Chùa Tây Tạng
và Mật Tông Tây Tạng
Hoàng Anh
Trãi qua hàng bao nhiêu thế kỷ, Tây Tạng vẫn là
một vùng đất huyền bí đối với phần còn lại của thế giới.
Năm 1904, quân đội Anh đã tấn công vào Tây
Tạng vì lo sợ sự ảnh hưởng của Nga tại đất nước này. Họ thẳng
tay bắn giết dân lành và các nhà sư vô
tội để buộc chính quyền nơi đây phải giao thương với họ. Sau
đó ít lâu, thấy thời tiết quá khắc nghiệt, tài
nguyên lại không có gì đáng khai thác
hay buôn bán nên người Anh kéo quân
về, sau khi đã ký với người Trung Hoa một hiệp ước nhìn
nhận Hoàng Đế Trung Hoa có chủ quyền với quốc gia này.
Sự kiện đó đã mở màn cho những thảm hoạ và quang
vinh cho Phật giáo Tây Tạng về sau.
Từ đây, người Tây Tạng lại càng có cuộc sống khép
kín và các dân tộc khác ít có
cơ hội để tìm hiểu họ.
Thế nhưng, họ càng biệt lập, người Tây phương lại càng
bị kích thích phải nghiên cứu về họ nhiều hơn. Các
nhà học giả khởi sự tìm học và giới thiệu Tây
Tạng với thế giới qua các tác phẩm sáng tác hoặc
dịch thuật. Một số người muốn đích thân đến tận vùng
đất này, “mục sở thị” để có thể hiểu biết một cách tường
tận và chính xác hơn.
Vào đầu thế kỷ 20, nhà văn Heirich Harrer phải đi bộ
vài năm mới tới được Tây Tạng để sống và viết cho thế
giới cuốn tiểu thuyết “Bảy năm ở Tibet”. Sau này đạo diễn Jean-Jacquest
Annaud và diễn viên lừng danh Brad Pitt đã dựng thành
phim cùng tên. Bộ phim làm người xem xúc động
sâu xa và không khỏi xót thương cho thân
phận của một dân tộc hiếu hoà, sùng đạo mà lại
bị súng đạn của thế giới văn minh tàn sát không
thương xót.
Nổi tiếng nhất trong số này phải kể đến bà Alexandra
David-Neel (1868-1969), người Pháp. Bà là phóng
viên chuyên viết về châu Á và đạo Phật cho
các báo và tạp chí của Anh và Pháp.
Bà đã đi nhiều nơi trên thế giới, từ Âu châu
cho đến Bắc Phi. Vào năm 1911, bà bắt đầu đến Ấn Độ, Nepal,
Sikkim để chuẩn bị thực hiện cuộc hành trình quan trọng nhất
của đời bà: Tây Tạng. Bà tiếp tục nghiên cứu đạo
Phật và học tiếng Tây Tạng. Trong bảy năm sau đó bà
du hành đến các vùng đất xa xôi nhất của Trung
Hoa, lúc này đang là thời kỳ nội chiến nên đôi
lúc bà lâm vào những tình cảnh rất
là nguy hiểm. Đến năm 1924, lúc đã 56 tuổi, không
thể chờ đợi lâu hơn, David-Neel quyết định hoá trang thành
một người hành khất xấu xí và bắt đầu vượt biên
giới Tây Tạng. Bà đến được thủ đô Lhasa nổi tiếng mà
không ai có thể nhận ra đó là một người châu
Âu. David-Neel tiếp tục chịu đựng nhiều thử thách khủng khiếp
nữa trước khi trở về Pháp vào năm 1926. Sau đó bà
bỏ ra nhiều năm để viết lại những gì đã trãi nghiệm
trên đất nước xa xăm ấy. Bà tiếp tục công việc của mình
và chỉ dừng lại khi đã qua đời, lúc chỉ còn cách
7 tuần nữa là đúng sinh nhật lần thứ 101 của bà.
Cách chuyến đi của người phụ nữ tuyệt vời này khoảng 10 năm,
từ một vùng đất có tên là Thủ Dầu Một ở Việt Nam,
một nhà sư đã lặng lẽ một thân một mình ra đi
về miền đất linh thiêng ấy.
Nhà sư đó là ngài Minh Tịnh ( 18888-1941), sinh
ngày Rằm tháng bảy năm Kỷ Sửu (1888), tại làng An Thạnh
thuộc Búng-Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương, trong một
gia đình khá giả. Hồi thơ ấu Ngài thọ quy y với Hoà
Thượng trụ trì Chùa Sắc Tứ Thiên Tôn( Búng)
được đặt pháp danh Nhẫn Tế. Sau ngài thọ giới cụ túc
với tổ sư Huệ Đăng ở Thiên Thai-Bà Rịa và có pháp
hiệu là Minh Tịnh. Vì vậy nên người ta gọi Ngài
là Nhẫn Tê’thiền sư, hay có khi lại là Minh Tịnh
Thiền sư.
Vào ngày 17 tháng 4 năm 1935, Ngài xuống bến
nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình vạn dặm về xứ Phật.
Đến Ấn Độ, Ngài được các vị Lạt ma từ Tây Tạng qua đón
rước về Tây Tạng. Ngài đến Lhasa vào tháng 6 năm
1936, tại đây Ngài cầu pháp với Lama quốc vương. Trên
đường đi, Ngài tận dụng cơ hội đến chiêm bái nhiều Phật
tích và chùa chiền nổi tiếng. Trong một dịp như thế,
Ngài đã thỉnh được ít xá lợi Phật hết sức quý
báo, điều không phải ai cũng làm được.
Sau khi đạt thành chí nguyện, Ngài trở về nước vào
ngày 30 tháng 6 năm 1937. Lúc đầu Ngài lập chùa
Thiên Chơn ( phía sau chợ Búng, thuộc xã An Thạnh
), về sau do có người cúng dường, Ngài cho xây
dựng một ngôi chùa mới có tên là Tây
Tạng ở cạnh đường Thích Quảng Đức, thuộc làng Phú Cường,
thị xã Thủ Dầu Một. Chùa nằm trên một ngọn đồi nhỏ rợp
bóng những tàng cổ thụ xanh mát, góp phần tạo
cho nơi đây thêm vẻ tôn nghiêm, tĩnh mịch. Cách
khu chợ nhộn nhịp ở thị xã không bao xa, thế nhưng khi chậm
bước theo lối đi quanh co lượn theo ngọn đồi để lên chùa, khách
mộ đạo có cảm giác như đang bước theo đường núi lên
một ngôi chùa cổ của thời xa xưa, tâm hồn chìm
đắm trong bầu không khí tâm linh thanh tịnh, siêu
thoát.
Từ đó, ngôi chùa này ngày càng thu
hút đông tín đồ đến tu học hay lễ bái. Toạ lạc
trên một vùng đất nổi tiếng có nhiều ngôi nhà
xưa và chùa cổ hàng đầu trên đất Nam bộ, ngày
nay đây là ngôi chùa gây được sự chú
ý của khách thập phương xa gần hàng đầu của tỉnh.
Vào năm 2004, một vị Lạt Ma phái áo đỏ người Tây
Tạng (đang là giáo sư tại một trường đại học Phật giáo
lớn cuả Ấn Độ) làm cuộc hành trình ngược lại, từ Aán
Độ đã tìm cách lặn lội sang đến tận tỉnh Bình
Dương để chiêm bái ngôi chùa Tây Tạng.
Trong buổi gặp gở diễn ra vài tiếng đồng hồ, ông được cho xem
nhiều hình ảnh ghi dấu chuyến đi của Ngài Minh Tịnh thưở xưa
và cuốn nhật ký của Ngài. Vị Lạt Ma cho biết rằng không
hiểu vì sao mà từ lâu ông đã bị thôi
thúc trong tâm phải tìm đến ngôi chùa này,
và đến ngày hôm đó ông mới được toại nguyện.
Những sự kiện nêu trên khiến một số học giả, các nhà
nghiên cứu văn hoá và tôn giáo quan tâm
tìm hiểu chùa Tây Tạng. Để lí giải cho hiện tượng
trên, theo tôi có đôi điều cần làm sáng
tỏ. Xứ Tây Tạng có những đặc điểm gì mà hôm
nay ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều
người như thế, đặc biệt là giới trí thức khoa học ưu tú
củaTây phương? Và vì sao mà Ngài Minh Tịnh
phải cất công khó nhọc để thực hiện chuyến đi xa xôi gian
khổ ấy?
Lược sử Mật Tông Tây Tạng:
Toàn bộ phía nam của Tây Tạng nằm trên dãy
Hymalaya, trong đó có nhiều ngọn núi cao nhất thế giới
như Everest (8850m), Namzha (7756m)... Đây cũng là nơi bắt nguồn
của nhiều con sông lớn và rất dài trên lục địa
châu Á như sông Aán, sông Hằng, sông
Mekong, sông Trường Giang, sông Hoàng Hà. Nằm ở
độ cao trung bình 4875m so với mặt nước biển nên người
ta đã mô tả đất nước này là “nóc nhà
của thế giới”, nơi mà núi, mây và băng tuyết quanh
năm như hoà quyện vào nhau.
Dường như người Tây Tạng đã di cư vào khu vực thung lũng
sông Hoàng Hà và ở chung với các nhóm
dân du mục Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ ...từ thưở xa xưa.Theo truyền
thuyết, vị vua cai quản đầu tiên của lảnh thổ này đã
đến từ Aán Độ trong bối cảnh chiến tranh kéo dài như
đã được mô tả trong bộ đại sử thi Mahabharata ( gần 100.00 khổ
thơ).
Thuyết thứ hai, đượm nhiều nét thần thoại hơn, cho rằng vào
khoảng 400 năm trước Dương Lịch, có vị thần đã leo một cái
thang dài thả từ trên Trời để xuống trần và trở thành
vị vua đầu tiên cai trị đất nước này, Ngài có
tên là Nyatri Sangpo. Truyền đến đời thứ 9, vua Pudegungyal
cho phổ biến đạo Bôn, một tôn giáo thờ từ thần Thiện đến
thần Aùc, chủ yếu cầu xin sự trợ giúp của thế lực siêu
nhiên để thoả mãn những ước muốn và tham vọng trần thế.
Đây là một đạo phù thủy có nhiều điểm tương đồng
với những nhà phù thuật Ba Tư , trộn lẫn với niềm tin của phái
Bái Vật giáo, thường sử dụng bùa chú, cúng
tế..
Sử Tây-Tạng còn ghi chép rằng vào năm 137
trước CN, Phật giáo đã bắt đầu được truyền bá đến đây.
Nhưng với căn trí yếu kém và ảnh hưởng của đạo Bôn
còn mạnh nên dân chúng khi ấy thờ ơ với đạo Phật,
tuy vậy lúc này cũng đã kịp để xây dựng
nên ngôi chùa đầu tiên. Kế đó vào
năm 371 sau DL, một số tăng lữ truyền giáo khác lại vào
Tây Tạng, lần này cũng chưa có kết quả khả quan
, dân tin đạo hãy còn ít.
Ngày xưa Tây Tạng được chia thành các tiểu quốc,
đến thế kỷ thứ 6 thì vua Gnamri Srong-brtsan ( Luân Tán
Lộng Nang) đã thống nhất các tiểu quốc lại thành một
quốc gia duy nhất. Đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, dân
tộc Tây Tạng trở nên hùng mạnh. Dưới triều vua Srong-brtsan-sgam-bo
(Tùng Tán Can Bố,617-651), đất nước này bành
trướng ra đến Nepal, xâm chiếm nhiều vùng khác ở phía
Bắc Ấnn Độ, Miến Điện, thậm chí còn tạo được mối bang giao
qua hôn nhân với công chúa triều đaị nhà
Đường. Họ tấn công vào biên giới Trung quốc, du nhập các
kỹ thuật canh nông tiên tiến của quốc gia này.
Chính từ đây, sự phát triển của Phật giáo
đã thâm nhập vào xã hội Tây Tạng. Nhà
vua cử nhiều học giả, sử gia sang Ấnn Độ học ngôn ngữ Sanskrit để san
định thành chữ viết Tây Tạng, dịch kinh sách, xây
chùa chiền, truyền bá đạo trong dân gian. Các
tu viện Phật giáo to lớn nối tiếp được xây dựng, trở thành
trung tâm tu học và đã đào tạo được rất nhiều
cao tăng đắc đạo.
Năm 1641, Nhà vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng
thứ 5 của trường phái Gelugpa ( Hoàng giáo) là
Đạt-lai Lạt-ma, nguyên nghĩa là “Đạo sư với trí tuệ như
biển cả”. Ngài trở thành người lãnh đạo chính
trị và tinh thần của Tây Tạng. Từ đó, các vị Đạt
lai Lạt ma kế tiếp nhau nắm quyền cai trị Tây Tạng và đồng thời
là vị lãnh đạo cao nhất về tôn giáo ở quốc gia.
Trãi qua 13 thế kỷ vàng son, Phật giáo trở thành
quốc giáo của xứ sở này. Ngày nay dù có
một ít người theo Hồi giáo, Kitô giáo và
Hindu, đa số dân Tây Tạng vẫn theo tôn giáo truyền
thống là Lạt Ma giáo. Đây là một nhánh
của đạo Phật, với hình thức phát triển cao nhất là Phật
giáo Mật tông.
Vị Đạt –lai Lạt-ma hiện nay, Tenzin Gyatso là vị thứ 14, sinh năm
1933, lên ngôi năm 1940. Năm 1951, Trung Hoa xâm chiếm
Tây Tạng và chính thức sáp nhập quốc gia này
vào lãnh thổ của mình. Từ đây Tây Tạng trở
thành vùng tự trị tương đương cấp tỉnh thuộc Trung Quốc.
Sau cuộc vùng lên của nhân dân Tây Tạng chống
lại Trung Quốc bất thành vào năm 1959, ngài Đạt lai
Lạt ma rời sang Ấn Độ, và từ đó lưu vong khắp nơi trên
thế giới. Ngài đã từng được trao giải Nobel Hoà Bình,
và cùng với thiền sư Nhất Hạnh của Việt Nam, được xem
là hai người châu Á có công rất lớn trong
việc truyền bá Phật giáo ra khắp nơi trên thế giới hiện
nay.
Một trong những sự kiện quan trọng đáng ghi nhớ nhất trong quá
trình phát triển Phật giáo Tây Tạng diễn ra vào
thế kỷ 8, khi vua Trisong Detsen (755_797) cho thỉnh vị cao tăng Ấn Độ là
Ngài Padmasambhava sang hoằng pháp. Người Tây Tạng gọi
ông là Guru Rimpoche ( vị Đạo Sư Quí Báu )hay
Padmajungne ( Liên Hoa Sanh), Mahasiddhas ( Đại Sư Toàn Năng).
Vào năm 750, Ngài cho thành lập một tu viện gần Lhasa.
Với sự hiện diện của Ngài , đạo Phật được truyền bá khắp nơi.
Ngài được xem là vị tổ sư của Phật giáo Mật tông
( Exoteric) khi từ Aán Độ đã đem theo tất cả kinh Mật tông
bằng tiếng Phạn theo cùng,vì vậy mà hiện nay chỉ có
Tây Tạng là có đủ tất cả các kinh điển của tông
phái này. Ngài đã dịch kinh sách ấy ra
tiếng Tây Tạng và truyền dạy giáo lý Mật tông
cho 25 người đệ tử, trong đó có cả nhà vua , và
sự truyền thừa đó vẩn tiếp tục cho đến ngày nay.
Tây Tạng từ đó được xem là thánh địa của Mật tông,
một giáo phái luôn ẩn chứa điều gì đó hấp
dẩn mọi người dù thực sự ít ai biết nhiều về nó.
Cổng Chùa Tây Tạng-Bình Dương
Giới thiệu về Mật Tông :
Hồi còn tại thế Phật chia làm hai thừa kinh điển: Tiểu thừa
và Đại thừa. Về sau có những người như học giả Ấn Độ Tripitakamala
chia giáo lý đức Phật ra làm ba: Tiểu thừa, Đại thừa
Hiển giáo và Đại thừa Mật giáo.
Đại Thừa Mật giáo thường gọi là Mật Tông, hay Chơn Ngôn
tông, tiếng Phạn gọi là Tantra (Lời dạy chơn thật, mầu nhiệm,
bí mật). Vị giáo chủ bí mật của Mật tông là
Đức Đại Nhật Như Lai, chuyển danh là Đại-Tỳ-Lô-Giá-Na-Phật
( Phạn ngữ MAHAVAROCANA). Ứng thân của Ngài là Đức Phật
Thích Ca ở tại cõi Ta Bà, tức thế giới mà ta
đang sống. Sau khi thành đạo vào ngày thứ bảy, Ngài
đã vì Ngài Kim-Cang Tát-Đoả và các
vị Đại Bồ Tát ở mười phương thế giới khác đến tập hội mà
thuyết giảng giáo pháp bí mật. Đó chính
là khởi nguyên của Mật tông. Ngài Kim Cang
sau đó đã chép lại thành hai bộ kinh là
Đại-Nhật và Kim-Cang-Đảnh, mỗi bộ có khoảng mười vạn bài
tụng. Ngài Bồ Tát Kim Cang Tát Đoả vì vậy được
xem là vị Sơ tổ của tông phái này.
Viện Đại học Nalanda là trường đại học Phật giáo đầu tiên
và lớn nhất ở Aán Độ, được vua nước Magadha là Shakraditya
thành lập vào thế kỷ thứ hai. Đây là nơi giảng
dạy và tu tập của các luận sư nổi tiếng như Long Thọ,Thánh
Thiên,Vô Trước, Thế Thiên.. Lúc đông nhất
nơi đây có đến mười ngàn học viên. Các khách
phương xa như Huyền Trang, Pháp Hiển, Nghĩa Tịnh đều ghé nơi
đây tu học. Trường này kéo dài được 1000 năm thì
bị tín đồ Hồi giáo phá huỷ vào thế kỷ 12, 13.
(Vào năm 1351, ở Tây Tạng người ta xây dựng một học viện
khác cũng có tên là Nalanda để tưởng nhớ tu viện
này). Từ đây các vị cao tăng ra đi hoằng pháp
khắp nơi, góp phần lan truyền đạo Phật đến các nước khác
trên thế giới.
Ngài Kim Cang Bồ Tát truyền pháp cho Ngài Long
Thọ( NaGarjona 150-250 dl), một người miền Nam Ấn Độ. Ngài Long Thọ
đã thuyết giảng triết lý Trung Quán. Mật tông
cũng như các tông phái Đại thừa khác đều đặt cơ
sở trên lập trường Tánh Không của Ngài, vì
vậy Ngài được xem là bực thầy của 8 tông phái
đại thừa, trong đó có cả Mật tông. Mật giáo sau
đó đã sớm được phổ biến về hướng Bắc để sang Tây Tạng,
Trung Hoa và Nhật bản. Về hướng Nam để qua mấy xứ Tích-Lan,
Miến-Điện, Nam-Dương, Cao-Miên, Lào...
Ở Tây Tạng có chín phái Phật giáo theo
giáo huấn của Tiểu thừa, Đại thừa và Kim Cương thừa, trong
số này có bốn tông phái chính như sau:
1/ Nyingmapa: được khai sáng bởi Ngài Padmasambhava. Những
vị Lạt ma buổi đầu và các đệ tử của họ theo giáo phái
này gọi là phái Mũ Đỏ hay Hồng phái ( Red Hat
sect). Các giáo sĩ đạo Bon (thường gọi là Black Hat
sect _phái Mũ Đen)đã chống trả lại quyết liệt ảnh hưởng của
tông phái này, và trong cả thế kỷ tôn giáo
mới đã bị đàn áp quyết liệt.
2/ Kagyupa (Hồng phái): Do Marpa Chokyl Lodoe khai sáng vào
đầu thế kỷ thứ 10 sau TL. Ngài đã truyền 6 pháp Thiền
quán về Mật tông và Đại Thủ Ấn cho Ngài Marpa,
và Ngài Marpa truyền lại cho Milarepa (1040-1123), vị này
có hàng ngàn đệ tử, từ đó tông phái
này phát triển mạnh mẽ và truyền thừa liên tục
mãi cho đến ngày nay.
3/ Kadampa (Hồng phái): Năm 1042, một nhà cải cách tên
là Atisa (984-1054), một vị tăng người Ấn đến Tây Tạng thống
nhất giới tăng lữ, phục hưng đạo đức bằng cách thiết lập các
môn qui và cố gắng loại bỏ những vết tích lễ bái
của đạo Bon ra khỏi tôn giáo, lập nên giáo phái
Kadampa. Ngài Atisa đã cho dịch ra rất nhiều kinh Mật tông
từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng và truyền dạy giáo
lý cho rất nhiều đệ tử.
4/ Gelugpa: còn gọi là phái Mũ vàng (Hoàng
phái). Từ thế kỷ thứ 13 ( 1270 đến 1340 ), vua Mông Cổ Kublai
Khan đã trao quyền cai trị cho các tăng lữ Tây Tạng.
Trong những năm này, nạn tham nhũng, hối lộ và sự suy
thoái đaọ đức trong xã hội đã gây nên sự
bất bình trong công luận. Cuối cùng, một nhà cải
cách vĩ đại xuất hiện, vị Lạt ma Tsong-kha-pa ( 1357-1419).
Ông tái tổ chức lại xã hội, lập lại kỷ cương phép
nước, đặt ra nhiều điều luật nghiêm khắc. Ông đã xây
nhiều tu viện lớn như Drepung (1416), Sera (1419) cùng ba tu viện
lớn ở Lhasa có thể chứa đến 10.000 người. Công cuộc cải cách
này đã lập nên một tông phái mới gọi là
giáo phái Gelukpa ( Virtuous ), thường được gọi là giáo
phái Mũ vàng ( Yellow Hat sect ). Giáo phái này
nhanh chóng được truyền bá khắp nơi, ảnh hưởng lan xa đến tận
Mông Cổ.
Trong bốn tông phái kể trên thì chỉ có tông
phái Gelupa, phái mũ vàng (Geluk) là các
vị xuất gia còn các tông phái Nyingmapa, Kagyupa,
Sakyapa- gọi chung phái mũ đỏ (Karma Kagyu)thì đa số là
các vị cư sĩ tại gia, vì vậy mà rất nhiều người không
hiểu nói là các sư Tây Tạng thường phạm giới luật
Sa di khi có vợ con và nếp sống giống như người thế tục.
Mỗi một tông phái đều có phương pháp tu hành
khác nhau nhưng tất cả các tông phái đều cùng
thực hành 4 bậc Mật tông đó là:
1/ Hành động ( Action tantra): các hoạt động bên
ngoài giữ phần chính, do vậy còn gọi là Lễ bái
mật tông.
2/ Thực hành ( Performance tantra ): Hoạt động bên ngoài
và thiền định bên trong được thực hành đồng đều. Còn
gọi Nghi thức mật tông.
3/ Du già ( Yoda tantrta ): Thiền định bên trong giữ phần chính.
Còn gọi Thiền Quán mật tông.
4/ Nghi quỹ du già tối thượng ( Non-dual tantra ): hành giả
thực hành một pháp môn không giống với bất cứ pháp
môn nào khác. Tối Thượng Mật tông hay Nghi Quỹ
Du Già tối thượng là pháp cần thiết để khắc phục những
chướng ngại cực vi tế cho sự toàn giác.
Ở tại Việt Nam khi nói đến Mật tông là nói đến
hai loại Mật tông đầu đó là Lễ Bái Mật tông
và Nghi Thức Mật tông. Chư tăng và Phật tử Việt Nam sở
dĩ không có tin việc tu hành theo Mật tông trong
một đời mà có thể thành Phật là bởi vì
không có ai hiểu biết thấu triệt về Thiền Quán Mật tông
và Tối Thượng Mật tông.
Mật tông, về mặt giáo lý có hai phần là
Hiển giáo và Mật giáo:
Hiển Giáo: là tất cả giáo lý Tiểu thừa, Đaị thừa,
và tất cả các Kinh, Luật, Luận của họ.
Mật giáo: Triết lý và phương pháp hành
trì của Mật tông căn bản vẫn xây dựng theo tiến trình
Giới Định Huệ, cũng cần phải tu tập các hạnh bố thí, trì
giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ ( thường gọi sáu
phép Ba La Mật) như tất cả mọi đường lối tu tập khác của Hiển
giáo.
Tuy nhiên Mật tông đặt nặng về Gia Trì Lực của chư Phật
Bổn Tôn nên hay có nhiều sự thần thông biến hóa,
nhiều phương pháp tu tập không giống các tông phái
khác như :Thiền Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, phương pháp
tạo đồ hình Mạn Đà La, phương pháp Tự Thọ Quán
Đảnh, phương pháp Hàng Phục Thiên Long Quỷ Thần... Hai
bộ kinh quan trọng hơn hết là: kinh Đại Nhật và kinh Kim Cang
Đảnh.Nếu kể thêm ba bộ kinh Tô Tất Địa, Du Ký và
Yếu lược niệm tụng thì có 5 bộ kinh Mật tôn căn bản.
Ngoài ra hằng trăm bộ kinh khác của Mật giáo cũng đã
được đúc kết cả ngàn năm nay, tuy thế ít phổ biến về
giáo thuyết mà lại nói nhiều về phương cách thực
hành các oai lực của thần chú.
Các kinh về Thiền quán Mật tông và Tối thượng
Mật tông thì chỉ có trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng
mà thôi chứ không có trong kinh điển Hán.Ngay
cả khi Ngài Huyền Trang thỉnh kinh Phật từ Aán Độ về thì
cũng chỉ đem về một số lượng rất là ít ỏi so với hàng
ngàn bộ kinh Mật tông bằng tiếng Tây Tạng và tiếng
Phạn hiện vẫn được gìn giữ rất cẩn thận trong các tu viện Tây
Tạng.
Các phương pháp hành trì quan trọng của Mật tông
là phép niệm thần chú , phép bắt Aán và
thiết lập Man-da-la (Tạng ngữ là Kyilkhor) theo đúng nghi thức
cũng như các lần Quán-đỉnh. Hầu hết các phương pháp
tu luyện đều đặt căn bản trên sự tụng niệm, lập đi lập lại nhiều lần
các câu thần chú. Mật chú thường đưoc giấu kín
vì không thích hợp với tâm tánh của nhiều
người, những người có động cơ không trong sạch sẽ làm
tổn hại đến mình và người khác nếu họ thực hành
những phép này.
Tin tưởng vào sự đắc qủa trong một kiếp là đặc điểm riêng
của các tông Đại thừa. Thế nhưng trong khi khẩu quyết của Thiền
là “tức tâm tức Phật”, tâm người chính là
Phật, Mật tông chủ trương “tức thân thành Phật”, thân
này nếu xa lìa hết ngã chướng thì không
khác gì thân Phật.
Sự khác biệt giữa hai phái Đại thừa Hiển và Mật còn
ở phương pháp, đó là đặc điểm Thần linh quán
của Mật giáo. Trái ngược với Thiền “an trú tính
Không”, tát cả là không, Mật tông lại vận
dụng trí tưởng tượng tới mức tối đa trong phép quán
tưởng. Thần linh quán được cho là phương pháp trọn vẹn
có khả năng đem lại Phật quả nhanh nhất. Trong pháp môn
này, hành giả thiền quán rõ rệt hình ảnh
một vị thần hộ mạng cho mình, ví dụ nữ thần Tara hay Quán
Thế Âm Bồ Tát. Đây là đặc tính của Mật thừa
không có trong kinh điển Đại thừa.
Mật tông là lối tu hành cao nhất và cam go nhất.
Cần phải có trí huệ thượng thừa mới có thể lãnh
hội hết ý nghĩa thậm thâm của kinh điển Mật giáo, vì
một số kinh văn chỉ biệt truyền cho vài đệ tử hội đủ căn cơ thích
hợp nên bao giờ cũng có những đoạn văn cực kỳ tinh tế và
rất khó nhận biết nếu như chúng không được diễn giải
đầy đủ. Đó là lý do vì sao Mật tông
không được truyền bá rộng rãi.
Mật Tông tại Việt Nam:
Bắc tông ở Việt Nam có ba phái chính là
Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông. Riêng
tại Việt Nam sau triều đại Đinh Lê Lý Trần các chùa
không có ai đắc truyền về Mật giáo, nên không
có sư đệâ tương truyền. Các chùa đâu đâu
vào lúc bốn giờ sáng cũng có trì tụng
khoá bảng của Mật giáo như Đại Bi và Thập chú
và hơn nữa trong các thời kinh sáng, trưa, tối...các
sư ở Việt nam cũng như Nhật Bản đều có trì tụng chú
Đại Bi để khởi đầu các thời kinh. Chú này được rút
ra trong kinh “Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đàlani”,
một bản kinh chú lớn của Mật giáo được tín đồ Phật tử
tụng niệm. Thế nhưng khi hỏi về Mật tông gần như không ai hiểu
rõ. Thậm chí như phái Trúc-lâm Yên-tử
tuy chịu ảnh hưởng của Mật tông nhiều cũng vẫn giữ sắc thái
Thiền tông sâu đậm. Vết tích còn lại của Mật tông
ngày nay là một ít Linh phù treo nơi các
chùa cổ, những câu chú trong kinh sách và
những tượng Phổ Hiền, A Di Đà, Quán Thế Âm, Địa
Tạng, Văn Thù, Phổ Hiền, Đại Nhật Quang...thờ chung với các
tông khác. Riêng ở Huế thì còn một ít
truyền thống với nghi thức thiết lập Trai đàn chẩn tế đúng
theo phương pháp Mật tông.
Bác sĩ Maillie (trong tạp chí La pensee bouddhique, Janvier
1955) cho biết ông đã từng mua được một quyển sách nhỏ
trong một tiệm bán đồ cổ ở Chợ Lớn có tựa là “ Mchodrten”
của Mật tông viết bằng chữ Tây Tạng. Sự kiện này chứng
tỏ rằng Mật tông có thể đã được truyền đến Việt Nam bằng
kinh điển do các nhà sư Trung Hoa đem lại.
Ở Việt Nam cho đến nay có một số vị chuyên về Mật như Thượng
Toạ Thích Viên Đức, từng tu luyện và dịch thuật rất nhiều
kinh sách Mật, trong đó có phần thụôc bộ Đại Tạng
Kinh Trung Hoa.
Kế đến là Hoà Thượng Thích Phổ Ứng tại Linh quang Tịnh
xá ở đường Nguyễn Khoái, Khánh Hội, mỗi ngày
thường chữa trị bệnh cho người khác...
Trước 75, giáo sư Đại học Vạn Hạnh Ngô Trọng Anh, nguyên
Bộ Trưởng Bộ Công Chánh đã trình bày đề
tài về Mật tông tại Viện Đại học Vạn Hạnh vào ngày
4-6-1967, với chủ đề” Mật-Tông Phật-giáo dưới mắt người Tây-phương”
cho thấy giáo sư là người đã dày công nghiên
cứu và có vốn hiểu biết khá uyên bác về
lãnh vực này...
Như đã trình bày, Mật tông được tin tưởng là
phương pháp tu hành có hiệu quả nhanh chóng nhưng
cần phải được sự hướng dẫn trực tiếp và riêng biệt của một vị
thầy đã chứng ngộ, nếu chỉ dựa vào kinh sách mà
tu có thể gặp nhiều chướng ngại nguy hiểm đến tính mạng. Hơn
nữa kinh sách bí truyền về Mật tông không dễ chi
tìm được. Đó là lý do vì sao Mật tông
dù đã được truyền bá đi nhiều quốc gia từ xa xưa nhưng
chỉ có Tây Tạng là nơi tông phái này
gặp đủ nhân duyên để phát triển.
Thế kỷ 20 mở ra một hướng nhìn khác về tôn giáo
này với phần còn lại của thế giới. Ở Việt Nam ngày càng
có nhiều sách được viết và dịch về Mật tông. Nhiều
người dọ dẫm thử tu theo pháp môn này, thế nhưng các
kinh sách chỉ đủ thoả mãn cho lãnh vực tri thức, còn
sử dụng để tu tập thì chưa ai dám thâm tín đủ
để đem cả sinh mệnh mình ra mà giao hoàn toàn
cho sách vở.
Chính vì vậy, sự kiện nhà sư Minh Tịnh đã lặn
lội sang đến tận Tây Tạng và tu tập một thời gian dài
với sự hướng dẫn trực tiếp của các đại sư Tây Tạng gợi lên
niềm hy vọng cho những người đam mê với pháp môn huyền
bí này trong nước. Nhiều người từ nơi xa xôi đã
tìm đến đây với ước mong khám phá được điều gì
đó mới mẻ. Những người khác, thì cảm thấy hứng khởi
để nghiên cứu và sáng tác về ngôi chùa
này. Từ những năm 50, Bình Nguyên Lộc đã
viết một truyện ngắn có tựa đề “Nắng chiều”, nhà sư Minh Tịnh
được hư cấu thành nhân vật chính trong truyện.
Đến chùa Tây Tạng, từ kiến trúc đến cách bày
biện tượng, tranh ảnh cũng như việc sử dụng các bùa chú
trong nghi thức phóng sanh, quy y hay tẫn liệm cho thấy ảnh
hưởng rõ nét cuả Mật tông Tây Tạng. Thế nhưng nếu
tìm hiểu sâu thêm, dường như dấu vết của Mật tông
Tây Tạng cũng chỉ có ngần ấy.
Đến nay nhà sư Minh Tịnh còn lưu lại nhiều hình ảnh
trong một quyển nhật ký ghi chép chuyến đi Tây Tạng của
ông, có thể xem như một Tây Tạng ký. Thứ hai là
quyển Lăng Nghiêm Tông Thông do Ngài dịch lại từ
bản tiếng Hán từ năm 1944 đến 1950 thì hoàn tất. Đây
là một trong những quyển kinh sách quan trọng của Đại thừa,
thường được giảng dạy cho tăng chúng tại chùa cho đến nay.
Trong phần tiểu sử của Ngài in trong sách này có
đoạn:
“ Sau một trăm ngày ở Tây Tạng, Ngài được Đại Thượng
Toạ Lama Quốc Vương ngự ý ban cho pháp danh THUBTEN OSALL LAMA
và ấn chứng sở đắc Pháp Giáo Ngoại Biệt Truyền, Bất
Lập Văn Tự, Trực Chỉ Chơn Tâm Kiến Tánh Lập Địa Thành
Phật tại triều đình nước Tây Tạng”
( Lăng Nghiêm Tông Thông tr.8, xb. 1997)
Nội dung của phần tiểu sử này được chính chúng đệ tử
đời thứ ba của Tây Tạng viết ra thể hiện khá rõ tính
chất Thiền tông của nhà chùa, có lẽ là
căn cứ đáng tin và là sự xác định khá
rõ ràng, dứt khoát về pháp môn tu tập của
chùa, tránh đi những sự ngộ nhận hay suy diễn sai lạc khác.
Gần đây có đôi ba bài viết giới thiệu về ngôi
chùa độc đáo này đăng trên tập san Khoa Học Lịch
Sử Bình Dương của các nhà nghiên cứu có
uy tín, cung cấp rất nhiều tư liệu hữu ích về chùa Tây
Tạng và vị Sư tổ sáng lập. Tuy nhiên do nhận thấy có
vài điểm mâu thuẫn lẫn nhau trong các bài viết
này, tôi xin được nhân đây trao đổi thêm vài
điều như sau:
Trong bài : “Chùa Tây Tạng-dấu ấn Phật giáo Mật
tông ở Việt Nam”, tác giả Tiến sĩ Trần Hồng Liên viết:
“Qua cách bài trí tượng thờ, người xem còn có
thể hiểu hơn về sự thâm nhập khá sâu sắc của Phật giáo
Trung quốc vào Tây Tạng dưới nhiều triều đại liên tiếp
của Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh...để cho những pho tượng của Bồ
Đề Đạt Ma, của tranh Lục Tổ Huệ Năng, của Quan Thánh Đế Quân...đã
có mặt trong chùa Tây Tạng.”
( tr.32)
Đây là luận điểm chính yếu của bài víêt,
tác giả dựa vào đây làm cơ sở phân tích,
lý giải về tính chất đặc biệt của ngôi chùa:”
Sự đan xen, giao hoà văn hoá trong ngôi chùa Tây
Tạng đã gíới thiệu ba luồng văn hoá của Phật giáo
Tây Tạng, Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Hoa
tông...”
Đọc lại lịch sử Phật giáo, ta biết rằng từ Ấn Độ, các cao tăng
đã đi truyền dạy những pháp môn khác nhau ở nhiều
quốc gia châu Á. Theo thời gian, tuỳ thuộc bối cảnh văn hoá,
xã hội, tính chất của từng dân tộc, có những pháp
môn đã sớm được đón nhận và phát triển
bền vững, ngược lại cũng có những tông phái chỉ sau một
thời gian thì mai một dần.
Nếu như Thiền tông khi gặp một nền tảng văn hoá Nho, Lão
như rồng mây gặp hội, thì Mật tông đã chóng
suy tàn tại các quốc gia này mà trở thành
quốc giáo ở vùng đất mà đạo Bôn với tính
chất huyền thuật cổ truyền lại rất thích hợp với nó . Do vậy
chúng ta nhận thấy không có cơ sở để cho rằng Phật giáo
đã được “thâm nhập sâu sắc vào Tây Tạng từ
Trung quốc” mà theo hướng ngược lại, chính từ Tây Tạng,
Mật tông đã từng có thời kỳ gieo rắc ảnh hưởng tại Trung
quốc thì hợp lý hơn.
Về phương diện lịch sử ta biết rằng Mật tông được truyền vào
Trung Quốc vào thế kỷ thứ 7 sau Tây lịch, khởi đầu với ba vị
cao tăng Ấn Độ là:
Thiên Vô Úy ( 637-735), Kim Cang Trí (663-723),
Bất- Không Kim Cương( 705-774).
Bất Không là quốc sư của ba triều vua: Huyền tôn, Túc
tôn, Đại Tôn. Ông dịch cả thảy 110 bộ kinh, gồm 143 quyển,
trong đó có bộ quan trọng nhất là Kim Cang Đảnh. Sau
khi sư mất thì Mật tông suy tàn vì không
có vị đạo sư nào từ Aán Độ đến nữa. Trường phái
này được đại sư Không Hải đưa qua Nhật dưới tên gọi là
Chơn Ngôn tông, ngài là môn đệ đời thứ hai
của Bất Không.
Trong thể loại truyện kiếm hiệp, ta thấy có rất nhiều vị cao tăng
Tây Tạng đến Trung Nguyên, thường được mô tả là
có võ công cao cường và quái dị, giới võ
lâm rất nể phục họ. Về mặt lịch sử, có thể kể một vài
trường hợp như sau:
Karma Pakshi (1204-1283) được mời đến Mông Cổ bởi Hoàng tử Mongka
Khan. Khi ở Trung Hoa, trong một vài dịp Ngài đã biểu
lộ năng lực thần thông để phụ trợ cho công việc hoằng pháp.
Phái Karma Kagyu dưới sự lãnh đạo của các vị Gyalwa
Karmapa có một lịch sử lâu dài và rực rỡ, trãi
rộng từ Ladakh đến Trung Hoa.Vị Karmapa thứ năm Dezhin Shegpa (1384-1415)
từng là Quốc sư của vua trung Hoa.
Chính vì những điểm này, bài viết của tác
giả Hồng Liên gây cho chúng tôi ít nhiều
thắc mắc cũng là điều dễ hiểu.
Ở một đoạn khác, bà Hồng Liên viết:
“ Bên cạnh đó, nét riêng của kiến trúc tháp
tổ trong vườn chuà, thể hiện qua tháp của Hoà Thượng
Minh Tịnh, là một ngọn tháp lục giác, theo phong cách
tháp tổ thường có ở Việt Nam.Tháp được trang trí
bằng hai thứ chữ Phạn và Hán”
Về điểm này, tác giả Huệ Thông lại trình bày
khác đi :
“ Thiền sư Minh Tịnh viên tịch vào ngày 17-5-1951 (năm
Tân Mão), thọ 63 tuổi, đồ chúng lập tháp thờ trong
khuôn viên chùa Thiên Chơn.”
(tr.32)
Tại khuôn viên chùa Tây Tạng hiện nay, ở trước sân
phía trái chùa có một ngôi tháp
là nơi an nghỉ của một người đệ tử của Ngài Minh Tịnh, phía
tay phải có một ngôi tháp khác mới xây vài
năm nay chưa chôn cất ai. Như vậy có thể tác giả Hồng
Liên đã nhầm lẫn chăng?
Cũng liên quan đến vị sư này, trong tập san số 1, tác
giả Nguyễn Hiếu Học viết: “Có người xem ngài như một “Tiểu
Huyền Trang” của TDM, của Việt Nam.”( tr.47)
Huệ Thông đã phủ nhận quan điểm này:
“ Không thể so sánh với nhà học giả uyên thâm
cả về đạo học lẫn thế học của Trần Huyền Trang đời Đường Trung Hoa sang Tây
Thiên Trúc thỉnh kinh.”(tr.11, tập san số 2)
Vào thời điểm bộ phim Tây Du Ký được chiếu lần đầu trên
truyền hình với sự diễn xuất tuyệt vời của Lục Tiểu Linh Đồng đã
gây nên cơn sốt lôi cuốn hàng triệu khán
giả nước ta. Ngay vào thời điểm này, một tờ báo đã
trích đăng một phần các trang nhật ký của Ngài
Minh Tịnh, cho thấy rằng giữa hai chuyến đi có nhiều điểm dễ làm
người ta liên tưởng đến nhau. Chuyến đi của Ngài còn
làm chúng ta nhớ đến cuộc hành trình của các
nhà sư Trung quốc thời xưa như Pháp Hiển, Nghĩa Tịnh...Mỗi
người một cảnh ngộ, một mục đích riêng nhưng tất cả đều làm
người đời bái phục và ngưỡng mộ ý chí bất khuất
kiên cường, khả năng chịu đựng khó nhọc phi thường của họ.
Nếu như Đại học giả Huyền Trang đã thành công khi thỉnh
được rất nhiều kinh sách đem về Trung quốc và chính
Ngài lại bỏ ra nhiều năm ròng rã dịch các kinh
này ra chữ Hán để truyền bá Phật pháp vào
Trung quốc. Ngài Minh Tịnh, với đại nguyện tầm sư học đạo đã
được vinh hạnh chấp thuận ở lại tu học ngay tại Tây Tạng. Cũng may
mắn hơn bà David-Neel phải cải trang làm một người hành
khất, sư được đón rước khá long trọng bởi chính vua
quan và tể tướng của xứ sở này.
Chúng ta không hiểu vì sao Huệ Thông lại phủ nhận
mạnh mẽ sự so sánh này. Có thể chính vì
mục đích chuyến đi của hai nhân vật này theo sự lý
giải của tác giả là hoàn toàn khác nhau:
Huệ Thông:“ Trong quan niệm của hầu hết những người tu theo đạo
Phật đều có một ước nguyện là một lần trong đời được đến chiêm
bái Phật tích ( từ động tâm) nơi ra đời và hành
đạo của đức Phật Thích Ca.” (tr.11)
Ít nhất một lần trong đời phải hành hương về Thánh Địa
là một điều luật bắt buộc cho tất cả tín đồ Hồi giáo
đã được quy định rõ ràng trong sách luật của
tôn giáo này. Với Phật giáo, trong Tam Tạng kinh
điển của họ chúng ta sẽ không tìm thấy một câu
nói nào tương tự về việc “một lần trong đời được đến chiêm
bái Phật tích”. Đâu là mục đích thực sự
của chuyến đi hết sức gian khổ này? Các đệ tử chùa Tây
Tạng trả lời như sau:
“ Trải qua thời gian, phần lớn là tự tu, thấy không thoả mãn
chí nguyện, Ngài lên đường đi Ấn Độ tầm sư học đạo.”
(Lăng Nghiêm Tông Thông tr.7, xb. 1997)
Nếu chỉ chiêm bái Phật tích, sau khi đến Nepal Ngài
có thể mãn nguyện trở về,thế nhưng:
“Tháng tư năm Aát Hợi (1935), Ngài đến Aán
Độ. Trong thời gian trên đất Aán, Ngài tuỳ thuận phong
tục, đắp y theo xứ Srilanka. Ở Ấn Độ, Ngài cũng không thấy thoả
mãn, lại muốn sang Tây Tạng học hỏi”
( Lăng Nghiêm Tông Thông tr.7, xb. 1997)
Truyền thống du phương tầm sư học đạo đã có từ lâu đời
trong kinh điển Phật giáo. Trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài
Đồng Tử đã đến hỏi đạo đến 48 vị Thiện Tri Thức ở khắp bốn phương
trời. Đọc lịch sử Thiền tông ( bộ Thìên Luận của Suzuki
chẳng hạn)ta thấy rằng ra đi tầm sư học đạo thuộc về sinh hoạt thường lệ
và có tính truyền thống của các thiền giả. Nếu
xét chuyến đi của Ngài Minh Tịnh ở phương diện này,
ta thấy giữa Ngài và Huyền Trang có những tương đồng
rất đáng kể trên nhiều phương diện, sự so sánh hai người
này với nhau một cách bình đẳng là điều không
có gì “ không thể so sánh” như Huệ Thông
đã mạnh mẽ phủ nhận như thế.
Ở một đoạn khác, ngài Huệ Thông lại viết như sau:
“ Hoà Thượng từng kêu gọi trong giới Phật giáo
phải dồn hết sức mình tham gia vào cụôc kháng
chiến. Ngài nói:” Khi nào còn chiến tranh thì
một viên ngói, một viên gạch cũng không đưoc xây
chùa...”
( Minh Tịnh, vị thiền sư đất Thủ Dầu Một và cuộc hành trình
Tây Trúc tr.12.)
Trước năm 1975, đất nước lâm vào cảnh chiến tranh khói
lửa. Lúc này do ngưỡng mộ chùa, một số người giàu
có phát tâm cúng dường tiền bạc để xây dựng
lại chùa, trong số này có bà Bảy Lìn là
một thương gia gìau có nổi tiếng nhất của tỉnh Bình
Dương thời đó. Trước các đề nghị này Ngài MinhTịnh
đều từ chối, do dự tri được những diễn biến của tình hình đất
nước. Khi chết, Ngài còn để lại di huấn rằng: “Ngày
nào còn chiến tranh thì một viên ngói của
chùa có hư cũng không được sửa”. Đến năm 1992, trong
bài diễn văn đọc nhân dịp buổi lễ khởi công xây
dựng chùa mới, chúng đệ tử của chùa đã
nhắc lại di huấn của Tổ sư. Sự việc là vậy, không hiểu vì
sao tác giả Huệ Thông lại trích dẩn và lý
giải khác xa với nội dung câu nói trên như thế.
Rất có thể Ngài Minh Tịnh đã nói hai câu
khác nhau vào hai thời điểm và hoàn cảnh khác
nhau. Nếu thế rất mong tác giả Huệ Thông trình bày
cụ thể và rõ ràng hơn.
Viết về chùa Tây Tạng là một đề tài lý
thú và xứng đáng để nhọc công, thế nên bài
viết này hy vọng góp phần nhỏ vào loạt bài quí
gía của các tác giả kể trên, ước mong có
thể giúp cho những người quan tâm có thêm tư liệu
để tìm hiểu về ngôi chùa này ở một góc
nhìn khác.
Những sai sót của bài viết là điều khó tránh
khỏi, rất mong được sự lượng thứ và chỉ bảo của các bậc tri
thức gần xa.
HẾT
SÁCH THAM KHẢO:
1. Lăng Nghiêm tông thông, dịch
giả Hoà ThượngNhẫn Tế
2. Nhật Ký, Hoà Thượng Nhẫn
3. Con đường mây trắng, Anagarika Govinda,
dịch Nguyễn Tường Bách
4. Phật Học phổ thông, Thích Thiện
Hoa
5. Con đường kim cương thừa về sự tịnh hoá, Lama Yeshe
6. Mật thừa Tây Tạng, Tsongkapa, Dala Lama,
Jeffrey Hopkins
7. Mật tông Phật giáo tinh hoa, Triệu Phước
8. Tương quan giữa Thiền và Mật, Thích nữ
Trí Hải