CHỢ VÀ QUÁN
HOÀNG ANH
Muốn biết đặc điểm ẩm thực của một địa phương, có
lẻ nơi đầu tiên và tốt nhất phải đến tham quan là chợ
búa, vì đó không những là nơi cung cấp
nguyên liệu để nấu nướng từ gạo mắm, khô muối, đến rau cải…mà
còn là nơi tập trung bán hàng ăn uống nhiều nhất.
Đặc biệt là ngày xưa khi chưa có tiệm quán ở
dọc đường hay mở khắp nơi thuận tiện như ngày nay. Nhà văn
Võ Phiến (trong một bài viết không nhớ tên) có
nhận xét rằng những kẻ sĩ phương xa ghé vào các
ngôi chợ ở trong Nam bây giờ không gặp cây đa và
yếm thắm nưã. Hình ảnh quen thuộc nhất có lẻ là
cái nhà lồng giưã chợ, nơi xông lên muì
thịt nướng thơm không chịu nỗi.
Chợ, trong Nam quen gọi chợ búa. Tuỳ theo quy mô
và hình thức mà có nhiều tên gọi khác
nhau. Ở tỉnh lỵ hay huyện lỵ bao giờ cũng có ngôi chợ lớn gọi
là chợ tỉnh hay chợ huyện, ở xã làng có chợ xã,
chợ làng. Có loại chợ gọi là chợ chồm hổm, do kẻ bán
người mua đều phải ngồi chồm hổm mà mua bán. Đây là
loại chợ buôn gánh bán bưng, thường lúc đầu thấy
thuận tiện thì một vài người nhóm họp lại, sau đông
dần, có nơi trở nên khang trang và đông đúc.
Có thể suy đoán rằng, buổi ban đầu, các chợ đều hình
thành như thế cả. Ở thôn xóm hay các vùng
xa xôi, có tiệm tạp hóa, cũng gọi tiệm chạp phô,
một loại siêu thị mi ni của thời xưa, bán đủ thứ chuyện trên
đời. Hồi đó việc đi lại rất khó khăn, tốn nhiều thì
giờ, mà thì giờ thì phải dành ưu tiên cho
chuyện đồng áng, thế nên mỗi ngày có cần mua sắm
chi cứ chạy ra tiệm tạp hoá là xong, thật vô cùng
tiện lợi. Có thể nói loại tiệm này là một ngôi
chợ thu nhỏ, đến ngày nay vẫn là địa điểm mua bán phổ
biến ở khắp nơi.
Chợ búa đóng vai trò quan trọng trong
sinh hoạt của con người như thế. Vậy thử hỏi, chợ ở Bình Dương đã
bắt đầu có tự khi nào, hình thành và phát
triển ra sao? Phần sau đây chúng tôi sẽ cố gắng tái
dựng lại bức tranh chợ và quán ở Bình Dương từ thưở
xưa đến nay.
Theo sách sử, từ năm mậu tuất ( 1658 ) đời chúa
Thái-Tông, người Việt Nam ta từ miền Bắc và Trung đã
đặt chân đến vùng đất Nam bộ này rồi.
Đến năm Kỷ-mùi ( 1679 ), dư đảng của họ Trịnh ở
Đài Loan là Tổng binh Long môn Dương Ngạn Địch, Tổng
binh Cao-Lôi-Liêm là Trần Thượng Xuyên đem binh
lính và quyến thuộc hơn 3000 người và hơn 50 chiến thuyền
đến hàng chúa Nguyễn. Họ là những tôi thần của
nhà Đại Minh, không chịu phục nhà Thanh nên lánh
đến đây. Chúa Thái-tông cho họ vào Nam.
Ngạn Địch đến Mỹ Tho, còn Thượng Xuyên lên định cư ở xứ
Đồng Nai. Ở hai nơi ấy, hai đoàn di dân vỡ đất, phá rừng,
cất phố, lập chợ, từ đó thương thuyền các nước Trung Hoa, Nhật
bản, Tây-dương, Đồ-bà qua lại tấp nập. Ở Biên Hòa,
Trần Thượng Xuyên tập trung Hoa thuơng ở Đại-Phố-Châu, tức Cù
Lao Phố ( ở giữa sông Đồng Nai, phía nam thành phố Biên
Hòa ngày nay) lập phố, chợ để buôn bán. Cù
Lao Phố càng ngày càng phồn thịnh, trở thành
trung tâm điểm thương mãi của đất Gia-Định.
Như vậy công đầu trong việc thành lập
chợ ở miền Đông phải kể đến những người Hoa này.
Năm Mậu Dần ( 1698 ), đời chúa Hiển-Tông,
Thống suất Nguyễn Hữu Kính vào kinh lược, chia đất Đông
phố, lấy xứ Đồng Nai ( người Tàu gọi là Nông-Nại ) đặt
huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên ( tức tỉnh Biên Hòa
); lấy xứ Sài Côn đặt huyện Tân Bình, lập dinh
Phiên Trấn ( tức Gia Định ). Tỉnh Bình Dương thời ấy nằm trong
huyện Phước Long, dinh Trấn Biên.
Phủ Biên Tạp Lục viết : “ Ở phủ Gia Định, đất
Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu
trở vào, toàn là rừng rậm hàng nghìn dặm,
họ Nguyễn trước kia đánh với Cao-mên, lấy được đất ấy, rồi chiêu
mộ những dân có vật lực ở các phủ Điện Bàn, Quảng
Nghĩa, Qui Nhơn xứ Quảng Nam, di cư đến, chặt cây, khai phá,
trở thành bằng phẳng, đất nước mầu mỡ, cho họ chiếm lấy, lập vườn
trồng cau, làm nhà ở”
“Khi phủ Gia Định mới thành lập, từ Phiên Trấn ( tức tỉnh
Gia Định ngày nay) đến Trấn Biên ( Biên Hòa sau
này ) phần nhiều là đất bùn lầy, chưa có đường
bộ, người đi đường phải đi đò dọc”.(VSXDT PK)
Qua những gì vừa trích dẫn trên, chúng
ta có thể hình dung lại thời khẩn hoang của tổ tiên ngày
xưa trên đất BD như sau : Bình Dương là một vùng
rừng rậm, lúc ấy chưa có đường bộ, may nhờ có hai con
sông chạy song song hai bên, sông Đồng Nai ở bên
mặt và sông Sài Gòn ở bên trái. Muốn
đến đây, những người tiên phuông phải đi bằng ghe xuồng
trên hai dòng sông này. Họ là những người
thuộc thế hệ đi sau những người đã đến Gia Định và Biên
Hòa rất lâu từ trước. Trên một vùng đất bao la,
cư dân lại thưa thớt. Muốn mau chóng phát triển lãnh
thổ mới, tất nhiên các Chúa Nguyễn cần phải có
chính sách điền địa dễ dãi, tạo điều kiện thuận lợi
cho những người đi khai phá. Lúc đó sức đến đâu,
cứ tha hồ mà khai phá tới đó. Ai đến trước, chiếm được
những vùng đất tốt và gần, ai đến sau, thời phải chịu khó
xuôi thuyền đi xa hơn. Đất đai mênh mông, không cần
phải tranh giành, nhưng phải chọn vùng đất ở ven sông
rạch để có thể trồng lúa nước cho có ăn trước đã,
sau mới tính chuyện lập vườn. Những người thuộc Trấn Biên theo
sông Đồng Nai, lúc đầu đến ở vùng ven sông, nay
là Tân Ba, cù lao Thạnh Hội…về sau tiến dần đến tận Tân
Uyên, cù lao Bạch Đằng. Nhánh thứ hai từ Phiên
Trấn theo dòng sông Sài Gòn, đến các vùng
Lái Thiêu, Bình Nhâm, Búng… lần hồi lên
tới tận vùng Thị Tính, Dầu Tiếng… Khi đã sống quần cư
đông đúc rồi, họ mới chọn đất để tụ lại mà buôn
bán, trao đổi sản phẩm. Do lưu thông đường thủy là quan
trọng, nơi lập chợ tất yếu phải gần sông, thương thuyền có thể
tới lui.
Lúc đó, tổng Bình An là 1
trong ba tổng của cả phủ Gia Định và lại là một tổng có
địa phận gồm nhiều núi rừng. Cho nên, trên địa bàn
BD thời đó chỉ có khoảng độ một hai ngàn người tới sinh
sống.
Về sau, con cháu họ hoặc thế hệ lưu dân đến
sau mới men theo rạch, suối đi khai phá sâu vào vùng
rừng trên truông gò. Phải mất thời gian chắc là
lâu lắm, thì những người từ ven bờ hai con sông Sài
Gòn và Đồng Nai mới giáp mặt được nhau, hiện nay báo
chí hay gọi là “ hợp long”, trên những vùng đất
nay có thể suy đoán là chạy dài từ An Phú,
Bình Chuẩn, đến Tân Khánh, Bến Sắn, Vĩnh Trường… Căn
cứ vào niên đại xây dựng các ngôi chùa
và nhà cổ ở BD, ta có thể thấy suy đoán này
là rất có căn cứ.
Trên địa phận tổng Bình An có 4 thủ
chính là : Thủ Thiêm, Thủ Đức, Thủ Dầu Một, và
Thủ Băng Bột ( vùng Thị Tính sau này). Quan trọng hơn
cả là Thủ Dầu Một, nơi đây là trung tâm của tổng
Bình An và sau là lỵ sở của huyện Bình An.
Tổng Bình An phải để đúng 110 năm mới được
nâng lên làm huyện Bình An ( 1698-1808 ). Lúc
này ở Nam Bộ gạo lúa dư thừa, nông thôn trù
phú, phố chợ buôn bán mọc lên khắp nơi. Phủ Gia
Định đổi thành trấn Gia Định, dinh Trấn Biên thành trấn
Biên Hòa. Trấn Biên Hòa có một phủ và
04 huyện, trong đo ù co ùhuyện Bình An. Huyện Bình
An gồm có 2 tổng là Bình Chánh và An Thủy.
An Thủy nay thành Huyện Thủ Đức. Bình Chánh nay thành
các huyện Dĩ An, Thuận An, Thị xã Thủ Dầu Một, Bến Cát,
Bình Long.
Đối chiếu thực tế ngày nay với danh mục làng
xã hồi khoảng năm 1810 ( đời Gia Long ), ta đã thấy xuất hiện
những vùng quần cư của người Việt ở Chánh Lưu, Bến Thế,
Tân Định, Chánh Phú Hoà, Phú Lợi, Tân
Khánh, Lái Thiêu…
Căn cứ vào Đại Nam Thực Lục, ta thấy rất
nhiều địa danh của Bình Dương ngày nay đã xuất hiện
từ giai đoạn ấy như Tân An, An Định, Bến Sắn, Vĩnh Trường, Phú
Lợi, Tân Khánh…Chỉ sau hơn một trăm năm, dù rừng chưa
khai phá hết, nhưng lúc này người Việt đã sống
rải rác khắp nơi trên phần đất mà nay là tỉnh
Bình Dương.
Đến năm 1867, vùng Bình An có các
ngôi chợ chính còn ghi nhận được như sau :
Chợ Cây Me.
Chợ Búng.
Chợ Lái Thiêu.
Chợ Phú Cường.
Chợ Thị Tính.
Chợ Mới.
Đến năm 1876, tài liệu lúc ấy lại cho biết
thêm :
“ Bốn chợ quan trọng hơn cả chợ Thủ ( tức Thủ Dầu Một
) ở thôn Phú Cường, chợ Mới ở thôn Tương An ( phía
nam Thị Tính ), chợ Lái Thiêu ở thôn Tân
Thới,và chợ Búng ở thôn An Thạnh.”
Chúng ta thấy rằng người BD thưở khai hoang khai
thác ngay ruộng nước và hoa màu bám theo phía
cực Nam, theo sông Sài Gòn và các rạch
như Lái Thiêu, Búng,Thị Tính… ở những nơi này
ho ïđều thành lập chợ. Đây có the åcoi như
những ngôi chợ đầu tiên ở tỉnh ta và là tiền thân
của chợ búa BD ngày nay. Hầu hết các chợ này
nay vẫn còn tồn tại và phát triển rất sầm uất, trở thành
những trung tâm thương mại quan trọng của tỉnh. Lúc này
chợ búa có lẻ đa õmở ra khắp nơi, các ngôi
chợ Tân Ba, Tân Uyên, Tân Khánh…đều đã
có, nhưng sử sách chưa nhắc đến co ùthể vì quy
mô chúng còn nhỏ hẹp. Tương tự, từ đời Gia Long, thấy
ghi tuần An Lợi, phía bắc chợ Thủ Dầu Một nhằm thu thuế thuyền bè
qua lại. Ta có cơ sở để xác nhận đây là vị trí
Bến Thế (thuế, nói trại ra là Thế ). Do vậy có thể chợ
Bến Thế cũng đã hình thành từ lâu lắm.
Chúng ta sẽ thử tái dựng lại chân dung của vài
ngôi chợ lớn trên đất BD. Trước hết, xin nói về chợ Thủ,
ngôi chợ trung tâm của tỉnh, sau đó sẽ lần lượt giới thiệu
các ngôi chợ ở xã hay huyện có tiếng, từ xưa rới
nay.
CHỢ THỦ DẦU MỘT
Ngôi chợ chiếm vị trí số một về quy mô
và tầm quan trọng trong thương mại cũng như về phương diện ẩm thực
của tỉnh nhà chính là chợ Thủ Dầu Một.
Người Bình Dương khá quen thụôc với
hai câu vè tự thưở xưa, tuy mộc mạc đơn giản mà rất ngậm
ngùi xúc động:
“ Ai về chợ Thủ bán
hủ bán ghe
Bán bộ đồ chè bán
cối đâm tiêu “
Chợ Thủ có từ bao giờ ? Tuy không biết chính
xác, nhưng có thể khẳng định rằng: đã từ lâu lắm!
Sử sách thời xưa còn lưu lại đều nhắc đến
chợ Thủ như là một trong các chợ lớn của tổng hay huyện Bình
An.
Thưở ban đầu cả miền Nam được gọi chung là đất
Gia Định, đến năm 1698, thành phủ Gia Định, bao trùm trên
khắp miền Đông Nam bộ. Đến năm 1802, sửa phủ Gia Định thành
trấn Gia Định. Năm 1808, lại đổi Gia Định Trấn thành Gia
Định Thành. Năm 1832, sau khi Lê Văn Duyệt chết, trấn sửa thành
tỉnh. Năm 1834, đặt tên Nam kỳ Lục tỉnh. Như vậy từ lúc này,
vùng Thủ Dầu Một, lúc đó nằm trong huyện Bình
An, thuộc tỉnh Biên Hòa và chính thức tách
ra khỏi địa phận của Gia Định.
Căn cứ địa bạ lập năm 1836 của hai ông Trương Đăng
Quế và Trương Minh Giảng, ta biết như sau :
Địa giới huyện Bình An tồn tại từ 1808 đến 1837,
gồm có 119 xã thôn, trong đó chưa thấy ghi tên
Thủ Dầu Một, nhưng có Phú Lợi Đông, ranh giới như
sau: “ Phú Lợi Đông thôn ở xóm Bến Xe, Đông
giáp thôn Phú Lợi Trung,lại giáp thôn An
Thạnh ( tổng Bình Chánh Thượng ). Tây giáp sông
lớn Sài Gòn và Thuyền An Nhất. Nam giáp 2 thôn
Bình Nhan Thượng và An Thạnh. Bắc giáp 2 thôn
Phú Lợi và Chánh An.”
Thuyền An Nhất ( Thuyền là tên chỉ một đơn
vị hành chánh tương đương cấp ấp, miền Nam thưở đó có
khoảng 5 thuyền như vậy) nay là vùng gần miễu Tử Trận, phường
Phú Cường; Phú Lợi Trung nay là Phú Lợi; Chánh
An nay thuộc khu vực phường Hiệp Thành; An Thạnh nay vẫn giữ nguyên
tên gọi, thêm chi tiết phía Tây giáp bờ sông
Sài Gòn nữa,vậy có thể xác định khá rỏ
rằng chợ Thủ Dầu Một lúc đó nằm trong thôn Phú Lợi
Đông.
“Huyện Bình An gồm hai tổng : Bình Chánh
và An Thủy. Đến năm Minh Mạng thứ 18 ( 1837 ), An Thủy trở thành
huyện Nghĩa An ( Thủ Đức) còn Bình Chánh dân số
đông hơn, nắm vai trò huyện lỵ, đóng ở thôn Phú
Cường”.
Lúc đầu Thủ Dầu Một nằm trong thôn Phú
Lợi Đông, sau Phú Lợi đổi thành Phú Cường. Như
vậy, Thủ Dầu Một không phải là một địa danh hành chánh
mà chỉ là tên gọi một khu vực rất hạn hẹp, có
thể chỉ gồm phạm vi của một đồn trấn thủ của binh lính đặt bên
tả ngạn sông Sài Gòn.
“Địa phận tổng Bình An có 4 thủ chính
là : Thủ Thiêm, Thủ Đức, Thủ Dầu Một và Thủ Băng Bột.
Quan trọng hơn cả là Thủ Dầu Một, nơi đây là trung tâm
của tổng Bình An.”
Đại Nam Nhất Thống Chí của Trịnh Hoài Đức ghi :” Chợ Phú
Cường, ở thôn Phú Cường ( tục danh chợ “ Dầu Một “ ), kế bên
lỵ sở huyện Bình An “ xe cộ, ghe thuyền tấp nập đông đảo”.
Năm Tân Dậu (1861), Pháp tiến quân
đánh đồn Kỳ Hoà, chỉ nội trong hai ngày thì lấy
được. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim ghi : “ Phá được đồn Kỳ
Hoà rồi, trung tướng Charner truyền cho quân thủy bộ tiến lên
đuổi đánh, quan quân tan vỡ cả. Tàu thủy quân Pháp
lên lấy Thủ Dầu Một và Tây Ninh”.
Từ thời điểm này, đất Thủ thuộc về người Pháp.
Năm Nhâm Tuất (1863 ), Vua Tự Đức sai quan Lại bộ
thượng thư Phan Thanh Giản thương nghị với sứ thần nước Pháp. Về phía
Pháp : “Ông Aubaret đưa bản thảo tờ hoà ước, đại
lược nói rằng : nước Pháp trả lại ba tỉnh Gia Định, Biên
Hòa và Định Tường cho nước Nam, chỉ giữ Sài Gòn,
Mỹ Tho và Thủ Dầu Một để đóng quân.
Nhưng nước Nam phải để nước Pháp được quyền bảo hộ cả sáu tỉnh
Nam kỳ.” ( Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim)
Qua hai đoạn trích dẫn trên, chúng
ta biết rằng vào thời ấy, đất Thủ đã có tầm chiến lược
khá quan trọng đối với người Pháp. Việc chọn Th Dầu Một làm
nơi đặt lỵ sở cũng không khó hiểu vì đây là
vùng có địa hình khá đặc biệt, vừa nằm ven sông,
vừa có nhiều đồi cao rất thích hợp cho việc bố trí đồn
trại phòng ngự. Điều ấy giải thích vì sao họ đã
đầu tư khá nhiều trong việc xây dựng công sở, trường học,
chợ búa ở tỉnh này những năm về sau. Cũng nên nhắc lại
rằng ở giai đoạn này có rất nhiều giai thoại về việc cọp lộng
hành ở chợ Thủ.
Sau khi chiếm hết ba tỉnh miền Đông, Pháp
liền chia cắt lại ranh giới của ba tỉnh này. Đến năm 1867 : “Địa phận
là nguyên địa hạt huyện Bình An. Lỵ sở đặt tại Thủ Dầu
Một, nơi đây có đồn binh, phòng bưu điện và toà
tham biện ( ta thường gọi tòa tham biện là tòa bố và
viên tham biện là viên bố). Tại Thủ
Dầu Một cũng lập một trường sơ học ( Ecole primaire ) với 35 học sinh vừa
học chữ Pháp và chữ Quốc Ngữ La tinh ).
Cùng năm này, quân Pháp chiếm
nốt ba tỉnh miền Tây làm thuộc địa, rồi chia cắt toàn
Nam bộ thành 27 địa hạt tham biện. Từ lúc này, đất Bình
Dương tách hẵn ra khỏi Biên Hòa, trở thành một
vùng đất biệt lập. Lỵ sở địa hạt đặt tại Thủ Dầu Một (thuộc thôn
Phú Cường).
Ngày 20 tháng 12 năm 1889, hạt Thủ Dầu Một
được đổi ra tỉnh Thủ Dầu Một.
Ông Sơn Nam viết về giai đoạn này : “
Vì đã bị đốt phá, người Pháp sắp đặt chợ mua
bán ở ven sông, cơ quan chính quyền ưu tiên nơi
gò nổng, hợp vệ sinh…Các vị bô lão còn
kể lại : địa điểm chợ Thủ Dầu Một
là bến xe trâu, thuận lợi để tắm trâu và rửa xe.
Gần bến là quán trà Huế, quán cơm, lần hồi thành
chợ.”( Địa lý Lịch sử Sông Bé )
Ngay từ những năm chiếm đóng đầu tiên, các
viên chức cai trị người Pháp đã bắt tay vào
việc kiến thiết và biến Thủ Dầu Một thành một thị trấn quan
trọng như xây giang cảng, đắp đường tráng nhựa hoặc đường đá,
xây chợ làm cầu. Bắt đầu từ năm 1888, nhà cầm quyền cho
san lấp rạch Phú Cường ăn thông với sông Sài Gòn
cạnh chợ hiện nay, công tác này hoàn thành
vào năm 1890. Tàu thủy đưa đò thoạt tiên đi về
vùng Thủ Dầu Một, Tây Ninh lần hồi mới triển khai ra tòan
quốc. Chiếc xe hơi đầu tiên đến Sài Gòn vào năm
1906. Năm 1908 một nhà thầu ở Sài Gòn lãnh chở
thư từ bưu điện, cho mướn xe từng buổi, tuyến đường Sài Gòn_Thủ
Dầu Một. Nhà văn Sơn Nam cho biết thêm:
“Mức sung túc của chợ Thủ Dầu Một đáng
chú ý từ hồi đời Tự Đức. Theo tư liệu của sĩ quan Pháp
lá Đờ-Gra-Mông (Lucien De Grammont) thì đã có
một viên quản đồn điền nắm quyền, dân tập trung ở khu vực gọi
“đường phốp dài”, tại thủ (đồn) có đến 22 xí nghiệp
cỡ lớn chuyên đóng ghe. Tác giả này không
nêu chi tiết. Ta suy luận là những trại cưa xẻ gỗ đóng
ghe tải (grands chantiers de construction).Có lẽ người Hoa tập trung
về đây chăng?”
(Truyền thống văn hoá, Sơn Nam, Địa Chí tỉnh Sông
Bé, tr. 334)
Từ ngày ấy cho đến nay, tuy địa giới và
tên gọi tỉnh có nhiều lần thay đổi, nhưng hai tiếng chợ Thủ
vẫn tồn tại mãi đến hôm nay trong ngôn ngữ cũng như tình
cảm sâu xa của người dân nơi đây.
Một bài vè xưa còn phác họa
cho ta thấy quang cảnh của ngôi chợ này ngày xưa như
sau :
Mua bán lăng xăng
Mấy chàng khách trú
Ở trần để vú
Có người bằm bì
Có người chiên chả
Bán sao nhiều quá
Đầy dẫy bến xe
Có tiệm cà phê
Có người quạt nước
( Dân Ca Sông Bé )
“Dân thành phố Sài Gòn -
mà phần đông là người Âu -rất thích đến
đây nghỉ ngơi, thăm viếng, ăn uống đặc sản v.v… Cho nên cần nâng
cấp đường giao thông, nhà khách và các
dịch vụ tiếp đãi cho thoải mái. Người Sài Gòn
đều biết tiếng quán ăn Au Goujon qui Thet của tỉnh nhà. “
( Nguyễn Đình Đầu, Địa lý Lịch sử Sông Bé )
Quán ăn mà tác gỉa đề cập, nay không
biết là quán nào, song đoán có thể nằm
trong cụm nhà khách bungalow ở hướng bờ sông, gần nhà
ông xã Tề. Bun-ga-lô, nhà khách
dành cho người Âu và công chức cao cấp du ngoạn
mở từ năm 1903, sớm nhất Nam kỳ.
Chúng tôi sẽ lược qua một vài sự kiện
và chi tiết quan trọng đánh dấu quá trình phát
triển của chợ Thủ.
“Năm 1900, lúc kỷ thuật xe ô tô
còn thô sơ, một tay thực dân là Ip-pô-lit-tơ
( Ippolitts ) đã thầu dịch vụ chở thư từ, công văn đi Thủ Dầu
Một mỗi tuần. Công ty tàu thủy của Pháp thử mở tuyến
đi và về, 2 tuần một lần, vào ngày thứ sáu, từ
năm 1885, nhằm chở lính, gạo cho đồn bót, chuyến về thì
kéo đoàn ghe chở củi, cây súc.”( Sơn Nam, sdd
)
Theo Niên giám Đông Dương năm 1912,
chợ Thủ đứng vào hàng thị tứ quan trọng bậc hai, ngang với
các tỉnh lỵ Trà Vinh, Cần Thơ, Long Xuyên, Châu
Đốc, Biên Hòa, hơn các chợ Vũng Tàu, Bà
Rịa, Hà Tiên, Tây Ninh...
Thập niên 30, Pháp cho xây dựng
lại ngôi chợ mới.Trường Mỹ nghệ được dời ra bờ sông, gần ngã
ba đầu đường Ngô Quyền, địa điểm tồn tại đến ngày nay. Mái
nhà lồng chợ đem tặng cho trường để làm xưởng thực hành,
nay vẫn còn .Đến năm 1934 việc xây cất chợ mới hoàn thành,
cùng với hệ thống dẫn nước và đường nhựa, Pháp cho làm
lễ khánh thành rất lớn.
Điểm đặc biệt của kiến trúc chợ là
cái đồng hồ cao vút lên trời, nghe nói cả Đông
Dương chỉ có ba ngôi chợ có đồng hồ như thế. ( chợ thứ
hai là Bến Thành, chợ thứ ba ở thủ đô Nam Vang). Trào
45, một cán bộ Việt Minh, tên là Nguyễn Văn Lân,
( nhà đường Nguyễn Văn Tiết, ngay ngã ba đường lên trường
Đảng cũ, nay đã mất, gần 100 tuổi )đã đặt chất nổ phá
hủy chợ, làm hư đồng hồ. Sau đó trớ trêu thay lại được
Pháp chỉ định sửa chữa lại chính công trình này.
Ông phải mất gần nữa năm mới sữa xong, đồng hồ lại chạy đúng
như cũ. Năm 1977, chợ bị cháy vào những ngày cuối năm,
chiếc đồng hồ chìm trong những vệt khói đen, phải đợi mấy năm
sau mới được tu sữa lại, cây cột đồng hồ cao vút ở chợ Thủ lại
sáng ngời trên nền trời xanh những cụm mây bay.
Hồi thời Tây, năm 1953, tại tỉnh lỵ Thủ Dầu Một
đã có ga xe lửa Sài Gòn- Lộc Ninh, có
chợ họp hàng ngày, nhờ vậy buôn bán bắt đầu thêm
vẻ sầm uất. Nhà ga đặt gần trước cửa chính vào chợ,
xe lửa mỗi ngày ra vào đến tận nơi đây. Tại góc
ngã ba đường Nguyễn Thái Học phía bên phải là
nhà hàng Nam Bắc Hiệp, người Pháp hay đến ăn vì
nơi này có bán cả thức ăn nấu theo lối Tây. Trên
tầng hai là phòng ngủ. Đến khi Tây đi, nhà ga
xe lửa biến cải thành phòng Thông tin thì quán
ế ẩm dần, sau chuyển qua bán hàng tạp hóa. Trên
đường này về sau còn có khách sạn Phi Long là
hai khách sạn duy nhất của thời này, sau 75 thì cũng
ngưng hoạt động.
Trước nhà ga xe lửa là bến xe đò,
chiếm diện tích khá rộng, giáp với công viên
trước nhà làng, tức Uỷ ban phường Phú Cường hiện nay
( khu vực bãi giữ xe ). Công viên có hồ nước,
có vòi phun nước, cây xanh mát. Chạy dọc giữa
đường Nguyễn Thái Học và đường vào bến xe có
xây bờ ngăn cách, vừa dành cho người đi bộ, vừa có
trồng cây xanh để tạo cảnh. Có nhiều chiếc xe đẩy bán
hàng ăn phục vụ cho giới xe và hành khách, một
vài xe mì, trong đó có xe mì chú
Xụi, một vài xe phở, xe nước đá, vài người bán
mía ghim, đậu phọng rang, bánh cam…
Điểm khác biệt đáng lưu ý nhất của
một ngôi chợ trong Nam với ngôi chợ ngoài Bắc đó
là các nhà lồng chợ, ở đó ngoài các
nguyên liệu nấu nướng như rau cải thịt cá là các
sạp hàng ăn uống. Người Việt bán hàng ăn trên
các sạp hàng bằng cây tạm bợ, khách ngồi ăn trên
các ghế cây thấp độ nửa tấc xung quanh sạp.Thức ăn ở chợ Thủ
thời ấy là bánh xèo, bánh bèo, bánh
ướt, cháo lòng, bánh canh, chè và thức
giải khát như sưng sâm, sưng sa…về sau có thêm
mì hủ tíu nấu theo lối Việt. Đây là các
thức ăn bình dân, muốn ăn sang hơn người ta phải đến các
tiệm của ngưới Tàu ở hai bên dãy phố dài chạy
song song với chợ, ngăn cách bởi hai con đường Đoàn Trần Nghiệp
và Nguyễn Thái Học.
Hai dãy phố này chủ yếu là của người
Hoa làm chủ. Họ mở tiệm thuốc Bắc ( Thiện Đức Đường, Trường An Đường…),
buôn bán hầu hết các loại lương thực đồ dùng cần
thiết như gạo, muối, đồ điện, sắt, nồi thau…Xen vào các tiệm
này là một vài tiệm nước bán đồ ăn và
thức uống giải khát như cà phê, bánh tiêu
gìo cháo quẩy, bánh bao, nhất là các loại
bánh ngọt, có khi bán cả mì hủ tíu. Người
Việt gọi chung các quán này là tiệm nước. Chữ
“tiệm”, tức “điếm”, đọc theo âm Hoa Hán, giọng Quảng Đông.
Điếm nghiã gốc là cưả hiệu chưá hàng hoá
để buôn bán. Chữ tiệm này du nhập vào Nam bộ lúc
ngôn ngữ Trung Quốc đã mất hẳn phụ âm đầu đ nhưng chưa
mất phụ âm cuối n.
Bên đường Nguyễn Thái Học, ngoài nhà
hàng Nam Bắc Hiệp, tiệm nước lâu nhất và lớn nhất còn
biết là tiệm Nhơn Hòa ở khoảng giữa đường. Đường Đoàn
Trần Nghiệp có nhiều tiệm nước hơn, tiệm mì xưa nhất cóthể
là tiệm mì ông Cấm, nằm gần UBND phường Phú Cường
( địa điểm cũ ). Có người nay tuổi trên 80, nhớ lại hồi còn
bé đã được mẹ dẫn đến cho ăn tô mì ông Cấm
rồi. Kế đó là tiệm Hiệp Hòa, ở vị trí nay là
cửa hàng bán giày dép Bitis. Góc đường
Lý Thường Kiệt có tiệm Đức Thành Hưng, sát bên
là tiệm Mai Viên của người Tiều, chuyên về bánh
bao, xíu mại, há cảo, bò viên, nhất là
món cháo Tiều…nay có lẻ là tiệm Tàu xưa
nhất vẫn còn bán ở vị trí củ. Cuối phố cũng có
một tiệm, gần nhà thuốc Bắc xưa gọi thầy con thỏ, tiệm này
sau 75 thì đóng cửa. Mì chú út Xịu lúc
đầu bán ở ngoài bến xe đò, thập niên 60 khi bến
xe dời ra điểm mới, chú dời lại bến xe ngựa đường Trừ Văn Thố, bên
một gốc me gìa, và tại đây thương hiệu mì Cây
Me trở nên nổi tiếng như là tiệm mì số một của chợ Bình
Dương một thời, nay đã dời về đường Văn Công Khai. Cuối đường
này cùng thời điểm cũng xuất hiện tiệm hủ tíu cây
Dừa của người Việt, cùng với mì Cây Me là hai
nơi bán thức ăn đông khách nhất của thời đó. Nay
hủ tíu cây Dừa chuyển ra bán tại ngã ba đường
Bầu Bàng.
Nhắc tới rạp hát, xưa có rạp Bầu Liêu,
chuyên hát bội, nằm bên kia cầu Võ Văn Vân,
phía tay trái, mấy người già còn nhớ cảnh khuya
ra đây ăn món cháo trắng cá kho. Đến thập niên
40 rạp giải tán vì hát bội hết thời, nhường lại cho
rạp Thanh Bình, nơi thích hợp cho các gánh cải
lương.
Đường Hai Bà Trưng nay, xưa thường ngày
hai bên đường có các tiệm làm mì sợi, vĩa
hè có mấy người bán truyện tranh cho trẻ em, bán
dế đá, cá lia thia…Thế nhưng nhờ nhà hát
Trần Trung Hí Viện, sau đổi lại là rạp Thanh Bình, nơi
hát cải lương( rạp này do ông Trần Trung Hiếu, thường
gọi ông Chủ Hiếu bỏ tiền ra xây dựng, nhà ông nằm
tại ngã ba đường Trừ Văn Thố ) mỗi khi có đoàn hát
về người chen lấn rất đông đúc nên các hàng
bán giải khát ăn uống cũng mọc lên hai bên đường
vào rạp để phục vụ cho khách đi xem hát. Ngoài
các món thông thường như mía ghim, đậu phộng,đậu
đỏ bánh lọt, món ốc len xào dừa là bưng bán
dạo trong thau là nhiều nhất. Nằm cách đó không
xa là tiệm hủ tíu xào, mì xào dòn,
chuyên bán lúc chiều tối, đến giờ vẫn còn.
Hàng gánh đi tận xóm làng
ngõ ngách để bán nên người ta ít khi phải
ra tiệm hay đi chợ. Lâu lâu mới có dịp mà đi chợ
để ăn tô mì hủ tiếu thì coi như đã là dịp
trọng đại lắm. Người Hoa thường bán mì trên những chiếc
xe đẩy, có gắn các tấm kiếng thường được vẻ hình ảnh
các tích truyện Tàu rất thịnh hành thời bấy giờ
như Tề thiên, Tiết Đinh San, Phàn Lê Huê…Đêm
say mê coi hát bội, ngày đọc truyện của nhà in
Tân Dân, nay vừa ngắm nghía hình ảnh các
thần tượng của mình, vừa ngồi xì xụp ăn tô mì
nóng hổi mà có khi cả năm mới được ăn một lần thì
không có gì sướng bằng. Các tịêm mì
Tàu hiện nay dù đã phát triển quy mô cở
nhà hàng nhưng vẫn còn để chiếc xe mì nghi ngút
khói kiểu này trước tiệm như một hình ảnh truyền thống
không thể bỏ được.
Tiệm quán ăn của người Việt, đầu đường Hai Bà
Trưng, đối diện tiệm vàng Nhật Hưng là xe phở của một người
Bắc bán cho những ngừơi buôn bán ở chợ, rất đông
khách. Đầu đường Đoàn Trần Nghiệp là nhà may
của ông Sáu Ngày nay, do ế ẩm chuyển qua tiệm cơm, sau
có bán phở là tiệm Huỳnh Mai. Đáng kể nhất là
tiệm Thái Bình Dương, của ngừơi Hải Nam, bán gần tiệm
bò nướng cũng rất đông khách, mở cuối thập niên
60, khu bến xe, lúc đó xem như là tiệm hạng sang, dù
so với ngày nay thì khá nhỏ bé.
Sau 75 hầu hết các tiệm kể trên đều nghĩ
bán hoặc dời địa điểm ra các đường khác, nhất
là đường Văn Công Khai nay tập trung rất nhiều điểm bán
hàng ăn. Tiệm Mai Viên là điểm duy nhất nay vẫn còn
bán ở vị trí xưa. Đường Nguyễn Thái Học thì không
còn một tiệm nước nào nữa.
Nhắc lại, hồi xưa hai dãy phố này hầu hết
là do người Hoa làm chủ, người Việt chỉ có vài
tiệm như tiệm bán xe và phụ tùng gắn máy
Bảy Măng, tiệm Trung Nam, tiệm xe đạp Nguyễn Văn Nên, tiệm giày
Vũ Văn Lư, tiệm giày Trương Ngọc, tiệm may Tân Tiến, tiệm cơm
Huỳnh Mai, nhà thuốc tây Trần Tấn…ở đường Đoàn Trần Nghiệp.
Nhà thuốc Võ Văn Chẩm, tiệm xe đạp Nghĩa Thành, trại
hòm Tấn Phát, tiệm chụp hình Đại Đồng, tiệm giày
Minh Châu, Trương Ngọc đường Nguyễn Thái Học, mà trong
số này cũng có liên hệ xa gần với nguồn gốc Hoa.
Xin nói thêm, hồi đó nói đi
chợ Thủ, người dân quê hàm ý luôn cả khu
vực phường Phú Cường, do vậy cần trình bày thêm
về vài hàng quán đáng kể ở xung quanh.
Khu vực bên ngoài chợ, tiệm nước lâu
đời còn tồn tại là tiệm Cẩm Xương ở ngả tư piscin, góc
đường CMTT và đường Ngô Quyền, sau lại có các
tiệm Tòng Đại đối diện công viên Phú Cường,
mở phục vụ cho bến xe BD cũ, ở ngã sáu có tiệm Đông
Thành… Điểm đặc biệt trong các tiệm nước của người Tàu
là họ chỉ bán cà phê vợt, còn gọi cà
phê kho, khi chế cà phê thường sủi bọt và chảy
lan ra dĩa. Khách thích húp nước cà phê
trào ngòai dĩa trứơc rồi mới thưởng thức trong ly sau. Họ cũng
thường chấm bánh tiêu, giò cháo quẩy trong ly
để ăn. Trên bàn lúc nào cũng để sẵn nhiều thứ
bánh ngọt. Khách không cần quen lạ, cứ có chỗ
trống thì ngồi và cứ nói chuyện thoải mái với
nhau, không ai nói thì thào, cứ việc cười ha hả.
Không khí cởi mở, vui vẻ. Trong truyện ngắn “Hồn ma cũ”, nhà
văn Bình Nguyên Lộc có diễn tả khá rõ cách
uống cà phê tàu này.
Từ đầu thập niên 50, bến xe Bình Dương dời
ra địa điểm mới, nay là công viên Phú Cường, bến
xe ngựa thì nằm ở đường Trừ Văn Thố. Khu
vực công viên có hồ nước, có hàng dương
trước chợ bị thu hẹp dần nhường chỗ cho các hàng ăn uống và
các tiệm buôn bán của người Việt xây lên
tạm bợ. Đầu năm 70, một nhóm thương phế binh chế độ cũ chiếm khu vực
trước chợ xây dựng dãi phố tạm bợ làm nơi buôn
bán. Vẻ thơ mộng, cổ kính của ngôi chợ từ đây không
còn nữa.
Lúc này nhiều tiệm quán mới khai
trương, có tiệm cà phê đối diện với dãy phố đường
Đoàn Trần Nghịêp, nhạc sập sình, lại sử dụng đèn
liminơ chiếu sáng có vẻ rất hiện đại.
Người Bình Dương có vẻ như không quen với việc mở tiệm
quán bán thức ăn. Họ chỉ quen buôn gánh bán
bưng, do vậy có nhiều món ăn ngon, họ không biết cách
khuyếch trương lên, để lụi tàn dần mà bị thất truyền.
Kẹo hạt điều bà Chín, mắm thái bà Hai Lạc ( Lái
Thiêu ) là những ví dụ, rồi lại như món bánh
bèo bánh ướt là thức ăn ngon truyền thống của dân
BD, đến ngày nay vẫn không thấy tiệm nào bán,
trong khi ngoài đường giờ đây nhan nhãn những tiệm và
hàng bánh cuốn.
Từ khi Mỹ qua, thời này BD bắt đầu có nhiều
thay đổi. Người BD học tập cách buôn bán của người Hoa,
dần dà cũng mở tiệm. Các tiệm lớn như Chiêu Anh, Thái
Bình Dương, Lai Rai xuất hiện….Quán Chiêu Anh đáng
chú ý hơn cả, nỗi tiếng với món cơm thố, cá kho
tộ, lươn um sữa…Lúc đầu bán đường Bạch Đằng, gần miểu tử trận,
sau dời xuống ngã ba lò chén, là quán
sang và ngon số một lúc này. Sau 75, trong thời
kinh tế thị trường, CA có nhiều cải tiến để thích nghi với
điều kiện kinh doanh mới tuy vẫn duy trì những đặc điểm truyền thống
của mình. Hiện nay có hai quán nổi tiếng mang tên
CA bên Mĩ, một ở California và một ở Connecticut. Tiếc rằng
không hiểu vì lí do gì, quán CA chánh
gốc tạoVN laị đã đóng cửa ngừng kinh doanh.
Điểm đáng chú ý nữa ở giai đoạn này
là các quán nem nướng trưng bày các hủ
củ kiệu đồ chua rất bắt mắt dọc theo đường 13 về Sài Gòn. Bến
xe có quán cơm Xã Hội, bán đồ ăn giá rẻ,
cơm thì ăn miễn phí, chủ yếu dành cho giới nhà
nghèo như học sinh, bốc vác… Trong các quán cơm
này thức ăn đạm bạc thôi, chén canh lỏng bỏng toàn
rau, món mặn có ít thịt hay cá kho, nhưng cơm
thì nhờ có trợ cấp nên được ăn thoải mái, muốn
xới bao nhiêu tuỳ ý. Đến giờ ăn trưa, không khí
trong tiệm rất vui, tiếng người thúc hối ơi ới, tiếng chén
đuã lanh canh, tiếng húp cơm canh sùm sụp. Lắm bậc về
sau này công thành danh toại, danh vang bốn bể, có
khi là cũng nhờ từ các diã cơm xã hội này
hồi xưa. Quán cơm xã hôị,ban ngày bán cơm
cho dân nghèo như học sinh, bốc xếp. Chiều lại bán đồ
nhậu, chủ là ông các chú Bụng, gọi thế vì
cái bụng to của ông, nhưng đây có thể là
nơi bán món lẩu đầu tiên ở chợ Thủ này. Lẩu thập
cẩm của ông có lòng heo, bò viên, cải trắng…
Món lưởi heo phá lấu, thú linh nướng là đặc sản.
Uống vài chay bia trâu nữa vưà đủ no say mà tiền
tốn chẳng bao nhiêu nên khách rất đông.
Nhìn chung, buôn bán hàng ăn
vẫn còn thưa thớt, chưa phát triển đến mô hình
nhà hàng sang trọng. Tiệm phở Minh Yến ở gần ngả tư piscin,
nay là đường CMTT, lúc đó thấy có vẻ sang nhưng
so với ngày nay thuộc vào lọai quán nhỏ. Sau 75, có
lúc chủ nhân tái khai trương nhưng chỉ bán được
một thời gian rồi dẹp vì không còn cạnh tranh nỗi với
quy mô buôn bán hiện nay.
Thời này, muốn đi quán tiệm nào người
ta phải lựa chọn cẩn thận, không khéo bị họa lây. Quán
dù ngon mà có nhiều lính tráng thì
phải liệu mà tránh đi, thời chiến tranh, không biết giữ
mình mất mạng như chơi. Quán Chiêu Anh, quán phở
Huỳnh Mai, quán bún bì nướng Ngọc Hương là những
nơi từng bị nổ. Lúc này có một số quán bình
dân thưòng có các đặc điểm riêng thu hút
khách nhưng có những quán lại nằm ở vùng ngoại
ô hơi xa, dân lính dù thèm nhưng không
dám tới, sợ đụng phải cách mạng. Mà qủa có
vài quán là cơ sở cách mạng thật. Như qúan
bà Tư Lan ở Xuân Hiệp nổi tiếng với món cá nướng
mật và chén mắm nêm ai ăn rồi ba mươi năm sau còn
nhớ. Quán Nhị Nương ở Phú Mỹ, gọi là Nhị Nương vì
do hai cô gái đứng bán, mà cô nào
cũng sắc nước hương trời. Người quen cũng còn gọi thân mật là
quán “Chó con”. Quán nằm giưã rừng tầm vông,
vắng nhưng đông khách, không biết vì thức ăn ngon
hay vì hai cô chủ quán xinh đẹp mà ngay đến một
vị dân biểu cũng liều lĩnh đến thường xuyên.
Dân thày giáo, nếu có
người điạ phương quen biết thì quán nào cũng dám
tới, do vậy mà biết được nhiều quán ở xa hơn dân công
chức và quân đội chỉ dám quanh quẩn ở khu vực lòng
chợ vì lúc nào cũng nom nớp lo sợ VC. Về quán
nhậu, đáng kể thêm hai quán : ở gần thành quan
có quán Cô Đơn, nổi tiếng với món cá trê
nướng. Trên vùng Bến Thế, ven bờ sông, gần nhà
ông Năm Rằng có quán tôm nướng…
Từ 1985, đây là thời kỳ mà ẩm thực
BD phát triển ở một quy mô chưa từng có. Sau một thời
gian lắng đọng khỏang chục năm, khi việc ăn uống do các cửa hàng
quốc doanh đảm nhận. Cùng với việc đất nước đổi mới, BD bước vào
thời kỳ công nghiệp hóa, quy tụ lao động từ mọi miền đất nước
và chào đón khách đầu tư từ nhiều quốc gia khác
nhau đến đây làm ăn, sinh sống. Bối cảnh đó tạo điều
kiện để phát triển và đa dạng hóa, phong phú
hóa ẩm thực của BD. Ngày nay tại BD có đủ món
ăn của cả ba miền, món ăn trong và ngòai nước, món
ăn từ rừng tới biển, từ đồng tới ruộng, từ thôn quê tới đô
thị . Quán ăn, nhà hàng không còn tập trung
dọc theo khu phố chợ như trước đây, ngược lại là bất kỳ chỗ
nào. Có quán nằm trên những đại lộ chính,
chiếm vị trí thuận lợi nhất, co ùquán lại nằm khuất
sâu trong vườn tược thôn xóm hẻo lánh, đến nhiều
lần khách vẫn còn đi lạc. Có quán cực kỳ sang,
có thể đáp ứng tiêu chuẩn cao của khách quốc tế,
có quán bình dân, vơí chút đỉnh
tiền trong túi là an tâm có thể nhậu sai
bí tỉ được. Có món ăn Tây, Tàu, Nam, Trung,
Bắc…thôi thì không thiếu thứ gì, trừ khi khách
là người qúa khó tính, còn thì
mọi người có thể hài lòng với phục vụ ẩm thực tại tỉnh
nhà hiện nay. Nếu nói nhà hàng tiệm ăn đã
mọc lên như rừng, thì phải nói quán giải khát
cũng mọc lên như cỏ, từ quán cóc bình dân
đến cà phê máy lạnh ở khắp nơi. Trên một quảng
đường ngắn thôi, thì số quán cà phê ngày
nay đã nhiều hơn tất cả quán cà phê có
trên đất BD từ hồi xưa cho đến bây giờ.
Chỉ tính riêng khu vực thị xã, nếu
muốn tìm nhà hàng sang trọng để tiếp đãi bà
con Việt kiều hay đối tác làm ăn, bạn có thể chọn: Như
Ý, Tân lạc Viên, Bách Hương Viên, Tây
Hồ, Vũ Gia, Nhà hàng nổi bờ sông…Trong các nhà
hàng này, gần như có đủ các món ăn Aâu,
Á, Việt, từ món qúi tộc đến dân dã truyền
thống…Khách sẽ ngồi trong khung cảnh trang trí theo phong cách
Aâu châu, sang trọng, trang nhã, vừa có thể chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của các cô tiếp viên miền Nam hiền lành
mà xinh xắn. Có quán thiết kế theo kiểu nửa đô
thị nửa nhà vườn, rộng như một khu vườn thoáng mát như
các quán Lương Sơn, quán 18, Làng nướng, Bách
Hương Viên, Tân Lạc Viên…Trong các ngôi chòi
nho nhỏ biệt lập, người ta vừa có thể ăn uống vừa bàn công
việc riêng tư mà không có điều chi phải e ngại.
Muốn thưởng thức món ăn Tàu, đành
phải chịu khó đến đường Văn Công Khai hay Cách Mạng Tháng
Tám, đoạn gần rạp hát Bình Minh.
Bạn là một Phật tử nên muốn thức ăn chay,
về điểm này thì bạn có thể an tâm. Cơm chay có
nhiều tiệm như Ngã tư quốc tế, Pháp Thiện Duyên, Diệu
Hạnh. Tiệm ở Ngã tư quốc tế ( đường Phan văn Hùm cũ) ra đời
lâu nhất, khách rất đông, nhưng có vẻ hỗn tạp và
chế biến thức ăn ít cải biến nên về sau này Pháp
Thiện Duyên (nay đã nghĩ) ở Xa lộ rồi Diệu Hạnh ở gần
ngã ba Nam Sanh xuất hiện đã thu hút đi rất nhiều khách.
Ngày rằm, ba mươi mùng một thì tiệm đồ chay nào
cũng chen chút ngưòi. Điểm đáng lưu ý nhất của
các tiệm chay ở Bình Dương là giá bán
rẻ đến độ làm khách phương xa phải ngỡ ngàng. Một tô
phở, một diã cơm giá chỉ độ 8000$, chưa bằng phân nữa
gía một món mặn tương đương mà cũng đủ no.
Nói về chợ và quán tiệm ở Bình
Dương như vậy là chỉ mới điểm qua sơ sơ thôi mà đã
quá dài, mà vẫn còn bao nhiêu điều cảm
thấy chưa nói hết. Ước gì ngày kia nếu bạn cần một hướng
dẫn viên về ẩm thực, tôi có thể làm người giới
thiệu với bạn về các món lạ mà ngon ở quê hương
tôi !