CÂY SỨ BÊN CHÙA HỘI KHÁNH

Họa sĩ La Toàn-Vinh

Người ta hay nói: ngưòi lớn đi xa nhớ nhà, trẻ đi xa thời nhớ Mẹ, tôi nay không còn trẻ, nhưng cũng chưa gìa, cũng vì thế tôi may mắn hơn để trở lại cả ha i… Ý niệm về Mẹ làm một cái gì đó rất thiêng liêng to tát nó gắn liền với những gì mình có được trong tuổi ấu thơ cũng như khi thành người, một nơi chốn nơi được sinh ra, lớn lên v.v. cho dù cuộc sống vui buồn lẫn lộn nhưng Mẹ vẫn là một hình tượng luôn luôn ngự trị trong từng con người … Có một thời gian khá dài tôi mất liên lạc với gia đình, đến khi về lại quê hương cái cảm giác về thời thơ ấu của tôi lại hồi ức, vẫn ngôi nhà xưa có vẻ nhỏ hơn, dòng sông vẫn lững lờ trôi theo năm tháng nhưng tôi có cảm tưởng như nó vẫn trẻ mãi bên tôi, Ngày xưa khi còn học mỹ thuật tôi vẫn mơ làm một cái gì cho quê tôi, nhất là cái xứ Bình Dương, nghệ nhân nhiều vô kể, từ thế hệ này đến thế hệ kia nối tiếp tạo những vẻ đẹp qua những sáng tác ngợi ca quê mình,  lần về quê xưa tôi vẫn nhớ nhiều hơn qua những mái đình cổ kính,  không phải vì tôi không thấy cái khác lạ ở những ngôi giáo đường nhưng cái đình nó như một cái gì đó đã tiềm tàng trong ký ức tôi, từ một dáng cây cổ thụ đến những nhành sứ xù xì , những mái chùa rêu phong cũ kỷ, một chứng tích của thời gian, có lẽ cha ông chúng tôi đã dày công tạo dựng cách xây dựng cấu trúc như bàng bạc vào cỏi không vô tận, để cho tâm hồn thanh thoảng, để cho cái ngã kia sẽ là những mênh mông cùng thiên nhiên, đến từng ngôi chùa để vẽ trong dự án của tôi , ngôi chùa Hội Khánh vẫn im lìm dưới vòm đại thụ, nghiêng nghiêng bên đồi là tháp tổ phát triển dòng Lâm Tế, chùa Hội Khánh đã được dựng lên trước những hộ gia cư ở Bến Nghé Sài Gòn (1741), tôi nghắm nhìn côị sứ gìa nua bên cái am nhỏ, chợt phát họa nên những vết màu, một cây sứ gìa nua để có được những hoa thật tinh khiết, ngày xưa khi còn học sinh mỹ thuật đến đây vẽ hàng ngày nhưng tôi nào có thấy gì đâu ... bởi vậy mới nói, có những người xa quê hương mới thấy quê hương mình đẹp, và cái đẹp cũng chẳng của riêng ai … tôi thích ngôi chùa này với lối kiến trúc giống như một cái đình, có những cái sáng tạo pha lãn lạ kỳ, nhất là pho tượng Dharma ngồi ở phía sau hậu tổ … Bên cạnh những bản khắc gỗ dùng để in kinh, vì Hội Khánh ngày xưa là nơi ấn hành kinh sách, tôi rất cảm kích những công trình kiên nhẩn của các nghệ nhân, nhất là bản gổ "Lục Thù Hải Hội". Đó là bản khắc đẹp dùng in giấy áo, quần để tẩn liệm chung với người chết … Hơn thế nữa những ngôi chùa cổ của Bình Dương là con đường phát triển của dòng Thiền Lâm Tế, tính đi từ ngôi chùa cổ ở Dĩ An, tôi còn may mắn trở về trên quê xưa nơi tôi sinh ra và lớn lên được vẽ , được ngơị ca những vẻ đẹp của quê mình, đó như một niền hạnh phúc, hạnh phúc khi bên tôi còn cả một quê hương ….


Cây sứ bên chùa Hội Khánh
tranh sơn dầu của họa sĩ La Toàn Vinh