! Mạnh giỏi!
- Trời, lâu quá
cô
mới về đây! Cô cũng mạnh giỏi?
- Cám ơn chị.Ở đây
có
gì thay đổi hay không?
- Dạ không cô à.
- Để tôi đi thăm các
lớp
một lát rồi sẽ nói chuyện với chị nhiều hơn.
Vào giờ này, học sinh lớp nào
cũng
đang học. Trên lý thuyết thì như vậy chớ thật ra,
các
em đang nghe giáo sư kể chuyện cổ tích, hoặc đang
làm
giặc trong lớp. Còn có bốn hôm nữa là trường
làm
lễ phát phần thưởng thì còn học tập gì,
và
các em đã nghỉ chơi như vậy cả tuần, cả tháng rồi,
tùy
lớp. Biết thế, Mỹ vẫn giữ lễ độ đi thăm ông hiệu trưởng trước, để
rổi
xin phép ghé qua các lớp mà nàng
đã
dạy học năm xưa, nhứt là lớp đệ ngũ A2, à quên, lớp
đệ
nhứt A2.
Khi Mỹ gõ cửa văn phòng ông hiệu
trưởng,
cửa này vốn không đóng, thì nàng thấy
ông
ấy là người lạ, trẻ hơn ông hiệu trưởng ngày trước
nhiều.
Mỹ đã liếc sơ vào mấy lớp nàng đi ngang qua
và
thấy giáo sư toàn người lạ.
- Mời cô vào.
Ông hiệu trưởng nói to lên,
và
Mỹ vừa bước vô văn phòng vừa xưng tên:
- Thưa ông hiệu trưởng,
tôi
là Mỹ, nguyên giáo sư trường này cách
đây
bốn năm.
- Vậy à? Hân hạnh.
Mời
cô ngồi.
Mỹ ngồi lên chiếc ghế đặt trước bàn
viết
của ông Hiệu trưởng và hỏi:
- Thưa ông, chắc đã
có
nhiều cuộc thuyên chuyển.
- Người cũ không còn
ai
hết. Mấy ông và mấy cô dạy học ở đây hiện nay,
chưa
ai tới đây quá hai năm.
- Thế ra, tôi sẽ không
còn
gặp đồng nghiệp cũ nào hết?
- Chắc là như vậy.
- Nhưng tôi cũng xin
phép
ông đi thăm mấy lớp mà tôi đã dạy qua.
- Xin mời cô. Cô thứ
lỗi
cho vì cô phải đi một mình, tôi bận chuẩn bị
cho
thật chu đáo lễ phát phần thưởng.
- Không hề gì,
ông
hiệu trưởng cứ làm việc. À lớp đệ ngũ, à
không,
lớp đệ nhứt A2 nằm về hướng nào, thưa ông hiệu trưởng?
- Lớp đệ nhứt A2? Không,
không
có lớp đó.
- Sao lại không, thưa
ông?
- Lớp ấy đã bị giải
tán
rồi.
Mỹ chết sững giây lát rồi ấp úng:
- Các em… đã…
làm
gì?
- Không, các em
không
có làm gì tội lỗi hết. Chẳng, có hai mươi
lăm
em rớt tú tài I rồi thôi học, một em thì
điên
đang được điều trị, hai em qua đời…
- Trời!
- Ừ, một lớp học, đi tới cuối chu
kỳ
là hao hụt hết năm bảy học sinh vì họ yểu tử. À
hai
em qua đời, tám em đi lấy chồng, bốn em đi làm,
còn
lại mười một em thì các em ấy lại xuống Sài
Gòn
để theo học lớp đệ nhứt ở dưới ấy.
- Trời!
- Chắc cô buồn lắm nhưng đời
các
lớp học là thế, biết sao.
Mỹ tần ngần đứng lặng hồi lâu rồi xin
phép
ông hiệu trưởng để đi. Nàng thất thiểu bước xuống
sân,
quên thăm mấy lớp khác mà tuy học trò
không
gắn bó nhiều với nàng, chớ giữa thầy trò vẫn
có
tình mà tình chưa phai nơi lòng vài
em.
Nàng lủi thủi đi trên sân,
quên
cả chị gác- dan nhổ cỏ có lẽ cũng đang đợi nàng
trở
ra. Người nữ lao công ấy là nhơn chứng độc nhứt còn
sót
lại của những năm nàng bắt đầu vào đời ở đây. Nhưng
đó
là một nhân chứng thờ ơ, quả chị ta có mừng
đón
nàng, nhưng nàng biết chị ta xem cuộc ở, đi, còn,
mất,
của các giáo sư, các lớp học. không
dính
dáng mảy may đến chén cơm của chị, không
ghét
ai mà cũng chẳng thương ai.
Tới ruộng bắp, Mỹ xây lưng lại để nhìn
lần
cuối cùng cái nơi không còn mang dấu vết
nào
cả của một đoạn đời của nàng.
Không còn gì hết!
Hay là còn, đó là
hình
bóng xa mờ của những em bé áo dài trắng,
đầu
đội nón lá, đi trên các bờ ruộng quanh
trường,
đó là hình bóng của những cánh diều
vào
mùa gió, những cánh diều đã được nói
đến
rất nhiều trong tờ bích báo “Hoa Nắng”.
Bỗng một mùi phân chuồng thoang thoảng
đâu
đây. Mỹ nhìn lại thì thấy cái chuồng
bò
nơi góc ruộng bắp ngày xưa vẫn còn. Cái
chuồng
bò này chỉ có nàng và vài nữ
sinh
thi sĩ chú ý tới mà thôi.
Mùi phân chuồng thơm chớ không
hôi
đâu. Nó thơm hương đồng áng, hương của một
nông
trại hẻo lánh nào, hương ấm của một gia đình
nông
dân đủ ăn.
Tự nhiên Mỹ nhớ đến hai câu thơ
mà
tên tác giả vụt thoát khỏi ký ức nàng
vì
nàng đang bị xúc động mạnh:
Về
đây
rồi nhạt dần duyên sắc,
Còn lại
âm
thầm một thoáng hương.
Mấy đoạn đời qua của nàng chỉ còn lại
ảo
ảnh, kể cả đoạn đời gần nhất này nữa!